Bên lề họp Quốc hội báo Đầu tư phỏng vấn TS Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, về chính sách vàng và ngoại tệ, ông Kiên đã cung cấp một số thông tin đáng lưu ý.
Theo ông số người không bị ảnh hưởng bởi chính sách cấm vàng và ngoại tệ bao gồm:
- 7 triệu công chức viên chức nhà nước ăn lương từ ngân sách
- 13 triệu công nhân trong các ngành nghề với thu nhập bình quân 2 triệu/tháng
- Hàng chục triệu nông dân
- Hàng triệu người hưởng lương hưu
Tuy không đề cập đến người thất nghiệp nhưng có lẽ ông cũng ám chỉ đến thành phần này. Ông khẳng định số bị ảnh hưởng là những kẻ đầu cơ, “lướt sóng” trên thị trường vàng, thị trường ngoại tệ, mà những hoạt động đầu cơ lướt sóng này không được khuyến khích, vì đã gây bất ổn đến nền kinh tế.
Để hiểu rõ hơn việc ông phân trần rằng nhà nước không cấm giao dịch vàng và ngoại tệ, phóng viên hỏi ông đã từng mua đô "đúng nơi quy định" lần nào chưa, ông giả lả "Theo tôi được biết ..." Ông có mặt tốt đó là chân thật, ông chưa từng đến những "nơi quy định" đó thật. Cái mà theo ông biết, là phí 2% nó giống như một loại lệ phí sử dụng đô la khi đi nước ngoài hoặc gửi ra nước ngoài với mục đích học tập.
Về vấn đề phá giá đồng bạc tuy ông thừa nhận tuy Đồng có giảm giá so với đô nhưng ông lại nói dối rằng tiền đồng không giảm giá so với các đồng bạc khác trong khu vực. Lấy số liệu giá mua đồng Baht Thái từ NH Ngoại Thương Việt Nam, tại 3 thời điểm:
27/3/2011 : 677.79 / 711.52 đồng
27/9/2010 : 623.26 / 649.87 đồng
27/3/2010 : 576.01 / 601.72 đồng
Cuối cùng ông nhận định lãi suất USD ở VN cao nhất nhì thế giới, gấp nhiều lần tại quê hương đồng đô la. Theo ông đây là điều bất hợp lý. Tại sao các ngân hàng lại không biết điều đó - lãi suất USD quá cao.
Xin nói thêm ông tiến sĩ này nguyên là Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan, ngành nghề mà người ta phải chạy cả trăm ngàn đô để kiếm một chân kiểm hóa.
***
Nếu nhà nước chỉ phải trả bình quân 2 triệu đồng / tháng cho 7 triệu công chức, viên chức vị chi ngân sách hàng năm phải chi tới 168 ngàn tỷ đồng tương đương hơn 8 tỷ đô la. Thành phần này là cốt cán của chế độ không thể là khách hàng tiêu thụ những tô phở bò Kobe đáng giá 850 ngàn đồng mỗi tô đang được cổ vũ ở đây. Rốt cuộc của ngon vật lạ cũng chỉ dành để dâng cho những kẻ gây bất ổn cho nền kinh tế.
Xem chi tiết bài phỏng vấn ở đây Chỉ những người đầu cơ mới hoang mang.
* Ăn theo TS Kiên, xăng lên giá chỉ có ai đi xe máy mới hoang mang.
* Đồng chí Thứ trưởng Tư pháp cũng góp phần phá hoại chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô do chính phủ phát động. Thay vì gửi tiền vào Ngân hàng lấy lãi và góp phần ổn định vĩ mô, ông Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp lại để tiền mặt trong ngăn kéo bàn làm việc. Số tiền là 245 triệu đồng và 2 ngàn USD. Ai cũng giữ tiền riêng thế này làm sao có tiền lưu thông, làm tăng lãi suất huy động dẫn đến hàng loạt hệ lụy lạm phát khác.
Bác lý em nghĩ thế này có đúng không?
ReplyDeleteNếu ở các nền kinh thị trường mạnh thì việc lướt sóng không thể ảnh hưởng nhiều tới thị trường. nhưng ở vn thì ngược lại.
Ông này nói láo.Một cái máy Quốc Đắt hơn trước tết 100 triệu.Các công trường dừng lại hết chờ vốn chờ giá.Mấy "thằng"buôn nó mà không làm việc thì cả làng sống nhăn răng.
ReplyDeleteVấn đề là ai đang đầu cơ vàng đô? hehe
ReplyDeleteDear all,
ReplyDeleteChỉ cần biết trước 1 ngày việc NHNN thay đổi tỷ giá, mỗi đô la kiếm được từ 500 đến 1500 đồng.
Ta gọi là lướt sóng, thiên hạ gọi là Forex, họ giao dịch hàng ngày đòn bẩy không hạn chế, có sao đâu, mà tạo ra cái gọi là "ngoại tệ mạnh".
Bảng Anh đã từng được quỹ Quantum khai thác, rồi có sao đâu. Vấn đề là các quan nhà ta thỉnh thoảng cho vợ con kiếm chác thông qua việc thay đổi tỷ giá, vô tình tạo ra xu hướng rõ ràng rằng VND luôn luôn xuống giá.
Để ý một chút trong lời khai của ông quan tiến sĩ. Giả sử lương tháng bình quân mỗi vị công viên chức là 2 triệu đồng, tiến ngân sách phải trả là: 2 triêu đồng x 7 triệu người x 12 tháng = 168 ngàn tỷ đồng (trên 8 tỷ đô hay 8% GDP).
ReplyDeleteTheo ông Nguyễn Đức Kiên thì chỉ những người đầu cơ mới hoang mang, còn đại bộ phận dân chúng thì không bị ảnh hưởng. Cái này là ông sai. Xin chỉ ra như sau:
ReplyDelete1. Người dân nghèo (nông dân, thợ thuyền, công nhân) nếu có một chút của để dành thì họ cũng tích lũy bằng vàng.
2. Họ có thể không trực tiếp bị ảnh hưởng nhưng chủ thuê họ, bạn hàng, đối tác, gia đình (bố mẹ, vợ con, bạn bè của các viên chức) bị ảnh hưởng.
3. Tạo ra hiện tượng khan hiếm giả đô trên thị trường và thít chặt đô trong ngân hàng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất, kinh doanh, nhất là trong những ngành phải nhập khẩu nguyên, vật liệu.
4. Tiền đồng bị giảm giá so với tất cả các ngoại tệ khác (trừ baht Thái chăng). Lý do, ở Việt Nam để xác định tỷ giá các ngoại tệ khác trừ đô la Mỹ thì các ngân hàng/tiệm buôn dùng tỷ giá chéo. Có nghĩa là quy đổi từ VD đô la Sing -> đô la Mỹ, sau đó từ Mỹ -> VND. Tỷ giá giữa các ngoại tệ khác với USD thời gian qua là tăng, và tỷ giá USD/VND cũng luôn tăng.
5. Nếu chấp nhận thu phí ngân hàng cho chuyển đổi (2%) thì duy trì chính sách hai tỷ giá. Ngân hàng lúc này không khác gì một chợ đen được bảo hộ. Tuy nhiên, thà vậy còn hơn việc trước đây, các DN phải mua đô với khoản chênh lệch thêm không có chứng từ. Từ đó nảy sinh việc mua bán hóa đơn để khỏa lấp các chi phí này. Còn nhớ trong một bài báo, một ngân hàng thừa nhận là lãi suất thực cao hơn quy định của nhà nước. Khoản chênh lệch này sẽ được ngân hàng cho vào chi phí VPP???
Ông Kiên này là trưởng ban kinh tế của Quốc hội mà trả lời lôm côm quá. Ông không đá bóng về để bác Giàu trả lời cho "nhất quán" có hơn không.
ReplyDeleteỔng xúi người ta mua vàng trong khi giá đang hạ mà mọi người không hiểu. Vàng chảy qua Thụy sỹ trong 2 năm qua cũng kha khá.
ReplyDeleteBài này hay quá bác ơi!
ReplyDeleteGiá vàng đang thấp quá, mà nhà cháu lại không có tiền mua.
Bác có nghĩ là sau đợt tăng giá xăng này sẽ có đợt tăng giá đô nữa không?
Xăng dầu lên đánh rụp bác chẳng báo gì cả.Hơi trách bác.
ReplyDeleteGạo muối rau đậu thịt cá vừa âm thầm, vừa công khai, vừa mãnh liệt lên giá. Khi lạm phát người ta chỉ trông vào vàng.
ReplyDeleteVề khai thác và chế biến vàng, cty Canada không tiếp tục ở Bồng Miêu thay vào đó là "vàng thổ phỉ" sản lượng vàng sẽ giảm là một yếu tố làm giá tăng.
@ Đậu Tương,
Biết trước thì làm được cái gì, đổ được 1 bình xe Honda cơ hội có 5 ngàn đồng.
Xăng lên giá thì không biết nhưng xăng xuống giá thì không bao giờ.
Biết trước vẫn hơn chứ bác. Ít nhất trong lúc này, có một niềm vui nho nhỏ là chạy trước chính phủ một tí cũng vui cả ngày.
ReplyDeleteĐợt tăng giá trước, nhà cháu hoan hỉ vì đổ được bình xăng, vui cả ngày đi làm. hi hi.
Tuy tính kinh tế không cao, phải nói là không đáng kể, nhưng được một "niềm vui nho nhỏ" như thế, kể đời cũng đáng sống.
ReplyDeleteBác Lý ơi, bác cho em hỏi, nhiều người bảo xăng tăng vừa rồi là do Mỹ, Pháp oánh Libya, nên giá dầu tăng, mà theo em biết, thì Libya chỉ chiếm 2% sản lượng dầu thế giới. Theo bác thì sao ạ?
ReplyDeleteNhiều người bảo Mỹ, Pháp vì nhăm nhăm mấy cái giếng dầu ở Libya nên oánh Gadafi, họ dẫn chứng nếu bảo vì nhân đạo thì sao lại không oánh Triều Tiên truớc đi.
Giá dầu tăng vì nổ lò nguyên tử bên Nhật, dân đầu cơ kỳ vọng Nhật dùng dầu để bù vào điện năng do tổn thất nhà máy điện nguyên tử.
ReplyDeleteMỹ đánh rồi chiếm Iraq có vì dầu Iraq đâu. Thế giới bây giờ không đánh nhau vì nguồn nguyên liệu đâu. Nghịch lý là những nước giàu tài nguyên vật liệu lại là những nước nghèo. UAE hầu như không có dầu lại rất giàu.
Châu Âu đánh Libya đơn giản vì lý do nếu không đánh sẽ bị người ta cười chê (vì rao giảng dân chủ).
UAE nếu em không nhầm thì là Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất, nếu đúng vây thì nó xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất mà bác Lý?
ReplyDeleteDear sofia, vậy thì cậu nhớ nhầm rồi he he, UAE =United Arab Emirates, xuất khảu dầu 3%, Arap xê út 12% sản lượng thế giới.
ReplyDeleteCám on bác Quang, đúng là em nhầm thật, em bị nhầm giữa Arab Saudi và UAE, hehe.
ReplyDeleteBlog của bác Lý nói các vấn đề kinh tế rất dễ hiểu. Em vốn mù tịt về kinh tế, nhưng vào đây xem, rồi đối chiếu với thực tế thì cũng biết thêm nhiều điều.
Tớ nhầm một tý. Cũng là một xứ Vùng Vịnh đó là Qatar. Tuy có trữ lượng dầu và khí lớn, nhưng nền kinh tế Qatar có tới 50% không thuộc về dầu.
ReplyDeletehttp://dantri.com.vn/c76/s76-469020/lo-ngai-khi-giao-nhnn-mua-vang-du-tru-trong-dan.htm
ReplyDeleteHôm nay lại đọc bài này, thật buồn cười quá.
Nhà nước đang thiếu hụt vốn, tiền đồng không thể sử dụng để mà chi tiêu thả phanh và huy động nợ nữa, nên muốn lấy của cải của nhân dân. Nhưng mà huy động bằng cách nào? Bằng cách bơm tiền ra (in tiền) trong khi lạm phát đã là hơn 20%? Và NHNN liệu có chức năng kinh doanh vàng? Vậy thì NHNN sẽ biến thành một ngân hàng thương mại có lợi nhuận?
Tại sao không coi vàng là một hàng hóa, khi đó, người dân có thể quyết định mua bán lúc nào mình muốn và chấp nhận rủi ro trong quyết định lưu thông của mình. Lúc đó, nền kinh tế có thể huy động được vàng trong dân và có nguồn thu từ một hoạt động thương mại này.
Vàng là tiền tệ chứ không phải là hàng hóa, kể cả đồ trang sức bằng vàng cũng có đầy đủ phẩm chất của tiền tệ.
ReplyDeleteLuận điểm trong bài báo Dân trí có nhiều luận điểm sai, tập trung ở các điểm sau:
1. Cơ sở phương pháp luận sai trái ở chỗ xuất phát từ việc cấm lưu hành vàng và ngoại tệ, mà điều này vi hiến và phi pháp.
2. Thừa ở chỗ so sánh giữa giá trong nước và ngoài nước. Chỉ là dòng tiền tệ chứ không phải là xuất khẩu hay nhập khẩu.
3. Gian lận bằng kế Giương Đông Kích Tây. Nói phát hành tiền có rủi ro lạm phát nhưng ẩn ý là muốn hướng dòng tiền này vào loại tài sản có nguy cơ đó là BDS.
4. Việc thiệt hại khi giá vàng thay đổi. Nó có 2 mặt, nếu giá vàng rẻ đi thì Nhà nước có lợi chứ sao lại bảo thiệt.
Biện pháp tiến hành có lợi cho nền kinh tế quốc dân đó là: Mua vàng của dân nhưng mua chịu chứ không trả tiền mặt. Thể hiện bằng hình thức phát hành trái phiếu vàng.
Ghi chú: Ai cũng tìm cách "kiếm ăn" nên biện pháp của các thầy bàn đề nghị có tính chất cưỡng bách hành chính hoặc bất khả thi.
Em nghĩ vấn đề phát hành trái phiếu vàng như bác Lý nói, nếu có, chắc cũng không nhiều người mua :-). Vấn đề ở đây, em nghĩ, là niềm tin. Khi dân không tin, phản ứng của họ là tích trữ vàng/đô. Mà nếu như họ đã không tin, thì có phát hành trái phiếu cũng vô ích!. Hồi đó em từng làm ở một cơ quan nhà nước, vài lần bị mua trái phiếu chính phủ một cách ép buộc bằng cách bị trừ lương không báo trước để nhận lại vài tờ giấy trái phiếu ghi nhăng nhít cái gì đó, tới giờ thì mấy mảnh giấy đó em cho vào sọt rác lâu rồi :-)
ReplyDeleteVề nguyên tắc là bán trái phiếu, mà ở xứ ta khách hàng mua trái phiếu chủ yếu lại không phải công chúng mà là các ngân hàng thương mại hay các tập đoàn nhà nước. Nên biện pháp phải khác đi một chút, đó là nhờ CP Mỹ bảo lãnh phát hành T-bond cho công chúng VN hoặc áp dụng chính sách kinh tế kiểu Campuchia - thừa nhận US$ là phương tiện thanh toán chính thức.
ReplyDeleteCái tờ giấy mà bạn nói tới gọi là "công trái", trong dân gian gọi là "hụi chết", quả thật khi đáo hạn giá trị của nó không còn bao nhiêu nên mọi người bỏ.