Một phóng sự điều tra của báo Tuổi trẻ "phanh phui" việc lãi thật nhưng cứ than lỗ.
Tức cười cái câu chuyện "tố cáo" này của báo Tuổi trẻ, cứ làm như một phát hiện tày trời như là nhân loại phát minh ra cái bánh xe.
Mỗi năm nước ta nhập khẩu 10 triệu tấn (lấy tròn) xăng dầu tương đương với 10 tỷ lít. Nếu Petrolimex chiếm 60% thị phần có nghĩa là họ hưởng lãi định mức là:
10 tỷ lít x 300 đồng x 60% = 1800 tỷ đồng.
Tinh ý đọc bài báo này sẽ thấy rất nhiều điều tích cực mà bài báo của Lê Minh Nguyên chưa nói ra. Người viết xin nêu ra những con số be bé gộp lại thì không nhỏ chút nào:
Tiền bình ổn
10 tỷ lít x 1000 đồng = 10 ngàn tỷ đồng.
Phí giao thông
10 tỷ lít x 1000 đồng = 10 ngàn tỷ đồng.
Các khoản thuế không bàn ở đây vì nó được nộp vào ngân sách, chi tiêu quốc gia. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp điều chỉnh giảm doanh thu trên sổ sách so với thực tế, thì số thuế này doanh nghiệp được hưởng không nhỏ. Trong những khảon chi tiết cấu thành giá xăng dầu thì lợi nhuân định mức chiếm tỷ trọng bé nhất.
Mà bài "phóng sự điều tra" của bổn báo "tố cáo" Petrolimex ăn chặn của nhân dân hơn 900 tỷ bạc, một con số bằng 1/2 lãi định mức của họ.
Thực tế Petrolimex tạo ra con số "lợi nhuận" trên sổ sách đủ đẹp để cho tương lai lên sàn của họ, cớ gì báo Tuổi trẻ moi móc. Giả sử bài phóng sự này "thành công" nghĩa là khiến Petrolimex "nghĩ lại" san sẻ lợi nhuân cho dân đổ xăng, có nghĩa là họ giảm giá 150 đồng mỗi lít xăng, là họ sẽ không còn lãi nữa. Nói cách khác trên danh nghĩa Petrolimex đã làm công quả - vận chuyển xăng từ Tân Gia Ba về VN bán cho dân chúng không lấy lời.
Độc giả báo chí trong nước hễ thấy một tin tức "tố cáo" những con cá mập quốc doanh là tranh thủ bình luận về tiêu cực mà không để ý rằng sự sắp đặt của bài báo ấy đã đạt được 2 mục đích:
1. Công khai công nhận sự kinh doanh "lành mạnh" của các doanh nghiệp quốc doanh
2. Chuẩn bị một tư thế thượng phong cho Petrolimex trước kỳ IPO tới.
Thưa với các bác rằng, so với tiền bình ổn 1000 đồng mỗi lít, hoặc so với tiền chênh lệch mỗi lần tăng giá xăng - bình quân 2000 đồng mỗi lít xăng mỗi lần tăng giá, tiền lợi nhuận định mức của Petrolimex chỉ chiếm 1/10 (một phần mười) so với hai khoản trên. Lẽ ra Petrolimex cảm ơn bài phóng sự của báo Tuổi trẻ để qua đó cho người dân thấy rằng Petrolimex là một doanh nghiệp nhà nước vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN lấy mục tiêu chính phục vụ nhân dân.
Phụ lục:
Ai đó sẽ đặt câu hỏi rằng cái tít bài có "vẽ đường cho hươu chạy" không? Xin thưa hươu nó chạy lên vũ trụ rồi.
Trong kinh doanh xăng dầu, lãi từ chi phí lưu thông lớn hơn lãi định mức. Cái này mới quan trọng mỗi khi có sự thay đổi giá bất luận lên hay xuống hoặc việc hạch toán có liên quan đến quỹ bình ổn, chỉ cần chế biến số tồn kho là những người làm sổ sách còn kiếm tiền nhiều hơn tích trữ đô la sau một đêm thay đổi tỷ giá.
Cái này người ta gọi là "lợi ích", là cái mà khi đàm phán gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam kiên định lập trường tuyệt đối không cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia phân phối xăng dầu vô thời hạn. Quả là "giặc ngoài" không (ăn của mình nhiều) bằng "thù trong".
Bác Lý nói quá chuẩn về vụ kinh doanh xăng dầu.
ReplyDeleteCứ mỗi bài báo giật gân đưa ra là có cái để phân tích tích phân ^^. Thanks Bác Lý
ReplyDeleteTheo ý bác Lý thì thực ra lợi nhuận của Petrolimex phải tính đúng là 1.300đ/l cộng với các lợi nhuận thu được từ đánh giá lại hàng tồn kho mỗi kỳ tăng giá.
ReplyDeleteKhông biết các công ty xăng dầu nước ngoài lãi bao nhiêu một lít xăng?
Đó là cơ chế độc quyền. Thế nhưng tại sao xăng ở Campuchia và Lào vẫn đắt hơn VN? Có phải vì họ lãi hơn hay chi phí vận chuyển cao hơn?
Mặt khác, tại sao nếu giá xăng của Campuchia cao hơn VN thì người dân họ vẫn thấy ổn và sống được, giá xăng dầu lên xuống liên tục nhưng giá hàng hóa tại đó chắc không nhảy múa bằng Việt Nam.
Bạn Mèo.
ReplyDeleteTầu học Mẽo.Ta lại học Tàu.Lào,Miên học mỗi thày một ít.
Phân tích giá xăng,
ReplyDelete1. Lợi nhuận báo cáo dùng để căn cứ nộp thuế, căn cứ để trả cổ tức qua đó thể hiện sự tăng trưởng của DN trên TTCK. Trường hợp này P hạch toán vừa đủ tương đương với lãi ròng 150 đồng mỗi lít xăng.
2. Lợi nhuận thực sẽ được chuyển sang các DN sân sau, các nhà cung cấp nước ngoài thông qua chuyển giá hoặc chuyển lượng (tồn kho). Số lợi nhuận thực này gấp 10 lần LN báo cáo. Thả nổi giá xăng và không thu phí bình ổn sẽ làm giảm đi bộ phận lợi nhuận này.
3. Một bộ phận cấu thành giá xăng là phí lưu thông (không phải phí giao thông - thuế đường) bao gồm vận chuyển và hao hụt. Đảm nhiệm việc này là các công ty con của P hay các công ty sân sau. Cũng có chuyển giá ở đây.
Phân tích giá xăng,
ReplyDelete4. Các xứ Âu Mỹ, các công ty không được phép thông đồng giá với nhau. Giá xăng là giá cạnh tranh. các DN muốn tăng lợi nhuận phải giảm chi phí. Họ tự bình ổn bằng cách hedge khi giá lên và giao dịch kỳ hạn khi giá xuống.
5. Giá xăng bên Lào có thể cao hơn chút đỉnh, còn giá xăng tại Kam chỉ cao hơn khi mà báo chí trong nước nói buôn lậu xăng qua biên giới. Hiện nay giá xăng bên Kam có thể rẻ hơn. cách nay mấy tháng có thương gia ở Kiên Giang bị bắt vì tội nhập xăng.
6. Tuy nhiên giá cước vận tải ở Lào và Kam lại rẻ hơn ta. Và bên xứ họ xe máy không phải phương tiện duy nhất nên họ không bị bức xúc vì giá xăng.
Tóm lại xăng xứ ta đắt là do độc quyền. Và mỗi khi bội chi người ta lại nâng tỷ giá đô lên qua đó làm tăng lượng thuế thu qua xăng.
ReplyDeleteHồi xưa tới giờ cũng biết là cái tụi "thù trong" này nó ăn tiền của dân qua các chiêu lách của nó, nhưng đến bây giờ thì mới biết nó ăn tiền một cách chi tiết theo cách này. Thanks bác Toét nhiều.
ReplyDeleteBác Lý Toét là dân xe ôm mà phân tích như thần-Phục lăn bác đấy
ReplyDelete@ ĐN Thượng,
ReplyDeleteXe ôm có 3 đẳng cấp chính:
Xe ôm thượng lưu hay xe ôm bến chính, là những người bận đồng phục sẫm màu, mũ có băng an toàn giao thông. Họ đón khách ngay từ trên xe bước xuống. Với khách đầu nguồn như vậy nên họ có thu nhập cao.
Xe ôm trung lưu hay xe ôm cổng bến, là những người bận đồng phục nhạt màu, kém chính quy hơn. Họ đón số khách còn lại sau khi đã qua tay xe ôm bên chính.
Khác với hai đẳng cấp trên đều có bến đón khách cố định, đẳng cấp xe ôm quốc tế không có bến cố định, mà thường phải ngồi trên xe chạy vòng vòng mà đón khách. Những khách nào bị 2 đẳng cấp trên kia chê mới đến lượt xe ôm quốc tế.
Tuy nhiên do không được ưu đãi về địa chính trị, giới xe ôm quốc tế bươn chải cực khổ hơn bằng chính sức lực của mình, nên họ có điều kiện va chạm xã hội nhiều hơn.
Tớ thuộc loại thứ ba này, xe ôm hạ đẳng hay xe ôm quốc tế.
Cám ơn bác Lý
ReplyDeleteTôi và bác mỗi ngày đánh rơi 20.000 đó.
Thôi, của đi thay người mà.
Số tiền này rơi vào tay các doanh nghiệp, kẻ cướp đường, gian thương... Hãy coi như đó là tiền ngu thôi, được k?
ReplyDeleteĐộng vào cái gì thì cái đó có RÁC. Nơi sạch nhất là nơi có nhiều rác nhất.
Bọn biết nói lại đang phồng mồm vì ăn kia kìa, LÀM SAO NÓI ĐƯỢC
Dear Đức Vinh,
ReplyDeleteVấn đề không phải chỉ là lý luận mà xem thường thực tiễn. Ta không chỉ đứng xem thiên hạ làm mà ta nên bằng cách nào đó để tham gia vào dây chuyền đó
hoặc là doanh nghiệp
hoặc là kẻ cướp đường
hoặc là gian thương
chọn cái gì hợp với sở trường.