Lời bạt ngày 16/4/2011:
Trong tuần qua, giá vàng thế giới tính theo đồng đô la lập thêm kỷ lục mới. Bài này được đăng cách đây 3 tháng, nhưng cho đến nay còn thời sự.
Trong vòng một tháng gần đây, những tin về thất nghiệp Mỹ giảm hay kinh tế Đức hồi phục nhanh làm cho giá vàng hạ đôi chút. Nhưng theo chuyên gia Peter Krauth giá vàng có thể lên đến $1900 so với dưới $1400 mỗi ounce như hiện nay, do 4 lý do chính
1. Lạm phát
Các hoạt động kích thích tăng trưởng của tất cả các nước trên toàn cầu đã tạo ra lạm phát. Trong suốt 2 năm Chính phủ các nước Mỹ, Âu, TQ, Nhật Bản và các nước khác thi nhau tăng chi tiêu và in tiền. Nhiều ngàn tỷ mỹ kim thanh khoản được bơm vào thị trường khiến cho lạm phát tăng vọt. Trên thực tế 2 mặt hàng thực phẩm và xăng dầu không được tính vào chỉ số giá tiêu dùng CPI vì chúng có nhiều biến động. Chiến dịch bơm thanh khoản lần 2 trị giá 600 tỷ của Mỹ đã không kích thích tăng trưởng và giảm thất nghiệp như mong muốn. Thay vì đầu tư vào kinh tế Mỹ, luồng tiền đó lại chảy vào các nền kinh tế mới nổi nơi mà chúng được đổ vào những mặt hàng giữ giá như vàng. Với việc bơm tiền EQ2 không hiệu quả rất có thể FED Mỹ sẽ phải tiếp tục các đợt khác nữa. Lạm phát sẽ lây lan và bám rễ rất khó trị. FED sẽ phải đối phó bằng cách tăng lãi suất để kềm chế lạm phát và chặn đà tăng trưởng tín dụng. Thế nhưng phản ứng của các ngân hàng trung ương thường bất ngờ và quá chậm dẫn đến những vụ phá sản như ngân hàng Lehman Brothers. Sự mất lòng tin vào đô la làm cho giá trái phiếu Mỹ giảm mạnh và buộc phải tăng lãi suất trái phiếu. Cứ mỗi 18 ngày Hoa Kỳ bán ra một lượng nợ bằng sản lượng khai thác vàng trong 1 năm, HK có tổng vay nợ với giá trị bằng 1/3 tổng số lượng vàng hiện có trên thế giới.
2. Lượng cung vàng tăng yếu, thấp hơn nhiều so với lượng cầu
Bất chấp giá cao nhưng các công ty khai thác vàng không thể đáp ứng nhu cầu này. Giai đoạn 1997-2001 các cty chỉ khai thác quặng vàng với hàm lượng cao do giá vàng thời kỳ này xuống thấp kỷ lục. Từ năm 2001 giá vàng tăng liên tục các công ty chuyển sang khai thác quặng với hàm lượng thấp dẫn tới sản lượng vàng giảm. Trong 5 năm qua phẩm chất quặng vàng giảm 30% từ 1.8 xuống còn 1.3g vàng mỗi tấn quặng. Các nguồn quặng vàng được phát hiện hiện nay chỉ có hàm lượng 0.6g vàng một tấn, có nghĩa là để đạt được sản lượng hiện tại các cty phải khai thác khối lượng quặng gấp đôi. Giá trị của vàng tăng cao đến nỗi hàng triệu tấn phế thải vàng trước đây được xem là “quặng”, và phế phẩm trong quá trình khai mỏ được xem là trữ lượng trong đất. Dưới góc độ kinh tế mỗi khi Cầu tăng thì Cung cũng phải tăng theo qua đó giữ giá hàng hóa được ổn định. Tuy nhiên điều này không xảy ra với vàng đơn giản là không có nguồn quặng mới để tăng sản lượng khai thác và thay thế lượng vàng đi vào tiêu dùng. Trong năm qua sản lượng vàng trên thế giới tăng 3% trong khi giá vàng tăng 20%.
3. Cầu bùng nổ
Ấn và TQ chiếm 35% dân số thế giới là 2 quốc gia ưa chuộng vàng trong đó Ấn luôn là nuốc tiêu thụ vàng nhiều nhất trên thế giới. Năm ngoái Ấn nhập 500 tấn, trong 9 tháng đầu năm 2010 thì lượng nhập khẩu này bị phá vỡ. Dự báo nhu cầu tiêu thụ vàng của Ấn tăng 11% trong năm nay. Trong khi mức nhập vàng của TQ trong 10 tháng đầu năm nay tăng gấp 5 lần năm ngoái. Trong bình diện thế giới, dầu tư vào vàng sẽ tăng dẫn đầu là TQ, Ấn, Nga và Thổ. Theo hội đồng vàng thê giới thì lượng vàng tích trũ năm 2009 tăng 49% do ngày càng có nhiều là đầu tư thích vàng vật chất hơn là để vàng ảo trong tài khoản. Tổng giá trị đầu tư vào vàng trong quí 3 năm 2010 tăng đến mức kỷ lục là 9.6 tỷ đô la tăng 60% so với cùng kỳ vào năm ngoái. Nhu cầu vàng để trang sức và vàng trong công nghiệp cũng tăng tương ứng trong quí 3 là 8% và 13% so với năm trước. Một nhóm khách hàng đặc biệt trên thị trường vàng là các ngân hàng trung ương ở trung Đông hoặc châu Á. Trong năm qua các ngân hàng trung ương Ấn, Sri Lanka và Moritus đã mua tổng cộng 212 tấn vàng từ IMF với giá $1050 per oz, sau đó là Banglades mua 10 tấn với giá 1275. Ngân hàng trung ương Nga tiêu thụ hết 65% sản lượng vàng của nước này trong 2009 với khoảng 130 tấn. Trong khi đó Iran tuyên bố chuyển 45 tỷ mỹ kim dự trữ qua hình thức euro và vàng. Một số quốc gia Trung Đông khác chuyển 200 ngàn thùng dầu khai thác mỗi ngày sang vàng tương đương với 140 tấn vàng mỗi năm.
4. Đầu tư vàng vẫn còn dư tiềm năng
Đó là các nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức chưa sử dụng hết tiềm năng trên thị trường vàng. Có nghĩa là phân tích biểu đồ chu kỳ giá vàng lần trước cho thấy là tại thời điểm ngay sau khi giá mặt hàng này chạm đến đỉnh thì cổ phiếu của các cty liên quan đến vàng chiếm 26% tổng giá trị cổ phiếu trên toàn cầu nhưng trong năm 2009 các cổ phiếu vàng chỉ chiếm tỷ trong 0.8% đó là một con số không đáng kể. Rõ ràng là vàng còn tăng giá cho đến khi các cty kinh doanh vàng chiếm một tỷ trọng tương xứng trong danh mục của các nhà đầu tư.
Nguồn tham khảo http://moneymorning.com/2010/12/02/gold-price-forecast-four-reasons-the-yellow-metal-will-hit-1900-an-ounce-in-2011/
Bác Lý ơi,
ReplyDeleteSao cháu thấy bác Hải nói rằng, nguyên nhân chính giá vàng tăng là chiến tranh tiền tệ. Còn lại các nguyên nhân khác (lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng, suy trầm, khủng hoảng, cung-cầu, niềm tin) chỉ là râu ria?
Đọc bài này của bác Lý thì cháu nghĩ là bác ngầm ý khuyến cáo mọi người để tiền ở trong vàng ạ?
Bài này nêu 4 lý do để giá vàng còn khả năng tăng bằng phân tích cơ bản.
ReplyDeleteChiến tranh tiền tệ là một cách nói "khủng bố", thực chất nước A nhập siêu của nước C nghĩa là nước A đã viện trợ cho nước C một khoản đầu tư. Mỹ đang là một thị trường tiêu thụ hàng hóa chủ yếu của TQ, trong khi mục tiêu của tư bản Mỹ là đầu tư ra nước ngoài để bán hàng tại chỗ. Việc giá vàng tăng sẽ làm kém đi việc xuất khẩu của TQ.
Trong kinh tế có những điều người ta không bao giờ nói ra. Chẳng hạn người ta nói "thiếu điện" có nghĩa là giá điện sẽ tăng kéo theo những giá khác tăng. Hoặc là nói "chi ra 10 ngàn tỷ đồng bù lỗ xăng dầu" có nghĩa rằng xăng dầu sẽ tăng nhảy vọt nay mai. Việc tăng hay giảm giá mỗi ngày 50 hay 100 đồng không tác động mạnh đến giá cả hàng hóa. Nhưng tăng giá 2000 đ mỗi lít đồng thời sẽ làm tăng giá dĩa cơm một giá trị tương ứng.
Bác Lý ơi,
ReplyDeleteCháu thấy là bác kiến giải rất dễ hiểu. Chỉ trừ những trường hợp bác nói vòng, nói tránh.
Vậy liệu chu kỳ đạt đến giá đỉnh của năm 2011 có phải là tháng 11 không ạ?
Năm 2009 & 2010 đều đạt đỉnh ở tháng 11. Liệu có liên quan gì giữa tháng 11 các năm. Có phải lúc đó chuẩn bị quyết toán sổ sách của năm không ạ?
Bộ Tài Chính đang 'lắng nghe' ý kiến về thuế thu nhập cá nhân đấy ạ. Bác có cao kiến gì để làm lợi cho dân không?
ReplyDeleteCháu thì không ngại đóng thuế nhưng mà cũng rất muốn được giảm thuế.
Dear Mèo ú,
ReplyDeleteDân xứ mình thu nhập vốn đã thấp lại thêm phải để dành nên chi tiêu rất ít, do đó mà Cung hàng hóa cũng thấp theo. Những dịp có thêm chút thu nhập lại là lúc mà Cung không theo kịp cầu. Những dịp đó là thanh toán cuối năm hoặc thanh toán khoản chi lớn. Đợt lạm phát vừa rồi do cơn lũ thanh toán Đại lễ ngàn năm gây ra.
Do năng suất lao động thấp kéo theo Thuế trực thu của ta rất thấp nên phải dùng các nguồn gián thu khác để bổ sung. Thông lệ quốc tế thuế bất động sản là nguồn thu đáng kể, ở ta không thu thuế này nên số tiền thu nhập sau thuế lại tiếp tục bị đánh thuế thông qua Thuế VAT hoặc Tiêu thụ đặc biệt.
Nếu làm doanh nghiệp ta có thể đưa các khoản chi cho gia đình vào chi phí doanh nghiệp. Còn thuế thu nhập cá nhân thì phải theo luật thôi.
Dear bác Lý Toét!
ReplyDeleteKhái niệm lạm phát mà bác nói là do cơn lũ thanh toán vào dịp đại lễ gây ra. Cái này khó hiểu quá Bác có thể giải thích cho chãu rõ hơn được không ạ. Cảm ơn bác nhiều.
Theo cháu biết thì lạm phát là do cugn tiền lớn hơn cung hàng hóa. vậy có thể hiểu dịp đại lễ này Chính Phủ đã bơm lượng tiền khá lớn vào nền kinh tế nhưng lượng hàng hóa vẫn không đáp ứng được nên giá cả tăng và lạm phát.
Dear Chopper,
ReplyDeleteVề nguyên lý, tiền tệ đưa ra lưu thông phải thông qua việc trả lương, có nghĩa là lượng tiền mặt phải có một lượng hàng hóa đối ứng.
Chi cho Đại lễ giống như khoản chi đột xuất. Ban dầu chính phủ ứng 1 ít vốn cho nhà thầu, còn lại nhà thầu tự huy động. Đến khi xong việc phải thanh toán cho nhà thầu, lúc này lấy tiền từ máy in ra. Số liệu tháng 11 năm 2010 in ra 108 ngàn tỷ đồng http://www.vietfinancenews.com/2010/11/central-bank-pours-vnd108-trillion-into.html
@Thưa bác Lý
ReplyDeleteIn tiền chi cho Đại lễ, tăng thuế để bù vào đồng tiền Việt mất giá...vofg xoắn ấy chả lẽ chính phủ không biết. Cái an nguy của nhính họ sao?
Em chưa hiểu rõ lắm ích và lợi của khái niệm kết hối khi nền kinh tế nguy nan. Bác Lý giải thích giùm.
Em cảm ơn
Họ biết chứ sao không, và họ biết chắc chắn không ai dám làm gì cả. Giá hàng hóa đắt vô lý so với thế giới mà ai cũng vui vẻ, nên mới gọi là lạc quan. Kết hối là uyển ngữ nói lên sự trưng dụng ngoại tệ, việc lưu hành ngoại tệ là bất hợp pháp. Biện pháp này là cùng cực, vì nó chẳng thu được bao nhiêu.
ReplyDelete@ Dear bác Lý
ReplyDeleteTrưng dụng ngoại tệ của ai? Của doanh nghiệp? Của người gửi ngân hàng? Ui, ui Bác Lý chác là không phai chứ? Sao cướp không thế được ạ? Loạn mất!
@ Yen Nhi,
ReplyDeleteHọ sẽ ưu tiên Doanh nghiệp trước rồi mới tới tư nhân gửi ngân hàng. Nhưng mà đó là cùng cực, người ta sẽ không làm như vậy vì những lý do sau:
1. Sẽ gây xáo trộn lớn, mới phá giá một chút mà đã gây tác dụng dây chuyền rồi. Khoảng cách giữa giá thị trường với giá qui định càng cách xa.
2. Sẽ không thu được nhiều
2.1. Chỉ làm được 1 lần, và dễ động loạn
2.2. Tiền của đại gia rất tiếc lại không ký thác tại VN.
2.3. Sẽ mất phần lớn nguồn kiều hối.
3. Nhiều biện pháp khác tạo nguồn thu tốt hơn nhiều đó là thuế. Xăng là mặt hàng thiết yếu nhưng lại bị đánh thuế như bài lá hay vàng mã.
KL: kết hối nghĩa là tới số rồi đấy. Còn chờ gì nữa mà không chuẩn bị cocktail molotov.
Em đọc lại thấy sợ quá.Họ liệu có cưu được không.Thể nào các ấy kiếm bạt mạng.Nhà em có 2 xuất lương hưu của ông bà.Em thì kiếm ngoài.Đất ế rồi
ReplyDeleteCon đang tìm hiểu về chu kỳ.
ReplyDeleteCỤ thể là chu kỳ giá cao su để đầu tư.
Trong kinh tế có mô hình nào dự báo được chu kỳ không chú.
Chào bạn, bác Lý chưa trả lời nên mình đóng góp ý kiến thôi.
ReplyDeleteĐầu tư vào lĩnh vực hàng hóa như Soft commodities (cà phê, cao su, ca cao...) hay grain commodities (rice, wheat, corn, ) đều có chu kỳ.
Có hai cách tính là dựa vào các phương pháp phân tích tài chính trên cở sở giá quá khứ hoặc dựa vào chu kỳ thời tiết, đơn giản là một năm có bốn mùa, có năm sẽ khô hạn, có năm mưa nhiều...tất cả đều gây ảnh hưởng đến mùa màng và cuối cùng là giá của hàng hóa.
Phương pháp phân tích giá hàng hóa để đầu tư dựa trên kinh nghiệm có thể tham khảo tại đây http://www.cfdassets.com/p/commodities.html