Saturday, July 2, 2011

Lạm phát - In tiền

Nghị quyết chống lạm phát đã đi được chặng đường 6 tháng, và vẫn còn con đường thênh thang phía trước. Thủ phạm gây ra lạm phát lần lượt được phát hiện và phát lệnh truy nã.

Đầu tiên phải kể đến vàng và đô la, được xác định là do ta nhập khẩu lạm phát từ đất nước của đồng đô là là nước Mỹ. Lệnh cấm lưu hành vàng và đô la ngấm ngầm hay công khai lần lượt được tung ra. Chiến dịch có những lúc tưởng chừng như tới hồi quyết liệt đỉnh điểm là vụ tạm giữ và niêm phong 400 ngàn đô. Cộng với việc kết hối một phần ngoại tệ trong tài khoản một số doanh nghiệp, kết quả khả quan là đã phát hành nội tệ để mua đô tăng dự trữ lên một lượng 3 tỷ đô.

Đồng thời giảm lãi suất tiền gửi ngoại tệ, tăng lãi suất tiền Việt đã huy động được một lượng vốn lớn chảy vào ngân hàng. Trong 2 tháng Petrolimex mua được từ các NHTM 1.3 tỷ đô phục vụ nhập khẩu.

Tưởng chừng như lạm phát được loại trừ, cỗ xe GDP quốc gia tiếp tục trên con đường hoan lộ. Nhưng không, không phải như vậy. Vàng hay đô là là nơi trú ẩn bảo toàn vốn khi không có cách nào khác trong hoàn cảnh lạm phát phi mã như hôm nay.

Người ta khám phá ra rằng đầu tư vào địa ốc, BDS là lãnh vực sinh lời nhanh nhất. Số tài sản của người dân Việt bây giờ không phải là bao nhiêu triệu đô la hay bao nhiêu ngàn lượng vàng mà là có bao nhiêu lô đất nền, có bao nhiêu ngôi biệt thự chưa hoàn thiện, có bao nhiêu căn chung cư. Không ngoài quy luật đó, các ngân hàng trong năm 2010 và những năm trước đó có lợi nhuận mỗi năm vài ngàn tỷ đồng, cũng dồn vốn liếng vào địa ốc để gấp bội lợi nhuận.

Ngày trước Tất cả cho tiền tuyến thì ngày nay Tất cả cho BDS. Đến nỗi thu hút hết nguồn lực cho sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất nông nghiệp. Cung Hàng hóa giảm trầm trọng dẫn tới giá cả tăng vọt. Người dân phải tăng dự trữ tiền mặt dành cho nhu cầu mua lương thực thực phẩm và những mặt hàng thiết yếu khác. Dẫn đến tình trạng càng lạm phát càng thiếu tiền mặt. Bài toán thiếu tiền mặt được Ngân hàng Nhà nước giải dễ dàng bằng lý giải của một vị Đại biểu Quốc hội, Tiền đồng chúng ta in được. Phát biểu này nổi tiếng đến mức ai cũng biết nhưng không thể tìm thấy link trên mạng internet.

Nhận thức được Lạm phát gia tăng và Chống lạm phát trở thành nhiệm vụ chính trị. Để hạn chế đòn bẩy đầu tư, NHNN quyết định nâng lãi suất cơ bản. Lãi vay cao làm cho doanh nghiệp sản xuất hạn chế quy mô trong phạm vi vốn tự có, càng làm cho cung hàng hóa càng giảm dẫn đến giá cả tăng.

Mặt khác lãi suất cao đẩy những doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay vào cảnh lãi ít hoặc thua lỗ. Việc thua lỗ làm tăng các khoản nợ xấu. Ngân hàng lãi cao nhưng kém thanh khoản, thậm chí mất khả năng chi trả (default) trong thực tế.

NHNN ra tay cứu các NHTM default bằng cách in tiền như Tái cấp vốn 70 ngàn tỷ đồng, tung tiền đồng mua 3 tỷ đô, Trái phiếu đáo hạn 40 ngàn tỷ.

Rốt cuộc là chống Lạm phát bằng cách In tiền.

22 comments:

  1. Ông Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam phát biểu Bộ Xây dựng: Bong bóng BĐS chưa vỡ, nhưng

    "Trên thực tế, Bộ Xây dựng chỉ đề nghị 3 điều: một là không coi bất động sản là lĩnh vực phi sản xuất, có thể đặt ngang hàng như phi sản xuất, bất động sản, tín dụng... Nhưng bất động sản vẫn là đối tượng phải kiểm soát vay tín dụng.

    Thứ 2 là đề xuất kiểm soát chặt chẽ dòng tiền cho vay vào đền bù giải phóng mặt bằng, không cho vay vào dự án bất động sản cao cấp, đang có xu hướng bão hòa, không phục vụ cho đại bộ phận người dân. Ngân hàng cần chuyển sang chủ yếu cho vay dự án nhà ở có qui mô nhỏ, giá trung bình và trung bình thấp, nhà cho người có thu nhập thấp và một số dự án đang ở mức sắp hoàn thành để tăng tính thanh khoản cho thị trường."


    Sẽ có lách luật để chi cho nhà cao cấp cho mà xem. Nhưng chủ yếu vẫn là có cho phép bung tiền ra để cứu bất động sản nhưng nói kiểu khác mà thôi.

    Thứ 3, ngân hàng nên cho vay những gia đình có nhu cầu mua thật, có thu nhập thật, có công việc thật, cũng là để tăng tính thanh khoản, đảm bảo thị trường bất động sản không bị sốt nóng mà cũng không bị đóng băng đột ngột.

    ReplyDelete
  2. Các quan dí súng bắt đi lính cho các quan thì được, chứ các quan dụ người dân ăn món bội thực này, hơi khó.

    Các quan lại lừa dân hốt mớ tiền mang ra nước ngoài. Tới giờ, kiệt quệ thật rồi. Bao nhiêu chiêu để thực hiện Nghị quyết 11 đã tung ra hết rồi. Còn nghìn tấn vàng đấy, các quan cứ xem nó là hàng quốc cấm, tịch thu luôn đi cho rồi.

    ReplyDelete
  3. Bây giờ, đi đâu cũng nghe nói anh A mua nguyên dự án BĐS dưới giá vốn, chị B chơi nguyên lô chung cư giá quá hời. Đầu tư BĐS bây giờ là ngon nhất vì nó xuống dưới giá trị thực rồi. Nghe mấy câu xúi này giống bác PTT nhà mình bình lựng "tui có tiền tui mua chứng khoán lúc này". sic
    Dân có thể không dại đơn giản vì họ không có gan đầu tư khoản tiền ăn uống của gia đình cho dự án BĐS nữa. Không biết ai sẽ là con thiêu thân hả anh Toét?

    ReplyDelete
  4. @ 2v,
    Bán lúa non dự án BDS có từ lâu rồi. Từ năm ngoái đã phổ biến việc bán nguyên con chung cư với giá chiết khấu 30%.

    Giới đầu nậu cũng tài, họ ém tin sao đó để âm thầm bán cho khách với chiết khấu 12% (theo quy luật ta ký hợp đồng với chủ đầu tư đã được 2% chiết khấu). Khách rỉ ta nhau mua rồi bán cho khách chưa biết thông tin với giá gốc.

    Dân không dại, nhưng hết lực rồi. Những người lãi nhiều trong đầu tư BDS là những người có nhiều BDS nhất, tuy họ có thể phải thuê nhà để ở. Bi kịch của bánh mỳ vĩnh cửu.

    ReplyDelete
  5. Giá tăng bi giờ ko phải do khủng hoảng thiếu (sản xuất đình trệ). Khác với 1986?

    Hôm trước vừa đọc báo Đảng vnexpress thấy có bài của Đặng Hùng Võ, vừa câu trước nói Bđs Hạ nhưng vẫn còn cao hơn giá trị thực nhiều, thì câu sau đã đá ngay: hạ là mừng, vì tiếp cận với giá trị thực.
    Đại khái thế. Biếng search dẫn link.

    ReplyDelete
  6. Ý Bác Lý nói rằng đang chống lạm phát ngược?
    Chắc ko có ai liều lĩnh lại đi Cổ xuý lạm phát?

    ReplyDelete
  7. Vẫn có chỗ kiếm,có khả năng không?

    ReplyDelete
  8. Hieu không hiểu quy luật kinh tế mang màu sắc VN rồi. Thí dụ người ta nói "Thị trường đầu cơ làm tăng giá đô la". Nhưng tớ đã chứng minh rằng việc tăng tỷ giá đô là chủ trương của chính phủ ta để bảo đảm nguồn thu.

    Về ảnh hưởng của lạm phát thế nào, có thể tham khảo bài viết Thuế lạm phát của tác giả Huỳnh Thế Du.

    ReplyDelete
  9. @ Hieu,
    Xứ ta chưa bao giờ thừa cái gì cả mà chỉ là luôn luôn thiếu, kể cả bây giờ. BDS tuy hạ giá nhưng không thừa.

    Thắt chặt tiền tệ không phải từ đầu năm mà là từ năm ngoái. Các nhà sản xuất công nghiệp sống được là nhờ vốn tự có của họ. Trong Sản xuất nông nghiệp, đã vay là phải bán lúa non. Và những món nợ ung thối đang ở ngân hàng nông nghiệp.

    Ngay cả Nông phẩm ở ta cứ tưởng là thừa, nhưng mỗi lần thương nhân TQ sang là giá lại lên. Một số nông phẩm ế khác là do phẩm chất chưa ngon, thí dụ vải thiều.

    ReplyDelete
  10. Nước mình không có chiến lược cho bất kỳ cái gì cả ngoài việc tham nhũng và định hướng lòng dân. Nên năm nay hồ tiêu thế giới bị mất mùa do khí hậu thất thường. Giá tiêu lên cao thì nông dân Đổ xô trồng tiêu, bất chấp rủi ro. Mai mốt giá tiêu rẻ, cà phê lên thế là chặt tiêu trồng cà phê. Sốt bất động sản thì lấy ruộng để quy hoạch đất nhà ở, etc... Cứ như thế thì làm sao phát triển?

    ReplyDelete
  11. Xứ ta chưa bao giờ thừa cái gì cả mà chỉ là luôn luôn thiếu, kể cả bây giờ. BDS tuy hạ giá nhưng không thừa. @Bác Lý

    Bác Lý xem lại hộ em cái. Chúng ta (bao gồm cả một số các anh em thức ngủ khác) luôn luôn có một thứ dư thừa, đó là "những khó khăn tạm thời", he he. Đấy là đặc trưng của xã hội... .

    Tức nhiên là với trí tuệ của các đỉnh cao thì đó chỉ là khó khăn tạm thời thôi. Nhưng oái ăm ở chỗ, khi giải quyết được cái tạm thời này thì lập tức nảy sinh vài cái tạm thời khác, he he. Nhân dân các bạn sẽ không bao giờ được thảnh thơi cả. Chắc luôn!

    ReplyDelete
  12. He he, tớ không dám nói đến những thứ trừu tượng. Chỉ dám nói đến những thứ vật chất phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và đi lại (mác xít đấy), cái mà bọn tư bản thối nát gọi là còm mo đi ty (commodities).

    Còn "trí tuệ đỉnh cao" mà ht3i nói tới, họ là bậc thầy trong việc vận dụng thuyết Páp lốp, tức là thích nghi. Trước 75 người ta chê ăn bột ngọt lủng bao tử, sau 75 ai "có công" mới được phân phối 50gr lại được xem là ân huệ.

    Từ 2006 tới giờ thu nhập thực tế còn 1/2 mà có thấy ai kêu ca gì đâu.

    ReplyDelete
  13. -Thầy Lý nhớ kỹ chuyện "ăn bột ngọt lủng bao tử", sao thầy không nhắc lại chuyện "mấy cái hột mít bằng một cái hột gà" rồi "mấy cân rau muống bằng một ký thịt bò" luôn.

    -Chuyển nợ từ nhà đầu tư sang người mua nhà để "giải cứu" thị trường BDS. Như vậy là rất đúng. Em mà làm BXD và CP thì em cũng làm vậy. Bao giờ và ai cũng vậy, những kẻ có quyền và có lợi đều đẩy cái thiệt và cái hại về cho kẻ khác, kém thề và yếu lực hơn thôi.

    -Hễ cứ thiếu tiền là ta in tiền, chẳng lẽ dễ và sướng dữ vậy sao?

    ReplyDelete
  14. Bác Bửu Châu,

    Bác nghĩ tiêu cực rồi. Sáng kiến của BXD (dân gian gọi là bộ say rượu) là một bước tiến bộ trong quan hệ mua bán nhà. Trước đây người mua tuy mang danh là Người góp vốn nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào Người trình dự án (mà người ta hay gọi là Chủ đầu tư). Trong quan hệ này Chủ đầu tư luôn ở thế chủ động, có lợi cho họ. Nay BXD chuyển vai trò Chủ đầu tư thành người làm công, hay nhà thầu thi công. Chủ đầu tư có thể lo được cho nhiều công trình hơn, giúp giảm giá thành xây dựng, cung cấp nhiều sản phẩm BDS ra thị trường, làm cho giá BDS hạ, có lợi cho người mua.

    Những ai có nhà ở rồi mà không muốn đầu tư nữa thì có thể chuyển nhượng "suất" cho ngân hàng.

    Tuy nhiên chưa chắc NHNN đã đồng tình với đề nghị của BXD, đơn giản là sẽ phân tán các con nợ, gây khó khăn trong việc đòi nợ của NHTM.

    P/S: mách với bác, mẹo đọc báo đảng là chỉ đọc tin tốt, tích cực, mà không bao giờ đọc tin xấu, tin tiêu cực.

    ReplyDelete
  15. Nếu ngân hàng chấp nhận thì họa may có BIDV!

    ReplyDelete
  16. Ở nơi em, có nghị quyết 11 của CP tiết kiệm đầu tư công. Thế là các dự án mua sắm mới bị tạm dừng lại, dự án nào muốn vượt rào thì điều chỉnh về trước ngày 19 tháng 02 năm 2011 và tăng độ dày phong bì sẽ sớm qua ải. Còn không thì thay 1 dự án mua sắm bằng 2, 3 cái dự án sửa chữa, thay thế. Nói ra thì cứ ngại vì mình lỡ tay làm thế.

    ReplyDelete
  17. @ Chủ Chuối,
    Ta nên tìm cách nào để giải ngân chứ không nên xét việc giải ngân ấy có hợp lý hay không. Cho nên phải lập 10 dự án thay vì 1, ta vẫn nên làm, nếu có tiền.

    ReplyDelete
  18. Có lời như cởi tấm lòng. Cháu cảm ơn chú Lý.

    ReplyDelete
  19. Dear bác Lý !
    Cháu đang tìm hiểu về trái phiếu Chính Phủ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bác có thể giúp cháu hiểu được thực trạng trái phiếu Chính Phủ Việt Nam hiện nay đang ở mức độ nào ?

    Và theo Bác là có những giải pháp nào nâng cao thương hiệu trái phiếu chính phủ đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước ?

    Cháu xin chân thành cảm ơn !

    ReplyDelete
  20. Dear Thành,
    Giá trị của bond của một nước phụ thuộc vào kinh tế của nước đó, mà kinh tế mềm trọng hơn kinh tế cứng. KT mềm là năng lực, công nghệ, chất xám tức tài nguyên mềm. KT cứng là tài nguyên vật chất, ở VN đó là khoáng sản và kiều hối. Hiện tại VN-bond được đánh giá cỡ BB- tức tương đương hạng 8/10, tức là chưa đến hạng rác nhưng có thể coi là hạng Giẻ (chưa rách).

    Bond hạng càng thấp thì lãi phải càng cao, vì phí bảo hiểm cao. Năm ngoái bầu Đức phải chịu lãi suất 8.75%.

    ReplyDelete
  21. Chỉ số lạm phát 18% đã đạt yêu cầu. Thật là con số vừa đẹp. Đủ để chính phủ tiếp tục cải cách đúng hướng trong năm tới. Đưa nền kinh tế ta tiến nhanh, tiến mạnh và vững chắc lên nước công nghiệp cơ bản.
    Hề hề

    ReplyDelete

Ghi một nhận xét:
- Mã tô màu: [co=#color]txt[/co]
- Chữ đậm (nghiêng): <b(i)>câu muốn in đậm (nghiêng)</b(i)>
- Chèn link: <a href="URL">text</a>
- Chèn hình: [img]URL hình ảnh, jpg, png, etc[/img] hoặc [im=URL]
- Cho phép chèn mã Emoticons của Yahoo
- Chèn video từ youtube: [youtube]URL của youtube[/youtube]
Định dạng video như thế này: http://www.youtube.com/watch?v=FV6WC89gWUQ (xin lưu ý: http không có s)