Sunday, October 31, 2010
Có phải em, Hà Nội?
Hình bản quyền của blogger Vũ Mạnh Cường (VMC)
Đọc văn, câu cuối nói lên tất cả. Quảng cáo cũng vậy
Friday, October 29, 2010
Đầu tư hồ hởi
Dự án xây dựng khu trung tâm tài chính tại khu vực Việt Nam Quốc tự - công viên Kỳ Hòa là đầu tư trực tiếp có giá trị không nhỏ trong thời điểm hiện nay. Thông tin trên báo nói chung chung diện tích xây dựng 6.8 mẫu tây không biết là diện tích xây dưng hay khuôn viên. Có vẻ nghiêng về khuôn viên vì diện tích xây dựng sẽ được tính theo mét vuông (m2), không loại trừ ngôn ngữ mập mờ của báo chí.
Cái mập mờ thứ hai là vị trí tại giao lộ 3 tháng 2 - Lê Hồng Phong. Tại ngã 4 này, phía phường 10 Quận 10 tức là số lẻ đường 3 tháng 2 có mật độ dân cư dày đặc, giá trên dưới 2 lượng 1 m2, chi phí giải tỏa khoảng 200 triệu Mỹ kim, so với tổng mức đầu tư là 930 triệu Mỹ kim thì giá này chấp nhận được. Với điều kiện nhà đầu tư phải tự thương lượng thì họ sẽ không chọn phương án này vì họ sẽ là người bị làm giá.
Lựa chọn thứ 2 là khu vực bệnh viện Vạn Hạnh, lựa chọn này sẽ gần giống như lựa chọn 1 những có số lượng chủ sở hữu cần thương lượng ít hơn nhưng bù lại đơn giá ở đây lại cao hơn. Đây cũng không phải lựa chọn tốt. Vậy chỉ còn mảnh đất khuôn viên Việt Nam Quốc tự cũ tức là từ công viên Kỳ Hòa tới giáp viện Quốc gia Hành chính. Đơn vị phải thương lượng để đền bù chỉ còn lại công ty Du lịch - Thương mại Kỳ Hòa bao gồm công viên, khu giải trí, khách sạn và cả nhà hát Hòa Bình. Ngôi chùa, Trung tâm Văn hóa quận và nhà hát Hòa Bình sẽ giữ lại để "bảo tồn văn hóa".
Hóa ra tài sản của hàng ngàn hộ dân tích góp từ nhiều thế hệ không bằng một phần tài sản của một công ty quốc doanh. Điều đó chứng minh tính chủ đạo và ưu việt của thành phần kinh tế nhà nước.
Nâng niu đồng bạc Việt (2)
Thursday, October 28, 2010
Nâng niu đồng bạc Việt
Chỉ số đô la trong rổ ngoại tệ mạnh thay đổi theo chiều hướng đi xuống. 89 vào tháng 6, hạ liên tục còn 85 vào tháng 7, 81 vào tháng 8, tăng lên chút đỉnh 83 vào tháng 9, xuống gấp đạt 78 vào thượng tuần tháng 10, đạt đáy 77 vào trung tuần tháng 10 sau đó đi lên. Giá đô hạ do Ngân sách liên bang Mỹ bội chi 1,000 tỷ. Đồng bạc nào trên thế giới cũng tăng so với đô, trừ bạc VN theo hướng ngược lại. Tại sao người Mỹ luôn đòi Trung quốc tăng giá đồng nguyên của họ nhưng không đòi hỏi như vậy đối với VN.
Thursday, October 21, 2010
Phong trào ném đá
Khi chưa thấy bóng chim tăm cá, người ta cố gắng mời các nhà ngoại cảm dù bán tín bán nghi, mong vớt vát được manh mối nào chăng. Và "các nhà ngoại cảm" bằng sự dũng cảm của mình đã đến nơi và ... đoán. Kết quả là "nhà ngoại cảm" đoán theo logic thông thường đó là Vật thể sẽ trôi xuống Hạ lưu (mần răng mà trôi lên Thượng lưu cho nổi). Một tiền lệ là cách nay 2 năm một xe rác tông lan can cầu Đuống và lọt xuống sông Đuống tại Yên Viên, sau đó người ta vớt được xác nạn nhân ở Tiên Du sau 2 ngày trôi được 20 km. Xác chiếc xe được xem như mất tích và các chuyên gia dự đoán mỗi ngày nó trôi 5km.
Sau khi cân nhắc, "nhà ngoại cảm" Bích Hằng nhận định mục tiêu ở cách nơi lọt xuống nước khoảng 5km và ở gần bờ bên kia (xác suất đúng 50/50). Vấn đề ở chỗ là "nhà ngoại cảm" thân đến nơi bị nạn, trò chuyện với các vong hồn để đưa ra nhận định như trên. Ở đây là ngôn ngữ giao tiếp giữa người và vong, có thể có những bất đồng, và nhất là "nhà ngoại cảm" đã dũng cảm nhận trách nhiệm, tới tận nơi và "phán" hơi khác với thực tế.
Người ta đã chuyển thái độ từ cầu cạnh sang chê bai "nhà ngoại cảm" đoán trật. Như trên đã nói, "nhà ngoại cảm" không đoán mà chỉ thể hiện hành trình của chiếc xe bị nạn thông qua một thứ ngôn ngữ mơ hồ. Thêm vào đó là thời gian giữa 2 cõi cũng khác nhau và mục tiêu cũng không bị động đứng 1 chỗ chờ người ta đến tìm ra.
Cứ cảm tính thế này, bao giờ mới khá.
Wednesday, October 20, 2010
Anh hùng hay kẻ tội đồ
Lâu nay báo chí định hướng cho dư luận hiểu rằng Mai Phụng Lưu là một thủy thủ lương thiện không may bị sa vào tay địch (Ngư chính Trung Quốc). Nay báo Tiền Phong lại nói lên một khía cạnh khác về con người này tuy không đầy đủ.
Đọc báo, quí vị độc giả lưu ý những chi tiết sau:
- Lưu bị TQ bắt lần này là lần thứ 4, cả 3 lần trước đưa tàu về Quảng Ngãi an toàn
- 2 lần bị bắt năm 2005 thì bị tịch thu tàu
- Là người nộp tiền nhiều nhất đến nay đã nộp hơn một tỷ tiền phạt rồi.
3 ý trên bản thân nó đã chứa đầy mâu thuẫn như thể bài báo được viết bởi 3 người. Bài báo này đã phủ nhận tất cả các bài báo khác về nỗi oan ức của ngư dân VN đánh cá trên biển Đông
Tuesday, October 19, 2010
Phố Hà Nội có cổ không?
Nhà trong Phố cổ được thiết kế theo lối kiến trúc móng nông, tường gạch (nghĩa là không bê tông) chiều cao tối đa 2 tầng, lợp mái ngói.
Monday, October 18, 2010
“Làng hến” Vĩnh Trinh
Ảnh: Phân loại hến trước khi đi bán.
Là con vật bé nhỏ nhưng hến đã nuôi trên trăm gia đình ở gần Cầu Số 2, ấp Vĩnh Lân và ấp Vĩnh Quy thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thành, thành phố Cần Thơ.
Ðến đây vào lúc 12 giờ trưa ngày nào cũng bắt gặp không khí ồn ào náo nhiệt “trên bến dưới thuyền”. Bến sông kinh số 2 (ăn thông kinh Cái Sắn trên quốc lộ 80 đi thành phố Rạch Giá, Kiên Giang) dầy đặc những chiếc ghe neo đậu. Trên bờ là bao nhiêu lò luộc hến tỏa khói nghi ngút. Hơi nóng nắng trời cùng hơi nóng lò đun trấu khiến buổi trưa oi bức càng thêm ngột ngạt nhưng đầy hào hứng của những con người biết mình sẽ có miếng ăn tương đối trong ngày.
Trong không khí nhộn nhịp ấy có một người “điềm nhiên tọa thị”. Ðó là ông Phan Hùng Mậu, 62 tuổi. Ông nằm thảnh thơi trên chiếc ghế xích đu, mắt ngắm nhìn quang cảnh bừng bừng sức sống quanh mình như hồi nhớ thời kỳ “oanh liệt” mới đây.
Vài năm trước, ông Phan Hùng Mậu (ấp Vĩnh Lân) là con người nhanh nhẹn, lúc nào cũng xốc vác mọi chuyện trong nghề làm hến của gia đình mình. Một tay ông đã gầy nên cơ nghiệp, có nhà cửa khang trang, hướng dẫn đàn con theo nghề cho đến ngày nay, khi ông “nằm một chỗ” vì căn bệnh parkinson ác nghiệt, tay chân cứ run bần bật. Dưới bến sông nhà ông ghe hến về đang hối hả với công việc. Con trai thì ngâm mình trong nước quần đảo cho rổ hến sạch bùn đất. Tưởng đơn giản nhưng thật ra công việc này nặng nề nhất. Vì, để làm cho bùn đất không còn bám trên thân hến phải có “tay nghề”: vừa quần đảo rổ hến vừa thọc tay vào đó quẫy mạnh. Sau đó chuyền rổ hến cho người khác vác lên bờ.
Tại đây, trong bóng mát cây xanh và bóng mát tấm bạt, chúng được đổ vun trên manh vải nhựa để phân loại: hến, vẹm và ốc gạo. Ðây là công việc nhẹ dành cho phái nữ và trẻ con. Sau đó, hến hoặc vẹm được cho vô chảo đụng sôi ùng ục, đậy kín nắp, 10 phút sau giở nắp, dùng thanh gỗ dài, có khi chiếc dầm khuấy đều. Trong chốc lát, hến hoặc vẹm tách khỏi vỏ, dùng vợt vớt ra. Chị Phan Thị Ngân, con ông Mậu cho biết, trung bình một giạ (20kg) hến hoặc vẹm sau khi luộc xong cho 5kg hến ruột.
Ông Phan Hùng Mậu dù bệnh tật nhưng lúc nào miệng cũng nở nụ cười. Ông cho biết gần như cả làng này đều làm hến. Trước đó dân địa phương nếu không làm mướn thì giăng lưới bắt cá. Có lẽ công việc giăng lưới không đem lại nhiều lợi nhuận, và trong quá trình kiếm sống này, trong giao tiếp, có người “phát hiện” nghề cào hến có ăn nên chuyển nghề từ khoảng 30 năm nay.
Hiện nay tại đây có chừng 10 lò, vô trong kia một chút, ở ngọn trên có khoảng 30 lò. Làm hến là việc nhà, không thuê mướn nhân công.
Gia đình ông Mậu làm nghề từ 15 năm qua với 6 chiếc ghe, tải trọng từ 30kg tới 50kg/ghe. Mỗi ghe có từ 2 tới 3 người đảm trách, khoảng 5 giờ sáng nổ máy lên đường, có khi ra đi từ lúc nửa đêm, tùy con nước hoặc đi xa. Trước kia đi cào vất vả và khá nguy hiểm vì phải ngâm mình trong nước để cào hến bằng chiếc bàn cào tre. Việc vừa đi lần dưới nước vừa lặn hụp cào những con hến ẩn mình trong bùn đất, có nhiều lúc đứt tay hoặc đứt chân khi đạp nhằm miểng kiếng, miểng chai.
Ảnh: Ghe hến về bến.
Ngâm mình trong nước lâu dẫn đến bị vọp bẻ. Nhưng đáng sợ nhất là bệnh “hậu”: cơ thể nhiễm lạnh, thấp khớp cùng một số bệnh ngoài da khác. Vì vậy người trong giới gọi đùa đây là nghề “bán thân nuôi miệng”. Có lẽ căn bệnh parkinson ông Phan Hùng Mậu đang vướng có thể cũng do nguyên nhân này? Ngày nay bàn cào đã được cải tiến. Ðó là một giàn gồm lưới và chiếc lồng sắt có nhiều chân thả chìm sát đáy sông. Ghe chạy kéo lồng sắt “cào” sâu mặt đất, hến, vẹm, ốc gạo “chui” vào lồng rồi nằm gọn trong lưới phía sau. Người đi cào ngồi trên ghe, khi nào cảm thấy hến vô đầy lưới thì kéo giàn cào lên. Ghe thường về bến vào lúc 12 giờ trưa. Sau chuyến cào, trung bình mỗi ghe của ông Mậu thu hoạch chừng 400kg hến.
Tiếng là hến nhưng thật ra họ cào tất cả những con vật nhuyễn thể sống dưới đáy sông như ốc gạo, vẹm (chem chép). “Làng” này có 2-3 vựa chuyên thu mua thịt và vỏ hến, vẹm. Ruột hến hoặc vẹm sau khi luộc bán được 6,000 đồng-7,000 đồng/kg, còn vỏ thì 2,000 đồng một cần xé. Vựa đến mua, tự cân, tự xúc rồi tự đem về.
Trước kia, vỏ hến, vẹm chỉ dùng trải đường đi trong ấp tránh lầy lội. Ngày nay chúng được xay làm thức ăn giàu calci cho cá tôm hoặc gà vịt… Ruột hến, vẹm vựa chuyển đi. Một số người đoán chúng được bán cho các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, thậm chí có người còn quả quyết chúng được bán cho mấy hãng sản xuất mì ăn liền. Gì chứ chất ngọt của loài nhuyễn thể này là một gia vị độc đáo rẻ tiền như “thức ăn nhanh giá bèo nhứt xứ” này là mì gói. Riêng ốc gạo họ không luộc mà bán ngay, giá khoảng 5,000 đồng/kg. Người ta mua về làm gì họ cũng chẳng biết.
Làm hến quần quật vậy mà chỉ mong đủ ăn là mừng. Bên kia kinh, ấp Vĩnh Quy, có tới hàng trăm gia đình làm hến. Số người cào hến nhiều như vậy nên cào được những con hến, con vẹm, con ốc gạo mới vừa lớn là quý lắm rồi. Nhưng muốn có được chúng phải đi xa. Anh Phan Thanh Long, 40 tuổi, ở ấp Vĩnh Quy, có 1 miệng lò, hoạt động 10 năm nay, cho biết vậy. Anh cùng vợ là chị Nguyễn Kim Hạnh, 39 tuổi, tự thân chạy ghe đi cào. Muốn cào trúng phải biết bãi và mùa vụ. Tháng Bảy, Tháng Tám cào gần. Tháng Mười, Mười Một cào xa: Thốt Nốt, Ô Môn (Cần Thơ), Long Xuyên (An Giang). Anh tâm sự có khi phải đi tới Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Vịnh Tre (Châu Phú, An Giang). Ở hai địa phương này, thời điểm nhiều hến nhất là Tháng Bảy Âm lịch, đặc biệt những khi con nước lên. Chị Hạnh nhanh tay đảo chảo nấu hến bằng chiếc đũa lớn. Bọt xám trào đầy miệng chảo tỏa mùi thơm đặc trưng của hến. Trong chốc lát chị dùng vợt hớt ruột hến nổi mặt nước rồi vớt vỏ hến nằm sâu đáy chảo. Anh Long tâm sự mỗi ngày vợ chồng anh kiếm được cả trăm ngàn đồng từ hến, sau khi trừ xăng dầu ghe cộ còn chừng 60,000 đồng.
Ảnh: Chị Nguyễn Kim Hạnh nấu hến bên con gái và chồng phía sau.
Năm nay hến thất. Cô bé Phan Minh Hằng, 15 tuổi, luôn tay cho lò “ăn” trấu. Cô nói trấu chở ghe tới bán, 3,000đ-4,000đ/bao, tùy thời điểm. Chị Hạnh kể: hến, vẹm, ốc gạo bán cho lái. Lái bán chợ cho người ta mua nuôi lươn, tôm, cá lóc… Ðặc biệt lái Ðồng Tháp sang mua nhiều. Rồi chị cười như mếu: “Mình làm quần quật nuôi miệng được là mừng. Chỉ có lái mới giàu”. Chính vì vậy mà con gái chị, Phan Minh Hằng phải nghỉ ở nhà phụ giúp cha mẹ khi học tới lớp 9!
Khoảng 4-5 giờ chiều, “làng hến” Vĩnh Trinh vắng quạnh cho tới 12 giờ trưa hôm sau. Dù có thu nhập cả triệu đồng như nhà ông Phan Hùng Mậu, nhưng nếu chia cho “tập đoàn” con dâu rể cháu, thu nhập bình quân mỗi người chẳng là bao. Chính vì vậy mà “làng hến” khá bệ rạc. Còn một lý do nữa. Hến, vẹm hoặc ốc gạo là những sản vật nước ngọt rất ngon khi trở thành món ăn như: luộc cuốn bánh tráng chấm nước mắm tỏi ớt, nấu ngót, xào hẹ, làm bánh xèo…
Chúng còn là những con vật giàu kẽm, khoáng chất thiết yếu cho hệ cơ, hệ miễn dịch. Nhưng để hân thưởng các món ăn trứ danh và bổ ích này người ta cần những con hến, con vẹm hoặc ốc gạo lớn. Ðằng này các con vật sống dưới bùn đất đáy sông mà họ đánh bắt được phần lớn nhỏ bé, chỉ “xứng” xay nghiến làm thức ăn gia súc, nên chẳng có giá trị thương phẩm! Nhớ lời than của chị Nguyễn Kim Hạnh: “Mình làm quần quật nuôi miệng được là mừng. Chỉ có lái mới giàu”, chợt nghĩ tại sao không ai chịu làm giàu khi mở nhà máy bột hến ngay tại hai ấp này?
Cát Tường (báo Người Việt)
Source http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=101826&z=2
Dầu Dung Quất để dành xuất khẩu(?)
Theo tiếng gọi của nền kinh tế phi thị trường các doanh nghiệp đầu mối hối hả đặt hàng để tiêu thụ xăng dầu cho Dung Quất. Những đơn đặt hàng này có vẻ như vượt quá khả năng cung ứng của Dung Quất với những hợp đồng ghi nhớ. Không tính lượng nhiên liệu phản lực, chỉ riêng 3 doanh nghiệp đầu mối là Petrolimex, PV Oil và PETEC đã đặt hàng trên 1.2 triệu m3 lớn hơn 1.5 lần so với khả năng của Dung quất là 730 ngàn m3. Nếu những cam kết này được thực hiện triệt để có khả năng ảnh hưởng xấu đến định hướng xuất khẩu của Dung Quất.
Nhà máy lọc dầu Bình Sơn, tên chính thức của Tổ hợp hóa dầu Dung Quất là tiêu biểu của sự nghiệp công nghiệp hóa trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Là đầu tầu trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, được nêu lên trong báo cáo điển hình trước Quốc hội. Bên cạnh Vinashin, Nhà máy lọc dầu Bình Sơn nói riêng và Đặc khu kinh tế Dung Quất là cú đấm thép đập tan những luận điệu cơ hội nghi ngờ tính hiệu quả của những dự án mang tính đột phá.
Saturday, October 16, 2010
Dân Pháp đi về mô?
Quốc hội Pháp biểu quyết thông qua với tỷ lệ thuận/chống là 329/233. Đê thành luật, dự luật này phải ược Thượng viện Pháp thông qua, dự kiến vote vào ngày 31/10 tới đây.
Dân Pháp có gì không hài lòng, cuộc sống của họ có cực nhọc so với dân xứ khác không, và nhất là nếu sống ở Pháp được xem là không tốt sao họ không qua xứ khác để tị nạn.
Tại sao lại tăng tuổi hưu cơ bản từ 60 lên 62? Dân Pháp ngày nay sống lâu hơn, có nghĩa là quỹ hưu bổng phải tăng lên tương ứng, dẫn đến ngân sách hiện tại bị lạc hậu không đủ gánh cho chi phí dưỡng già dân Pháp. 2 năm thay đổi này là kéo dài làm việc thêm 2 năm và giảm bớt 2 năm hưu bổng.
Friday, October 15, 2010
Thấy gì qua sự kiện Chile Miners Rescue?
Wednesday, October 13, 2010
Đọc báo lề phải
Theo tường thuật của bài báo, 2 tên chạy xe gắn máy trên đương NTMK đoạn CMT8 phải cố gắng mới bắt kịp chiếc ô tô và nhảy xuống đất nhanh tay tháo được chiếc gương bên trái . Tài thật, chạy xe đế cố gắng bặt kịp mà nhảy xuống đất tháo gương thành công, rồi lắp trả gương lại để chụp hình sau đó.
Trong hình thấy 2 thanh niên tỏ ra đau đớn và bất lực. Không lẽ họ chịu một áp lực quá lớn để phải lắp trả gương để chụp hình chiếc xe và ung dung ngồi trên bậc thềm để chụp ảnh. Độc giả, khi xem tin hãy tinh ý một chút, đừng làm con cừu để bị báo chí định hướng.
Tuy không thấy gương bên phải nhưng có vẻ như nó còn nguyên vẹn. Nếu chỉ đọc 2 tấm hình dễ dàng nhận thấy 2 thanh niên này là nạn nhân của một tay tài xế ngông cuồng với một đặc điểm cố hữu là không có tiếng nói của 2 người này dù chối hay nhận.
Nếu bạn muốn mua 1 cặp gương chính hãng Audi giá ship là bao nhiêu, giả định là 100 triệu. Vấn đề là khi bạn bị kẻ gian tháo mất gương bạn có đặt mua chính hãng hay là chọn giải pháp ra ngoài chợ Dân sinh mua lại chiếc gương của chính mình với giá rẻ chỉ bằng từ 1/10 đến 1/4 giá giả định trên kia. Đây là một câu hỏi nghiêm túc, nó liên quan đến việc bạn có tiếp tục bị bẻ gương nữa hay không.
Cái thói chấp nhận mua lại chính món đồ của mình bị mất cắp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vấn nạn trộm cắp phụ tùng ô tô. Làm như vậy nghĩa là bạn đã hài lòng với chính mình, hài lòng với việc bị mất cắp, không mặc cảm với việc tiêu thụ đồ gian và hài lòng với mặc cảm bạn đã kiếm được món hời nhờ vào cơ hội kiếm được món đồ "rẻ".
Saturday, October 9, 2010
Đọc Chiếu Dời đô nghĩ về 1000 năm Thăng Long(?)
1. Chuyện di chuyển kinh đô là việc làm bình thường, nghĩa là đã có nhiều thông lệ
2. Đô cũ là thành Đại La do Cao vương thành lập, tốt vậy sao nhà Đinh nhà Lê không dùng, để đến nỗi cả 2 triều đều vắn số
3. Gọi là dời đô cho trịnh trọng chứ thực ra là về lại cố đô thôi.
Theo thông lệ, truyền thống của một địa danh hay một nơi chốn nào đó phải tính từ khi nó được khai sinh ra chứ không phải tính từ khi nó được đổi tên. Cũng như là nói đến thành phố Hồ Chí Minh là nói đến thành phố 300 năm chứ không phải thành phố trẻ đương phới phới tuổi 34.
Phụ lục
Bản chữ hán
昔商家至盤庚五遷。周室迨成王三徙。豈三代之數君徇于己私。妄自遷徙。以其圖大宅中。爲億万世子孫之計。上謹天命。下因民志。苟有便輒改。故國祚延長。風俗富阜。而丁黎二家。乃徇己私。忽天命。罔蹈商周之迹。常安厥邑于茲。致世代弗長。算數短促。百姓耗損。万物失宜。朕甚痛之。不得不徙。
况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。
朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。
Dịch hán - việt
Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.
Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?
Dịch nghĩa
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Chu Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, nhà Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?
Friday, October 8, 2010
Giải Nobel Hòa bình 2010
Trước hết Nhân quyền là gì, chiết tự hán - việt nó là Quyền làm người. Quyền làm người nghĩa là quyền được sống và quyền từ chối cái chết đến từ những người nhân danh Dân tộc, nhân danh Tổ quốc và nhân danh những thứ Danh dự hão khác.
Người ta hay định nghĩa Nhân quyền là cái gì đó xa xỉ về sự sử dụng, trừu tượng về ngữ nghĩa như là Bình đẳng, sự trấn áp của nhà cầm quyền vân vân những thứ đó vừa khó hiểu, vừa đa nghĩa và vận dụng thế nào cũng được.
Thực ra Nhân quyền gắn liền với Con người, từ khi có sự có mặt của con người trên Trần gian này và nó song hành cùng Con người cho đến ngày nay. Ở những nơi được xem là không văn minh hay bán khai, kỳ lạ thay nó lại là nơi mà ở đó nhân quyền được tôn trọng nhất. Ở những nơi này người ta không có quyền Chết vì người khác, hay ngay cả không được quyền Tự chết. Những người tự vẫn sẽ không được chôn chung trong nghĩa trang cộng đồng và không được hưởng Nghi lễ dành cho người chết.
Quay lại giải Nobel Hòa bình năm nay với người được trao là ông Lưu Hiểu Ba. Thành tích của ông Lưu là gì
- Tham gia biểu tình Thiên An Môn
- Năm 1991 ông nhận bản án "chống chế độ" nhưng không phải ngồi tù
- Năm 1996 ông lãnh án 3 năm vì "chỉ trích Trung Cộng đảng"
- Năm 2007 ông có một số trở ngại do những hoạt động trên không gian internet
Vậy ông hoạt động của Lưu có hơn gì những hoạt động của cô Công Nhân hay blogger Điếu Cày ở VN. Điều này cho thấy TQ được sự quan tâm của cộng đồng Quốc tế hơn hẳn so với VN