Wednesday, July 8, 2015
Kinh tế Trung Quốc
Kinh tế Trung Quốc đứng số 1 thế giới nếu tính sản lượng theo PPP hoặc đứng thứ 2 sau Mỹ nếu tính theo hối suất chính thức. Ở gần TQ, kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội và thách thức.
Những cơ hội đó là:
- xem TQ là thị trường (không đáy) tiêu thụ nông phẩm của VN
- mua được hàng hóa sản xuất từ TQ với giá rẻ do cự ly vận chuyển ngắn
- đất nước TQ quá rộng nên nguồn cung ứng nội địa của họ có thể đắt hơn nguồn cung từ VN
Những thách thức:
- kinh tế TQ tính theo đầu người gấp 5 lần VN
- khoa học kỹ thuật của TQ tuy là hạng thấp của thế giới nhưng đã phát triển vượt bậc nếu so sánh với VN
- thương nhân TQ làm ngoại thương được sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, xem như là một chính sách
- chính sách của chính quyền VN là nhất quán với chính quyền TQ do đồng quan điểm của lãnh đạo 2 phía.
Do đó, sự thăng trầm của kinh tế TQ sẽ có ảnh hưởng có trọng lượng đến kinh tế VN.
Kinh tế TQ phát triển rất nhanh đồng thời với những vấn đề:
- nhà giàu TQ "đầu tư" ra nước ngoài để tìm đường di cư cho gia đình, giòng tộc của họ
- tăng trưởng còn 7% đã là vấn đề của TQ. Trong khi, Nhật tăng trưởng âm 20 năm nay; các nước OCDE tăng trưởng 3% là quá cao
- tổng nợ của TQ khoảng 280% GDP, nhưng chủ nợ chủ yếu là nội địa
Gần đây, có những giả thuyết tiên đoán kinh tế TQ sẽ "sụp đổ" trong tương lai gần. Các thành viên có muốn tiếp tục đề tài này không.
Sunday, July 5, 2015
Dân chủ để làm gì
Tặng thành viên Vương Chí Sình
Một bạn netter đặt câu hỏi: Tại sao trong quan hệ với các nước, Mỹ đặt vấn đề dân chủ trước hết. Nói theo ngôn ngữ trong nước, dân chủ là tiên quyết. "Tiên quyết" không đúng trong trường hợp này. Thực tế, dân chủ tới đâu thì quan hệ gần gũi tới đó.
Dân chủ là gì. Xin mời tìm một định nghĩa mà BS Phạm Hồng Sơn đã dịch sang Việt ngữ cách nay hơn 10 năm. Nói nôm na, Dân chủ chính là Pháp trị. Ở đâu pháp luật được thực thi tới mức độ thì dân chủ hoàn thiện tới đó. Nơi nào mà ở đó có một nhóm người chà đạp (thường gọi là "ngồi xổm") lên pháp luật thì nơi đó không có dân chủ.
Không chỉ có Mỹ đòi hỏi dân chủ đối với đối tác của họ, mà các nước dân chủ khác như Anh, Pháp, Đức cũng yêu cầu như vậy. Ai cũng biết, trong quan hệ với 2 nước lớn còn lại, Nga và Trung Quốc không cần dân chủ. Thành ngữ Việt Nam gọi hiện tượng này là "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã".
Là người đàng hoàng, bạn không e dè khi quan hệ với một gia đình có lễ giáo, phép tắc. Là nhà kinh doanh, bạn muốn làm ăn với một đối tác có quy trình nội bộ quy củ, có quá khứ tôn trọng hợp đồng.
Việc hợp tác kinh tế với những xứ coi trọng quyền lợi của công nhân vẫn là giải pháp an toàn hơn. Ở nơi công nhân có thu nhập khá hơn thì nhà đầu tư sẽ bán được nhiều hàng hóa ở đó hơn, là một trong những mục tiêu của đầu tư. Quyền lợi của công nhân bảo đảm thì phẩm chất hàng hóa cũng bảo đảm hơn, tỷ lệ bị phá hoại bởi công nhân ít hơn.
Việc hợp tác quân sự càng đòi hỏi cao hơn về dân chủ và nhân quyền. Bán vũ khí cho những xứ mà lãnh đạo ở đó do dân bầu lên thì ít có nguy cơ vũ khí đó quay trở lại bắn lại người cung cấp nó.
Đó là, lợi ích dưới góc độ của một chính quyền dân chủ khi hợp tác với một nước khác.
Một bạn netter đặt câu hỏi: Tại sao trong quan hệ với các nước, Mỹ đặt vấn đề dân chủ trước hết. Nói theo ngôn ngữ trong nước, dân chủ là tiên quyết. "Tiên quyết" không đúng trong trường hợp này. Thực tế, dân chủ tới đâu thì quan hệ gần gũi tới đó.
Dân chủ là gì. Xin mời tìm một định nghĩa mà BS Phạm Hồng Sơn đã dịch sang Việt ngữ cách nay hơn 10 năm. Nói nôm na, Dân chủ chính là Pháp trị. Ở đâu pháp luật được thực thi tới mức độ thì dân chủ hoàn thiện tới đó. Nơi nào mà ở đó có một nhóm người chà đạp (thường gọi là "ngồi xổm") lên pháp luật thì nơi đó không có dân chủ.
Không chỉ có Mỹ đòi hỏi dân chủ đối với đối tác của họ, mà các nước dân chủ khác như Anh, Pháp, Đức cũng yêu cầu như vậy. Ai cũng biết, trong quan hệ với 2 nước lớn còn lại, Nga và Trung Quốc không cần dân chủ. Thành ngữ Việt Nam gọi hiện tượng này là "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã".
Là người đàng hoàng, bạn không e dè khi quan hệ với một gia đình có lễ giáo, phép tắc. Là nhà kinh doanh, bạn muốn làm ăn với một đối tác có quy trình nội bộ quy củ, có quá khứ tôn trọng hợp đồng.
Việc hợp tác kinh tế với những xứ coi trọng quyền lợi của công nhân vẫn là giải pháp an toàn hơn. Ở nơi công nhân có thu nhập khá hơn thì nhà đầu tư sẽ bán được nhiều hàng hóa ở đó hơn, là một trong những mục tiêu của đầu tư. Quyền lợi của công nhân bảo đảm thì phẩm chất hàng hóa cũng bảo đảm hơn, tỷ lệ bị phá hoại bởi công nhân ít hơn.
Việc hợp tác quân sự càng đòi hỏi cao hơn về dân chủ và nhân quyền. Bán vũ khí cho những xứ mà lãnh đạo ở đó do dân bầu lên thì ít có nguy cơ vũ khí đó quay trở lại bắn lại người cung cấp nó.
Đó là, lợi ích dưới góc độ của một chính quyền dân chủ khi hợp tác với một nước khác.