Sự kiện em bé bị đau ruột thừa nhưng không được chữa trị tích cực với lý do là em không cầm theo người thẻ bảo hiểm y tế trong hạn sử dụng. May mắn thay cuối cùng em cũng đã được chuyển viện và em đã được cứu sống. Xin cảm ơn các cán bộ y sĩ bệnh viện Đặng Thùy Trâm và bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi đã kịp cứu bé vào giờ chót (xin miễn cho mỹ từ "sự tận tình"). Qua sự kiện này có mấy vấn đề cần nêu ra.
Bệnh viện Đặng Thùy Trâm không phải là bệnh viện tư do cô Trâm làm chủ mà là bệnh viện công được xây dựng bằng tiền ngân sách với tôn chỉ Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Khoan bàn đến thứ xa xỉ là Y đức, hay tình người, một nghiệp vụ y tế bình thường đã trở thành một "sự kiện" chỉ do tấm thẻ Bảo hiểm y tế gây ra. Tấm thẻ làm bằng giấy có kích thước A7 lại có thể quyết định đến sinh mạng của một bệnh nhân. Là lời cảnh báo tới toàn thể những người có bảo hiểm y tế là phải xem thẻ BHYT là vật bất ly thân.
Bệnh viện Đặng Thùy Trâm đã hội chẩn và nhận định "Qua khám lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm ruột thừa vỡ mủ, viêm phúc mạc cần phẫu thuật gấp", lời bác sĩ Nguyễn Văn Diệp, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm (sau đây gọi tắt là Bệnh viện).
Chẩn đoán rõ ràng như thế này thì chỉ định cần phải làm tức khắc là: cho bệnh nhân nằm nghỉ, ít cử động và cho thuốc giảm đau để hạn chế sự cử động có hại cho bệnh nhân chờ phẫu thuật. Nhưng thực tế Bệnh viện đã làm gì, cô y tá nằng nặc đòi hoặc là đóng tiền hoặc đòi thẻ bảo hiểm y tế trong hạn sử dụng trong lúc bệnh nhân đứng vịn cửa chịu đựng cơn đau.
Tất cả nguyên do chỉ là Bệnh viện sợ mắc phải sai lầm. Họ sợ phải cứu chữa cho một bệnh nhân không có khả năng chi trả hay một bệnh nhân có tiềm năng quỵt tiền chữa bệnh. Trong những trường hợp như thế ai là người quyết định điều trị sẽ thanh toán những chi phí phát sinh , hoặc quan Giám đốc Bênh viện ra lệnh "sai", ông là người gây thất thoát ngân sách nhà nước và sẽ mất cơ hội thăng tiến và qua đó là thu nhập vào những lần đề bạt cán bộ về sau.
Cơ quan bảo hiểm y tế rất tích cực trong việc thu phí bảo hiểm y tế. Người sử dụng lao động nào từ chối đóng tiền bảo hiểm y tế cho họ sẽ bị phạt nặng. Theo tinh thần của chính sách bảo vệ trẻ em của Đảng và nhà nước, 100% học sinh đi học và trẻ em ở lứa tuổi học trò phải có HBYT, có thể do cha mẹ chi trả hoặc được nhà nước trợ cấp nếu thuộc diện nghèo. Mỗi 6 tháng cơ quan BHYT lại cấp một thẻ mới, gây lãng phí rất lớn cho người được cấp thẻ.
Nhân thân người có bảo hiểm y tế được cơ quan BHYT lưu. Trong thời buổi phổ biến internet như hiện nay, không khó để các cơ sở khám chữa bệnh có thể tra cứu dữ liệu của bệnh nhân tới khám. Như trên đã nói trẻ em trong độ tuổi đo học là đối tượng chắc chắn có BHYT.
Vậy tại sao lại bắt buộc mọi công dân phải luôn luôn mang trong mình thẻ BHYT, và nếu lỡ đánh mất tấm thẻ này thì chắc chắn sẽ không được chữa trị nếu không có tiền.
Ở các đơn vị trường học, học sinh được khuyến khích đóng bảo hiểm y tế theo khóa học, ví dụ như ở cấp 3 thì được khuyến khích đóng 3 năm/lần. Nhưng chỉ cần sai 1 thông tin trên đó như là ngày sinh, sai tên đệm so với danh sách của đơn vị khám chữa bệnh thì đã gặp rất nhiều khó khăn khi vào bệnh viện rồi. Và muốn sửa lại thông tin đó thì phải làm 1 lá đơn trình ra bảo hiểm y tế, đợi xét lại rồi mới cấp mới. Cho nên việc như trên là hoàn toàn dễ hiểu. Ấy là người ta làm việc trên cơ sở tôn trọng pháp luật mà chú Lý. Đó là cơ sở để tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền á.
ReplyDeleteĐâu có liên hệ gì tới Pháp luật hay là Pháp quyền hả Củ Chuối?
ReplyDeleteXin lỗi chú Lý vì tầm tư duy còn thấp, đã lỡ đưa ra câu nhận định còn cảm quan và thiếu lý lẽ.
ReplyDeleteThật thất thố.
Dù tồi tệ hơn chúng em vẫn phải nhờ.Các bác nói nhiều BS sợ trách nhiệm đùn đẩy càng khổ dân.
ReplyDeleteVề cơ bản không có sự bình quyền giữa người có tiền và người nhận trợ cấp.
Muốn giải quyết được vấn đề XH cần giải quyết vấn đề tiền trước.
Dear Bác Lý
ReplyDeleteCháu thấy các trường tiểu học tại HN không bắt buộc mua bảo hiểm y tế đâu ạ, ai không mua thì thôi, do bố mẹ hs quyết định, cháu không biết vụ bắt buộc phải mua BHYT cho trẻ em.
Nhưng rõ ràng việc cấp giấy là rất phi khoa học, lãng phí
Chẳng thấy được sự thật trong cái bài báo "sự thật clip em bé..." của báo lề phải ấy đâu.
ReplyDeleteThẻ BHYT hết hạn ư...., chỉ là cái cớ để để hành những người yếu thế thôi. Các bác ơi nếu không phải là thẻ BHYT thì là vô số giấy tờ khác nó sẽ xăm soi cho thật kĩ, giả dụ có dấu sắc nào mà giống dấu hỏi thì cũng đủ ngồi chờ dài dài.....Sau bệnh nhân có chết thì là đủ loại lý do khách quan...( cái này có trời mà biết, nhà bệnh nhân cũng chỉ được an ủi thế mà thôi)
Thôi biết thế để có chẳng may phải vào bệnh viện, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn
Bệnh viện đa khoa..kiểu gì nhỉ. Ca mổ ruột thừa mà cũng phải chuyển lên tuyến trên. Xây chỉ để công danh tên cô Thùy Trâm thôi à? Cô Thùy Trâm chắc buồn quá
ReplyDeleteNguyên tắc cơ bản khi vào bệnh viện dù có thẻ bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng đi chăng nữa: đóng tiền đặt cọc trước để được chăm sóc,điều trị kịp thời. Tiền đặt cọc này sẽ được thối lại căn cứ theo các qui định,thủ tục giấy tờ khi xuất viện.
ReplyDeleteĐây là kinh nghiệm thực tế em từng đưa người nhà đi cấp cứu mổ ruột thừa ở Hồ Chí Minh, đưa bà xã đi đẻ cũng thế.
Đừng xem thẻ bảo hiểm y tế là thẻ bài đi chữa bệnh mà chỉ dùng nó để lấy lại phần nào khoản tiền đã đặt cọc cho bệnh viện. Như vậy bạn sẽ được chăm sóc kịp thời.
Nói chung thì tôi thấy về y đức là các y bác sĩ ở bệnh viện Đặng Thùy Trâm sai hoàn toàn và đáng trách, tuy nhiên đôi khi phải thông cảm cho họ.
ReplyDeleteBây giờ giả sử cô y tá đó chấp nhận cho bệnh nhân nhập viện đến khi thanh toán tiền không được thì có phải là cô y tá đó sẽ bị khiển trách là đã không làm tròn bổn phận. Do đó cô y tá này cũng sợ những nôi qui trong bệnh viện mà đôi khi có thể làm cho cô ta không được thăng tiến.
Điều đáng nói ở đây không phải là các y bác sĩ trong bệnh viện, mà chính là các qui định và những thủ tục hành chính cồng kền đã làm lụi tàn những con người. Làm trì trệ mọi vấn đề trong xã hội.
Thay vì nếu một bệnh viện tư nhân chỉ cần ban giám đốc có thể quyết định mọi vấn đề, còn ở đây thì sao còn phải qua rất nhiều thủ tục "hành là chính" mà đáng lẽ ra không cần thiết đã làm cho xã hội ngày một tồi tệ, hơn là những lời mỹ từ như cái poster của bác Lý đưa trong bài.
ở VN thiếu gì tổ chức sinh ra không phải để làm nhiệm vụ chính danh của nó
ReplyDeleteVD: Bệnh viện ĐTT chưa chắc lập ra đã là để làm bệnh viện công ích.
như hội Nông dân lập ra chưa chắc đã là vì lợi ích của Nông dân...
cheer!
Dear all,
ReplyDeleteBHYT là bắt buộc chứ không phải tự nguyện, và có hẳn một bộ luật để điều chỉnh.
Đối với chăm sóc Trẻ em, ngoài luật BHYT còn có luật bảo vệ Trẻ em (Bà mẹ đi ké). Trẻ dưới 6 tuổi ngân sách NN trả BHYT, lứa tuổi học sinh ngân sách NN trả một phần BHYT. Phần còn lại nếu cha mẹ từ chối mua BHYT cho con nghĩa là làm trái pháp luật, có thể bị xử lý hành chính hoặc thậm chí hình sự. Trường hợp nhà nghèo, đã có chính sách hỗ trợ.
Cảm ơn knk đã cung cấp những kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng BHYT. Như trong bài đã nói, bệnh viện không biết ai sẽ là người thanh toán viện phí nên họ chần chừ bất chấp tính mạng nguy kịch của bệnh nhân.
@ Đậu Tương và Khoai Tây,
BHYT là bắt buộc nên làm gì có chuyện bình quyền ở đây. Bất bình quyền ở XH VN xảy ra trong tất cả các lĩnh vực chứ không phải là đặc thù của ngành y tế.
@ Từa Lưa, khoan hãy bàn đến thứ xa xỉ như y đức, chỉ cần các y sĩ làm đúng nghiệp vụ mà học được huấn luyện. Trong trường hợp trên, y lệnh phải là nhanh chóng đưa bệnh nhân lên giường, dùng thuốc giảm đau và chuẩn bị mổ chứ không phải cho bệnh nhân đứng vịn vào cửa chịu đựng đau đớn. Vì cử động mạnh có nguy cơ gây vỡ mủ, khó lường.
Xã hội Á Đông phù hợp với mô hình.Thiểu số có ưu thế đương nhiên có quyền định đoạt số còn lại.
ReplyDeleteCon đường đúng cho các bạn là lọt vào nhóm ưu thế hoặc ra đi.
Nếu bạn nào hay đọc văn học cận đại Pháp thì sẽ thấy VN chưa phải là tồi tệ nhất.
Đậu Tương hôm nay ủy mị, có thái độ tiêu diệt đấu tranh giai cấp. Còn con đường thứ 3 chứ,con đường của bác Hồ đã lựa chọn: con đường cách mạng vô sản.
ReplyDeleteBác Lý nói rất đúng theo đúng chủ nghĩa XH bạo lực của Marx thì GC VS phải đứng lên và cướp giết! bất kể giai cấp thống trị là ai (miễn là giàu hơn mình). Như vậy dân tộc theo CN mac sẽ liên tục vận hành theo quy luật cướp giết, cầm quyển, bóc lột rồi lại bị cướp giết...
ReplyDelete