Tuesday, June 7, 2011

Hãy là bạn, đừng kỳ thị E. Coli

Dịch tả ở Đức hạ tuần tháng 5 làm thiệt mạng gần 20 người. Nguyên nhân được xác định xưa như từ thời Trung cổ, đó là nhiễm khuẩn E. Coli (đọc là Ê Cô li, Mẽo đọc là I cô lai). Bài viết này không có ý múa rìu qua mắt thợ về vi trùng học nói chung và về chủng E Coli nói riêng.

Cứ mỗi độ ngập lụt, ta lại nghe dịch tễ ta thán, rằng nồng độ E. Coli là bao nhiêu bao nhiêu, nguy hiểm lắm, bà con ạ, hãy tránh xa nước ấy ra. Vậy E. Coli là cái gì mà ghê tởm như dịch hạch thế. Escherichia coli (đọc là E sơ ri ki a Cô li) thường được viết thân thương gần gũi hơn bằng E. Coli, là một loại vi khuẩn cần thiết cho sự tiêu hóa. Nó sống hòa bình trong ruột già chúng ta, hỗ trợ cho khâu cuối cùng của chuỗi tiêu hóa và giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài. Và trên thực tế E. Coli luôn tồn tại chung với nước như hình với bóng, chỗ nào có nước, chỗ ấy có E. Coli.

Đáng tiếc là E. Coli chỉ tốt khi nó nằm ở trong ruột và không tốt tý nào khi nó nhập vô đường miệng. Để dễ hình dung Quân giải phóng TQ được xem là tốt với dân TQ nhưng độc hại đối với ngư dân VN. Thông thường một vài con E. Coli đi vào miệng sẽ được đáp ứng bởi hàng triệu con trong ruột và là chuyện hàng ngày trong hệ tiêu hóa của chúng ta, hình thành nên miễn dịch E. Coli. Các cụ ta không diễn giải bằng vi trùng học mà chỉ đơn giản là "ăn bẩn sống lâu".

Thời Trung cổ, nguồn nước sinh hoạt hay bị hòa lẫn với nguồn chất thải tiêu hóa, nôm na là phân lẫn với thức ăn, nước uống. Ngay từ thời La Mã người ta đã xây dựng hệ thống nước sạch nhằm cách ly với nước thải, hệ thống này tồn tại cho đến ngày nay, là điểm thu hút khách du lịch thăm Ý quốc.

Người Âu ngày nay tiếng là ở sạch, trong hệ thống nước của họ xem như không tồn tại E. Coli. Điều này có hại cho hệ miễn dịch của họ, E. coli trong ruột không thanh toán được E. coli từ bên ngoài xâm nhập. Thể hiện là người ở xứ "sạch sẽ" sang xứ "sống lâu" thường dễ bị đau bụng. Và dịch tả Đức quốc hạ tuần tháng 5 cũng là hậu quả của việc "ở sạch". Tuy Pháp quốc không có người chết vì dịch tả, nhưng số người nhập viện hay phải nằm bẹp ở nhà không ít.

Sự việc xảy ra đột ngột ngay tại xứ sở được coi là văn minh nhất địa cầu. Giới khoa học bị shock nên đổ thừa tại chủng khuẩn xứ nóng nực Nam Âu, xuất phát từ xứ bò Tây Ban Nha. Khoa giới ngụy biện rằng, chủng Entero hemorric E. coli ( viết tắt là EHEC) dịch word by word nghĩa là xuất huyết ruột, có trong phân bò là nguyên nhân. Họ phân tích rằng EHEC là nguyên nhân gây ra Hội chứng suy thận cấp (dịch từ hemolytic-uremic syndrome) gây ra đột tử do vỡ hồng huyết cầu thận. Họ cho rằng dịch tả Âu châu hôm nay do rau tươi nhiểm khuẩn này không dưa chuột thì giá sống.

Số nạn nhân tại Đức quốc là những người lớn, trưởng thành và còn trẻ, không có đối tượng trẻ em và người già. Chứng tỏ những người trẻ đi ăn hàng ăn rau sống như dưa leo hay giá sống là những người mắc phải. Người già và trẻ em, ăn ở nhà và thức ăn nấu chín không bị mắc phải. E. coli dễ dàng bị chết ở nhiệt độ 70 độ C, phương pháp thanh trùng pasteur hoàn toàn có thể loại trừ.

13 comments:

  1. Bác Lý có thêm lời khuyên nào để cho dân mình phòng ngừa không? Không lẽ dân mình được cho ăn bẩn nhiều rồi nên sẽ kháng được con E.coli này ?
    Không kỳ thị nhưng có đề phòng vẫn tốt hơn.

    ReplyDelete
  2. @ knk,

    Biện pháp đề phòng:
    - Giữ tay sạch. Rửa tay ngay sau khi tay va chạm vào cái gì đó.
    - Tránh ăn đồ sống, tránh ăn ở hàng quán
    - Ăn uống thức nấu chín

    Đừng hoảng hốt khi bị mắc dịch:
    - Không uống thuốc cầm
    - Bổ sung lượng nước bị mất bằng dịch Oresol
    - Rửa tay sạch, cố gắng ăn thức ăn sạch
    - Đi thăm bác sĩ.

    ReplyDelete
  3. Bác Lý,
    Thông tin về một chủng vi khuẩn mới hình thành trong bể bioga là giả hở bác.


    Em theo bác cắm cái bia mà ít thấy người bắn.

    ReplyDelete
  4. @ Đậu Tương,
    Hiểu biết về E. coli giống như "thuốc tiêm thì không được uống" ấy mà.

    ReplyDelete
  5. Bác hải chưa cho một bài nhỉ.Kẻo thế giới lại mất tiền mua thuốc oan.

    ReplyDelete
  6. @ Đậu Tương,
    Có bản gốc không? Nếu được sáng tác gần đây thì phải xem đây là spam.

    ReplyDelete
  7. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  8. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  9. Bài này được lắm bác Toét, E coli là một phần của ta trong cả triệu năm tiến hóa nên khi loại bỏ nó thì phải có tác dụng phụ.

    Tẩy giun, sán cũng vậy. không nên tẩy quá kĩ sẽ dẫn tới nhiều chứng dị ứng mùi hương, hạt phấn...

    p/s: có ai đi xa yêu cả thói du côn ở quê không nhỉ?

    ReplyDelete
  10. @ NQ,
    E. coli là một phần máu thịt của ta, không thể loại bỏ. Nó có tác dụng bảo vệ đường ruột chống vi khuẩn bên ngoài xâm nhập.
    Môn học vệ sinh có dạy rằng, đi ngoài vừa đủ, không đi sạch sẽ.

    ReplyDelete
  11. Xin chào bác Lý Toét,

    Hôm nay lần đầu vào blog bác Lý Toét, Nở xin góp ý với bác một vài điều sau vì thông tin bài viết có liên quan đến nước Đức.

    Dịch tả mùa hè tại Đức năm 2011 này bắt nguồn từ giá sống của người Việt mình bác ạ. Sau khi cảnh sát và đội người kiểm dịch môi trường lần ra đầu mối dịch bệnh là từ một con lạch nhỏ xuyên qua thành phố Hamburg, và một trung tâm bán hàng của người Việt (thức ăn châu á, giao hàng quần áo, nhà hàng cho người Việt...) nằm bên cạnh con lạch. Người Việt ở khu hàng này có thói quen đi vứt rác, và trong cái đống túi rác đó chảy ra thứ nước phế thải, và khi người ta khai mở những túi đó ra thì mầm bệnh là từ giá sống, thứ mà người Việt bán hàng bỏ đi. Qua kiểm tra, thì người ta kết luận: dịch khuẩn đó phát sinh từ trong giá sống của người Việt. Tin tức đó được truyền thông lan truyền khắp nước Đức. Và hậu quả là từ mùa hè năm 2011, các nhà hàng, quán ăn ở bất cứ nơi nào trên nước Đức cũng đều không thể bán được món ăn nào có giá sống châu Á.

    Nở cũng trực tiếp làm việc trong một nhà hàng của người Việt mùa hè năm nay. Rất nhiều khách hàng khi đến ăn ở cửa hàng cũng bảo "Tôi không ăn giá sống châu Á đâu nhé". Và từ một phát hiện nhỏ tại Hamburg, giá sống ở không những Hamburg mà ở nhiều nơi khác trên toàn nước Đức cũng không còn bán giá sống nữa. Người Việt biết tin, cũng không ăn chính đồ ăn của mình. Chuyện có thật này không biết có được truyền thông Việt Nam đưa tin không, nhưng phải công nhận là khi biết chuyện, cháu cũng ngại giới thiệt mình là người Việt Nam lắm, bởi cái danh ăn bẩn và sống bẩn thì quả thật khó gánh nổi...

    ReplyDelete
  12. Người dân Đức bị chết vì vi khuẩn tả này vì họ luôn có thói quen ăn đồ ăn sống và ăn hoa quả không bao giờ gọt vỏ.

    Văn hóa ăn uống và bán hàng của dân Đức là thế này: Vì các doanh nghiệp bán hàng thực phẩm, rau củ tươi vd như xà lách, dưa chuột, cà chua, táo, lê, mận... trước khi được bán bán hàng của mình cho siêu thị thì phải tẩy sạch và làm tiệt trùng sản phẩm của mình với máy móc sản xuất số lượng lớn, làm sạch rồi sấy khô rồi bảo quản lạnh 8 độ, rồi phân phối hàng rau quả đó bằng xe vận tải trọng tải lớn, đến siêu thị thì hoa quả cũng được bảo quản ở nhiệt độ lạnh như vậy, nên rau quả bán hàng ở tất cả các siêu thị trên toàn nước Đức luôn luôn sạch,khô ráo, và quan trọng là luôn tươi. Vì vậy mà dân Đức họ luôn uống nước vòi nếu như chỉ thích uống nước trong không vị, còn thích có vị + gas thì mới mua nước đóng chai; rau củ quả thì mua về nhà chỉ việc xé bao bì rồi ăn. Trừ 1 số rau như rau chân vịt tươi, củ cần tây... thì người ta không rửa sạch đất được, mua về phải rửa lại một chút mới sạch hẳn.

    Nói vậy để biết, vì sao mà chuyện vi khuẩn tả rất bình thường với người Việt Nam lại có thể gây chết người cho người Đức. Họ quá tin vào trình độ quản lý của ngành kiểm dịch thực phẩm. Họ quá tin vào quy trình sản xuất thực phẩm của các doanh nghiệp trong nước. Và vì thế họ chẳng bao giờ bị bệnh tả để có sức đề kháng trường kỳ. Lý do họ chết 20 người vì bệnh tả chỉ đơn giản vậy thôi bác ạ.

    ReplyDelete
  13. Welcome Thị Nở,

    Cám ơn Thị Nở đã cung cấp thông tin cụ thể về dịch tả bên Đức. Đúng là Nghe không bằng Thấy, Thấy không bằng Người ở đấy.

    Ở đâu cũng vậy, hễ báo chí loan tin liên tục liên tục về cái gì đó là người ta tin đó là sự thực. Cách nay mấy năm, phở VN được chế biến từ formol, là thứ được thải ra sau quá trình ngâm tử thi. Thế mà bây giờ, vẫn bánh phở đó người ta phải xếp hàng, trả tiền trước mà chưa chắc chắn có một chỗ ngồi tử tế ở tiệm Phở Bát Đàn.

    P/S bên Đức cũng có khu ổ chuột à. Người Việt đi đến đâu ổ chuột đến đó, thật không hổ danh.

    ReplyDelete

Ghi một nhận xét:
- Mã tô màu: [co=#color]txt[/co]
- Chữ đậm (nghiêng): <b(i)>câu muốn in đậm (nghiêng)</b(i)>
- Chèn link: <a href="URL">text</a>
- Chèn hình: [img]URL hình ảnh, jpg, png, etc[/img] hoặc [im=URL]
- Cho phép chèn mã Emoticons của Yahoo
- Chèn video từ youtube: [youtube]URL của youtube[/youtube]
Định dạng video như thế này: http://www.youtube.com/watch?v=FV6WC89gWUQ (xin lưu ý: http không có s)