Thông báo của UBND Hà Nội phát đi vào lúc 10 giờ ngày 18 tháng 8 năm 2011 yêu cầu chấm dứt biểu tình tự phát là một loại văn bản không có người ký tên, tham khảo ở đây. Về mặt pháp lý, đây là một văn bản không có giá trị nhưng được định hướng trên báo mạng vnexpress với tựa đề Hà Nội yêu cầu chấm dứt biểu tình tự phát. Tuy nhiên Nội dung của bản thông báo được thể hiện bằng các ý chính sau đây:
1. Biểu tình yêu nước là tốt, được đảng và nhà nước khuyến khích.
2. Nhưng các cuộc biểu tình bị lợi dụng để "chống đối Đảng, Nhà nước, kích động hằn thù dân tộc, chia rẽ quan hệ Việt – Trung; tập hợp lực lượng gây mất ổn định chính trị”.
3. Do đó mà UBND TP Hà Nội yêu cầu "Chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát trên địa bàn thành phố".
Bản thông báo không có chữ ký này tuy không vi phạm pháp luật nhưng không cần thiết. Chỉ cần giáo dục nhân dân thấm nhuần tư tưởng pháp luật nhất là luật Hiến pháp. Điểu 4 Hiến pháp nước CH XHCN Việt Nam năm 1992 có nội dung: Đảng cộng sản Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều 4 khẳng định mọi sinh hoạt dù lớn dù nhỏ trong xã hội dứt khoát phải có sự can thiệp của đảng CSVN.
Điều 4 Hiến pháp có 2 mặt. Một là, mọi hoạt động của quần chúng nhất thiết phải dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN. Hai là, đảng viên phải có trách nhiệm định hướng và thâu tóm mọi hoạt động của quần chúng nhân dân.
Khi UBND TP Hà Nội nhận định "biểu tình tự phát" nghĩa là biểu tình không có sự lãnh đạo của đảng, đã có sự buông lỏng của các cấp ủy đảng trong quản lý biểu tình. Người biểu tình thì vi hiến còn các đảng viên thì vi phạm Điều lệ đảng CSVN.
Phải chăng các đảng viên ở cấp cao nhất đã lơ là sự lãnh đạo của đảng hay là đùn đẩy công việc hay là, giả thuyết tương đối tin cậy đó là họ đang bận đối phó với nhân dân.
Không ai dám ký, vì người ký sẽ là người đi ngược với lòng dân, nên học không ký mà chỉ đóng dấu thôi. Cứ chung chung vậy nên nó là cái bệnh của chế độ.
ReplyDeleteVăn bản chỉ vậy thôi để sau này có gì mà dễ nói chiện ngược lại hơn bác Lý ah. Tại họ cũng lấy kinh nghiệm xương máu của các bậc đại ca đi trước, như vụ ký công văn hoàng sa? gì gì đó... Cho nên, giờ có lẽ họ đã kinh nghiệm hơn.
ReplyDeleteDear all,
ReplyDeleteTheo thông lệ xứ mình, một văn bản không có chữ ký nhưng vẫn đủ hiệu lực thi hành. Và chắc chắn đây không phải là sai lầm của "cậu đánh máy" mà là một chủ trương của lãnh đạo.
Không phải các anh lãnh đạo trốn tránh trách nhiệm mà là các ảnh thực hiện Hiến pháp đó là, anh Nghị chỉ đạo thực hiện nhưng anh Thảo không có nhà để ký.
Sẽ có người hỏi là phó anh Thảo ở đâu mà không ký. Các cấp phó chỉ được phân công một cách hình thức để ký tá một số văn bản nhưng dứt khoát phải được sự đồng ý của anh Thảo.
Bác nâng cao quan điểm rồi.
ReplyDeleteCác Ảnh chưa ký vì sợ sai luật,trợ lý thì không nắm được luật gốc,chuyên gia như BÁC LÝ thì lại học cụ TỪ THỨ
Đậu Tương coi thường lãnh đạo nha. Ký một sắc lệnh còn không sợ sai nữa là cái thông báo. Nhớ lại ngày trước ở khu kinh tế mới nghe được phóng thanh:
ReplyDeleteA lô, hiện nay chính quyền chưa có gì để thông báo, khi nào có sẽ thông báo sau.
Đã nói thì phải nói cho thật là các Bác sợ trách nhiệm. Như các vụ LĐTQ làm chui tại các công trình. Nếu dân không nói, báo không viết thì chắc cũng im ru bà rù. Các Bác ở LĐTBXH cứ nói câu xanh rờn là: Chúng tôi bất ngờ, chúng tôi chua xót. Làm cho dân đen bọn em cũng hết thuốc, đóng thuế trả lương cho các Bác làm gì để các Bác nói thế, Khổ.
ReplyDeleteTới giờ này mà Người SG vẫn còn tin rằng nhà nước ta phục vụ nhân dân à. Thuế ở ta tròm trèm 30% GDP, cao nhất thế giới luôn.
ReplyDeleteDear anh Lý,
ReplyDeleteBài này độc hơn thuốc độc.
Trinh CTSC
Dạ thưa Bác Lý rằng em biết là nhà nước không còn là của dân rồi. Nhưng em tức cái ở dân mình là ngây ngô và thực dụng. Chán lắm rồi mà không làm gì được.
ReplyDelete@ Người SG,
ReplyDeleteTrong trường hợp này khẩu quyết phải là "biến đau thương thành hành động cách mạng". Tức là trau dồi kiến thức để tự mình phục vụ cho mình.