Thursday, April 12, 2012
Đến lúc phải nới lỏng tín dụng
Nghị quyết 11 nhằm kềm chế lạm phát đã phát huy tác dụng. Chỉ số CPI tháng 3 năm 2012 giảm còn 13.71% so với 15.99% của tháng 2 và 17.27 của tháng 1. Đặc biệt CPI tháng 3 đã giảm so với 17.51% của tháng 3 năm 2011. Có thể nói là Nghị quyết 11 đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị là kềm chế lạm phát, nền kinh tế được “uống thuốc đúng liều chỉ định”.
Tuy nhiên, không phải là không có tác dụng phụ của NQ11. Đó là, lạm phát giảm do nguyên nhân từ sản xuất đình đốn, thu nhập của người dân giảm dẫn tới hàng ế không bán được, lượng tồn kho cao.
Tác dụng của tăng lãi suất và siết chặt tiền tệ làm giảm thu nhập doanh nghiệp dẫn tới giảm đầu tư của doanh nghiệp; hoặc thậm chí hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa do kinh doanh không có lãi.
Các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa làm giảm thu nhập của người lao động. Người lao động hưởng lương không toàn thời, phải giảm chi tiêu tuy giá cả hàng hóa không tăng.
Theo báo cáo hiện trạng tháng 11 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước. Một là, dư nợ cho vay BĐS khoảng 200 ngàn tỷ đồng, chiếm 10% dư nợ toàn hệ thống. Hai là, nợ xấu chiếm 3.4% tổng số nợ đã cho vay, về giá trị là 68 ngàn tỷ đồng. Theo FITCH, nợ xấu thực tế khoảng 4 lần con số trên. Để tiện so sánh, khoản sai phạm (chứ không phải thất thoát) của tập đoàn dầu khí mới chỉ ở mức 18 ngàn tỷ đồng.
Đầu năm 2012, thị trường ảm đạm khiến giá BĐS sụt giảm. Điều này có thể khiến việc định giá BĐS thế chấp có thể thấp hơn khoản vay, người vay sẵn sàng tài sản thế chấp thành tài sản của ngân hàng để thanh lý khế ước vay với ngân hàng. Hợp đồng vay vô hiệu, tài sản của ngân hàng sẽ tăng do được gộp thêm các BĐS bị tịch biên nhưng bản thân ngân hàng lại mất thanh khoản.
Nới lỏng tín dụng sẽ giải quyết bài toán nan giải trên đây của các ngân hàng. Quyết định của Ngân hàng Nhà nước không phải nhằm cứu thị trường BĐS mà nhằm vào cứu các ngân hàng thương mại.
Nguồn tham khảo:
- Đà Nẵng: 27% doanh nghiệp đình trệ, phá sản (Tuổi trẻ)
- 12 ngàn DN phá sản hoặc ngừng hoạt động chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm (Diễn đàn Kinh tế VN)
- Gần 1/3 doanh nghiệp toàn quốc bị phá sản (Gafin)
- Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. (Người lao động)
- Hàng tồn chất cao như núi! (Pháp luật TP HCM)
- Tìm đâu ra 200 nghìn tỷ đồng để cứu doanh nghiệp bất động sản? (Cafef)
- Quyết định nới lỏng tiền tệ của Thống đốc ngân hàng NN (Diễn đàn Kinh tế VN)
39 comments:
Ghi một nhận xét:
- Mã tô màu: [co=#color]txt[/co]
- Chữ đậm (nghiêng): <b(i)>câu muốn in đậm (nghiêng)</b(i)>
- Chèn link: <a href="URL">text</a>
- Chèn hình: [img]URL hình ảnh, jpg, png, etc[/img] hoặc [im=URL]
- Cho phép chèn mã Emoticons của Yahoo
- Chèn video từ youtube: [youtube]URL của youtube[/youtube]
Định dạng video như thế này: http://www.youtube.com/watch?v=FV6WC89gWUQ (xin lưu ý: http không có s)
Nghị quyết 11 về "Kềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô" đã hoàn thành nhiệm vụ: giảm lạm phát và làm nguội bớt nền kinh tế phát triển nóng. Biện pháp của NQ11 là:
ReplyDelete1. Siết tín dụng
2. Kết hối
3. Kết kim
Hậu quả là: các doanh nghiệp không chịu nổi chi phí đã phải đóng cửa; thu nhập thực tế của NLĐ giảm sút; nhiều doanh nghiệp vỡ nợ; giá BĐS giảm mạnh đe dọa giá trị tài sản thế chấp của ngân hàng.
Quyết định mới nhất của NHNN là thả lỏng tín dụng, cho vay không giới hạn để đầu tư BĐS và tiêu dùng (ngầm không khuyến khích đầu tư sản xuất).
Cập nhật tình hình kinh tế như vậy để mọi người ứng phó.
Tấm hình đính kèm theo bài viết rất ấn tượng. Có photoshop không Chú. Hihi.
ReplyDeleteMà sao hướng đi nào cũng bị cấm hết vậy Chú. No exit luôn. Haizzz
Khâm phục Chú Lý thật, một tấm hình thôi mà nói lên toàn cảnh bức tranh kinh tế luôn.
ReplyDeleteCảm ơn chú Lý về bài viết và chú giải rất dễ hiểu về nghị quyết 11 này. Ngầm không khuyến khích đầu tư sản xuất là để bắt đầu một chu kì mới, khuyến khích vay tiêu dùng và đầu tư phi sản xuất nhằm đẩy giá BĐS lên cao tính vào GDP. Nhưng có vẻ xứ ta không được như Hy Lạp: Hy Lạp ăn chơi hết mình rồi xù nợ của các chủ nợ, còn xứ ta thì chú phỉnh tiêu vô tội vạ và xù nợ bằng những giải trình hay nghị quyết bóp thả.
ReplyDeleteHehehe, bà xã anh bảo hình biểu tượng bài viết còn thiếu tấm bảng này nữa. Hehehe,
ReplyDeleteNgân hàng là có đến mấy chục cái, nhưng chỉ có một mà thôi. Nó cũng giống như 700 tờ báo đảng nhưng chỉ có 1 tổng biên tập. Hehehe, phải cứu nó chớ?
ReplyDeleteDear bác Lý Toét,
ReplyDeleteLiên đới tới cái đai nịt tỷ trọng tăng trưởng tín dụng năm 2012, trung bình toàn hệ thống chỉ được tăng trưởng 12% (ước lượng) trong năm nay. Trong khi nền kinh tế đình đốn, vốn ngoại lai chảy vào rất ít, tức Ngân hàng khó thu được nợ gốc, có nghĩa rằng số tiền cho vay thêm (tăng trưởng tín dụng) chỉ đủ để trả lãi cho số nợ củ để khỏi sập hệ thống.
Ví dụ như Bianfisco: Kiểm toán tổng tài sản hơn 2000M,lớn hơn khá nhiều so với số nợ (1500M) nhưng đó chỉ là giá trị sổ sách được ghi nhận khi đầu tư. Nếu giờ thanh lý hết toàn bộ tài sản có (kể cả nợ phải thu hồi) chắc gì đạt được 60% giá trị sổ sách? Đó mới thật là nan giải, mà không chỉ mình Bianfisco, rất nhiều "ông lớn" bị thế này.
Hậu quả là ngân hàng ngậm đắng vì bị mất vốn, nhà nước mất thêm tiền vì phải xây thêm nhà ù và tăng nhân lực Tư pháp. XH tất loạn vì thất nghiệp.
Nhưng cũng thật vô lý vì nếu nới lõng tín dụng cho BĐS thì có được vượt qua cái mốc 17% không? Nếu không thì cũng huề trớt.
Hay là quay lại câu chuyện như sau: (sưu tầm đâu đó trên internet, xin lổi quên mất nguồn):
Câu đố kinh tế!
ReplyDeleteThời buổi kinh tế khó khăn, chả biết viết gì. Thôi thì tớ lấy cái note này trên blog của Vũ Quý Hạo Nhiên về giải trí vậy:
Trong một thị trấn kia, thời buổi kinh tế khó khăn, ai cũng nợ nần tùm lum.
Một khách du lịch ghé qua.
* Ông ta vào khách sạn duy nhất trong thị trấn, đặt một tờ $100 lên mặt quầy tiếp tân, và đi lên kiểm tra để chọn lấy một phòng.
* Người chủ khách sạn cầm lấy tờ $100 và chạy đi trả nợ cho người bán thịt.
* Người bán thịt cầm tờ $100 và chạy đi trả nợ cho người nuôi heo.
* Người nuôi heo cầm tờ $100 , chạy đi trả nợ cho nhà cung cấp thức ăn và xăng dầu.
* Nhà cung cấp thức ăn và xăng dầu cầm tờ $100 và chạy đi trả nợ cho cô gái điếm của thị trấn, mà trong thời buổi khó khăn đó đã phải cho khách hàng mua chịu.
* Cô gái điếm chạy tới khách sạn, và trả nợ $100 cho người chủ khách sạn vì những phòng mà cô ta đã thuê khi đưa khách của mình đến.
* Người chủ khách sạn khi đó lại đặt tờ $100 lên mặt quầy để vị khách du lịch không ngờ vực điều gì.
* Đúng lúc đó, sau khi kiểm tra phòng người du khách đi xuống, cầm lấy tờ $100, bảo rằng ông ta không thích phòng nào cả rồi rời khỏi thị trấn.
Không ai kiếm được tí tiền nào.
Tuy nhiên, cả thị trấn giờ lại không bị nợ nần, và cực kỳ lạc quan khi nhìn về viễn cảnh tương lai.
Thế bác Tám Huế giải thích tại sao BS HoHai lương thấp vậy mà làm giỏi.Có phải lạc quan tếu???
ReplyDelete@ Thành Lợi,
ReplyDeleteTên bức ảnh đó là Không Có Cửa. Tớ không sửa.
@ Củ Chuối,
Tớ nói hơi thừa, chính sách của ta chưa bao giờ khuyến khích sản xuất cả.
Thu nhập chính của Hy Lạp là du lịch. Kinh tế Thế giới suy trầm làm thiên hạ ít đi du lịch, qua đó Hy lạp thất thu nhưng vẫn giữ nguyên mức chi nên thất quân bình ngân sách. Chính phủ HL không có tiền trả chứ thực ra không có ý xù nợ.
@ Tám Huế,
Tớ không dám bàn tới những con số của xứ mình vì nó không có thật.
Nhà nước sẽ không để Công ty Bí ẩn của bà Diệu Hiền phá sản kể cả có phải giết bà DH. Phải giữ nó "sống" bằng mọi giá, nếu không nợ xấu sẽ biến thành mất khả năng chi trả.
Câu chuyện trên là truyện ngụ ngôn nóileen vai trò của khoa học kinh tế: Tiền hóa thành Tư bản. Tuy nhiên, cũng từ câu chuyện đó tớ có thể phát biểu: Không có tiền cũng thành Tư bản. Đó là việc: sau khi ký khế ước vay, người vay bắt đầu phải trả lãi mà ngân hàng chỉ mới ký chi phiếu mà chưa chi tiền. Tấm chi phiếu ấy cũng chạy lòng vòng từ ông chủ khách sạn tới cô gái điếm. Và ngân hàng ở ta lạm dụng cái lối Tay Không Bắt Giặc ấy.
Đậu Tương,
BS Hồ Hải không phải lương thấp mà là không có lương, hay làm việc không công cho doanh nghiệp của bác ấy.
Ý em muốn nói là giới doanh nhân xịn của ta do bị o ép nên rất giỏi.Nhân tài thường rất cô đơn.
DeleteTỷ dụ Bác lý mà có hàm phẩm từ sớm tất sẽ lười học hoặc thành ông nghị gật.
Dear Tám và Lý,
DeleteTheo hiểu biết của tớ thì cái Phương Nam Seafood này còn to hơn cái Bianfishco của bà Diệu Hiền nhiều. Cái Phương Nam Seafood này nợ ngân hàng hơn 2000 tỷ. Nó tuyên bố phá sản và cả gia đình hiện đang ở California mà chả báo chí nào lên tiếng. Hehehe, năm 2010, Phương Nam Seafood đứng hàng thứ 9 trong top 10 của tất cả các thương hiệu thủ sản Việt Nam nhé.
@Đậu Tương,
Sao không tư duy là người giỏi thực sự họ có chịu làm nhà nước sau khi đã có đủ kinh nghiệm, vì sợ bị nhiễm bẩn?
Dear all,
ReplyDeleteBây giờ ai cũng thấy rằng siết tín dụng là vô lý và mở rộng tín dụng mới là có lý. Vậy câu hỏi đặt ra: trước đây, siết tín dụng để làm gì.
Trả lời Câu hỏi này liên quan đến hiện tượng: NHNN chỉ khống chế trần lãi suất huy động 14% mà không khống chế trần lãi suất cho vay có lúc lên đến 22-24%, cá biệt lãi suất VIBOR lên tới hơn 30%.
Nguyên do là các đại gia ngân hàng xem các đại gia BĐS qua mặt. Chỗ nhược của các đại gia BĐS là dùng đòn bẩy tài chính quá dài. Siết tín dụng là công cụ để bẻ gãy đòn bẩy tài chính này.
Còn nói chính phủ ổn định vĩ mô làm tốt cho dân thì tớ không tin, vì chưa có tiền lệ.
Sẽ có người đạt vấn đề: hiện nay sung túc hơn thời '80 ăn bo bo. Trả lời: chưa chắc. Vì trước đây chục năm lương mua được căn nhà, ngày nay 100 năm lương chưa chắc mua được. Tham khảo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc là 3-5 năm.
Hiện tại bây giờ đô đốc bình thao thao bất tuyệt rằng là thì mà lãi suát NH chỉ 14%. Đô đốc bình chỉ dụ được mấy người khát nước thôi. Bạn tôi đang vay ngân hàng Vietcombank với lãi suất 17% va có lúc lên 21% xin hỏi đô đốc bình có biết không. hay chỉ cứ sủa như con chó
DeleteKhi nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ nâng lãi suất cho vay lên cao là để dẹp bớt các ngân hàng thuộc diện nhóm 4 - đây là các ngân hàng được thành lập bởi các ông lớn nhằm huy động vốn cho BĐS - Đầu tiên nhà nước cho in tiền vô tội vạ để cứu trợ cho các ngân hàng, điều này làm cho tỷ lệ lạm phát lên cao, và bây giờ thì đây đã là lúc để chính phủ nới lỏng chính sách sau khi các ngân hàng con được sát nhập. Như bác nói là tời điểm thích hơp và "Ngân hàng Nhà nước không phải nhằm cứu thị trường BĐS mà nhằm vào cứu các ngân hàng thương mại.".
ReplyDeleteTui thì không có chuyên môn nhiều lắm về kinh tế, nên xin hỏi bác Lý vài câu. Theo kết luận của bác nếu cứu các ngân hàng thương mại thì có phải là cứu BĐS hay không?.
Và liệu việc làm này của chính phủ có giúp cho các doanh nghiệp tăng gia sản xuất hay không?
Đầu ngày chúc bác dzui zẻ.
Bác Lý có để ở bức ảnh rồi đó bác!
DeleteHẾT CỬA!!!
Cho nó sập mẹ đi làm lại từ đầu dễ hơn. Cứu đéo gì.
DeleteCám ơn Bác đã chia sẻ những kiến thức bổ ích!
ReplyDeleteMến chào, Long Két
Delete@ Từa Lưa,
ReplyDeleteTớ cho là những con số kinh tế, hay những đánh giá phân hạng ngân hàng không đáng tin cậy. Lý do: bất nhất.
Tớ đã phân tích ở trên về mối quan hệ giữa các đại gia ngân hàng và các đại gia BĐS. Những ngân hàng được đánh giá hạng thấp là những NH có thân chủ chủ yếu là BĐS hoặc bản thân họ là đại gia BĐS.
Chính quyền của ta sinh ra để phục vụ đại gia mà, nên chắc chắn sẽ bằng mọi cách để cứu. Tuy nhiên, bong bóng BĐS là có nhưng không bể vì nó Không chỉ là đối tượng kinh doanh mà còn là một dạng của để dành của chủ sở hữu nó - những người đang cai trị đất nước.
Nếu là đối tượng kinh doanh, người ta cần phải luân chuyển vốn, tức là phải cắt lỗ khi cần. Còn trong trường hợp nó là tài sản tức vốn chết thì không nhất thiết phải bán, do đó mà không bị sụt giá.
Nếu như bác Toét đưa ra cái hình cấm đủ đường như thế mà kèm theo cái vực sâu bị động đất đang ở sau lưng ngày càng một tiến gần đến thì chỉ còn cách là đập sập cái biển báo để chạy tiếp, hoặc là dùng cân đẩu vân để biến khỏi chốn đó quá.
DeleteNói cách khác vẫn còn có cách khác để cứu BDS VN chẳng hạn như mà việc 1 thị trưởng ở US bán đấu giá nguyên cả cái thị trấn của mình, thì có vận may nào cho BDS VN nếu làm theo cách tương tự ko hả bác Toét?.
thống đốc Nguyễn Văn Bình: "Đến nay, điều kiện kiềm chế lạm phát và thanh khoản hệ thống ngân hàng đã được cải thiện."
ReplyDeleteKhoe thành tích khiếp thật! (nhưng lạm phát công bố vẫn còn 2 con số), còn bao cái hệ lụy thì hổng dám há!
Chính sách gì mà cứ muốn siết thì siết, muốn nới thì nới, muốn thì tăng lương cái rụp. Bao cái lý do để siết đâu sao giờ không mang ra phản biện?
Thiệt là làm lãnh đạo xứ Vệ sướng thiệt!
Còn cái hình mình họa, theo em thì còn một con đường: THĂNG (sao mà ngẫu nhiên nó lại trùng với tên của anh bộ giao tải hiện đang nổi như cồn thế)
Kiềm chế ông cố nội nó thì có
DeleteSao trên đời này có những cụ vừa dốt mà vừa không có sĩ diện. Đi rao giảng những học thuyết thối nát mà cứ nghĩ là đỉnh cao trí tệ. Đúng la 1 con người không có liêm sĩ, nói láo mà không biết ngượng.
DeleteĐô đốc gì mà ngu còn hơn chó. Thấy cảnh bác Thăng bi quẹt xe là hiểu rồi nhé bình cẩu.
ReplyDeletebình tĩnh nào..!
DeleteBạn Thành Lợi mất bình tỉnh quá. Bạn chửi ở đây ai nghe? Người bị chửi thì chắc chắn không.
ReplyDeleteBạn cứ chửi đổng thế làm bẩn mồm bạn và bẩn blog này, thật là khó chịu. (xin lổi chủ blog).
Dear TH,
DeleteXin lỗi Bác, dám chủi những cái đầu to hại dân hại nước thì ko có gì là bẩn mồm cả Bác.
Bác cứ thử lập 1 forum để cho dân đen xả stress với những cái đầu to ăn hại đi. Bảo đảm bác sẽ đạt kỷ lục về số lượng truy cập.
Chửi trong 4rum chỉ có tác dụng tự mình xả stress, không hơn.
Delete@ Tí nỵ,
ReplyDeleteCác ảnh biết thừa rằng nới lỏng sẽ sinh lạm phát, dân sẽ mua vàng. Nên các ảnh cấm vàng để lùa những đồng vốn cuối cùng của dân chúng.
@ Từa Lưa,
Bạn nói thế nào ấy chứ. Một căn nhà như thế này ở xứ ta bán đi mua được mấy cái thị trấn Buford.
@ Tám,
Bỏ đi Tám. Chửi mà không bị đòn là một liệu pháp giảm stress giúp ta tỉnh táo trở lại. Tuy nhiên, tớ cũng thừa nhận rằng chửi như thế chưa hay.
Dear all,
ReplyDeleteThông tấn xã Việt Nam loan tin chuyến thăm chính thức Ba Tây của TBT Nguyễn Phú Trọng không được tiến hành như dự kiến do phía bạn có những khó khăn đột xuất. Bản tin như vậy là quá đủ để thông báo lý do.
Thế mà dư luận xì xào về nguyên nhân của việc từ chối mờ ám của chính phủ Ba Tây, tập trung vào các lý do sau:
hoặc là, do không tương thích - nguyên thủ không tiếp một TBT
hoặc là, ở nhà có biến, TBT phải về gấp để lo hậu sự
hoặc là, phía chủ nhà - cánh tả Ba Tây, sợ TBT phát biểu bậy bạ ảnh hưởng đến uy tín của họ đối với dân chúng.
Tuy nhiên, không có lý do nào đúng cả. Tất cả các tin tức về chuyến thăm Ba Tây của TBT Nguyễn Phú Trọng đều xuất phát từ các website Việt Nam bản tiếng Việt và bản tiếng Anh mà không có bản tin nào từ các hãng tin nước ngoài, kể cả Ba Tây. Chuyến đi chưa hề được "dự kiến".
BBC đã có tiền lệ không thẩm định tin tức mà chỉ nói theo cái loa TTXVN.
Chú nói chuyến đi chưa hề được dự kiến. Vậy những dòng này "12 a 15/ABR - Brasília e Porto Alegre. Visita do Secretário-Geral do Partido Comunista do Vietnã, Nguyen Phu Trong. (Fonte: SGAP-II)" là sao chú lý ơi?. Cháu thực sự không hiểu?
DeleteEm nói vậy là một cách để nói với mấy ảnh là dân cũng chả ngu đâu, họ biết hết đấy và "họ chờ cơ hội" thôi (câu này của chú Lý).
ReplyDeleteAi chịu theo dõi blog này của Chú, của Bác Hải cùng vài diễn đàn thì biết cách làm gì với VND, vàng chứ không ngu như họ nói trong bài này http://nld.com.vn/20120414083157548p0c1014/tim-cho-gui-vang.htm
Tiếc nhất là nhân tài Việt không thiếu mà nước Việt thì ngày càng rách tươm!
PS: chả biết có gì lạ không hả Chú mà sáng nay 15/04 có một mớ em trực thăng bay trên bầu trời Sài Gòn? (nói điều này vì nhớ vụ mấy cái xe lội nước hồi HN bị ngập)
@ Hiếu,
ReplyDeleteTrang web của bộ Ngoại Giao Ba Tây có tiếc gì 1 dòng chữ trong bản tiếng Bồ khi có người nhờ vả. Tương tự như Wall Str Journal quảng bá một sự lạc quan tếu cho kinh tế VN đứng Top 10 thế giới vào năm 2050.
Thứ nữa, trong ngoại giao không phải văn kiện nào cũng đúng. Thí dụ Hiệp định Geneva kí ngày 21/7/1954 nhưng người ta lại ghi ngày 20/7/1954.
Trước đây ông Nông Đức Mạnh công du đều được các hãng tin phương Tây loan tải. Lần này - chuyến thăm ảo đi Ba Tây - thì không, vì họ đã thẩm tra theo cách của họ.
Nhân đây nói thêm, BBC tiếng Việt ngày càng tỏ ra là cái loa tuyên truyền cho nhà nước CH XHCN VN, trái với tôn chỉ của BBC Anh quốc.
Thank chú. Đúng là chính trị, thấy vậy, mà không phải vậy. Thật khó để có được một phương pháp đúng đắn trong việc tìm kiếm sự thật.
Delete@ Tí nỵ,
ReplyDeleteThực ra tự giữ vàng có rủi ro là; hoặc bị mất cắp; hoặc bị người trong nhà lấy; và hoặc bị chính chủ nhân quên nên nhu cầu thuê két gửi vàng là có thật. Trú ẩn vào vàng là cách phòng thân cuối cùng chứ không phải "đầu tư" nhằm kiếm tiền như báo chí ta thường tuyên truyền.
Tớ nghĩ rằng trực thăng hay xe lội nước trong đô thị chỉ bài tập thường kỳ chứ không có chuyện gì. Thấy bên nước Mẹ làm đảo chính Bạc Hy Lai hoàn toàn bằng mệnh lệnh hành chính.
Chân thành bày tỏ sự kính mến với chú Lý Toét (cháu xin lỗi vì đã dám gọi tên tục)vì các bình giải rất thực tiễn ở xứ ta, trời Tây và cách lí giải hài hước.
ReplyDeleteLý Toét là nickname của tớ. Gọi trống không "Lý Toét" cũng được.
DeleteBắc Hàn tuyên bố phóng hỏa tiễn mang theo vệ tinh thất bại. Nguyên nhân thất bại chỉ có Bắc Hàn biết nhưng không nói. Còn những người không biết tại VN lại đoán già đoán non về nguyên nhân:
ReplyDeletemột là, nhiên liệu giả;
hai là, trục trặc ở bộ phận ghép nối;
ba là, thân hỏa tiễn mua của Nga quá cũ nên gặp rủi ro kỹ thuật.
Bắc Hàn có thể chưa làm chủ công nghệ phóng hỏa tiễn - chưa hoàn thiện mới phải thử nghiệm - ngay cả Pháp mỗi lần phóng thành công Arian đều reo mừng thắng lợi. Nhưng công nghệ theo dõi thì Bắc Hàn có thừa, nên chỉ có người Bắc Hàn biết chuyện gì đang xảy ra và ngậm cười khi thiên hạ đoán mò.
Lại nữa, báo chí còn tường thuật rằng hải quân các nước Cờ Hoa, Nam Hàn và Nhật bản ráo riết tìm các mảnh vỡ rớt xuống biển để tìm hiểu công nghệ Bắc Hàn.
Trời ạ, Ba Tư tóm được cả chiếc máy bay công nghệ mới Sentinel còn nguyên vẹn đã nhiều tháng nay mà việc tìm hiểu công nghệ còn chưa tới đâu. Chẳng qua Mỹ - Nhật - Hàn muốn hù dọa dân chúng về mối đe dọa Bắc Hạn đặng xin thêm ngân sách quốc phòng.
Một giả thuyết có khả năng xảy ra là rất cao đó là: Bắc Hàn khuyếch trương quảng cáo ầm ĩ nhưng lại phóng hỏa tiễn giả. Vấn đề là kinh phí dành cho nghiên cứu kỹ thuật cao rất là đáng kể.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, chẳng có cái gì là không thể.