Vụ máy bay chở khách của Mã Lai "mất tích", báo giới đưa đến cho độc giả một rừng thông tin... rác. Các nghi vấn được đặt ra và lần lượt bị bác bỏ. Trục trặc kỹ thuật, hay cướp máy bay, hay cảm tử dần dần bị loại bỏ vì không thuyết phục. Những thông tin cần biết để phân tích chân dung sự việc thì bị làm lơ.
Phía Mã Lai, đến thời điểm máy bay bay "hết dầu" rồi mà phía Mã Lai vẫn chưa vẽ xong đường bay. Không biết máy bay bay về hướng Vũng Tàu hay Bangkok hay ra Ấn Độ Dương (eo biển Malacca). Kiểm soát không lưu Mã hoàn toàn nắm được tọa độ theo thời gian của chiếc phi cơ. Họ ấp úng để che dấu điều gì mập mờ khác.
Cả vạn vệ tinh giám sát của những ông lớn bay trên không gian, đến quả tên lửa hành trình đường kính chưa tới 1m cũng không thoát khỏi tầm quan sát của vệ tinh. Nhưng chiếc máy bay lớn gấp trăm lần quả tên lửa thì không ai "nhìn thấy".
Thái Lan rũ bùn đứng dậy, nổi lên là một trung tâm chuyển người lậu sang châu Âu.
Anh để quên con anh ngoài chợ, anh phải biết được lần cuối cùng anh rời cháu ở chỗ nào, lúc mấy giờ. Anh lúng túng như vậy nghĩa là anh mang con bỏ chợ hoặc anh lấy con anh là phương tiện vận chuyển hàng cấm, anh từ chối liên hệ khi con anh bị bắt. Thứ nữa, an ninh Mã Lai bỏ qua khâu kiểm soát Hộ chiếu trong danh sách hộ chiếu bị mất cắp theo thông lệ.
Vệ tinh của các nước lớn với mật độ dày đặc trên không gian chắc chắn ghi được hình ảnh toàn bộ lộ trình của chiếc máy bay. Nhưng họ không dám tiết lộ vì sợ mang tiếng là kẻ chuyên đi nhòm ngó nhà người khác.
Xứ Thái Lan ban đầu dường như không liên quan. Từ nghi ngờ hộ chiếu đánh cắp kia được dùng cho chiến binh cảm tử, người ta mới lần ra đường dây đưa người vào các nước châu Âu với tấm hộ chiếu châu Âu (bị đánh cắp ở Thái).
Mã Lai đã làm ngơ không đối chiếu hành khách với danh sách các hộ chiếu bị đánh cắp trên thế giới. Hành khách giả lọt được lên máy bay thì phi công giả cũng có thể. Ta hãy nhớ lại vụ 911.
Với Việt Nam, trong vụ này được cũng có mà mất cũng có. Được là nhà nước đã phải chi tiêu không nhỏ trong công tác cứu hộ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mỗi chi tiêu nhà nước thất thoát khoảng 30%, theo đó những cá nhân phục vụ trong bộ máy cũng được hưởng lợi rơi vãi.
Người Việt gần đây có xu hướng tìm cách ra nước ngoài để sinh sống, bằng mọi giá bất chấp rủi ro. Có thể là vượt biên bằng thuyền; có thể là đi lao động xuất khẩu rồi bỏ trốn; có thể là đi du lịch rồi tách đoàn; có thể là qua trung gian Đông Âu rồi sang nước Anh bằng xe tải etc. Nhưng một cách ra đi tiềm năng nay đã bị lột trần. Đó là, chỉ cần đi sang Thái rồi từ Thái bay sang châu Âu bằng hàng không Mã Lai dưới một tấm hộ chiếu châu Âu.
Báo nào cũng định hướng cả, dù báo đó có ở xứ giãy chết hay không.
Wednesday, March 12, 2014
Tuesday, March 4, 2014
Giải pháp cho xứ Ucraine
Thế giới đang quan tâm đến xứ Tiểu Nga, có tên gọi là Ô Khắc Lan hay Ucraine (sau đây viết tắt là U) (*). Đọc báo đảng (xu hướng hiện tại là không thân thiện với U) có cảm giác như sắp chiến tranh đến nơi, quân Nga sắp đè bẹp quân U như tiền lệ Gruzia. Các nhà ngoại giao phương Tây chạy như con thoi. Sự thực có đến mức đó không.
Nước Nga thì lúc nào cũng muốn chiếm lại phần thuộc địa thời Liên xô (cũng là thời Sa hoàng), nên chỉ chờ ngòi nổ từ phía U là có cớ tổng công kích. Châu Âu không muốn chiến tranh bởi vì họ ngại một làn sóng tỵ nạn thế kỷ 21. Chính phủ U đang vỡ nợ nên Quân đội U hiện tại không có xăng dầu để vận hành khí tài.
Nhưng không phải phía Nga không có nhược điểm. Khảo sát hôm thứ Hai cho thấy 73% người Nga không ủng hộ một cuộc xâm lược. Một đồng minh chiến thuật của Nga trong các vấn đề quốc tế là Trung Quốc tuyên bố: Chúng tôi tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine (**). Vì thế, chiến tranh khó có thể xảy ra theo ý muốn của người Nga.
Nội bộ Ucraine thì lại có quá nhiều vấn đề. Kết quả bầu cử xứ U phân chia rõ ràng theo 2 phía đông - tây, thể hiện ở biểu đồ:
Kinh tế 2 miền đông - tây U cũng khác nhau. Trừ Kiev, các tỉnh nói tiếng Nga giàu có hơn các tỉnh nói tiếng U bản địa.
Quan hệ 2 miền đông - tây chỉ còn lại là sự khác biệt về mọi phương diện.
Rõ ràng, người U không muốn sống chung với người Nga và người Nga tại U cũng không muốn sống chung với người U. Đã Cạn tàu ráo máng thì sống chung với nhau để hành hạ nhau làm gì, tạo cơ hội cho nước Nga Putin đục nước béo cò. Chi bằng cứ chia tách ra Đông U và Tây U. Tây U thì quan hệ với châu Âu, Đông U muốn sáp nhập vào Nga cũng được. Như vậy, tránh được căng thẳng và những khoản đầu tư của châu Âu và Nga vào U không mất. Và nhất là 2 nước Đông U và Tây U có thêm được khoản thu nhập từ lệ phí Chiếu khán.
Việt Nam, đã từng có 2 nước như thế. Đất rộng mà nghèo, để làm gì.
Chú thích:
(*) Ô Khắc Lan được ghi vào lịch sử thế giới là một nơi xảy ra nạn đói 1932-1933 do chính sách trưng thu lương thực của chính quyền xô viết. Con số được nhiều sử gia công nhận là 7 triệu người chết đói chiếm 1/4 dân số.
(**) Báo đảng lại nói ngược lại.
Nước Nga thì lúc nào cũng muốn chiếm lại phần thuộc địa thời Liên xô (cũng là thời Sa hoàng), nên chỉ chờ ngòi nổ từ phía U là có cớ tổng công kích. Châu Âu không muốn chiến tranh bởi vì họ ngại một làn sóng tỵ nạn thế kỷ 21. Chính phủ U đang vỡ nợ nên Quân đội U hiện tại không có xăng dầu để vận hành khí tài.
Nhưng không phải phía Nga không có nhược điểm. Khảo sát hôm thứ Hai cho thấy 73% người Nga không ủng hộ một cuộc xâm lược. Một đồng minh chiến thuật của Nga trong các vấn đề quốc tế là Trung Quốc tuyên bố: Chúng tôi tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine (**). Vì thế, chiến tranh khó có thể xảy ra theo ý muốn của người Nga.
Nội bộ Ucraine thì lại có quá nhiều vấn đề. Kết quả bầu cử xứ U phân chia rõ ràng theo 2 phía đông - tây, thể hiện ở biểu đồ:
Bầu Tổng thống 2010 |
Bầu Tổng thống 2004 |
Bầu Tổng thống 1994 |
Kinh tế 2 miền đông - tây U cũng khác nhau. Trừ Kiev, các tỉnh nói tiếng Nga giàu có hơn các tỉnh nói tiếng U bản địa.
Quan hệ 2 miền đông - tây chỉ còn lại là sự khác biệt về mọi phương diện.
Người ủng hộ chính quyền mới bị những người thân Nga đánh ở TP Kharkov ngày 1-3 |
Rõ ràng, người U không muốn sống chung với người Nga và người Nga tại U cũng không muốn sống chung với người U. Đã Cạn tàu ráo máng thì sống chung với nhau để hành hạ nhau làm gì, tạo cơ hội cho nước Nga Putin đục nước béo cò. Chi bằng cứ chia tách ra Đông U và Tây U. Tây U thì quan hệ với châu Âu, Đông U muốn sáp nhập vào Nga cũng được. Như vậy, tránh được căng thẳng và những khoản đầu tư của châu Âu và Nga vào U không mất. Và nhất là 2 nước Đông U và Tây U có thêm được khoản thu nhập từ lệ phí Chiếu khán.
Việt Nam, đã từng có 2 nước như thế. Đất rộng mà nghèo, để làm gì.
Chú thích:
(*) Ô Khắc Lan được ghi vào lịch sử thế giới là một nơi xảy ra nạn đói 1932-1933 do chính sách trưng thu lương thực của chính quyền xô viết. Con số được nhiều sử gia công nhận là 7 triệu người chết đói chiếm 1/4 dân số.
Bia tưởng niệm |