Những thứ tăng:
- Thực phẩm
- Cước vận tải
- Giá vật liệu xây dựng
- Lãi suất ngân hàng, LS liên NH lên 23%/năm
- Tăng chi hỗ trợ người thu nhập thấp
- Giá dầu
Những thứ giảm:
- Giá vàng
- Giá Đô la
-Tổng dự trữ vàng trong dân - xuất khẩu 100 tấn trong 2 năm
Tạm thời các cty, tập đoàn tư nhân bị kẹt vốn VND, đảo nợ không được, họ phải bán vàng, đô ra tạm lấp vào lổ hổng thanh khoản. Một số DNNN bị kết hối ngoại tệ ($370M, số dư $1.65B). Ngoại tệ về Ngân sách tăng do giá dầu tăng. Lợi cho ngân sách không bù được thiệt hại của người tiêu thụ do giá xăng tăng.
Do giá hàng hóa lên, giá nhiên liệu lên làm cho dự trữ bằng tiền đồng mau cạn, phải bán vàng, đô ra để chi tiêu hàng ngày.
Kết quả là trong đoản kỳ SỐ CUNG vàng, đô khá đáp ứng nhu cầu nhập khẩu.
Mặt khác không tăng đầu tư, hạn chế mua hàng ngoại nhập về bán, vì sợ giá cao khó bán. Trong ngắn hạn SỐ CẦU giảm, tổng thể nền KT co lại.
Hết lượng hàng tồn kho, không có hàng bán do hậu quả của việc giảm đầu tư, giảm nhập khẩu. VẬT GIÁ tăng phi mã.
***
Dân ta đang thấm đòn bão giá.
Thực tế dân ta đang trữ vàng để dành sau này, làm gì có "sàn" vì ai bảo hiểm rủi ro.
bác nghĩ năm nay lạm phát liệu có lên đến 30% không.
ReplyDeleteĐọc các bài tổng kết của bác Lý thấy buồn quá.
@Dear Bác Lý
ReplyDeleteNhìn thô sơ thế này được không ạ?
Việc tăng liên tiếp giá xăng trong thời gian gần đây có phải dùng để bù cho việc kéo tỷ giá xuống không ạ? Nghe đồn (điều chỉnh giá xăng linh hoạt của ông TTBTC) có thể xăng tiếp tục tăng nữa...Chưa có hồi kết sao bác Lý?
Mèo Ú thử chỉ số giá đầu năm thôi
ReplyDeleteGiá vé máy bay có thể tăng thêm 22,7%
Rau xanh, thực phẩm vào đợt tăng giá mới
Bộ Tài chính quyết định tăng giá bán lẻ xăng A92 lên 21.300 đồng, áp dụng từ 22h ngày 29/3.
Cước vận tải TP HCM có thể tăng 8-10% do xăng lên giá
Thép, xi măng “nhấp nhổm” tăng giá
Bắt đầu từ 5/4, giới vận tải tại Hà Nội chính thức tăng giá vé 10 - 20%.
theo khảo sát của VnEconomy tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội thì giá của hàng trăm loại thực phẩm đã đồng loạt tăng từ 5-15%.
Hàng "bình ổn" tăng giá 25%
Giá Thuốc tân dược tăng 5-30%
Bữa ăn sáng "teo" lại
Sữa tăng giá 20%
NHNN bơm 30 ngàn tỷ đồng
@ YenNhi,
ReplyDeleteTheo Marx: Ăn, mặc, ở và đi lại là nhu cầu cơ bản của con người. Thuế xăng dầu tạo ra nguồn thu quan trọng và chắc chắn cho ngân sách. Tiền xăng hiện nay ở thành phố đã chiếm đến 20% tiền lương tháng.
Cả 2 việc tăng tỷ giá đô hay tăng giá dầu đều đem lại:
- Tăng ngân sách từ tiền bán dầu
- Tăng chi phí (xăng) cho người dân
Và cách điều hành của chính phủ chưa bao giờ làm lợi cho dân cả. Cho nên việc tăng giá đô là việc làm chủ động đã định trước của NHNN chứ không phải "bị động" như nhiều người lầm tưởng. Không bao giờ có chuyện "kéo tỷ giá xuồng".
Cảm ơn bác Lý về phân tích rất rõ ràng và dễ hiểu.
ReplyDeleteEm chỉ hơi thắc mắc, bác liệt kê những thứ giảm:
"Những thứ giảm:
- Giá vàng
- Giá Đô la"
Hiện giờ thì đúng là vàng/đô đang lình xình, thậm chí vàng xuống trong lúc giá thế giới tăng, nhưng liệu nó có lình xình mãi không bác Lý?
(Em mù tịt về kinh tế trước khi vào đọc blog của bác và bác Hải, hiện giờ có "sáng" lên chút đỉnh nhưng vẫn còn mù mờ lắm, câu hỏi nếu ngớ ngẩn bác thông cảm nhen).
Cảm on Bác.
Vàng và đô xem như bị cấm trên thị trường trong nước, số người mua (tiệm vàng) giảm nhanh nên giá nó phải giảm theo giá yết của ngân hàng. Nó đã giảm một cách "phi thị trường", mà thực sự nó bắt đầu khan hiếm, nhất là đô.
ReplyDeleteBác Lý nghĩ sao về bài này?
ReplyDeletehttp://tintuconline.com.vn/vn/thitruong/485356/index.html
Bác Lý đánh giá rủi ro tín dụng của Việt Nam có cao không? Các ngân hàng cổ phần có dễ sập không bác? Ở trong bài cũng có nói đến việc phải tính toán giữa lãi suất và rủi ro.
Dear Mèo Ú,
ReplyDeleteNếu bạn không phải chủ sở hữu nhà băng thì không cần quan tâm, thế nào cũng có vài NH "đóng cửa" sau khi tẩu tán hết tài sản. Chỉ nên bảo vệ tài sản của chính chúng ta mà thôi. Tin tức hiện tại có những điểm chính sau:
- Các bà nội trợ tằn tiện, đi chợ trễ để mua hàng loại 2
- Vật tư, nhiên vật liệu cái gì cũng tăng giá
- Ngân hàng thiếu tiền, phải huy động lãi suất cao
- Vàng, đô la "tự nhiên" rẻ đi
- Dầu khí "bán" $2.7B cho ngân hàng
- Hầu như không nhắc gì đến BDS
- Chứng khoán đứng "bên lề" thị trường
Ngay trong bài báo hé lộ chi tiết rất hay ho đó là các ngân hàng tẩu tán đô la ra nước ngoài.
Điều đó nói lên cái gì
- Sản xuất sẽ đình đốn trong tình trạng lạm phát cao.
- Tài sản tích lũy đang là BDS (1), vàng - đô la (2), và rất ít tiền mặt (3)
- NHNN quyết liệt muốn (2) chuyển thành (3), và đang vừa dọa vừa in thêm tiền.
Cố gắng bảo trọng, giữ gìn số tài sản còm của mình. Tuy nhiên ký thác tiền cho NH trong ngắn hạn vẫn tốt.
Vâng, tại cháu đang phải tư vấn cho mẹ vì mấy hôm nay cụ hoang mang dữ dội. Có mấy phương án sau nhờ bác tư vấn giúp.
ReplyDelete1. Mua vàng (hiện tại vàng trong nước đang có giá hợp lý).
2. Mua 1/2 vàng, 1/2 đô.
3. Gửi tiết kiệm lấy lãi suất 17%. Nhưng mà cũng lo nhỡ NH TMCP sập vì chỉ mấy ngân hàng này thì lãi vẫn cao.
4. Mua đất: hiện nay ở HN thì đất đang sốt và hiếm nên phương án này gần như không khả thi.
Cháu thì phân vân giữa việc mua vàng bây giờ hay là gửi thêm 1-2 tháng nữa rồi mua.
Bác cho lời khuyên ạ.
Cảm ơn bác.
Cháu xin bổ sung thêm:
ReplyDelete5. Mua 1/2 vàng và 1/2 gửi tiết kiệm
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteDear bác Lý,
ReplyDeleteVề chi tiết bác Lý nói "các ngân hàng tẩu tán đô la ra nước ngoài", em thấy rất lạ là chi tiết "nhạy cảm" và nên bí mật như thế mà báo hay TV đều có. Sáng hom qua nghe TV bảo là "nhiều ngân hàng đang gửi một lượng lớn USD ra nước ngoài". Tất nhiên họ không dùng từ "tẩu tán" như bác, nhưng ai nghe thế thì đều hiểu là "tẩu tán", mà tẩu tán tức là để chuẩn bị cho việc "tháo chạy". Mà việc ngân hàng "tháo chạy" là việc cực kỳ nhạy cảm và nên giữ kín mới đúng nhỉ.
Em không hiểu sao báo và TV lại cung cấp cái tin đắt giá này.
Dân họ nghe như thế, thì chắc chỉ có mất trí mới đem tiền gửi ngân hàng,hehe.
Dear Sofia,
ReplyDeleteNH có lý do để ký thác đô la ra nước ngòai vì để giải quyết thanh khỏan thẻ cho dân du lịch, cho xuất khẩu, cho du học, v.v... Không có lý do gì chính phủ ngăn cản được. Đây là bàn tay vô hình trong kinh tế để tránh việc kết hối, trưng mua, trưng thu theo luật. Đại khái thế.
@ Mèo Ú,
ReplyDelete1. Quyết định thuộc về Lợi ích nó hoàn toàn do chủ sở hữu của lợi ích đó định đoạt.
2. Cân đối các nguồn vốn không có nghĩa là bình quân.
3. Tiền Đồng đang "rất nóng" có nghĩa là chưa biết khi nào nó nguội, và khi nó nguội thì rất nhanh.
4. Nhà nước luôn có xu hướng phá giá tiền đồng với mục đích phồng thêm túi ngân sách và xẹp thêm túi nhân dân.
BS Hồ Hải,
ReplyDeletePhần ngoại tệ mà các ngân hàng ký thác ở nước ngoài - nơi có lãi suất thấp hơn ở trong nước - chỉ là phần "trú ẩn" thôi. Trên thực tế có một dòng ngoại tệ từ trong nước chạy "song song và ngược chiều" với dòng kiều hối từ ngoài vào.
Vàng, đô trong nước đang "rẻ" so với thế giới. Lẽ nào không có đường dây đưa ra nước ngoài kiếm lãi. "bàn tay vô hình" quả đáng sợ thật. 2 năm sau lại có tin Campuchia nấu chảy mỗi tuần 1 tấn vàng nữ trang từ VN. Kinh tế có quy luật bù trừ, lúc này vangf, đô có giá rẻ có nghĩa là đến lúc khác giá của nó lại đắt.
ReplyDeletekhông phải là nó đã đắt từ trước đợt nó rẻ hay sao bác? Các nhà buôn đã kiếm đủ đợt trước rồi, đợt này giá cao mà vàng trong nước thấp cũng là tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước. Đợi khi nào giá thế giới rẻ, giá trong nước lại đắt để kiếm lợi chơi. Công nhận dân mình cũng hợp tác và bị chăn dắt giỏi thật.
ReplyDeleteNhà buôn chân chính là nhà buôn cứ có cơ hội là kiếm tiền. Thời điểm này tốt nhất cho việc dùng vàng để nhập khẩu, nhờ đó mà giá đô bị kềm lại, không có tăng.
ReplyDeleteBác nói đúng quá: Nhà buôn chân chính là nhà buôn cứ có cơ hội là kiếm tiền. Nhưng nếu theo đúng 1 tiêu chí:có cơ hội là kiếm tiền thì nhà buôn chân chính ở đất nước mình đang bị lên án với cái tên: bọn đầu cơ (đầu cơ nhà đất, vàng, usd, đội lái)và đang bị bắn tên lia lịa. Ko biết nhà buôn nào thì được tôn vinh đây?
ReplyDeleteBác nói dùng vàng để nhập khẩu - e ko nghĩ ra là mình nhập cái gì thì bên bán sẽ chấp nhận thanh toán bằng vàng đây? bác giải thích rõ hơn giùm em. Tks bác nhiều nhiều.
Dear bác Lý,
ReplyDeleteEm có nghe là nước mình mua điện của TQ rất nhiều, cụ thể là >50% lượng điện phía Bắc là mua của TQ. Và em cũng nghe nói, usd thì cạn kiệt, nên NN VN đang vừa hù dọa vừa cấm đoán để dân bán vàng miếng ra, mục đích là để thâu gom vàng trả tiền điện cho TQ. TQ thì bao giờ cũng thích vàng rồi,hehe.
Vậy là khả năng "kết hối" là khá cao rồi đó Bác Lý nhỉ ?: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110310/xu-phat-mua-ban-ngoai-te-trai-phep-len-cao-nhat-500-trieu-dong.aspx
ReplyDeleteChuẩn bị kết hoe61i chăng ? http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110310/xu-phat-mua-ban-ngoai-te-trai-phep-len-cao-nhat-500-trieu-dong.aspx
ReplyDeleteBác Lý cho nhận xét về bài viết này nhé:
ReplyDeletehttp://suthatcongly.multiply.com/journal/item/248
Dear all,
ReplyDeleteVàng của ta xuất đi có thương nhân 2 xứ Campuchia và TQ thầu nhiều nhất. Tớ không hiểu thời buổi này lại có ai đó chê vàng. Vàng nay đang là hot.
Tin chưa kiểm chứng, sau vụ tsunami bên Nhật, TQ tăng giá bán điện cho VN, bù lại bán chịu,
TQ họ giúp đỡ VN "chí tình" lắm. Họ tận lực giúp sức người sức của không ghi giấy nợ để ta "giải phóng miền Nam". Chuyện này mọi người quên rồi sao. Giúp đến cỡ đó còn được sá gì ba cái điện lẻ tẻ.
Kết hối đang xảy ra trên thực tế. Có điều hình thức "đa dạng" thôi. Khái niệm kết hối chỉ có ý nghĩa đối với tài sản tư nhân, mà không có ý nghĩa đối với tài sản nhà nước, vì "lọt sàng xuống nia".
Dear XT,
ReplyDeleteĐọc gì thì đọc cũng nhằm bảo vệ tài sản của chính mình như là một nhà buôn chân chính.
Chúc vui.
Đạo của người thầy giáo là dạy trẻ nên người. Đạo của người lính là hạ sát kẻ địch bảo vệ đồng đội. Đạo của người kinh doanh là lợi nhuận, có gì tốt hơn thế.
ReplyDeleteMặt tích cực của đầu cơ là chống đầu cơ. Đầu cơ giá xuống sẽ kềm đầu cơ giá lên và ngược lại.
Đặt vấn đề: tại sao tại xứ người, cứ mỗi dịp lễ các nhà buôn lại khuyến mãi, trong khi là dịp chặt chém ở xứ ta. Lúc này sự đầu cơ mang tính chất bình ổn giá, làm cho giá hàng hóa không lên quá cao làm thiệt cho cả người bán lẫn người mua.
Luận điểm này không đề cập đến việc đầu cơ chính sách.
Giấu diếm mãi không xong, buộc phải nêu lý do chính sách cấm vàng nhằm mục đích cứu thị trường BĐS. Bài báo Thị trường BĐS kỳ vọng ở lượng vàng dự trữ trong dân .
ReplyDeleteHuhu, hết đào bới xới quặng, chặt phá rừng, khai thác tận diệt tôm cá ngoài biển, giờ thì lại nhòm ngó săm soi số vàng trong dân :-(
ReplyDeleteSau khi dân nghe theo mấy cái bài định hướng kiểu này, ùn ùn dốc vàng vào BDS, đến khi vàng hết, thì chắc dắt nhau đi ăn xin :-(
Sáng nay em nghe TV bảo là sẽ dừng việc huy động và cho vay vàng ở các ngân hàng.
Nếu như vậy, tất cả các chủ tài khoản tiết kiệm vàng trong các ngân hàng rút hết ra à bác Lý?Mấy lão làm chính sách có lợi gì khi dân rút hết vàng tiết kiệm ra?
Sao dân mình lại gửi vàng vào ngân hàng để lấy 3% lãi một năm? Trong khi các ngân hàng nhận vàng đều là ngân hàng nhỏ, tư nhân? Lợi ích không đủ bù rủi ro. Chỉ có thể hiểu là dân mình sợ rằng để nhà có thể bị trộm?
ReplyDeleteBĐS mà sụp thì hậu quả còn thê thảm hơn cả việc sụt giảm ngoại tệ và nhập siêu hiện giờ.
Bác Lý ơi, hôm qua mẹ cháu hỏi sao bảo giá nhà sẽ giảm mà bây giờ mua chung cư tại HN vẫn cao. 2.2 tỷ cho một căn 70m2 ở Linh Đàm.
Bao năm qua,bằng chính sách không đánh thuế BDS, nhà cầm quyền đã định hướng toàn dân dồn mọi nguồn lực vào BDS, nền kinh tế tăng trưởng nóng và chỉ tăng trưởng trong BDS. Tăng trưởng GDP 7-8% phải trả giá bằng tăng trưởng tín dụng đến 30%, lời nhuận ngân hàng đạt 20% nhưng vẫn thiếu vốn.
ReplyDeleteViệc siết chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất không những không giảm được tăng trưởng tín dụng BDS mà còn bóp chết các doanh nghiệp sản suất bằng vốn vay. Kết quả là sản xuất bị thu hẹp, không đủ hàng cung cho thị trường, lạm phát thêm nữa. Đã có bài viết cảnh báo hiện tượng này ở đây.
Ký thác vàng với lãi suất 3% là quá tốt rồi mong gì hơn, hãy so sánh với vàng mang đi chôn. Với lãi suất 3% sau 23 năm lượng vàng sẽ tăng gấp đôi. Rủi ro của việc gửi vàng đó là ngân hàng phá sản hoặc nhà nước kết kim.
Trong các loại hình BDS, nhà chung cư có rủi ro cao nhất. Thời thế bây giờ khác rồi, chủ đầu tư đang khuyến mãi mỗi căn hộ một chỗ để ô tô. Tham khảo giá 1 căn 3 phòng Phú Mỹ Thuận Nhà Bè 9.6 triệu/m2
Bác Lý,
ReplyDeleteMẹ cháu đã quyết định mua đất bác ạ. (Hi hi0. Đất tư thôi, đúng là bán bò tậu ễnh ương (trước đây có mảnh to bán đi rồi mua thành mảnh nhỏ).
Cháu không can thiệp để cụ tự quyết. Cụ cho rằng tích vàng thì huyết áp cụ sẽ lên xuống theo giá vàng. Đô la bây giờ giá thấp nhưng lợi ích chưa thấy rõ.
Chúc mừng cụ đã có quyết định tốt. Mong cụ nhiều may mắn.
ReplyDeleteBác Lý nghĩ sao về bài này ạ:
ReplyDeletehttp://vef.vn/2011-05-05-bat-dong-san-viet-nam-co-gap-dai-hoa-nam-2012-
Một nền kinh tế lành mạnh, giá một căn nhà đô thị cỡ 10 năm tiền lương là vừa. Phép tính đơn giản là nếu giá nhà đắt hơn thì người ta đi làm để làm gì, để ngập nợ trong nợ nhà à?
ReplyDeleteTuy nhiên mỗi thời điểm giá giao dịch vượt quá giá trị thực của nó là chuyện bình thường, bởi vì ngoài nỗ lực bằng vốn tự có người ta huy động thêm nguồn vốn khác để đổ vào nhà.
Ở Vn lại khác một chút nữa, của để dành không phải là công xưởng hay nhà máy cùng thương hiệu của nó, mà là nhà và đất. và nhà nước hỗ trợ cho việc tích lũy tài sản vào nhà đất bằng cách không đánh thuế sở hữu. Cho đến giờ việc sở hữu nhà và đất ở VN không bị những tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ.
Điều này mới là căn bản: nếu giá nhà có hạ chút đỉnh thì người cần nhà để ở vẫn không thể có đủ tiền để mua được nhà. Không có người tiêu thụ thì làm sao mà bể được bong bóng.
Nhưng nếu nhà chỉ bán cho hầu hết là người đầu cơ, tích trữ tài sản hoặc là đối tượng thu nhập đủ cao để sở hữu nhà thì những đối tượng này rồi sẽ dần hết chứ ạ. Chỉ có những người tiêu thụ mới là nguồn cầu dồi dào mà thôi.
ReplyDeleteNhưng có lẽ ở HN, HCM có một lực lượng hậu thuẫn lớn là giới đầu cơ và tích trữ tài sản bằng nhà, đất ở các tỉnh khác trong cả nước nữa.