1. Lãi suất giảm, giao dịch USD tại ngân hàng ảm đạm
2. Vì sao cán cân thanh khoản ngoại tệ liên tục nhiều năm của VN luôn dương, nhưng ngoại tệ vẫn khan hiếm
3. Giá sữa nhập khẩu tiếp tục tăng
4. Khuyến mãi ồ ạt, điện máy vẫn ế ẩm
5. Những tin ruồi bu khác: tăng giá điện, tăng giá xăng
Có thể nói dự trữ đô la của NHNN ta chưa khá, nếu khá đã la toáng lên rồi. Giao dịch US đô la ảm đạm nói lên điều gì? Nghĩa đen là ít người ra người vô, nghĩa bóng là người bán đô không có mà cũng không có mấy người đủ tiêu chuẩn để mua.
Bác Kiêm nay đã nghỉ hưu tiết lộ, hồi đô la chưa bị cấm tuy nhập siêu nhưng đô vô nhiều ra ít, mà thực tế đô không rẻ. Riêng tiền mặt gửi về ngót nghét 10 tỷ đô mỗi năm. Nay cấm, ngả đô vào ít nhiều suy giảm.
Các báo nói chung tuyệt không nhắc tới chuyện trả nợ nước ngoài 4 tỷ đô chưa tính đến nợ của doanh nghiệp và càng không nhắc đến việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết 11. Và càng không nhắc tới chuyện tại sao GDP tăng mà chi tiêu người dân lại eo hẹp, hoặc là ngân hàng lãi lớn năm trước sang năm nay lại thiếu tiền, quả là quần chúng đói thông tin. Chủ yếu động viên quần chúng có tiền đô nay đang có lãi thấp, một là đổi ra tiền việt - gửi bank lấy lãi, hai là đầu tư sang BĐS - có lợi hơn là giữ đô.
Tin sữa tăng giá bán chạy và hàng điện máy khuyến mãi không ai mua nói lên mấy điều sau:
- Sữa nhập tăng để "đón đầu" xu hướng tăng giá đô ở thị trường VN.
- Tầng lớp thượng lưu (số ít) không bị ảnh hưởng bởi tình trạng lạm phát.
- Hàng điện máy giảm doanh thu cho thấy đầu tư đã giảm, mà đây lại là mấu chốt của vấn đề.
Thời gian qua đô la thị trường trong nước giảm, giá vàng giảm nhiều do với giá thế giới, đây là djp nhập khẩu hàng hóa bàng đô la và vàng theo đường tiểu ngạch, tình trạng win-win của thương lái cả trong và ngoài nước. Thương nhân nước ngoài có cơ hội mua vàng giá rẻ, thương nhân trong nước nhập hàng rẻ hơn trước tạo ra một dự trữ nhất định. Hàng hóa dồi dào cộng với giảm chi tiêu của dân chúng, tình trạng hiện tại là Cung vượt Cầu - lạm phát giảm.
Mặt khác chi phí vay vốn lớn làm giảm xu hướng đầu tư vào sản xuất, hoặc là giá thành hàng hóa cao hoặc làm giảm sản lượng hàng hóa. Thời gian không xa nữa Cung sẽ giảm và không đáp ứng nổi Cầu.
Thực trạng như vậy, còn ách tắc thật sự ở đâu, có phải do dân giữ đô giữ vàng mà ra không hay là vì lý do khác. Ai có vốn mà muốn nó thành vốn chết, nhưng thà không sinh lời con hơn cụt vốn, đó là lý do giữ vàng giữ đô. Ách tắc mà không ai dám nhắc đến đó là:
1. Phải tăng thêm nguồn thu để trả nợ
2. Vốn nó đang ở trong BĐS ấy, phải tháo ra tuy làm sụt giảm GDP trước mắt nhưng kích thích đầu tư vào sản xuất hàng hóa.
Biện pháp:
1. Tăng giá xăng, tăng giá điện, mà tăng thực sự đừng tăng kiểu ruồi bu cò kè công thức hãy thăng 1 lần cho kê hoạch 5 năm.
Chẳng hạn xăng tăng lên 30,000; điện tăng lên 2,500. Các doanh nghiệp xăng dầu và điện là DNNN tính đủ chi phí và lãi định mức còn lại là thuế. Khi có ngân sách dồi dào có tiền trợ cấp tiền điện cho hộ nghèo, họ không xài điện thì họ được hưởng tiền. Loại bỏ được sự làm dụng của những dự án lấy giá điện rẻ làm phương tiện sinh lời như các DN cán thép, nung xi măng.
2. Đánh thuế BĐS, sẽ tạo ra một nguồn thu đáng kể vừa giải tỏa được những món nợ gói trong nợ cho ngân hàng. Mặt khác mở rộng được thị trường, thu hút nguồn ngoại tệ lớn.
Làm theo bác Lý thì chả bác nào dám làm giám đôc DNNN(trừ mấy bác độc quyền)
ReplyDeleteHiện nay DNNN đang được bù lỗ gián tiếp Qua các dự án BĐS mà còn chết đành đạch.
Các việc ngon đều đưa sang các công ty riêng của các xếp
Các dự án mới của các tổng toàn dựng mấy bác không sợ chết lên để bên trên xúc.Nếu thoát các GĐ được một ít, có mệnh hệ gì làm LÊ LAI cứu chúa.
Bác LÝ vẫn nặng lòng lắm!
@ Đậu Tương,
ReplyDeleteBiết chứ, sao không.
Trịnh Văn Bô giàu lên nhờ đầu cơ gạo năm 45, rồi cũng phải ói ra hết để được lại quả 1 căn nhà phố Ôn Như Hầu. Tài sản này năm 2005 phải bán nốt để chia cho các con.
Dear Bác Lý,
ReplyDeleteĐọc đoạn phân tích trên bên của Bác rất thiết phục. Nhưng đối với phần giải pháp của Bác, em thấy băn khoăn quá :
Sau khi CP phá giá 9.3%, rồi đến 2 đợt tăng giá xăng, lạm phát đã vọt lên không dưới 20%. do dộ trễn chính sách, cho nên chắc chắn, cuối tháng 4 đầu tháng 5 tới, mức độ ảnh hưởng sẽ nghiêm trọng hơn - > Nếu tăng giá điện xăng như Bác đề nghị, đúng là sẽ tính đúng và dủ chi phí sản xuất của mấy "ông" nhưng ảnh hưởng về xã hội sẽ rất rất nghiêm trọng. Có thể nó sẽ dẩn đến những "hậu quả" không lường khác cho chế độ.
BĐS hiện nay, chủ yếu là do " nhóm lợi ích" đầu tư, không ai chịu phải tự móc túi mình cho không người khác cả cho nên em nghĩ sẽ không có khả năng này lắm !!
He he, nói chung, nhờ bài này của Bác mà em hiểu rõ hơn về mô hình IS-LM
ReplyDelete@ XT,
ReplyDeleteTớ bày mưu để bảo vệ chế độ đấy chứ. Người bảo vệ chế độ là những người nghèo chứ không phải người trung lưu càng không phải người giàu. Cứ thử ra Đà Nằng nói xấu Bá Thanh xem, vé số, xe ôm, bánh cam sẽ đập ta trước.
Tình trạng sản xuất đình đốn + lạm phát tiền tệ lấy đâu ra tiền để nuôi 7 triệu công chức. Đổ vỡ từ chỗ này.
Hậu quả của chính sách phá giá chính là ngân sách (chiếm tới 30% GDP) không đủ chi. Nay tăng giá xăng điện 1 lần tức là tăng thuế thêm nữa, cái lợi là ổn định sản xuất, hỗ trợ dân nghèo, chính phủ có tiền chi rộng rãi không cần phải phá giá đồng bạc nữa.
P/S ở xứ ta, chính sách tốt bao giờ cũng bị phá.
Em thấy thế này bác Lý xem thế nào?Lớp Có học Già thì chờ về hưu
ReplyDeleteLớp trẻ hơn thi làm cho tây(có trách nhiệm)Lớp Bản lĩnh nhất như Ông TRương hết rồi.Tại sao không có ai như Trần Thủ Độ nhỉ?
Bọn "dân chủ"toàn thấy ị vào mồm nhau.Con em lớn thờ chủ nào đây hay là quay lại thời loạn lạc ra đường phải cầm súng.
(gái hóa nói chuyện triều đình)Em thấy XH đen nhiều lắm,Ở Tân yên BG có cả làng đi buôn ma túy.Ở QN thê đánh nhau rất rẻ-Em đã thuê rồi.Vận tải ở cảng HP nằm trong tay mấy ông trùm-giá rất cao.Buôn lậu qua lS được làm luật bằng phiếu qua mấy đại ca.Có một nhân viên ngân hàng tỉnh tóm tóc được xếp thụt quỹ mấy trăm tỉ...
Bác Lý,
ReplyDeleteCó phải phần bác bảo tăng giá điện lên là nói đến phần tăng giá điện cho sản xuất phải không ạ?
Nếu tăng giá điện và giá xăng như vậy, thì giá cả sẽ tăng cao hơn nữa và những người thu nhập thấp ở mức dưới 3-4 triệu một tháng sẽ ra sao?
Theo cháu thì hiện tại giá điện bán ra của mình chỉ cần tăng lên 8-9 cents'kWh là ngành điện đã lãi rồi.
Nhưng vấn đề là phải thay đổi độc quyền kinh doanh, không cho phép ngành điện dùng vốn, tiền để đầu tư vào các ngành, lĩnh vực khác và giảm tỷ lệ hao hụt điện.
Các giải pháp thật là nan giải, vì nếu muốn phát triển trong tương lai dài thì sẽ phải hy sinh trước mắt. Mà với thời buổi hiện nay thì người dân gọi là sống mòn. Có cách nào nữa không?
@ Đậu Tương,
ReplyDeleteLớp nào có học, lớp nào già?
Có ngày nay một phần từ ông Trần Thủ Độ đấy. Một cánh bướm ở Bắc Giang có thể gây nên động đất ở Caribean, cái này bác Triết không hồ đồ đâu.
Than mần chi, mình hãy giữ đạo cho mình. Đạo đi làm kiếm tiền thì đừng ke làm cho ai, hay nghề ấy vinh nhục thế nào, cái cốt yếu là ta có đủ sống không, có đủ sức nuôi gia đình sung túc không, vân vân.
Mọi người cứ tự làm khổ mình đấy chứ. Làm bần nông mà cứ cho rằng mình làm vua, cứ phải sinh con trai bằng được. Làm người dân hãy biết đóng thuế, hãy quan tâm đến những gì ta được hưởng, đừng quan tâm đến mối lo mà mối lo ấy không thuộc về mình, thí dụ đừng nhao nhao phản đối dự án ĐSCT.
Bạn có để ý thấy tớ không bao giờ bàn về "dân chủ" không? Người làm cách mạng thì không ai biết, người mà ai cũng biết - là phản cách mạng đấy.
Con cái cho nó học võ, học để chạy cho nhanh chứ không phải học để đánh người nhé.
@ Mèo Ú,
ReplyDeleteĐừng tính chi li, để cho các nhà chuyên môn họ làm. Tớ trình bày phương án giá xăng,
Giá xăng hiện tại 22k
Trong đó
Giá thành 12k
Thuế 10k
Nay bán Giá bán cố định 40k
Phần thuế tăng thêm 18k
Bình quân 10 lít/người tháng
Trả lại cho mỗi người dân 100k/tháng
Ngân sách sẽ có thêm 8k ngoài 10k đã có
Các DN xăng dầu sẽ được thanh toán giá nhập + phí lưu thông + lãi định mức, phần còn lại vô ngân sách.
Có lợi là:
Ai không dùng xăng thì được hưởng tiền, có tiền phát triển GTCC.
Ngân sách đủ tiền tiêu không phải phá giá nội tệ
Mặt bằng giá vững vàng là cơ sở để các doanh nghiệp kinh doanh bền vững. Thí dụ ông taxi xăng tăng 1k mỗi lít ổng cũng tăng cước 1k/km, không lẽ chạy 1km hết 1 lít xăng?
Ghi chú: chính sách 1 giá, điện cũng vậy.
Nhật cũng phải tăng thuế để tái thiết quốc gia. Xem ở đây.
ReplyDeleteTheo các ý kiến của bác Lý thì giá điện và xăng sẽ vận hành theo giá thị trường (tính đúng/đủ các loại chi phí kể cả thuế). Mặc dù ở nhiều nước theo kinh tế thị trường họ vẫn trợ cấp giá một số mặt hàng cho người dân.
ReplyDeleteChỉ có điều những đề xuất này nếu thực thi mà lại vẫn trao quyền lợi vào các công ty nhà nước, và vẫn theo cơ chế hiện nay thì e rằng cũng không hiệu quả. Các tổng công ty xăng dầu, điện lãi từ ngành chính lại chuyển sang kinh doanh ngành phụ. Lãi thì không sao nhưng lỗ thì liệu họ có tăng lợi nhuận định mức của ngành. Hơn thế lấy ai kiểm toán chi phí của họ để biết lỗ hay lãi thật. Do vậy giá bán vẫn là độc quyền và người dân không có sự lựa chọn khác.
Cháu cũng biết là người dân thì không nên nghĩ thay cho nhà nước và biện pháp nào cũng có mặt lợi và mặt hại. Chỉ có điều các vấn đề này đánh thẳng vào túi người tiêu dùng. Nếu giá điện tăng lên 2,000 đồng thay vì 1,242 đồng/kwh (bình quân) thì tiền điện hiện tại của nhà cháu sẽ tăng lên 644K và nếu mùa hè mà dùng điều hòa thì sẽ là 2.4 triệu đồng. Tất nhiên là người dân thì cháu nghĩ là phải chấp hành các quy định của Nhà nước, nhưng nếu giá xăng, điện tăng làm lạm phát trong 1 năm tăng lên khoảng chừng 30% nữa thì chi phí tiêu dùng một tháng của nhà cháu sẽ vượt quá lương tháng của hai vợ chồng. Lúc đó chắc sẽ chết mất.
Bác LÝ.Lúc ít tuổi em hay đọc tiểu thuyết nay lớn hơn hay tìm những thứ khác hay ho để cho thông thoáng tư tưởng thôi mà.Trước đói quá thèm tiền nay đủ ăn thèm hiểu biết một chút.
ReplyDeleteEm có quản lí mấy người kết luận rằng chả bao giờ thỏa mãn được sự đòi hỏi của cấp dưới.một năm tăng lương 3 lần họ vẫn chưa tích cực.Chắc là phải có bộ phận thất nghiệp nghèo đói thì người ta mói quý chỗ làm.
Tiền kiếm được 80% tái đầu tư thì năm sau mới có việc.Khổ hơn và mất an toàn hơn nhưng vẫn hi vọng
Cảm giác trúng quả và cảm giac biết thêm một tí rất thích.
Việc nay cần là kinh tế ổn định, chống lạm phát, ổn định sản xuất rồi mới tính đến chuyện khác. Muốn được cái lớn phải chịu thiệt thòi cái nhỏ. Muốn hàn hóa tăng giá một lần hay muốn tăng giá mỗi tháng.
ReplyDeleteTuy nhiên biên pháp trên không phải ai cũng có bản lĩnh để làm. Phác Chính Hy ở Nam Hàn đã từng làm như vậy. lãnh tụ VN cỡ có bản lĩnh để làm nay đã hóa thiên cổ - anh Ba Duẩn.
@ Đậu Tương,
ReplyDeleteNếu một nhân viên không đem lại lợi ích cho DN gấp 3 lần lương của người đó, tức khắc DN sẽ đi tìm người khác, bạn đừng lo.
Muốn sa thải? Quá dễ. Chậm lương một vài kỳ viện cơ doanh nghiệp khó khăn tự khắc người ta đi khỏi cần đuổi.
Với công chức, hãy học người nài voi. Để cho thuộc hạ có tỳ vết thì họ sẽ trung thành. Tìm cách cho tranh công cùng một công việc để họ dè chừng nhau và ta bảo kê cho cả 2.
Bác Lý ơi, em thắc mắc về cách tính của bác.
ReplyDeleteCứ cho rằng bác tính đúng:
"Giá xăng hiện tại 22k
Trong đó
Giá thành 12k
Thuế 10k
Nay bán Giá bán cố định 40k
Phần thuế tăng thêm 18k
Bình quân 10 lít/người tháng
Trả lại cho mỗi người dân 100k/tháng
Ngân sách sẽ có thêm 8k ngoài 10k đã có"
=>Theo bác, người dân sẽ được trả lại 100k/tháng. Cứ cho là như vậy, nhưng em thắc mắc là xăng lên, điện lên thì ngay lập tức rau cỏ, thịt cá, mắm muối đường gạo, tất tần tật nó sẽ lên vù vù, em e rằng cái 100k/tháng mỗi người được trả lại như bác nói, không đủ bù 1/5 số tiền phải chi ra thêm cho cả tỉ thứ hàng thiết yếu hàng ngày: thực phẩm, sinh họat hàng ngày.
Em không kể tới các món hàng xa xỉ, ít khi mua như kim khí điện máy, xe cộ...mấy thứ này thì xuống hay lên tạm thời không ảnh hưởng dân nghèo lắm.
Em không biết tính toán thế nào chứ, đời sống người nghèo, nông dân, công nhân càng ngày càng khó khăn, khổ sở hơn bác ạ.
Phép tính tượng trưng thôi, nhưng không khác thực tiễn là mấy. Bạn muốn tăng một lần rồi ổn định hay là mối tháng tăng một ít.
ReplyDeleteThực tế bài toán trên sẽ gặp sự chống đối không ít, nên mới cần nhà độc tài mà không thủ lợi.
Bác nói "cần nhà độc tài mà không thủ lợi"? Em e rằng yếu tố đầu thì có thừa, trên cả mong đợi của bác, còn yếu tố thứ 2 thì, hehe, chúng ta ai cũng biết rõ mà.
ReplyDeleteỞ ta làm gì có yếu tố đầu, bạn hiểu sai rồi, phải cỡ Hitler hay ít ra Pinochet hay Phác Chính Hy. Từ khi thoát khỏi thực dân Pháp, ta chưa bao giờ có độc tài. Khi nào nhắc tới chuyện cũ Hà Nội tớ kể cho mà nghe, con cán bộ bắn chết chỉ huy, đưa sang Nga học mà chính tay cán bộ đó giết chết 200 tân binh, đại khái thế.
ReplyDeleteBác Lý ơi, khoảng 2,3 tuần nay giá vàng thế giới tăng vù vù, trong khi giá VN lại chững hoặc thậm chí giảm.
ReplyDeletehttp://sgtt.vn/Tieu-dung/143381/Gia-vang-lap-ky-luc-moi-gia-USD-tu-do-thap-hon-ngan-hangbr-.html
Thú thực là em không hiểu tại sao lại như thế. Không lẽ mấy tiệm vàng họ chịu bán lỗ so với giá thế giới ạ?
Tiếc quá em không có tiền, em mà có tiền thì em dốc hết mua vàng thời điểm này rùi,hehe
Trong phần chính của bài đã phân tích rồi mà. Thị trường vàng đô trong nước bị khống chế không giao dịch được. Trừ những người cất trư, những người đầu tư bán vàng ra gửi ngắn hạn lãi cao. Các ngân hàng bán vàng để lấy thanh khoản, tức là chính sach siết tiền có tác dụng. Hàng nhập khẩu mua bằng tiền Việt, rồi tiền đó mua vàng dư trên thị trường trả cho phía bạn, nên thị trường cân bằng.
ReplyDeletebac noi tuong tuong ghe. Lam gi co chuyen tang mot lan on dinh ? Neu no don gian thi da lam roi.
ReplyDeleteCháu đồng ý cần 1 nhà độc tài lúc này, kể cả về khía cạnh kinh tế như bác nói lẫn khía cạnh xã hội. Sau mấy chục năm mất định hướng, xã hội như cái tổ kiến vỡ, cần 1 bàn tay sắt để đưa mọi thứ trở lại kỷ luật.
ReplyDelete@Toan Do,
ReplyDeleteBạn nói "Sau mấy chục năm mất định hướng". Bạn không thấy cái "định huớng XHCN" to lù lù ra rả hàng ngày à,hehe.
Mình hơi thắc mắc chút, bạn nói "cần 1 nhà độc tài lúc này", mình chưa hiểu lắm cần để làm cái gì???Bạn thấy bấy nhiêu vẫn chưa đủ độc tài ư?
Theo mình, xã hội ta bây giờ hoàn toàn ko thiếu định hướng, vì đã có cái "định hướng XHCN" sáng tựa hải đăng soi đường dẫn lối rồi. Độc tài, cũng không thiếu nốt: Tất cả những người ho he phản đối đều đã vào tù.
Cái thiếu là:
-Trẻ em thiếu sữa (link http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/17470/tre-viet-uoc-uong-sua--dai-su-thuy-dien-roi-le.html)
- Người lớn thiếu ăn (link http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/03/bua-com-thoi-bao-gia/)
- Trẻ em thiếu ăn đến độ phải bới rác moi trái cây thối lên ăn (link http://dantri.com.vn/c25/s20-458491/xot-long-nhin-nhung-dua-tre-luom-an-trai-cay-thoi.htm )
Như bạn thấy, tất cả dẫn chứng mình đưa ra tòan của các báo chính thống, tất cả đều là sự thật, không chửi bới, không nói quá nói thêm gì cả.
Bản thân sự vật đã quá đủ, đã quá dư thừa những nỗi đau khổ thiếu thốn đói rách trong xã hội...
Sau khi xem các link trên, mình mời bạn xem tiếp link http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/16078/nhung-bua-an-nghin-do-thoi--bao-gia-.html
Nguồn cũng từ 1 tờ báo danh giá vietnamnet, có hình ảnh, tuyệt đối không nói bịa đặt hay nói thêm.
Khi viết những dòng này, tay mình vẫn còn run rẩy khi nghĩ đến những trẻ em phải bới rác mà ăn, và hình ảnh những đại gia, quan chức béo ị hàng ngày xơi những bữa ăn ngàn đô.
Ăn như thế, khác gì ăn thịt đồng loại mình???
Vâng, quan điểm cá nhân tôi là như vậy. Độc tài theo ý là cứng rắng quyết tâm cắt đi vài cái ung nhọt trên cơ thể mình, nói thẳng ra là dám hy sinh vài ngàn hoặc chục ngàn đồng bào mình để cho dân tộc mình, con cháu dân tộc mình được sống cho đàng hoàng. Bạn thấy cần sữa cần thức ăn, tôi không phản đối nhưng tôi cần thêm một nhà độc tài lúc này để xử lý được triệt để các vấn đề bạn nêu và các vấn đề cá nhân tôi trăn trở nữa!
ReplyDeleteNếu bạn có hướng xử lý cho các trăn trở của bạn, tôi hoàn toàn ủng hộ!
Bác Lý,
ReplyDeleteBác nghĩ Gorbachev liệu có ích cho Việt Nam hay không?
Những nhân vật như Pachunghy, Hitler thì đều dựa vào kinh tế tư nhân phát triển. Thời Hitler thì kinh tế công nghiệp Đức đã phát triển lắm rồi. Còn Pachunghy thì có được một kỷ cương dân tộc và tinh thần Hàn Quốc trong chiến tranh.
Việt Nam có được điều đó không? Không có cả hai luôn.
Vậy nếu có một Gorbachev, thì VN có đi theo con đường của Nga?
Cảm ơn các bạn đã có những comment giá trị. Chúng ta đang bàn tới một khái niệm đang gây nhiều tranh cãi. Và thành quả của các nhà độc tài cũng rất khác nhau.
ReplyDeleteNhững người tích cực: Pinochet, Phác Chính Hy, Suharto
Tiêu cực: mấy ông Phi châu mà Mobutu Sese Seko là điền hình
Những ông nhàng nhàng: Tưởng Đài Loan, Marcos.
Đừng lấy chế độ độc tài mà ngại, thành quả của nhà độc tài ra sao chỉ có lịch sử mới trả lời được, thường là sau khi nhà độc tài đó thôi chức. Chế độ dân chủ thực chất là độc tài có thời hạn.
Độc tài kiểu Liên xô thực chất đó là cho vay nặng lãi và vơ vét tài nguyên của các nước XHCN anh em (mà thực chất là thuộc địa kiểu mới) phục vụ quyền lợi nước Nga.
Trong lịch sử VN có 2 nhà độc tài điển hình là Hồ Quý Ly và Lê Thánh Tông, sở dĩ LTT được đề cao hơn là vì thành tích chiếm đất Chiêm Thành.
Người ta hay lấy cách hành xử độc đoán làm định nghĩa độc tài, đó là sai lầm. Có ai gọi những kẻ bảo kê là độc tài đâu, là kẻ cướp đấy chứ, và cũng không phủ nhận việc trong số những cô ca ve có cô "vượt lên" làm má mì. Dân ta đã và đang ở trong hoàn cảnh như vậy.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteĐồng ý với bác Lý liền:"Có ai gọi những kẻ bảo kê là độc tài đâu, là kẻ cướp đấy chứ, và cũng không phủ nhận việc trong số những cô ca ve có cô "vượt lên" làm má mì"
ReplyDeletevnexpress mới phun tin Cung USD cho ngân hàng dồi dào
Em thì không tin tình hình khả quan như thế.
Bác Lý có nhận định gì ko?
Khi nào họ nói "dự trữ ngoại tệ tăng lên 20 tỷ đô la" mới đáng nghi. Còn họ nói Cung dồi dào là khả tín đấy chứ. Cầu giảm mà Cung không giảm hoặc Cung giảm ít hơn sự giảm của Cầu là tình hình thực tế. Ít người mạnh dạn vay ngân hàng để đầu tư nên cầu về nguyên liệu giảm nghĩa là nhập khẩu sẽ giảm. Còn nhập hàng xa xỉ không có liên can vì người mua nó không thiếu tiền.
ReplyDeleteThời buổi này, có của phải giữ cho chặt. Xem thế giới người ta giữ vàng thì biết.
Cả bộ máy đang cổ vũ cho đầu tư BĐS, thực ra bây giờ còn ai đủ tiền để đầu tư vào BDS nữa đâu. Tuy nó không bể bong bóng nhưng sẽ là sự thiếu vốn cho SX, thiếu hàng hóa dẫn đến lạm phát.
Bác Lý ơi, có dấu hiệu bong bóng đang xì hơi rồi.
ReplyDeletehttp://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/18017/co-hoi-vang-so-huu-can-ho-rung-co.html
Bác Lý bình luận sao về vụ cổ phiếu họ Đặng SGT xin hủy niêm yết? Nếu tình hình này diễn ra với nhiều cổ phiếu khác và thị trường CK rơi tiếp thì có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế không ạ? Cuối năm nay liệu có thể mua chứng khoán được không?
Một trong những biện pháp chống lạm phát cơ bản đó là tăng lãi suất. Tuy nhiên chống lạm phát "nâng cao" thì không hẳn là như vậy.
ReplyDeleteTăng lãi suất có tác dụng hạn chế cả Cung lẫn Cầu nhưng mức độ lại tùy thuộc vào loại nền kinh tế. Với nền kinh tế tiêu thụ, kinh tế xài trước - trả sau thì việc tăng lãi suất làm giảm hẳn nhu cầu tiêu dùng.
Nhưng việc tăng lãi suất lại không mảy may tác dụng hạn chế chi tiêu với nền kinh tế tiền mặt, tức là lãnh lương trước - tiêu xài sau. Ở nền kinh tế kiểu này, thường thì người lãnh lương không đủ tiền để trang trải nhu cầu. Việc tăng lãi suất có tác dụng hạn chế đầu tư sản xuất làm tăng giá thành, sau một chu kỳ sản xuất hàng hóa trên thị trường sẽ thiêu làm giá cả tăng. Trường hợp này nhà nước trợ giá vốn vay, tức là hỗ trợ lãi suất là biện pháp thích hợp.
@ Mèo Ú,
ReplyDeleteCó bong bóng BĐS nhưng chưa bể, vì BDS ở ta là tài sản cá nhân chứ không phải là tài sản đi vay để đầu tư, nói đơn giản nó là của cải tích lũy của cá nhân. Bây giờ người giàu là người đó có bao nhiêu căn nhà bao nhiêu miếng đất chứ không phải là bao nhiêu ngàn lượng vàng.
Các đầu nậu mua sỉ căn hộ theo giá công bố của nhà đầu tư, trả tiền mặt nhưng chiết khấu đến 30%. Nhà đầu tư bắt buộc phải bán lúa non còn hơn vừa chịu lãi vừa chịu phạt của ngân hàng. Với chiết khấu 12-14% người mua nghĩa là hời nhưng thực ra đầu nậu đã kiếm được 16-18%. Chưa kể chiết khấu 12-14% đầu nậu đã lờ đi khoản chiết khấu môi giới 2%.
Đặng Thành Tâm khôn đấy, cổ phần của ảnh pha loãng quá rồi lên sàn sẽ hớ. Ảnh cơ cấu lại tức là cô đặc lại.
Mua cổ phiếu, ok. Chọn những doanh nghiệp làm được, P/E 4-5% là mua được. Cơ sở lý luận là lạm phát ít ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nước lên thuyền lên mà.
Khả năng lượng cung USD tăng lên trong vài ngày qua là thật, em vừa chạy ra ACB bán ra ít "Ếch" nè, thị trường chợ đen thu vào chỉ có 20.550 VND/USD trong khi CAB họ thu vào giá CK là 20.700 mà !!
ReplyDeleteBác Lý có thể giải thích nguyên nhân trên giúp em được không ? Phải chăng thị trường tự do họ đang co cụm lại để qua khỏi khó khăn do Nghị Quyết 11 gây ra ?
ReplyDelete@ XT,
ReplyDeleteCung giảm, Cầu giảm nhưng Cầu giảm nhiều hơn Cung thì sẽ "dư" Cung.
Năm 2008 cũng có một dạo "dư" Cung, tức là ai có đô phải nộp phí mới được ngân hàng đổi cho VND bằng tỷ giá niêm yết. Sau đó ra sao thì bạn đã biết.
Nói giá chợ đen phải so sánh cả giá mà ta mua đô ta phải trả bao nhiêu. Đô hiện được xem là hàng cấm, nên giao dịch đầy rủi ro, sự khác biệt giá mua - giá bán sẽ không nhỏ.
Cung "dư dả" làm sao phải giảm định mức từ $7000 còn $5000.
Thời buổi này lo thủ thân đi là vừa.
Bác LÝ.Em thấy vàng ở thị trường rất nhiều.Chứng tỏ người dân không có tiền để mua tích trữ,Sản xuất đình đốn.Theo Bác dòng tiền chảy về đâu?
ReplyDelete@ Đậu Tương,
ReplyDeleteBạn đang có tiền? Xin chúc mừng.
Vàng "thừa" trên thị trường sao lại lên giá, nay gần 38tr.