Monday, October 31, 2011

Muốn được khám chữa bệnh, điều kiện tiên quyết là có tiền hoặc có thẻ bảo hiểm y tế chưa hết hạn

Sự kiện em bé bị đau ruột thừa nhưng không được chữa trị tích cực với lý do là em không cầm theo người thẻ bảo hiểm y tế trong hạn sử dụng. May mắn thay cuối cùng em cũng đã được chuyển viện và em đã được cứu sống. Xin cảm ơn các cán bộ y sĩ bệnh viện Đặng Thùy Trâm và bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi đã kịp cứu bé vào giờ chót (xin miễn cho mỹ từ "sự tận tình"). Qua sự kiện này có mấy vấn đề cần nêu ra.

Bệnh viện Đặng Thùy Trâm không phải là bệnh viện tư do cô Trâm làm chủ mà là bệnh viện công được xây dựng bằng tiền ngân sách với tôn chỉ Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Khoan bàn đến thứ xa xỉ là Y đức, hay tình người, một nghiệp vụ y tế bình thường đã trở thành một "sự kiện" chỉ do tấm thẻ Bảo hiểm y tế gây ra. Tấm thẻ làm bằng giấy có kích thước A7 lại có thể quyết định đến sinh mạng của một bệnh nhân. Là lời cảnh báo tới toàn thể những người có bảo hiểm y tế là phải xem thẻ BHYT là vật bất ly thân.

Bệnh viện Đặng Thùy Trâm đã hội chẩn và nhận định "Qua khám lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm ruột thừa vỡ mủ, viêm phúc mạc cần phẫu thuật gấp", lời bác sĩ Nguyễn Văn Diệp, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm (sau đây gọi tắt là Bệnh viện).

Chẩn đoán rõ ràng như thế này thì chỉ định cần phải làm tức khắc là: cho bệnh nhân nằm nghỉ, ít cử động và cho thuốc giảm đau để hạn chế sự cử động có hại cho bệnh nhân chờ phẫu thuật. Nhưng thực tế Bệnh viện đã làm gì, cô y tá nằng nặc đòi hoặc là đóng tiền hoặc đòi thẻ bảo hiểm y tế trong hạn sử dụng trong lúc bệnh nhân đứng vịn cửa chịu đựng cơn đau.

Tất cả nguyên do chỉ là Bệnh viện sợ mắc phải sai lầm. Họ sợ phải cứu chữa cho một bệnh nhân không có khả năng chi trả hay một bệnh nhân có tiềm năng quỵt tiền chữa bệnh. Trong những trường hợp như thế ai là người quyết định điều trị sẽ thanh toán những chi phí phát sinh , hoặc quan Giám đốc Bênh viện ra lệnh "sai", ông là người gây thất thoát ngân sách nhà nước và sẽ mất cơ hội thăng tiến và qua đó là thu nhập vào những lần đề bạt cán bộ về sau.

Cơ quan bảo hiểm y tế rất tích cực trong việc thu phí bảo hiểm y tế. Người sử dụng lao động nào từ chối đóng tiền bảo hiểm y tế cho họ sẽ bị phạt nặng. Theo tinh thần của chính sách bảo vệ trẻ em của Đảng và nhà nước, 100% học sinh đi học và trẻ em ở lứa tuổi học trò phải có HBYT, có thể do cha mẹ chi trả hoặc được nhà nước trợ cấp nếu thuộc diện nghèo. Mỗi 6 tháng cơ quan BHYT lại cấp một thẻ mới, gây lãng phí rất lớn cho người được cấp thẻ.

Nhân thân người có bảo hiểm y tế được cơ quan BHYT lưu. Trong thời buổi phổ biến internet như hiện nay, không khó để các cơ sở khám chữa bệnh có thể tra cứu dữ liệu của bệnh nhân tới khám. Như trên đã nói trẻ em trong độ tuổi đo học là đối tượng chắc chắn có BHYT.

Vậy tại sao lại bắt buộc mọi công dân phải luôn luôn mang trong mình thẻ BHYT, và nếu lỡ đánh mất tấm thẻ này thì chắc chắn sẽ không được chữa trị nếu không có tiền.

Saturday, October 22, 2011

Chúc mừng dân Libya

Báo chí trong nước có ý "phê bình" phe nổi dậy Libya đã giết Muammar Gadhafi sau khi bắt sống ông này mà không chờ ngày xét xử. Định hướng này nhằm gieo một hình ảnh xấu cho quân nổi dậy National Transitional Council (NTC) là tổ chức này đã hành quyết Gadhafi mà không cần xét xử.

Người dân Libya đổ ra đường vẫy cờ ăn mừng

Thứ nhất, đây là chuyện nội bộ của dân xứ Libya. Chỉ có người Libya trong cuộc mới hiểu được sự công bằng dành cho họ. Hãy xem dân Libya đổ ra đường vẫy cờ Libya để ăn mừng, họ không lật đổ chế độ, họ chỉ phế truất nhà độc tài. Ta khóc cho ta chưa xong nên không cần phải khóc cho họ.

Đừng can thiệp vào việc nội bộ của người Libya, mà hãy chung vui với hạnh phúc của dân Libya, và để Gadhafi yên nghỉ.

Thứ hai, đây chỉ là một hành vi cá nhân chứ không phải chủ trương của NTC. Gadhafi có nhiều nợ máu với nhân dân Libya nên trong số hàng vạn chiến binh có vài người không kiềm chế cũng là chuyện bình thường. Xét về mức độ tàn bạo không đâu bằng xứ ta, trộm chó còn bị dân chúng giết rồi thiêu xác cháy nham nhở. Việc làm có lợi nhất cho NTC là xét xử Gadhafi trước tòa án với đầy đủ tội danh. Cho nên cái chết như thế của Gadhafi thực tế sẽ gây bất lợi cho họ.

Xác kẻ trộm chó

Thứ ba, lực lượng vũ trang của Gadhafi hoặc là đã đầu hàng theo quân nổi dậy hoặc bị loại khỏi vòng chiến. Chờ xem tàn quân của Gadhafi có bị xét xử hay bị đi "cải tạo" không.

Năm 1975 miền Nam được "giải phóng", Tổng thống VNCH đã ra lệnh giải giáp toàn bộ lực lượng vũ trang để lực lượng bộ đội miền Bắc tiếp quản chính quyền. Để tập trung toàn bộ những người này "chiến thuật 10 ngày lương thực để trình diện" được áp dụng. Kết quả là những án tù không xét xử, sống mà không bằng chết, xin nêu một vài trường hợp điển hình.

Thiếu tá CSQG bà Nguyễn Thanh Thủy: 13 năm tù *
Đại úy CSQG Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ (nhạc sĩ Minh Kỳ): bị đánh chết trong tù
Đại tá Hồ Ngọc Cẩn: bị hành quyết nơi công cộng
Thiếu tướng Lê Minh Đảo: 17 năm tù

Bức tượng còn bị đối xử thế này

* Chính xác là 13 năm 6 tháng

Nguồn tham khảo
Libya phát hiện hố chôn 900 người
Hơn 200 xác chết thối rữa ở bệnh viện Tripoli

Tuesday, October 18, 2011

Mắc mưu địch

Chuyến thăm hữu nghị Đảng và Nhà nước nước CHND Trung Hoa của TBT Nguyễn Phú Trọng đã thành công tốt đẹp. Hai bên đã ký những văn kiện quan trọng trong đó cốt lõi nhất là Bản Tuyên bố chung. Điều 6 trong bản Tuyên bố chung nêu rõ:

Phía Việt Nam khẳng định thực hiện nhất quán chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức.

Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của phía Việt Nam. Hết trích
(Nguồn)

Do Đài Loan là một bên trong Tranh chấp Biển Đông nên nội dung trên trong bản Tuyên bố chung sẽ có tác động đến mối quan hệ giữa các bên tranh chấp. Tranh chấp Biển Đông có khả năng dẫn tới xung đột, chủ yếu diễn ra giữa 4 đối thủ: Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Việt Nam. Ta hãy phân tích tương quan lực lượng giữa các bên:

Trung Quốc: giàu nhất, đông dân nhất và trang bị vũ khí mạnh nhất, đương kim lãnh đạo khối XHCN toàn thế giới. Chủ trương đối ngoại của TQ là thỏa hiệp với Philippines, không khoan nhượng với VN và không xung đột với Đài Loan.

Đài Loan: giàu thứ nhì, được sự che chở và bảo vệ của Mỹ, lấn chiếm bất kỳ lúc nào khi có cơ hội. Tuy có bất đồng về ý thức hệ với chính quyền Đại lục nhưng lại không có xung đột quyền lợi Biển Đông với TQ. Không những TQ tạo điều kiện cho Đài Loan chiếm các đảo ở Trường Sa, mà còn không bao giờ xung đột với Đài Loan trên Biển Đông.

Philippines: xứ dân chủ, một đồng minh của Mỹ, trang bị kém nhất trong số 4 nước. Philippines không có tham vọng gì nhiều, chỉ cần lân bang tôn trọng quy tắc UNCLOS.

Việt Nam: từng kiểm soát 3 triệu dặm vuông Biển Đông (trước 75), nay là đồng chí của TQ. Tuy tuyên bố quan hệ với tất cả các nước nhưng lại không thành thật với đối tác. Quan hệ quốc tế quan trọng nhất và sâu sắc nhât thể hiện bằng 4 Tốt và 16 Chữ Vàng. Xung đột quyền lợi kịch liệt với TQ và Đài Loan, hầu như không có tranh chấp với Philippines.

Trong mối tương quan đã phân tích ở trên, rõ ràng Việt Nam trong thế không chỉ không có đồng minh mà còn phải đồng thời đối phó với cả hai đối thủ cùng là người Tàu, lại vượt trội về sức mạnh quân sự cũng như uy tín trên trường quốc tế. Nay điều 6 bản Tuyên bố chung khẳng định một kẻ thù đã thành hình, đó là Đài Loan.

***
Tin cập nhật
20/10/2011 Đài Loan đã ra tay?

Friday, October 14, 2011

100 tấn vàng huy động còn bao nhiêu

Nhiều nhà phân tích cho rằng vàng của dân chúng được cất kỹ trong két sắt khoảng 500 tấn, trong đó người dân gửi trong ngân hàng cho dù có lãi khoảng 2.4 triệu lượng tương đương 100 tấn.

Nếu không đầu tư sản xuất, ai cũng cần phải bảo toàn đồng vốn của mình. Cách bảo toàn đó có thể là mua đất để đó, có thể mua chung cư rồi cho thuê, hoặc có thể gửi ngân hàng lấy lãi, và tiêu cực hơn là mua vàng hay đô la để dự trữ.

Mua nhà đất đòi hỏi phải có số vốn lớn, tối thiểu tương đương giá trị vài trăm lượng vàng, việc này không phải ai cũng làm được. Với số vốn ít hơn, người ta có thể mua chứng khoán hay gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán ở một thị trường lành mạnh đòi hỏi thời gian hàng chục năm mới thấy khoản lợi tức đáng kể, còn lợi tức thực tế của việc gửi ngân hàng nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát . Giá vàng và giá đô tăng theo thời gian không phải giá trị của nó tăng mà do tiền đồng mất giá hay các nhà kinh tế gọi là lạm phát.

Gửi vàng hay đô đem lại một lãi suất rất thấp hoặc không có lãi, có cái lợi là tránh mất mát do hư hỏng hay bị mất cắp hay bị cướp. Nhưng rủi ro xảy ra có thể rất bất ngờ như là ngân hàng tuyên bố phá sản hoặc một quyết định không trả lại vốn bằng vàng từ ngân hàng nhà nước. Mua vàng hay đô rồi ký thác ngân hàng là một lựa chọn có thể nói là an toàn, loại trừ rủi ro của chính ngân hàng hoặc rủi ro chính sách.

Vậy có thể nói lượng vàng dự trữ trong dân đến từ những nguồn sau:
1. Tiền đã được rửa sạch, mua vàng để bảo tồn giá trị
2. Tiền từ việc thoái vốn khỏi BĐS
3. Từ tiền công lao động tích cóp được từng chỉ vàng một của người lao động
Trong đó loại (1) thường cất vàng ở nhà, loại (3) đem vàng gửi nhà băng, loại (2) phần lớn cất ở nhà chỉ một phần nhỏ gửi nhà băng.

Người dân gửi vàng ở nhà băng với kỳ vọng an toàn và được hoàn trả bằng vàng khi cần.

Về nguyên tắc, ngân hàng nhà nước cấm các ngân hàng thương mại bán số vàng huy động được. Ngân hàng thương mại chỉ được phép dùng số vàng đó để thế chấp vay vốn từ một nơi khác, có thể vay ngoại tệ từ nước ngoài.

Sở dĩ giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới 4 triệu đồng mỗi lượng không phải do vàng khan hiếm mà giá đô la rẻ do được Ngân hàng Nhà nước "bình ổn", đem lại lợi nhuận "tự nhiên" cho doanh nghiệp được mua ngoại tệ. Nhưng sự việc cứ diễn ra như vậy làm giảm số ngoại tệ dự trữ mà NHNN mua gom được. Và giải pháp cho phép các ngân hàng thương mại được phép bán vàng được đặt ra và bổ sung một số ngân hàng được phép bán vàng.

Theo công bố trước đây hơn 10 tấn vàng đã được bán ra trong chiến dịch này nhưng số vàng quay lại gửi ngân hàng không tăng nên các ngân hàng buộc lòng phải đua nhau nâng lãi suất gửi vàng để huy động thêm những lượng vàng vừa tung ra thị trường. Vàng trong ngân hàng đem ra bán được gọi là "vàng bình ổn", tuy nhiên càng tung vàng ra bán giá vàng càng tăng mạnh.

Được bán vàng thu tiền mặt nhưng nợ xấu của ngân hàng vẫn gia tăng. Trước tình hình nguy cơ có nhiều doanh nghiệp có khả năng chấm dứt hoạt động như Dược Viễn Đông, Quốc hội dự thảo luật Vàng và USD không được bảo hiểm tiền gửi. Bà Kim Ngân còn mập mờ tuyên bố không có khả năng chi trả bảo hiểm tiền VND vì số vốn trong quỹ có hạn.
Liên kết
Ngân hàng ACB là con chim đầu đàn trong việc huy động hơn 100 tấn vàng của dân chúng. Một số liệu khác cho thấy số dư huy động vàng của ACB là 930ngàn lượng, vàng tồn quỹ chỉ còn 137ngàn lượng, tức đã bán ra 800 ngàn lượng tương đương 30 tấn, điều đó chỉ có thể là họ đã bán vàng từ trước, khi giá vàng còn rẻ. Như vậy, chỉ tính riêng ACB đã bán ra 85% số vàng huy động được.

Tuesday, October 11, 2011

Wikileaks - động cơ bất lương và thông tin không mới

Wikileaks vẫn thường xuyên tung ra những thông tin được xem là mật, chỉ là những thông tin nội bộ của bộ Ngoại giao Mỹ. Đó là những bức điện thư của các tòa đại sứ của Mỹ trên khắp thế giới báo cáo về bộ Ngoại giao ở Washington.

Những thông tin mà họ (Wikileaks) tiết lộ cho toàn thế giới biết chỉ là những ghi nhận từ tòa đại sứ Mỹ tại nước sở tại ghi lại những tin tức từ báo chí chính thống cho đến những tin đồn mà họ (tòa đại sứ Mỹ) thu thập được. Đó là công việc bình thường của tòa đại sứ, và là chuyện nội bộ của họ hay nói theo cách dân dã là chuyện riêng tư.

Ấy thế mà những tin tức từ nguồn lấy trộm của Wikileaks được dịch sang tiếng Việt thành những tin "động trời". Những tin tức có vẻ như "gây sốc" cho dư luận chẳng hạn như : Bộ Chính Trị coi Trung Ương Ðảng như ‘con nít’. Dân chúng Việt Nam có biết điều này không, họ biết từ lâu rồi chứ có điều họ không nâng lên thành "lý luận" như Wikileaks. Tòa đại sứ Mỹ cũng chỉ làm cái việc ghi lại sự hiểu biết của quần chúng Việt Nam. Hiến pháp phát biểu "Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất" nhưng báo chí lại đưa tin "Quốc hội trình bộ Chính trị" là người ta hiểu ngay quyền lực thực sự nằm ở đâu.

Những việc khác như là "tục con ông cháu cha trong hệ thống quyền lực" cũng là những điều dân Việt Nam biết hết từ lâu rồi, không cần chờ đến Wikileaks.

Hay những chuyên khác như là ông Thiếu tướng công an ra tòa với tư cách bị cáo trong một hoàn cảnh nhằng nhịt ống thở lẫn dây truyền dịch. Lẽ thường một sĩ quan công an từ cấp tá có thể làm bất kỳ điều gì, kể cả đánh chết dân đều được pháp luật bảo vệ. Ông tướng công an mà ra tòa với bộ dạng như vậy chỉ có thể là thanh toán nội bộ lãnh đạo.

Hoặc "Tham nhũng được Đảng bảo kê", chuyện này không mới nhưng lại không chính xác. Thứ nhất Đảng độc quyền lãnh đạo không để bảo đảm chắc chắn cho việc khai thác lợi ích từ nguồn tài nguyên sức người của dân thì để làm gì. Thứ hai, Đảng độc quyền lãnh đạo, đề ra luật lệ đem lại lợi thế vượt trội cho đảng thì cớ sao lại vi phạm chính những luật lệ do đảng tự đặt ra. Những kẻ có hành vi tham nhũng là những kẻ vi phạm pháp luật do đảng đặt ra tất nhiên phải bị trừng trị rồi. Nên nói Đảng bảo kê tham nhũng là nhận định không hẳn sai theo quan niệm của thế giới văn minh, nhưng trái với thực tiễn Việt Nam.

Cái đáng nói ở đây là tại sao Wikileaks chỉ tiết lộ ra những bức điện mật của bộ Ngoại giao Mỹ mà không làm chuyện đó với những chính phủ khác như Việt Nam hay Trung Quốc. Nếu cho rằng Mỹ bảo mật kém hơn hai nước kia thì e rằng thiếu thực tế. Điều đó khẳng định động cơ của Wikileaks là bất lương với chủ đích phá hoại các chế độ dân chủ.

Sunday, October 9, 2011

Tính pháp lý của "Hiệp sĩ"

Cách nay mấy năm, nổi lên hiện tượng "Hiệp sĩ” bắt cướp truy đuổi kẻ cướp giật, bắt giữ rồi giao cho công an. Họ là những người dân thường làm các nghề tự do không cố định "ra đường thấy sự bất bằng" rồi ra tay. Họ không được trang bị để "bắt cướp", thậm chí còn phạm pháp khi lưu hành xe gắn máy đã bị hoán cải (đôn dên, xoáy lòng), trái với thông số đăng ký ở cơ quan công an.

Được báo chí phong "danh hiệu" Hiệp sĩ bắt cướp làm động lực cho họ hăng say với những lời Biểu dương, được Công an tặng bằng khen, thậm chí được sự chiếu cố của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Có những lúc "Hiệp sĩ" là nỗi kinh hoàng cho những tên cướp giật. Có những khi bị mất cả phương tiện làm Hiệp sĩ. Và được người hảo tâm sắm cho xe mới để tiếp tục làm Hiệp sĩ.

Đôi khi Hiệp sĩ thất cơ lại bị kẻ cướp đe dọa. Những rủi ro gặp phải khi truy đuổi tên cướp, hoặc bị bắn trả hoặc bị tử nạn trên đường làm việc "nghĩa".

Giữa lúc phong trào nhà nhà đi bắt cướp tạm lắng xuống, UBND Hà Nội đã truy thưởng những vị Hiệp sĩ đã ra đi vì nghĩa. Lãnh đạo thủ đô đã Tâm đắc với mô hình 'hiệp sỹ đường phố', và quyết tâm Nhân rộng mô hình “hiệp sĩ” đường phố.

Sự tồn tại của lực lượng công an là để giữ trật tự và bảo vệ sự an toàn của dân chúng. Công an được luật pháp giao cho quyền dùng bạo lực để trấn áp tội phạm. Họ được trang bị hiện đại, được huấn luyện bài bản để đối phó với tội phạm nhiều kinh nghiệm.

Quân số của lực lượng Công an không những không thiếu, mà trái lại rất đông đảo, hiện diện khắp mọi nơi nhất là ai cũng thấy vào những sáng Chúa nhật.

Còn các "Hiệp sĩ" thì sao, họ đối lập hoàn toàn với lực lượng công an, họ hoàn toàn có thể bị bắt giữ khi chạy xe quá tốc độ, có thể bị bị giam xe hoặc cưỡng bách dỡ bỏ và bị tịch thu những chi tiếp máy trái với đăng ký.

Là một Dân thường, các Hiệp sĩ không thể Dùng bạo lực để trấn áp một Dân thường khác. Trong trường hợp bạo lực quá tay dân thường kia thiệt mạng thì Hiệp sĩ sẽ mang tội hình sự gì? Nếu trong xã hội ai cũng làm Hiệp sĩ có nghĩa là xã hội ấy loạn.

Mặt khác Kẻ cướp hoàn toàn có quyền chống trả một thường dân khác với danh nghĩa Tự vệ mà không bị ràng buộc bởi tội danh Chống người thi hành công vụ. Và trong thời gian nghỉ ngơi, Hiệp sĩ hoàn toàn bị đe dọa mà không được bảo vệ.

Tóm lại, làm Hiệp sĩ là một việc có quá nhiều rủi ro không lường trước mà lại vi phạm pháp luật. Báo chí đã gây tội ác khi mà cố ý Tâng bốc những hành động vừa nguy hiểm đến tính mạng lại vừa vi phạm pháp luật của các Hiệp sĩ.

Saturday, October 8, 2011

Nhảm nhí blogger

Nhiều blogger thích nhạo báng người khác mà không biết mình đang nói cái gì.

Bài ĐINH BỘ TRƯỞNG QUÁ XA RỜI THỰC TẾ nhạo báng biện pháp hạn chế xe cá nhân để thay bằng xe bus. Ý chính của bài này như sau:

1. Phân tích nguyên nhân kẹt xe là tại vì "đường ít, xe nhiều". Ai cũng biết điều này nhưng tác giả blog lại không đưa ra được biện pháp, mà cũng không chứng minh được biện pháp cấm hay hạn chế xe cá nhân là không hữu ích.

Xin thưa, lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng phương tiện chở người càng có dung lượng lớn thì diện tích mặt đường trên đầu người càng ít. Và đó cũng là đáp số của bài toán mà blogger này đặt ra.

2. Đưa ra giải pháp: Duy nhất vận chuyển bằng xe gắn máy sẽ hết được kẹt xe.

Trời đất, đã có thành phố lớn nào trên địa cầu này chỉ đi lại bằng xe gắn máy? Chuyện không có thực và thế giới này không lẽ không có người thông minh bằng ông (tức là nghĩ ra giải pháp duy nhất di chuyển bằng xe gắn máy).

3. Chê xe bus hiện tại với đầy đủ hạn chế của nó.

Xin thưa, xe bus trong hoàn cảnh hiện tại giữa một bầy xe gắn máy thì quả là bất tiện thật. Nhưng nếu chỉ có xe bus chạy thì tốc độ sẽ lớn hơn rất nhiều và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận chuyển sẽ đem lại dịch vụ tốt nhất.

Thực tiễn Hà Nội và Sài Gòn trước đây xe bus đã làm tốt việc vận chuyển hành khách đi làm và đi học.

Một blog khác dưới bảng hiệu của RFA (Đài Á châu Tự do - hoạt động bằng ngân sách của chính phủ Mỹ) có bài viết Trảm tướng bằng dao..gỗ! Nội dung giệu cợt Bộ trưởng GTVT cách chức thuộc cấp giả vờ hay "giơ cao đánh khẽ".

Quyết định thay tướng của ngài Bộ trưởng là quyết định đem lại hiệu quả điều hành của ông ấy, chứ không phải để ông ta hả dạ hay cho độc giả khoan khoái.

Thế cứ phải ông cách chức, điều thuộc cấp đi làm tạp vụ mới làm cho quý vị mãn nguyện à.

Xin nhắc lại Đài Á châu Tự do - hoạt động bằng ngân sách do dân Mỹ đóng thuế. Tuy Đài không nói lên quan điểm của chính phủ Mỹ nhưng là một cơ quan truyền thông nghiêm túc. Không thể để những netter bình phẩm vô căn cứ làm giảm giá trị truyền thông khách quan của quý Đài.

Thursday, October 6, 2011

Ủng hộ các tân Bộ trưởng

Mấy tuần qua dân chúng xôn xao vì hiện tượng "thế hệ Bộ trưởng" nghĩa là những vị tân Bộ trưởng là những ngôi sao trong thiên hà chính trị nhờ nhờ ở xứ ta. Khởi đầu là Huệ bộ trưởng với slogan "Các anh kêu lỗ thì để người khác làm" đi kèm lời hứa "không tăng giá xăng cho tới cuối năm, trong bối cảnh giá xăng thế giới đang giảm, làm nức lòng chiến sĩ từ bô lão đến bé đi nhà trẻ.

Sau cú đó, Huệ bộ trưởng im lặng làm quần chúng hồ nghi bản lĩnh của ngài. Có kẻ xấu miệng còn tư vấn cho ngài, rằng Ngài là quan văn chỉ nên Làm Mạnh nhưng Nói Nhẹ, nghĩa là bốp chát như thế sẽ có kẻ tìm kẽ hở của ngài để phản công. Các bạn ơi lo xa chi vậy, Huệ bộ trưởng thuộc quyền quản lý của Bộ chính trị và Petrolimex cũng vậy, tức là họ không có mâu thuẫn về quyền lợi, chỉ khác nhau về sự ân thưởng mà thôi.

Bộ Tài chính chỉ quan tâm đến thuế, mà thuế suất trong xăng đã được ấn định rồi (chiếm khoảng 40% giá xăng), vấn đề là bộ Tài chính chỉ nắm được doanh thu bán xăng thông qua báo cáo từ Petrolimex. Mà giữa petrolimex với Hải quan có quan hệ ruột rà với nhau từ lâu, có thể bộ Tài chính đã phát hiện ra sự chênh lệch giữ nhu cầu đô la để nhập xăng với doanh số bán xăng của họ.

Giao thông bộ với sếp mới Đinh Thăng đã ra những quyết định khá sốc và quyết đoán. Ngài đi thị sát công trình và bãi chức trưởng công trình đề bạt người khác thay thế, làm người ta nhớ đến ông tướng họ Đinh (họ đi mượn, họ thật là Phan) lột lon chiến sĩ tại chiến trường và xé bằng của kỹ sư ngay công trường.

Tuy nhiên, cái quyết định to tát ấy (cách chức cấp dưới, điều người khác thay thế lập tức) lại chẳng ảnh hưởng gì tới dân chúng cả. Việc sân bay Đà Nẵng hoàn thành sớm hay muộn không hề làm giá vé máy bay rẻ đi. Hay nói cách khác, việc trừng phạt nghiêm khắc cấp dưới của ngài chỉ là chuyện nội bộ, không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của dân chúng mà ngài là người đại diện.

Hai đề nghị (chứ không phải quyết định) của ngài rất hợp lòng dân nhưng rất tiếc lại không được cấp trên của ngài đồng ý. Đó là, một là cấm xe máy nói riêng và xe cá nhân nói chung vào nội thành trong giờ làm việc; hai là đua xe trái phép sẽ bị tiêu hủy phương tiện và đồng thời bị phạt tiền.

Một thành phố trên triệu dân nào muốn phát triển bền vững cũng đều phải phát triển phương tiện đi lại công cộng. Mà phương tiện công cộng lại xung đột với phương tiện cá nhân, có thể nói là không đội trời chung với nhau. Đặc điểm đó dẫn tới không thể thay thế "dần dần" hay "thí điểm" được mà phải cưỡng bức, dứt khoát và bắt buộc. Những cách thức nửa vời theo kiểu thay thế từng phần chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại.

Đề nghị này vấp phải sự phản đối đáng kể của những người "yêu xe gắn máy". Nào là phương tiện công cộng không đủ để đáp ứng nhu cầu đi lại; thay thế như thế sẽ làm kế hoạch sinh hoạt học tập và làm việc bị xáo trộn, mất ổn định. Lẽ ra người to tiếng phản đối nhất là hãng sản xuất xe gắn máy, họ lại im lặng để cho những người có thế lực và "quần chúng" phản đối dùm cho họ.

Việc tiêu hủy phương tiện phạm pháp cũng là việc bình thường. Thậm chí một số nước còn có biện pháp chế tài thiến hoạn kẻ phạm tội hiếp dâm, hay gần ta có Hàn Quốc mới ra đạo luật tiêm thuốc làm mất khả năng sinh dục có thời hạn (15 năm) cho tội phạm ấu dâm. Chiếc xe đua trái phép hoàn toàn có khả năng gây ra tai nạn dẫn đến chết người hoặc thương tật trầm trọng cho người vô tội. Mặt khác chiếc xe dùng để đua thường là xe không có giá trị và đã được độ lại để thay đổi những thông số kỹ thuật trái với thiết kế của nhà sản xuất.

Vậy mà có không ít ý kiến của những kẻ tai to mặt lớn cho rằng cần phải tịch thu và sung vào công quỹ, bán lấy tiền bù đắp cho chi phí ngăn chặn đua xe, nôm na là "lấy mỡ nó rán nó". Đụng đến quyền lợi nhỏ nhoi cũng làm họ giãy nảy lên, con em những vị quan chức này là những kẻ tố chức đua xe.

Thế có sự liên quan nào giữa hai ngài thượng thư hai bộ trên. Có, đó là phương tiện chạy bằng xăng, mà trong xăng có thuế. Nếu phát triển phương tiện giao thông công cộng sẽ giảm lượng xăng tiêu thụ, qua đó sẽ làm thất thu ngân sách.

Dân chúng đang mong những ông Bộ trưởng khác tiếp tục thể hiện bản lĩnh chính trị.

Chú thích:
Xăng có nghĩa là xăng và dầu để chạy xe
Petrolimex là doanh nghiệp nắm 60% thị phần xăng dầu

Kỳ tới: Phương tiện giao thông công cộng vs xe cá nhân

P/S Thành kính phân ưu Steve Jobs

Monday, October 3, 2011

Đề án khôi phục đội bóng đá Thể công

Đội bóng đá Thể công là một trong ba đội bóng của Hà Nội thập niên '70 của thế kỷ trước trong đó Thể công thường thắng trong những trận đấu với Tổng cục Đường sắt. Hai cặp kỵ rơ còn lại là TCĐS thường thắng khi đối đầu Công an Hà Nội và CAHN thắng Thể công với tỷ lệ khá cao. Nói tới Thể công là những trung phong anh em Thế Anh, Cao Cường, Chi (bố của anh em Văn Sĩ Hùng) và Thêu; tiền vệ Mỵ, Thái, Hải; hậu vệ Hiển, Nhật, Dũng; trung vệ Giáp; thủ môn Khánh.

Đội đã tham gia thi đấu nhiều lần giải SKDA quân đội các nước XHCN và đã giành giải cao. Đội đã từng thắng Bát Nhất của Quách Gia Như, thắng Ngôi sao thành Pec mơ. Sau này ở giải Chuyên nghiệp mang tên vi-lít, thành tích của CĐV nổi trội hơn thành tích của cầu thủ, như là ném vật bẩn vào nhau với Nam Định, Nghệ An trên sân Cột cờ hay đánh nhau với CĐV Hải Phòng bên ngoài sân Hàng Đẫy. Trước đó Thể công đẫ để lại dấu ấn không thể nào quên khi phản bội lời giao ước với 3 đội khác trong nhóm 4 đội cuối bảng đấu chung kết ngược.

Bóng đá Việt Nam tiến lên chuyên nghiệp cũng là lúc mà Trung tâm TDTT Quân đội bàn giao cho Viettel. Viettel đang trên đà ăn nên làm ra nên không cần đến Thể công để quảng cáo nữa. Điều gì cần đến đã đến, Thể công đã làm tròn sứ mệnh của mình. Đội bóng giải tán, các cầu thủ về đá cho Thanh Hóa hay Ninh Bình và theo đó Hội Cổ động viên Thể công không còn đối tượng để cổ vũ nên ai về nhà nấy, chấm dứt thời kỳ bóng đá phong trào.

Thể công được chính cơ quan chủ quản của nó rũ bỏ không thương tiếc nay lại được cuộc vận động một triệu chữ ký xin hồi sinh đội. Ý chí thì đã rõ nhưng chưa thấy ai bàn đến việc vận hành đội bóng. Như trên đã trình bày, Trung tâm TDTT quân đội không được ngân sách cấp nuôi đội bóng, còn Viettel không mặn mà nếu không muốn nói xem như của nợ.

Một triệu người ký tên ủng hộ tái sinh đội Thể công sẽ thành lập Hội CĐV một triệu người, sau đây gọi tắt là Hội. Thành viên của Hội chỉ cần mỗi người đóng góp 200 ngàn đồng là ta đã có ngân quỹ 200 tỷ đồng. Số tiền này đem gửi tiết kiệm dài hạn lãi suất 14%, lợi tức tiền gửi mỗi năm 28 tỷ đồng đủ kinh phí nuôi đội bóng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Thành viên của Hội sẽ được xem truyền hình cáp miễn phí những trận đấu của đội nhà trong suốt thời gian tồn tại của đội bóng và được ưu tiên mua vé vào sân cổ vũ đội nhà thi đấu.

Saturday, October 1, 2011

Bài hát hữu nghị Việt Nam - Trung Hoa

Hôm nay ngày Thập Nhất, "Quốc Khánh" nước CHND Trung Hoa. Từ ngày này 1/10/1949 trở đi, bằng sự giúp đỡ chí tình siêu vụ lợi của tình Quốc tế vô sản, chúng ta đã thắng được cả hai đế quốc to, thống nhất 3 kỳ của đất nước, mở đầu thời kỳ "Mỗi triệu người vui có triệu người buồn". Để chào mừng quốc khánh bạn, xin trân trọng giới thiệu nhạc phẩm bất hủ của nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác năm 1966. Lời Nho cũng được nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác. Tuy nhiên do sửa đổi nhiều lần lời chữ Hán nên đôi chỗ không thống nhất, nhưng nhìn chung là ca ngợi tinh thần hữu nghị.



Phiên âm Quan Hỏa

duề nan chung hua, shan lien shan, shuy lien shuy
Cung lìn cồng hai ú men yí shang chào yang
Cung young yì chàng xì yao chàng yéng wan xàng wan
Ching chén cồng tĩnh yì gảo chàng
hai hai, cung lì xáng xin xàng lien
xèng bi đơ lù xằng pi-áo yàng
hai hai u minh gao tu wan shuy
hù chí ming mao chè tung

Bính âm

yuè nán zhōng guó shān lián shān shuǐ lián shuǐ
gòng lín dōng hǎi wǒ men yǒu yí chà zhāo yáng
gòng yǐn , jiāng shuǐ zhāo xiāng jiàn wǎn xiāng wàng
qīng chén gòng tīng xióng jī gāo chàng
hei hei , gòng lǐ xiǎng xīn xiāng lián
Shènglì de lù shàng hóngqí piāoyáng
hei hei , wǒ men gāo hū mò suì
hú zhì míng máo zé dōng

Hán Việt

việt nam trung hoa san liên san thủy liên thủy
cộng lâm đông hải ngã môn hữu nghị hướng triêu dương
cộng ẩm , giang thủy triêu tương kiến vãn tương vọng
thanh thần cộng thính hùng kê cao xướng
a , cộng lí tưởng tâm tương liên
thắng lợi đích lộ thượng hồng kì phiêu dương
a , ngã môn cao hô vạn tuế
hồ chí minh mao trạch đông

Chữ Hán

越南中国山连山水连水
共临东海我们友谊向朝阳
共饮, 江水朝相见晚相望
清晨共听雄鸡高唱
啊, 共理想心相连
胜利的路上红旗飘扬
啊, 我们高呼万岁
胡志明 毛泽东