Với tiêu đề Gỡ dần bài toán tỷ giá, lãi suất và lạm phát tác giả Phạm Đỗ Chí đã phân tích Tiền Đồng tăng giá, dự trữ ngoại tệ tăng chỉ bằng một vài biện pháp hành chính, đó là
1. Tăng lãi suất làm cung tiền giảm, các doanh nghiệp buộc phải bán đô để lấy vốn sản xuất
2. Việc hạn chế đi đến cấm kinh doanh vàng kim loại làm cho vàng trong nước rẻ hơn vàng thế giới. Giới buôn sẽ xuất vàng đi bán lấy ngoại tệ.
Tiếp theo là đồng chí Chí đá quả bóng sang cho Ngân hàng nhà nước (NHNN), rằng thì mà là các ngân hàng thương mại (NHTM) có bán đô cho người mua hay không là do các quyết định từ NHNN. Chích sách cơ chế đã tốt rồi đấy nhé, điều hành ra sao là do NHNN, đ/c Giàu nhớ nhé trông mong cả vào đ/c đấy!
***
Và NHNN đã đề xuất biện pháp, theo đó Nới lỏng đô la và siết chặt vàng
NHTM và khách hàng tự thỏa thuận về giá Đô la trong kỳ hạn từ 3 tháng đến 1 năm. Mặt khác chỉ bán đô la cho DN xuất khẩu, sau khi bán được hàng thu được đô, DN phải bán lại cho ngân hàng. Đối với DN nhập khẩu chỉ cho vay đô khi DN chứng minh được rằng họ có nguồn ngoại tệ. Với cá nhân có nhu cầu mua ngoại tệ ngân hàng sẽ thu 2% phí .
Về vàng, dứt khoát cấm giao dịch tự do. NHNN sẽ mua vàng nhưng không bán, người dân sẽ chỉ được bán cho NHNN và không thể mua từ NHNN.
Thực ra tự do sở hữu và mua bán vàng hay đô là quyền tự vệ về kinh tế tối thiểu và là quyền bất khả xâm phạm của người dân. Quyết định trên đây của NHNN thú vị ở chỗ: hôm nay cấm vàng, dân phải bán rẻ cho các đại gia. Khi dân bán hết vàng lấy tiền rồi sẽ có quyết định cho tự do giao dịch vàng, lúc này ai sẽ là người có lợi.
***
Trong một tuyên bố khác của Phó Thủ tướng kết luận người dân được sở hữu và mua bán vàng với một số đầu mối được NHNN cho phép (có lẽ lại thu phí).
Nền kinh tế phi sản xuất lại quá nhỏ bé nên chỉ một số tiền nhỏ có thể làm cho thị trường chao đảo.
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật: cấm vàng hay cấm đô, cái đó không quan trọng, cái cấp thiết bây giờ là mọi nguồn vốn cần phải tập trung cả vào đây - BĐS. Bất động sản là gốc của tăng trưởng. Bất động sản là một dạng của cải. Bất động sản là tất cả.
Vậy theo bác. nền sản xuất của vn bây giờ phải tập trung vào đâu? chế biến nông sản hay là thừ gì khác?
ReplyDeleteTuy dân Nam (tức là người TQ di cư xuống phương Nam) láu cá, vô kỷ luật và làm biếng nhưng không có nghĩa là không muốn làm. Vấn đề là sản xuất công nghiệp hay làm dịch vụ không được khuyến khích.
ReplyDeleteThí dụ: bạn mua miếng đất trị giá nhiều tỷ bạc. Nếu để không, không ai làm gì bạn cả. Nếu bạn trồng trọt hay chăn nuôi trên miếng đất đó thì sẽ được địa phương và các ban ngành chức năng "quan tâm" sâu sắc.
Sản lượng nông nghiệp nhiều nhất nước Nam là lúa. Nhưng thử hỏi người trồng lúa được hưởng bao nhiêu % thành quả đó. Hỏi mấy quan ở vinafood thì biết.
Tôi nói nhiều lần rằng, nếu mỗi nông dân giảm sản lượng còn 1/2, có khi lợi tức của họ lại tăng gấp 2.
ReplyDeleteNhư vậy là cần một cơ chế để khuyến khích sản xuất và dịch vụ. nếu đạp nước Mê kông xây dựng thì chắc giảm 1/2 slượng bác nhỉ?
ReplyDeleteChào thầy Lý.Nhà thầy Hải đông khách quá.Nhà thầy sao ít vậy.Nhà cao cấp hay khách chưa biết chỗ.Em tếu đấy Thầy đừng cáu.
ReplyDeleteAi cũng có phước có phần, Tưởng Cán ơi. Bài vở chưa hay nên còn vắng khách. Tưởng Cán có còm hay thì pót lên đi.
ReplyDeleteEm đang tập gõ bàn phím đây này.Chỉ dám có ý kiến coi như báo với chủ nhà là em có đến.Em thấy thế này có mấy việc số đông quan tâm.Dèm pha người nổi tiếng.Cách kiếm tiền ngay.Tình yêu.Và nói xấu chính phủ bất kể đúng sai.Nhưng em lại nghĩ thế này nữa:Vũ Như Tô là kiến trúc sư ông ta xây cửu trùng đài cho bạo chúa.Bạo chúa rồi sẽ qua đi nhưng cửu trùng đài vẫn còn để cho nhân dân thưởng thức.Em chỉ nói theo nhà văn Nguyễn huy Tưởng thôi.Đúng sai thế nào không phải tại em.
ReplyDeleteEm lại tìm thấy một ông CS gộc nữa.Ông NVP là ai sao giống bác LÝ thế nhỉ.ỔNG viết "VÀNG VÀ HAI CÔ GÁI" Hay quá.Em buồ ngủ rồi.
ReplyDeleteChắc mấy ông quan nhà mình đều có người thân nắm giữ nhiều đất đai, hoặc cổ phần trong các công ty BĐS. Và các ông í cho rằng BĐS sẽ còn tăng giá trong 10 năm nữa. Vậy là cũng vừa thời gian cho các ông hạ cánh.
ReplyDeleteTập quán của mình nhất định phải có một cái nhà/đất. Và BĐS hiện nay của mình cũng phần nhiều do tiền trong dân ra. Nên CP quyết tâm moi bằng được cho đến đồng cuối cùng. Mặt khác mọi người đều có niềm tin là tiền đồng sẽ (luôn) mất giá và BĐS là giữ giá mãi mãi. Mặc định này dựa trên việc CP đã hạn chế quy mô đô thị, hạn chế diện tích nhà ở trên mỗi người dân và giáo dục là nước ta đất chật người đông.
Một căn nhà liền kề ở khu đô thị Xa La tại Hà Đông (cũ, Hà nội mới 100m2 có giá ít nhất là 10 tỷ đồng. Đấy là cháu đoán vậy, còn giá giao bán chắc phải hơn. Nếu 10 tỷ này gửi ngân hàng với lãi suất 17% thì sẽ được 141.6 triệu một tháng. Chủ nhân cho thuê thì tối đa được 30 triệu một tháng. Đó là chưa kể tiền lãi tiết kiệm hiện nay chưa bị đánh thuế TNCN, còn tiền kinh doanh BĐS về mặt lý thuyết là có.
ReplyDeleteThế nhưng người ta vẫn muốn có một căn nhà đó hơn vì tin rằng lãi suất tiết kiệm là chỉ đủ hoặc không đủ bù lạm phát và 10 năm nữa giá trị BĐS có thể tăng lên gấp đôi (hoặc chưa cần đến 10 năm). Và không kể chủ nhà còn có nhiều căn cho thuê khác nữa.
Nếu 10 tỷ tương đương 4.76 triệu đô la Mỹ thì ta có thể mua được một căn biệt thự xa hoa trên thế giới hàng nghìn m2.
Tât nhiên, chủ nhân của nó khi mua thì có thể mua với giá gốc chỉ khoảng 2-3 tỷ, nhưng giá bán đặt ra là 10 tỷ. Vậy có nhiều giao dịch mua bán không? Xin thưa là vô cùng ít. Chỉ có những người có tiền là đã mua ở giai đoạn đầu với giá thấp, còn lại thì thị trường cùng tin đồn tự đẩy giá lên. Thị trường sẽ tồn tại như vậy đến bao giờ? Cho đến khi vét hết tiền tiết kiệm của dân và hết quỹ đất cho các dự án BĐS. Do vậy, thị trường vẫn cứ tăng trưởng vững chắc.
Chào cô Mèo ú.Chúng ta (tôi và ban) là những con chim sẻ làm sao có thể hiểu được ý chí của ĐẠI BÀNG.Đến như Ông NGUYỄN ĐÌNH THI chỉ dám nhận là con vịt (biết bơi một tí,bay một tí,chạy một tí)so với ông TỐ HỮU.Đại bàng là gì?Theo tôi là KHỎE,ĐẸP,CAO,XA,BỀN SỨC,HIỆU QUẢ.Tóm lại.ĐẠI BÀNG là hình ảnh để cho các loài ngưỡng mộ và vươn tới Đại BÀNG tuy có ăn thịt các cá thể chậm chạp nhưng có công lớn giúp SINH GIƠÍ tồn tại và phát triển.Không ám chỉ cô đâu đừng hiểu lầm.Cô MÈO nếu viết về phái YẾU thì chắc hay lắm!
ReplyDeleteHi hi, cháu không biết là giới tính thể hiện rõ trong các còm đến thế.
ReplyDeleteBlog của bác Lý bàn về những vấn đề thiết thực và kinh tế nên cháu mạn phép đem những hiểu biết hạn hẹp của mình.
Theo thiển nghĩ của cháu thì chim sẻ, chim sâu và các loài chim nhỏ bé khác thì nhiều còn đại bàng thì là số ít. Theo tôn trọng tự nhiên thì loài nào cũng có cơ hội tồn tại. Nhưng nếu đại bàng mà nhiều lên thì tự đại bàng sẽ phải giết nhau mà thôi vì còn đâu chim sẻ nữa mà ăn. Phải không ạ.
Sáng nay nghe bản tin hình như nhà nước vừa nói gì tới việc bảo hiểm gưi vàng trong ngân hàng. liệu nhà nước móc được thêm nhiều vàng trong dân nữa không, khi mà họ tự vệ kinh tế hết rồi.
ReplyDeletep/s:tớ nghĩ trong tự nhiên đại bàng chết vì đói nhiều hơn là mổ nhau.Tớ chả giỏi như Tưởng Cán tớ vào blog của mèo, đọc cái bài đầu tiên của mèo nên đoán là mèo đực. he he
Ở xứ ta đi làm lấy công hay tiêu dùng đều chịu thuế, trừ sở hữu bất động sản, bất kể lãi lỗ. Ta từng lên án sắc thuế VAT của chính quyền VNCH là "thuế vô tội vạ". Thiên hạ người ta đánh thuế trực thu nghĩa là thu trực tiếp từ lợi tức, còn ở ta nguồn thu chủ yếu lại là thuế gián thu như VAT, thuế lợi tức hay TNCN chỉ chiếm một vài % trong tổng nguồn thu.
ReplyDeleteDo sở hữu BDS không phải chịu thuế nên giá BDS chỉ có tăng mà không giảm, đây là kênh đầu tư hấp dẫn nhất. Điều khác biệt với Thái 1997 hay Mỹ 2008 là BDS của ta hầu hết là tài sản tự có chứ không phải đi vay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tiền tỷ để mua BDS nên những người ít tiền hơn phải trú ẩn vào vàng và đô la.
Thực chất của việc siết đô la và vàng kỳ này chính là phân phối của người nghèo cho người giàu. Nguy hiểm ở chỗ là tài sản trong nước tập trung hết vào những thứ bong bóng như BDS chứ không phải vật chất như vật liệu hay nhà xưởng hay công nghệ.
trời ơi, đánh một đoạn còm dài lại mất. Tức quá!
ReplyDeleteCháu xin sửa lại còm trên của mình. 10 tỷ tương đương với 416 nghìn đô (chứ không phải 4.76 triệu đô).
Để xem giá trị của 10 tỷ thử làm một bài toán nhỏ.
Giả sử có một hộ gia đình 4 người, tổng thu nhập là 16.2 triệu. Chi phí sinh hoạt, giả thiết là theo giảm trừ gia cảnh của cục thuế 4 triệu/người lớn, 1.6 triệu/trẻ em thì họ sẽ còn lại 5 triệu/tháng. Vậy một năm là 60 triệu. Lại giả thiết là họ không kinh doanh mà gửi vào ngân hàng và lãi suất bù cho lạm phát thì phải mất 167 năm để có được khoản tiền kia.
Lại nữa, nếu như một căn chung cư 80m2 với giá trị khoảng 1.28 tỷ thì hộ gia đình trên cũng cần tới 21 năm để tích lũy được.
Câu hỏi đặt ra: tại sao thị trường BĐS vẫn phát triển?
Câu hỏi của Mèo Ú rất hay, do 2 lý do sau
ReplyDelete1. Người ta kỳ vọng vào giá nhà luôn luôn tăng mà không giảm, trên thực tế đã chứng minh như vậy
2. Nhà là tài sản quan trọng nhưng lại là chủ yếu ở xứ ta, cho nên lợi tức tức thời mà nó đem lại thua lãi ngân hàng không lấy gì làm lạ. Cũng như tài sản chủ yếu của ông Slim là cổ phiếu thì ông quan tâm đến giá cổ phiếu chứ không quan tâm nhiều đến cổ tức.
Nguyên nhân cốt lõi là chính sách của nhà nước:
1. Không đánh thuế sở hữu BDS
2. Sự tăng giá cả BDS tạo ra tăng trưởng GDP là cái mà cả hệ thống chính trị hướng đến.
P/s truớc khi post nên copy cho an toàn hoặc "xem trước" rồi mới "xuất bản".
Nếu như câu trả lời của bác Lý giải thích nguyên nhân của việc đầu tư vào bất động sản do kỳ vọng của người dân, và chính sách hỗ trợ (cả ngầm lẫn công khai) của nhà nước. Nhưng vấn đề nữa phải đặt ra là vậy nguồn tiền ở đâu ra?
ReplyDeleteNếu xét trên thu nhập bình quân đầu người ở Hà Nội là ~ 2000 đô/năm. Có nghĩa là thu nhập của một hộ (hai người đi làm) trung bình một tháng là 7 triệu đồng/hộ thì còn thấp hơn rất xa so với giả thiết của cháu đặt ra ở trên (16.2 triệu đồng). Vậy thì nguồn tiền ở đâu:
1. Từ mỡ nó rán nó: người mua có căn hộ/mảnh đất bán đi/bị thu hồi -> chuyển ngang sang.
2. Từ tiền tích lũy: như cháu nêu ví dụ ở trên: thì nếu chỉ đi làm chân chính và tiết kiệm chân chính thì không bao giờ có được nhà.
3. Đầu cơ đất đai từ khi còn rẻ: mua tại những vùng khi chưa có giá trị cao (cái này đòi hỏi tầm nhìn và thông tin - quan hệ)
4. Chủ chốt và chính yếu: hiện nay là việc đầu cơ của quan chức, con buôn, những người thu nhập rất cao (cả bất chính lẫn minh bạch) để kiếm lời do kỳ vọng của mình.
Thực ra BĐS cũng bị đánh thuế TNCN, thuế đó là 20% trên giá trị chênh lệch (mua - bán) hoặc 2% trên tổng giá trị. Chỉ có điều, giá tính thuế thông thường sẽ là giá Nhà Nước, khác rất xa so với giá thị trường.
Khuyến khích thị trường BĐS để thu hút vốn ngầm trong dân, tạo tăng trưởng GDP đồng thời khác với vàng/ngoại tệ đất là 'Sở hữu toàn dân'. Mặt khác vàng và ngoại tệ có thể tẩu tán được, đất đai làm sao tẩu tán nổi, nếu cần dễ tịch thu như trở bàn tay.
Không có "động lực" thì ai muốn phấn đấu làm quan.Người khá bỏ chính phủ thì còn nguy hiểm hơn.Bác LÝ tiên đoán thử xem Lớp trẻ dưới 30 tuổi,sau này quản lí xã hội có tốt hơn k?
ReplyDeleteVì không có khả năng mua đất nên nhiều người phải trú ẩn đồng vốn của mình vào vàng và đô. Nay vốn của tầng lớp trên đã cạn nên nhà nước buộc phải cấm vàng và đô để vốn chuyển sang BDS. Đã có "kinh tế gia" nào đó đề nghị mô hình Quỹ tín thác bất động sản (REITs)là cách để "ai cũng có thể" sở hữu 1 phần hay toàn bộ 1 nền nhà hay 1 căn hộ. Nói theo thuật ngữ kinh tế người ta gọi là hết room cho BDS. Do nền kinh tế phi thị trường nên TT BDS có thể xì chứ không bể.
ReplyDeleteĐúng là có chuyện đóng 20% thuế lợi tức nhưng không ai chọn cách này. Còn 2% giá bán thì chỉ có giá trị khi đã có doanh thu, mà lãi thường lớn hơn 2% trên kia.
Phần (3) của ML chứng minh sự "tăng trưởng GDP". Tóm lại nếu không đầu tư vào kinh doanh thì giữ vàng là tốt nhất trong 1-2 năm tới.
Rất đồng ý với bác Lý ở điểm này:
ReplyDelete"Quyết định trên đây của NHNN thú vị ở chỗ: hôm nay cấm vàng, dân phải bán rẻ cho các đại gia. Khi dân bán hết vàng lấy tiền rồi sẽ có quyết định cho tự do giao dịch vàng, lúc này ai sẽ là người có lợi" Các tiệm vàng lớn họ cũng đều có nhận định giống như vậy.
Dân mình yếu vía quá, chưa gì đã bán vàng miếng ra và mua vàng nhẫn vào. Vàng nhẫn cũng ok nhưng hơi cồng kềnh vướng víu, lại bị lỗ tiền gia công. Bác Lý dự đoán xem kỳ này NN có vét hết được vàng của dân không?Hay là dân mình sẽ tỉnh ngộ kịp thời và tránh được cái bẫy đó?
Dân mình có truyền thống giữ của bằng vàng. Nông dân thu hoạch bán lúa mua vàng, đến khi gieo lại bán vàng mua giống, họ không có thói quen bán vàng gửi tiết kiệm.
ReplyDeleteHiện tượng dân mua vàng nhẫn là do không có vàng thẻ nên không có sự lựa chọn khác, chứ không ai bán vàng 99.99 mua vàng 98 cả.
Tất nhiên có một số khác sợ vàng còn xuống nên bán vàng lấy tiền gửi ngân hàng hiện đang lãi suất cao.