Xem bài trước "Nhà" ở Hà Nội
Kinh tộc ta vốn xuất thân miền biển, di cư bằng Tàu, quen sống nơi thấp, không quen chỗ cao, tụ tập nhau về sống ở miệt đồng bằng châu thổ. Đặc điểm vùng châu thổ là mùa lũ ngập trắng, mùa cạn chỗ ngập nhiều hơn chỗ khô. Hà Nội ngày nay vốn là một nơi có địa hình như thế.
Đất Hà Nội vốn là một thành nhỏ, được Tiết Độ Sứ Cao Biền hoàn thiện như một kinh đô (thời Bắc Thuộc chức vụ Tiết độ sứ đúng đầu cõi An Nam, nên phủ Sứ giống như kinh thành vậy). Thời Ngô Vương đóng ở Cổ Loa, thời Đinh - Lê kinh đô ở Hoa Lư. Khi Lý Công Uẩn đoạt ngôi nhà Lê mới dời đô về trở lại Đại La và đổi tên thành Thăng Long.
Thời phong kiến người ta đắp nền bằng cách lấy đât chỗ thấp để đắp lên những chỗ cao để tạo nên Hoàng Thành và vùng lân cận dịch vụ cho nó. Cho đến khi thực dân Tây sang xâm lược vào nửa cuối thế kỷ 19 và áp đặt chế độ bảo hộ, Hà Nội chỉ là khu Hoàng Thành và phụ cận tức khu phố cổ hiện nay, dân số không quá 100,000 người (Một trăm ngàn). Ngoài những vùng đầm thấp ở xa Hoàng Thành, ngay trong Hoàng Thành và vùng phụ cận, diện tích ao hồ chiếm phân nửa tổng diện tích. Và đây là phương án xử lý thoát nước bền vững mà ta sẽ bàn đến nó vào một dịp khác.
Do mong muốn biến Hà Nội thành trung tâm chính trị, trung tâm văn hóa, trung tâm kinh tế và nhiều thứ "trung tâm" khác Hà Nội đã phải dùng cát để san lấp các ao hồ, vùng đầm lầy và xóa sổ cả những bãi tha ma để làm nhà và nhà ở. Những khu Mỹ Đình, Hào Nam, Hoàng Cầu ra đời.
Để có lượng diện tích lớn nhất trên một tổng mặt bằng giới hạn, không có cách bố trí nào tốt hơn phân lô nhà phố liền kề. Và với diện tích hữu hạn ở mỗi lô người ta chỉ có thể ... vươn lên trời cao.
Nhà cao đòi hỏi móng vững, móng vững đòi hỏi phải sâu, móng sâu lại không thích hợp với nhà nhỏ trước khi có phương pháp ép cừ bê tông. Tự bao giờ, người ta có quan niệm rằng "Nhà lún cũng không sao, miễn lún đều, đừng lún lệch". Loại móng mà người ta tin rằng bền vững nhất đó là Móng Bè, nghĩa toàn bộ diện tích căn nhà đặt trên một tấm bê tôn có diện tích bằng với diện tích sàn tẫng trệt. Điều đó không sai, với nhà biệt lập và thấp tầng, với nhà ống cao tầng thì đây có thể là nguyên nhân gây nên ... bể bong bóng bất động sản.
Quan niệm trên còn "đứng vững" với những căn nhà phố do việc tuy các căn nhà được thi công riêng rẽ nhưng vẫn dựa vào lẫn nhau và tổng thể mỗi block nhà vẫn là một khối thống nhất có chiều cao không lớn so với chiều rộng trừ những căn ngoài cùng.
Những căn ngoài (còn gọi là lô góc, lô đầu hồi) có đơn giá cao nhất vì ngoài mặt tiền, gia chủ có thể làm bao lơn hay thậm chí cơi phòng ở rộng thêm ra so với tầng trệt. Dĩ nhiên là phía được cơi nới này tiếp xúc với mặt đường là phía mà độ ổn định nền đất khác hẳn với phía đối diện tiếp xúc với móng nhà bên cạnh. Theo thời gian, nền đất bên dưới móng bè phía tiếp xúc với mặt đường xẹp dần, xẹp dần theo xu hướng tự ổn định của đất mượn. Và căn bìa sẽ nghiêng dần nghiêng dần cho đến khi ta có cảm giác rằng nó sắp đổ.
Bác Lý viết về nhà ở, nhà phố ở kinh thành, mà lại để các từ trong ngoặc kép là ý làm sao? :)
ReplyDeleteCảm ơn H đã góp ý.
ReplyDeleteTớ chưa khéo dùng từ nên phải nhấn mạnh thô thiển thế.
Bác Lý ơi, bác cho em hỏi về các khái niệm: móng đơn, móng băng, móng ép cọc. Vì em thấy khi xây nhà, ai cũng bàn cãi nên xây móng gì, mà em không biết ưu/nhược điểm của từng loại.
ReplyDeleteVí dụ nhà xây trên nền đất yếu (xưa là ao rau muống) thì nên xây móng gì?
Em thấy mấy nhà xây gần gần khu em, tường nhà mỏng như lá lúa mà cái nào cũng cao nghễu nghện, nhìn hãi quá!. Không hiểu sao dân mình không biết sợ chết là gì, xây nhà mà cẩu thả qua loa cứ như đi mua đôi dép, bó rau vậy, không tính toán kỹ gì hết.
Cảm ơn bác
Em quên hỏi:
ReplyDeleteMóng băng có phải là móng bè mà trong bài bác đề cập không?còn móng ép cọc có phải là "ép cừ bê tông" trong bài không? Vì trong bài bác có đề cập đến 2 loại nhưng em chưa rõ về đặc điểm của từng loại.
Nhà theo nghĩa là nhà hay binh đinh người ta làm móng đơn, nghĩa là mỗi hố móng chỉ có trách nhiệm chịu lực cho 1 cột, nhà bao nhiêu cột có bấy nhiêu hố móng.
ReplyDeleteMóng băng là sản phẩm của nhà ống, tức là người ta chia nhà thành nhiều nhịp mỗi nhịp 3-5m theo chiều dọc nhà. móng đi hết chiều ngang nhà chịu lực cho 2 cột 2 bên. Đặc điểm của nó là không xâm phạm ranh chung.
Nếu đất liền thổ, nhà không quá cao (3 tầng đổ lại) có thể đặt móng trực tiếp lên đất nền. Nếu đất mượn hoặc nhà cao hơn 3 tầng thì đòi hỏi móng phải xuyên sâu đến lớp đá hoặc cát. Cừ bê tông hỗ trợ cho việc xuyên sâu này.
Về nguyên lý như vậy, phải kỹ sư móng tính cụ thể trên cơ sở địa chất nơi đặt móng.
Còn móng bè nghĩa là nguyên sàn nhà là một tấm cứng bằng bê tông, giống như ta đứng trên tấm ván đặt lên bùn nhão vậy. Đừng chê cừ tràm hay cừ tre, nó có vai trò ổn định đất ướt. Các tòa nhà ngân hàng Pháp xây đều dựa trên lớp cừ này.
Nhà ở HN quá cao (5-6 tầng) trên cơ sở cái nền nhỏ (30 m2) nên nó ốm (chuyên môn gọi là mảnh). Một công trình quá mảnh, như anten truyền hình, đòi hỏi phải có một chiều sâu móng tương ứng.
ReplyDeleteNhững căn nhà ống trong bài "đứng vững" được là nhờ dựa vào nhau, làm giảm đáng kể độ mảnh. Riêng căn ngoài cùng, phải được đặt trong điều kiện biên, giống như rổ rá phải được cạp vành vậy.