Khác với tượng đài Điện Biên Phủ, tượng Thánh Gióng
chưa thấy có dấu hiệu xuống cấp sau 2 năm nghiệm thu
chưa thấy có dấu hiệu xuống cấp sau 2 năm nghiệm thu
Báo Tiền phong loan một tin giật gân Bản gốc tượng đài Thánh Dóng bị phá nát (báo viết sai tên, đúng ra phải viết là Thánh Gióng). Theo lời tác giả bức tượng Thánh Gióng - ông Nguyễn Kim Xuân, Trưởng khoa điêu khắc, Hội Mỹ thuật Hà Nội - nguyên văn "một công ty đã huy động cần cẩu và người đến phá dỡ mẫu tượng đài Thánh Dóng của tôi đặt tại bãi đúc Tượng đài ở chân núi Sóc Sơn" ngưng trích.
Ngoài đề mục báo giật gân, báo này đã giật tít Mất gốc và Cố ý phá hoại tượng đài. Bản tin này đã gây bức xúc dư luận, rằng ai đó đã ác tâm phá hỏng "bản gốc" Thánh Gióng.
Lập tức ông Phạm Quang Long, GĐ sở Văn hóa Hà Nội lên báo đính chính. Ông Long không phủ nhận việc "tượng" bị phá, nhưng ông đã trấn an dư luận rằng đã có sự hiểu lầm. Theo ông, bản gốc không bị phá, bản gốc chỉ có một bản duy nhất hiện đang tọa lạc trên đỉnh núi Đá Chồng. Ngoài ra, ông có ý trách tác giả Nguyễn Kim Xuân phát biểu vô trách nhiệm
Hãy bắt đầu với quy trình làm tượng đài.
Bản điêu khắc mà tác giả mang đi dự thi có kích thước bằng 1/5 tượng đài dự định sẽ được xây dựng sau này. Hay nói chính xác hơn là, nếu được Ban tổ chức chấm thắng giải trong cuộc thi, tượng sẽ được làm với kích thước gấp 5 lần phiên bản này. Phiên bản này gọi là Bản Thảo.
Sau khi được chọn, tác giả sẽ xây dựng một bản có kích thước phóng đại 5 lần bản thảo để Chủ đầu tư nghiệm thu tác phẩm điêu khắc, làm căn cứ ra quyết định thi công tượng đài. Phiên bản được nghiệm thu sẽ được dùng để làm khuôn đúc tượng. Phiên bản này được gọi là Bản Phôi.
Tượng đài sau khi thi công, được nghiệm thu gọi là Bản Chính. Bản chính chỉ có một. Những bản sau này giống như bản chính được gọi là Bản Sao. Thông lệ, Bản Sao sẽ nhỏ hơn bản chính. Thí dụ: Tượng Nữ Thần Tự do ở Nữu Ước là bản chính, còn bức tượng Bà Đầm Xòe ở Hà Nội - đã bị cách mạng giật sập - là bản sao. Ông Long gọi bản chính là bản gốc là sai, cái sai không tha thứ được đối với một người làm lãnh đạo ngành văn hóa.
"Bức tượng gốc" bị phá trong trường hợp này mà ngài Giám đốc gọi là bản trung gian chính là Bản phôi.
Theo luật Tác quyền, tùy theo tác phẩm là gì mà tác giả có được giữ bản thảo hay không. Quyền định đoạt Một bức tranh thắng giải sẽ thuộc về ban tổ chức cuộc thi. Một bức họa của van Gogh không thuộc quyền của van Gogh mà thuộc về một nhà sưu tập nào đó. Bức Mona Lisa không thuộc về de Vinci mà thuộc về Bảo tàng Le Louvre. Cũng vậy, tượng David không thuộc về Michelangelo mà thuộc về Giáo đường Thánh Phê rô (St. Peter hay St. Pierre) ở La Mã.
Quay trở lại với bức tượng Thánh Gióng, bản thảo bức tượng thuộc về tác giả - nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân - nếu ban tổ chức không có yêu cầu giữ lại, tác giả có thể đem về chưng ở nhà như một vật lưu niệm.
Cũng như bản thảo, sau khi nghiệm thu tượng đài, nếu không còn dùng đến nữa, Chủ đầu tư có thể đồng ý cho tác giả mang phôi bức tượng về nhà. Xin mở ngoặc ở đây, quyền định đoạt phôi tượng thuộc về Chủ đầu tư chứ không thuộc về tác giả.
Bài báo nêu lên sự kiện phôi tượng bị phá từ ngày 16 tháng Giêng mà vài ngày gần đây tác giả Xuân mới biết, tức là sau hơn 2 tháng - thời gian đủ lâu để tượng thạch cao hóa bùn. Nếu xem phôi tượng là đứa con tinh thần của mình thì tác giả phải quan tâm đến và đề nghị được rước "tượng" về tư gia ngay sau khi khánh thành tượng đài.
Chú thích:
(*) vườn hoa Paul Bert sau đổi thành vườn hoa Chí Linh, rồi có thời gọi là Indira Gandhi, nay gọi là Công viên Lý Thái Tổ. Đến cái tên cũng tùy thời kỳ, giai đoạn. Không biết sau Lý Thái Tổ đến cái gì.
Nguồn tham khảo:
Bản gốc tượng đài Thánh Dóng bị phá nát (Tiền phong)
Không chuẩn xác, khiến dư luận hiểu lầm (Hà Nội mới)
Phá hoại mẫu gốc tượng đài Thánh Gióng (Thanh niên)
Chủ đầu tư phá nát bản gốc Tượng đài Thánh Gióng (Thanh tra)
Tác quyền
Khánh thành tượng đài Thánh Gióng (Lao động)
Đính chính với chú lý về "thánh gióng", hiện tại vẫn chưa có quyết định ngã ngũ về cách gọi tên chính thức nên người ta vẫn dùng một trong hai cách gọi "gióng - dóng".
ReplyDeletehttp://vietbao.vn/Giao-duc/Thanh-Giong-hay-Thanh-Dong-den-gio-van-chua-nga-ngu/2131440650/202/
Vụ này chắc để câu view nhưng dường như dư luận hơi bàng quan ạ.
Bác Lý phân tích chính xác.
ReplyDeleteTrong trường hợp này, mẫu phôi đúc này trở thành rác cần được dọn dẹp.
Dear all,
ReplyDeleteThông điệp của bài viết này là:
1. Tượng Thánh Gióng khánh thành đã 2 năm nay và đến nay còn tốt mà không thấy ai nhắc tới. Đây là một mánh lăng xê rất khéo ... của ông Long.
2. Cách mạng VN có truyền thống phá tượng, nay truyền thống đó tiếp tục được phát huy.
3. Thói đạo đức giả của nghệ sĩ cung đình. Tác phẩm được coi là "ruột" của ông Kim Xuân mà ông ta nào có thèm quan tâm, để dãi dầu nắng mưa, trước sau gì cũng bị hư hỏng. Nên nhớ phôi bản này bằng thạch cao chứ không phải bằng đồng.
Cảm ơn Lạng Lẽ cung cấp thông tin. Tuy nhiên tớ vẫn bảo lưu với lý do: văn chương không như toán học, nên không chẻ chữ ở đây được. Thuyết phục của văn chương đó là chữ Thánh Gióng (chứ không phải Dóng) được dùng đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, chữ Dóng chỉ mang tính xét lại, nên không có giá trị nhân văn.
Tiền Phong họ đưa chuẩn chứ không phải câu khách. Chú không hiểu thế nào là tác phẩm nghệ thuật thì đừng có bàn luận lăng nhăng nhé! Tác phẩm do tác giả sáng tạo, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và công nhận là tác phẩm gốc, bản thảo là bản mà chưa ai công nhận cơ chú em nhé. Còn ông GĐ Sở Văn hóa Phạm Quang Long mang tiếng là thày giáo dạy khoa học xã hội nhân văn thì lại càng dốt, chẳng biết thế nào là tác phẩm nghệ thuật.
ReplyDeleteTiền Phong họ đưa chuẩn chứ không phải câu khách. Chú không hiểu thế nào là tác phẩm nghệ thuật thì đừng có bàn luận lăng nhăng nhé! Tác phẩm do tác giả sáng tạo, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và công nhận là tác phẩm gốc, bản thảo là bản mà chưa ai công nhận cơ chú em nhé. Còn ông GĐ Sở Văn hóa Phạm Quang Long mang tiếng là thày giáo dạy khoa học xã hội nhân văn thì lại càng dốt, chẳng biết thế nào là tác phẩm nghệ thuật.
ReplyDeleteBạn Cu Tít phân tích không có lý lẽ chứng cớ, nếu không có phản biện tích cực, tớ sẽ đưa vào diện spam.
ReplyDeleteBạn có thể chửi tớ, nhưng spam thì không được hoan nghênh. Chúc may mắn.
Tôi không có ý định chửi ai, nhất là một người “quan tâm đến văn hóa” như bạn! Tôi chỉ nói lên suy nghĩ của mình thôi. Tôi là người được đào tạo bài bản về lý luận phê bình nên rất không thích những người không hiểu biết lại thích nói lăng nhăng. Bạn nên đọc báo Tiền phong ra ngày hôm nay đi, xem những nhà chuyên môn về hội họa người ta nói gì.
ReplyDelete@ Cu Tít,
DeleteTớ xem tại tienphong home page không có bài nào viết về tượng Thánh Gióng cả.
Sao bạn không có lập luận ở đây mà chỉ spam như thế. Bạn giống bạn Cần Chỉnh ở chỗ bạn xem báo đảng là chân lý. Chân lý đó thì đi học làm gì cho tốn cơm cha mẹ.
Tượng thánh Dóng bản chính là tượng có tim ngựa và tim của Dóng do đích thân hòa thượng Tứ trấn yểm (hòa thượng Tứ đã dựa trên nền tảng Phật Giáo XHCN tức Phật giáo Trung Hoa và Lão giáo Trung Hoa kết hợp với đa thần giáo và linh tinh giáo của Giao Chỉ để trấn yểm), vì vậy bất cứ tác phẩm nào mà không có tim ngựa và tim Dóng thì đều có thể gọi là sản phẩm dỏm hoặc nhái, là công dân 1 đất nước tự do (gấp vạn lần - lời chị Doan - đến gấp triệu lần - lời Lý Ninh) và là đỉnh cao của nhân loại chúng ta cần phải kiên quyết nói KHÔNG với sản phẩm dỏm và nhái.
ReplyDeleteKết luận: đồ thừa không vứt đi, đập đi mà cứ ôm khư khư để làm gì?
Nói thêm: bức tượng bà đầm xòe là 1 sản phẩm của tụi đế quốc thực dân, không đập nát đi thì để làm gì? Nên nhớ là các câu đối, các hoành phi còn bị chẻ ra làm củi đun, các tài liệu do tụi phong kiến phong tặng còn bị xé, đốt sạch (vì vậy các sắc phong về Tây Sa-Nam Sa hiện được lưu trữ mà báo chí nói tới lẽ ra Đảng phải bắt những kẻ lưu trữ đó vì chống lại ý Đảng - lòng dân), đến cả nền tảng gia đình và quan hệ gia đình còn bị đập nát .v.v. các ngôi chùa-đền-nhà thờ-chùa còn bị biến thành kho hợp tác (xem thêm nhà thờ Hùng Vương là kho chứa phân bón và dụng cụ hợp tác) ..... Chính vì vậy mà sự nuối tiếc trong com men của Lý Toét có vẻ có ý phản động
ReplyDeletePhản động thế nào, nói rõ hơn được không?
DeleteĐền Bà Chúa Kho suýt bị chính quyền phá.Dân làng Cô Mễ giữ được và được Bà Chúa cho ăn lộc mấy chục năm nay.Chính quyền và mấy nhà đầu tư mon men làm dự án để kiếm lộc rơi lộc vãi của Bà Chúa nhưng chắc Bà Chúa từ chối ban lộc cho những kẻ muốn phá đền bà.
DeleteNếu bạn nói vậy thì tôi cũng không còn gì để nói nữa. Tôi học tốn cơm gạo của bố mẹ, nhưng bù lại cũng hiểu thế nào là tác phẩm nghệ thuật. Còn bạn thì sao nhỉ?!
ReplyDeleteBạn nên xem bài báo này:
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/571870/Phai-lam-ro-ai-pha-ban-goc-tpp.html
Một người “hiểu biết” như bạn thì phải hiểu thế nào là tác phẩm gốc và thế nào là bản thảo chứ?! Bản thảo là những bản nháp của tác giả để đi tới tác phẩm hoàn chỉnh sau khi đã sửa chữa. Còn bản gốc là tác phẩm đã “ra lò” đi vào cuộc sống và do cá nhân, tổ chức mua nó quản lý. Hiểu chưa bạn?!
ReplyDeletecutit có lẽ đã được đào tạo quá bài bản trong ngành nghệ thuật của mái trường xhcn thân yêu nên mới có những lý luận quá chuyên môn sâu sắc và rất hiểu biết như vậy?
Deletetất cả đều là những lý luận logic rất nguy hiểm và làm cho trí tuệ mỗi người hao mòn, cũng như góp phần giúp cho xh ta suy thoái về giá trị cuộc sống.
khó hiểu quá. nhớ lại câu nói khá hay của chú lý... "ở nước ta cái gì cũng bí hiểm, và con người ai cũng tỏ ra nguy hiểm"
riêng với mình, k cần hiểu về nghệ thuật là gì, chỉ với suy nghĩ khách quan của một người bình thường thôi, một tác phẩm được xem là gốc, thì suy nghĩ thường tình của mình thôi, tác phẩm đó phải có một giá trị nhất định, chất lượng cũng đáng quan tâm, ít nhất cũng như những cổ vật hay tác phẩm nổi tiếng... và tuổi thọ của nó ít ra cũng phải hơn một khối thạch cao... được như vậy, thì dù tác phẩm đó không cần người ta gọi là gốc, mà là ngọn đi nữa thì đối với mình nó vẫn rất gốc... còn mấy cái định nghĩa vớ vẫn, vẽ vời nghệ thuật gì gì đó mà bản chất của vật gốc lại là ngọn thì có đáng gì? phù hợp với văn hóa tự xướng của dân tộc ta... trong đó có cutit...cọng thêm vài trăm tiến sĩ nghệ thuật nữa bình loạn nghe có vẽ đáng tin hơn...dù có nói gì thì nói, nd vẫn là rỗng tếch
@ Cu Tít,
ReplyDeleteTớ sẽ bàn về bài báo của Tiền phong sau, tớ chỉ nói nhỏ rằng, đừng lấy những mác GS hay TS ra để lòe tớ. Phần đông họ đều hoặc bẻ ngòi bút hoặc nói càn. Thí dụ Tiến sĩ ô zôn; những ý kiến của họ chẳng ai nghe mà chỉ PR cho một ai đó
Tớ yêu cầu bạn hãy bác bỏ những lập luận của tớ trong bài bằng lập luận của bạn.
Dù sao tớ cũng cảm ơn những ý kiến của bạn.
“Báo Tiền phong loan một tin giật gân Bản gốc tượng đài Thánh Dóng bị phá nát (báo viết sai tên, đúng ra phải viết là Thánh Gióng).” Sai lỗi chính tả “Gióng” và “Dóng” chuẩn! Nhưng không phải là giật gân câu khách mà là phản ánh đúng sự thật!
ReplyDelete“Ngoài đề mục báo giật gân, báo này đã giật tít Mất gốc và Cố ý phá hoại tượng đài. Bản tin này đã gây bức xúc dư luận, rằng ai đó đã ác tâm phá hỏng "bản gốc" Thánh Gióng.” Phàm là người dân Việt Nam, nhất là những người có tâm thì đều nên bức xúc trước hành vi vô văn hóa của kẻ phá hoại tinh thần thượng tôn dân tộc.
“Lập tức ông Phạm Quang Long, GĐ sở Văn hóa Hà Nội lên báo đính chính. Ông Long không phủ nhận việc "tượng" bị phá, nhưng ông đã trấn an dư luận rằng đã có sự hiểu lầm. Theo ông, bản gốc không bị phá, bản gốc chỉ có một bản duy nhất hiện đang tọa lạc trên đỉnh núi Đá Chồng. Ngoài ra, ông có ý trách tác giả Nguyễn Kim Xuân phát biểu vô trách nhiệm.” Ông này nên cho về chăn gà cho vợ ở quê vì dốt nát quá!
“Hãy bắt đầu với quy trình làm tượng đài.
Bản điêu khắc mà tác giả mang đi dự thi có kích thước bằng 1/5 tượng đài dự định sẽ được xây dựng sau này. Hay nói chính xác hơn là, nếu được Ban tổ chức chấm thắng giải trong cuộc thi, tượng sẽ được làm với kích thước gấp 5 lần phiên bản này. Phiên bản này gọi là Bản Thảo.” Sai! Đây là tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh của tác giả được Hội đồng thẩm định công nhận nên nó là bản gốc chứ không phải bản thảo. Ở nhà ông Xuân còn nhiều “bản thảo” lắm, nếu bạn có nhu cầu thì đến mà xem.
“Sau khi được chọn, tác giả sẽ xây dựng một bản có kích thước phóng đại 5 lần bản thảo để Chủ đầu tư nghiệm thu tác phẩm điêu khắc, làm căn cứ ra quyết định thi công tượng đài. Phiên bản được nghiệm thu sẽ được dùng để làm khuôn đúc tượng. Phiên bản này được gọi là Bản Phôi.” Sai bét! Đã là bản thảo thì không ai cho phép phóng lên để xây dựng tượng đài. Tượng đài phải được xây dựng trên cơ sở tác phẩm nghệ thuật đích thực.
“Tượng đài sau khi thi công, được nghiệm thu gọi là Bản Chính. Bản chính chỉ có một. Những bản sau này giống như bản chính được gọi là Bản Sao.” Chuẩn! Tượng đài bằng đồng trên đỉnh núi Sóc là bản chính nhưng được phóng tác từ tác phẩm nghệ thuật gốc. Sau này nếu GHPG đúc thêm 3 pho nữa để biếu các địa phương thì đó là các bản sao.
“Thông lệ, Bản Sao sẽ nhỏ hơn bản chính.” Nên tìm hiểu thêm về nghệ thuật!
“Ông Long gọi bản chính là bản gốc là sai, cái sai không tha thứ được đối với một người làm lãnh đạo ngành văn hóa.” Chuẩn không cần chỉnh!
“"Bức tượng gốc" bị phá trong trường hợp này mà ngài Giám đốc gọi là bản trung gian chính là Bản phôi.” Bản phôi là bản tỷ lệ 1/1 so với bản đúc đồng cơ bạn à, nhầm lẫn to rồi. Còn bức bị phá mà các báo đang nhắc đến là bản của tác giả được nghiệm thu cơ.
“Theo luật Tác quyền, tùy theo tác phẩm là gì mà tác giả có được giữ bản thảo hay không. Quyền định đoạt Một bức tranh thắng giải sẽ thuộc về ban tổ chức cuộc thi. Một bức họa của van Gogh không thuộc quyền của van Gogh mà thuộc về một nhà sưu tập nào đó. Bức Mona Lisa không thuộc về de Vinci mà thuộc về Bảo tàng Le Louvre. Cũng vậy, tượng David không thuộc về Michelangelo mà thuộc về Giáo đường Thánh Phê rô (St. Peter hay St. Pierre) ở La Mã.” Không phải tùy theo tác phẩm là gì, mà tùy theo tính chất hợp đồng khi tác giả sáng tác tác phẩm nghệ thuật ấy, hiểu chưa bạn?!
ReplyDelete“Quay trở lại với bức tượng Thánh Gióng, bản thảo bức tượng thuộc về tác giả - nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân - nếu ban tổ chức không có yêu cầu giữ lại, tác giả có thể đem về chưng ở nhà như một vật lưu niệm.” Nếu BTC đã ký hợp đồng mua đứt tác phẩm của tác giả thì tác giả cũng không có quyền định đoạt số phận của nó. Trong trường hợp không có HHD mua đứt thì tác giả có toàn quyền quyết định, ngay cả khi BTC yêu cầu giữ lại mà tác giả không đồng ý thì ông ta vẫn có thể mang về.
“Cũng như bản thảo, sau khi nghiệm thu tượng đài, nếu không còn dùng đến nữa, Chủ đầu tư có thể đồng ý cho tác giả mang phôi bức tượng về nhà. Xin mở ngoặc ở đây, quyền định đoạt phôi tượng thuộc về Chủ đầu tư chứ không thuộc về tác giả.” Đọc lại chú thích của mình ở trên.
“Bài báo nêu lên sự kiện phôi tượng bị phá từ ngày 16 tháng Giêng mà vài ngày gần đây tác giả Xuân mới biết, tức là sau hơn 2 tháng - thời gian đủ lâu để tượng thạch cao hóa bùn. Nếu xem phôi tượng là đứa con tinh thần của mình thì tác giả phải quan tâm đến và đề nghị được rước "tượng" về tư gia ngay sau khi khánh thành tượng đài.” Nói vô trách nhiệm, thiếu suy nghĩ! Bỡi lẽ, GHPG muốn giữ lại để đúc thêm 3 pho tượng tặng 3 địa phương nên tác giả chưa thể di chuyển đi đâu. Tượng đã được che bằng cả một gian nhà tôn thì không thể “hóa bùn” được (ko biết tình hình thực tế thì đừng nói liều).
“Báo Tiền phong loan một tin giật gân Bản gốc tượng đài Thánh Dóng bị phá nát (báo viết sai tên, đúng ra phải viết là Thánh Gióng).” ==> Sai lỗi chính tả “Gióng” và “Dóng” chuẩn! Nhưng không phải là giật gân câu khách mà là phản ánh đúng sự thật!
ReplyDelete“Ngoài đề mục báo giật gân, báo này đã giật tít Mất gốc và Cố ý phá hoại tượng đài. Bản tin này đã gây bức xúc dư luận, rằng ai đó đã ác tâm phá hỏng "bản gốc" Thánh Gióng.” Phàm là người dân Việt Nam, nhất là những người có tâm thì đều nên bức xúc trước hành vi vô văn hóa của kẻ phá hoại tinh thần thượng tôn dân tộc.
“Lập tức ông Phạm Quang Long, GĐ sở Văn hóa Hà Nội lên báo đính chính. Ông Long không phủ nhận việc "tượng" bị phá, nhưng ông đã trấn an dư luận rằng đã có sự hiểu lầm. Theo ông, bản gốc không bị phá, bản gốc chỉ có một bản duy nhất hiện đang tọa lạc trên đỉnh núi Đá Chồng. Ngoài ra, ông có ý trách tác giả Nguyễn Kim Xuân phát biểu vô trách nhiệm.” Ông này nên cho về chăn gà cho vợ ở quê vì dốt nát quá!
“Hãy bắt đầu với quy trình làm tượng đài.
ReplyDeleteBản điêu khắc mà tác giả mang đi dự thi có kích thước bằng 1/5 tượng đài dự định sẽ được xây dựng sau này. Hay nói chính xác hơn là, nếu được Ban tổ chức chấm thắng giải trong cuộc thi, tượng sẽ được làm với kích thước gấp 5 lần phiên bản này. Phiên bản này gọi là Bản Thảo.” Sai! Đây là tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh của tác giả được Hội đồng thẩm định công nhận nên nó là bản gốc chứ không phải bản thảo. Ở nhà ông Xuân còn nhiều “bản thảo” lắm, nếu bạn có nhu cầu thì đến mà xem.
“Sau khi được chọn, tác giả sẽ xây dựng một bản có kích thước phóng đại 5 lần bản thảo để Chủ đầu tư nghiệm thu tác phẩm điêu khắc, làm căn cứ ra quyết định thi công tượng đài. Phiên bản được nghiệm thu sẽ được dùng để làm khuôn đúc tượng. Phiên bản này được gọi là Bản Phôi.” Sai bét! Đã là bản thảo thì không ai cho phép phóng lên để xây dựng tượng đài. Tượng đài phải được xây dựng trên cơ sở tác phẩm nghệ thuật đích thực.
“Tượng đài sau khi thi công, được nghiệm thu gọi là Bản Chính. Bản chính chỉ có một. Những bản sau này giống như bản chính được gọi là Bản Sao.” ==> Chuẩn! Tượng đài bằng đồng trên đỉnh núi Sóc là bản chính nhưng được phóng tác từ tác phẩm nghệ thuật gốc. Sau này nếu GHPG đúc thêm 3 pho nữa để biếu các địa phương thì đó là các bản sao.
“Thông lệ, Bản Sao sẽ nhỏ hơn bản chính.” ==> Nên tìm hiểu thêm về nghệ thuật!
ReplyDelete“Ông Long gọi bản chính là bản gốc là sai, cái sai không tha thứ được đối với một người làm lãnh đạo ngành văn hóa.” ==> Chuẩn không cần chỉnh!
“"Bức tượng gốc" bị phá trong trường hợp này mà ngài Giám đốc gọi là bản trung gian chính là Bản phôi.” ==> Bản phôi là bản tỷ lệ 1/1 so với bản đúc đồng cơ bạn à, nhầm lẫn to rồi. Còn bức bị phá mà các báo đang nhắc đến là bản của tác giả được nghiệm thu cơ.
“Theo luật Tác quyền, tùy theo tác phẩm là gì mà tác giả có được giữ bản thảo hay không. Quyền định đoạt Một bức tranh thắng giải sẽ thuộc về ban tổ chức cuộc thi. Một bức họa của van Gogh không thuộc quyền của van Gogh mà thuộc về một nhà sưu tập nào đó. Bức Mona Lisa không thuộc về de Vinci mà thuộc về Bảo tàng Le Louvre. Cũng vậy, tượng David không thuộc về Michelangelo mà thuộc về Giáo đường Thánh Phê rô (St. Peter hay St. Pierre) ở La Mã.” Không phải tùy theo tác phẩm là gì, mà tùy theo tính chất hợp đồng khi tác giả sáng tác tác phẩm nghệ thuật ấy, hiểu chưa bạn?!
“Quay trở lại với bức tượng Thánh Gióng, bản thảo bức tượng thuộc về tác giả - nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân - nếu ban tổ chức không có yêu cầu giữ lại, tác giả có thể đem về chưng ở nhà như một vật lưu niệm.” ==> Nếu BTC đã ký hợp đồng mua đứt tác phẩm của tác giả thì tác giả cũng không có quyền định đoạt số phận của nó. Trong trường hợp không có HHD mua đứt thì tác giả có toàn quyền quyết định, ngay cả khi BTC yêu cầu giữ lại mà tác giả không đồng ý thì ông ta vẫn có thể mang về.
ReplyDelete“Cũng như bản thảo, sau khi nghiệm thu tượng đài, nếu không còn dùng đến nữa, Chủ đầu tư có thể đồng ý cho tác giả mang phôi bức tượng về nhà. Xin mở ngoặc ở đây, quyền định đoạt phôi tượng thuộc về Chủ đầu tư chứ không thuộc về tác giả.” ==> Đọc lại chú thích của mình ở trên.
“Bài báo nêu lên sự kiện phôi tượng bị phá từ ngày 16 tháng Giêng mà vài ngày gần đây tác giả Xuân mới biết, tức là sau hơn 2 tháng - thời gian đủ lâu để tượng thạch cao hóa bùn. Nếu xem phôi tượng là đứa con tinh thần của mình thì tác giả phải quan tâm đến và đề nghị được rước "tượng" về tư gia ngay sau khi khánh thành tượng đài.” ==> Nói vô trách nhiệm, thiếu suy nghĩ! Bỡi lẽ, GHPG muốn giữ lại để đúc thêm 3 pho tượng tặng 3 địa phương nên tác giả chưa thể di chuyển đi đâu. Tượng đã được che bằng cả một gian nhà tôn thì không thể “hóa bùn” được (ko biết tình hình thực tế thì đừng nói liều).
Bạn Cu Tít chấm điểm cho tớ đấy à. Tớ có khả năng đọc mà, không cần phải trích dẫn để rồi phán rằng: cái nài sai, cái này chuẩn, cái này thiếu hiểu biết, cái này ngu xuẩn ... Tớ không cần những lời bình vô căn cứ như vậy chứ.
ReplyDeleteBạn hãy bác bỏ như thế này này, thí dụ nhé:
Ông Michelangelo lượm được cục đá ngoài bìa rừng. Ông hì hục mang sai người mang về xưởng. Rồi ông đục ngày đục đêm, đến khi không ra hình thù gì, ông vứt cho thợ đã Ngũ Hành Sơn đẽo những vật dụng nhỏ hơn. Đây là phế liệu, không phải Bản Thảo.
Ông lại ra suối ông cục đá khác về, rồi hì hục đẽo. Ra một vật trông giống giống người, nhưng không được chấm để chưng ở Giáo đường. Ông cất ở nhà, gọi đây là Bản Thảo.
Lầm này ông quyết sang Bắc Phi tìm đá. Mang về vừa đục vừa đẽo suốt 3 tháng thì xong. Sản phẩm được chấp nhận và chưng ở Thánh đường Thánh Phê rô ở La Mã cho đến ngày nay. Đây là bản gốc.
Lập luận ít ra phải như vậy. Hãy cố gắng lên.
Toét
ReplyDeleteNhẽ chú đã quá hấp tấp căn cứ vào lời của ông Long nên bình theo đó mà có sự nhầm lẫn. Ở đây các báo và ông Xuân muốn nói phá bản gốc aka Bản thảo (chú Toét) aka bản được chọn = 1/5 bản chính.
Chú căn cứ vào lời ông Long cho rằng bản bị đập là bản trung gian nên suy ra là bản phôi aka bản = 1/1 bản chính.
Như vậy nhẽ cả phôi cả thảo aka gốc đều thành đất sét gạch vụn hết a?
Theo ông Long thì bản quyền thuộc về nhà nước còn theo Cutit thì bản quyền thuộc GHPG (aka Giáo Hội Phật Giáo?) Hô hô, ông Xuân và GHPG nếu có tiền thì quyền đâu mà đút bản y chang rồi đặt khắp nơi nếu không được cho phép? Nếu không thì đút thêm mấy bản nữa tặng chỗ khác cũng được à?
Bạn nói nhăng cuội gì thế?
DeleteCủa Quí mà để đó không ai trông nom trong suốt 2 năm trời mà coi được à. Cái đó gọi là gì không? Gọi là Của Phế đấy, bạn ạ.
Theo bạn ông Long nói láo à, sao ổng ngồi xờ xờ ra đó mà không ai làm gì được.
Mà bản thảo để ở công trường thi công để làm gì nếu nó không phải là bản phôi.
Trả lời tớ 3 câu hỏi rồi hãy tiếp tục phê bình tớ, thế nhé.
@Chú Toét
ReplyDeleteBình tĩnh nào. Bản phôi aka bản trung gian bị đập thì chắc rồi, nhưng ông Xuân cáo buột trên báo và Cutit vào nói là Bản gốc aka Bản thảo, là Của Quí của ông Xuân bị đập, nên Qua mới kết hợp lại và đặt câu hỏi nhẽ cả hai cái đều bị đập.
Cutit đâu vào trả lời đê, có phải vậy không? Trả lời Qua luôn là GHPG có quyền đúc thêm tượng theo nguyên mẫu (do muốn giữ lại bản phôi để đúc tiếp) để đem thờ ở các chỗ khác nữa.
Mà GHPG (= Giáo Hội Phật Giáo?)mà muốn ke (care) luôn cả việc thờ ông Gióng à?
Báo chí là nguồn tham khảo, nhưng không phải là tất cả. Và sự thật trên báo đảng lại càng là thứ mơ hồ. Ngay cả người trong cuộc còn không hiểu hết sự thật nữa là chúng ta chỉ nhìn qua bức hình chắc gì đã trung thực. Cho nên ta cần phải suy luận để cho thấy hình ảnh gần nhất với sự thật.
DeleteCậu Vua Lược lại căn cứ vào mấy thằng cha nghệ sĩ hay GS TS nào đấy, và võ đoán cho rằng tớ nghe lời cha Long. Tớ chả nghe ai cả và tớ có lập luận của tớ. Và xin mời các đồng chí hãy bẻ gẫy nó - các lập luận của tớ.
Còn việc nó thuộc pháp nhân nào, như GHPG chẳng hạn, tớ chẳng quan tâm. Có tiền người ta muốn làm gì cũng được. Trước đây người ta dám bỏ ra 18 ngàn 500 lượng vàng để mua khu đất Quận 3 để đúc tượng ông Sư Bị Đốt, thì dăm bảy cái tượng Thánh Gióng chỉ là muỗi.
Tớ nhắc lại, của ông Xuân, hớ hớ ra đấy mà không giữ, còn kêu ca nỗi gì.
Bây giờ tớ mới có thì gian đọc bài viết trên báo Tiền phong mà sáng nay Cu Tít đã dẫn. Nói nhiều nhưng kết lại đầy mâu thuẫn.
ReplyDeleteÔng PGS - TS Nguyễn Đỗ Bảo nói:
Bản gốc tượng đài Thánh Dóng cũng như bản gốc Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được Bảo tàng Mỹ thuật lưu giữ, ai dám phá bản này?
ngưng trích
Thế thì số phận bản gốc do Bảo tàng Mỹ thuật định đoạt. Thế còn "bản gốc" mà ông Xuân nói là bản gốc nào. Sao lắm bản gốc thế? Nhại Long Vũ, bản gốc, có hơn hai bản gốc(?)
Hơn nữa, nó được "nhân dân" thờ cúng, có nghĩa là thiêng. Đứa nào phá Thánh Thần vật cổ chết.
Và cuối cùng các đồng chí không đọc bài của tớ nên không trả lời được câu hỏi: Mang phiên bản có kích thước nhỏ hơn ra công trường thi công để làm gì trong khi đã có Phôi Tượng kích thước 1/1.
Hehe, đọc lại bài phỏng vấn ông PGS. TS Nguyễn Đỗ Bảo thấy ông này như bị thần kinh hoặc ông không rõ ông đang trả lời cái gì.
ReplyDeleteÔng khẳng định bản gốc tượng đài ông Gióng đang được Bảo tàng Mỹ thuật lưu giữ rồi lại đặt câu hỏi "Ai đã phá hoại tượng gốc?"
Hay ý ông nói là tượng đang được Bảo tàng lưu giữ rồi có người lấy ra đập mà ông không biết?
cũng có thể là như vậy?
DeleteTrong phần comment ở trên của chú Lý về thông điệp bài viết:
ReplyDelete2. Cách mạng VN có truyền thống phá tượng, nay truyền thống đó tiếp tục được phát huy.
Vế đầu thì đã rõ, nhưng vế sau cháu thấy bây giờ họ còn dựng nhiều tượng đài, phù điêu hơn trước thưa chú? Bất kì thứ gắn với cách mạng cũng có thể được đem ra dựng tượng ấy chứ ạ? Như cái này hoặc cái này .
Trong khi đó cái mà dân ta không nhận ra được mục đích chính của việc xây dựng có phải như thế không?
Phiền chú cắt nghĩa thêm.
Về nghĩa đen, họ xây dựng tượng nhiều hơn bao giờ hết. Họ xây tượng với mục đích gì, tớ không cần nói Chuối cũng hiểu. Tuy nhiên, có những vấn đề nảy sinh:
DeleteMột là, những tượng mau xuống cấp tức là phá trước khi xây
Hai là, những tượng đặt ở nơi hẻo lánh, có xuống cấp hay không cũng thế thôi
Ba là, tượng ngoại nhân trước sau gì cũng phá bỏ. Trước là Indira Gandhi, rồi trước sau gì cũng sẽ tới Lenin
Bốn là, những bức tượng bán thân đúc bằng thạch cao, được chưng như là lá bùa thay vì sự kính trọng. Trong khi tượng Phan Thanh Giản, tuy bị phá về hình thể nhưng sự kính trọng vẫn nguyên vẹn trong nhân dân.
@ Đào Viên,
ReplyDeleteTrong bài tớ đã phân tích thế nào là Bản Thảo, Bản Phôi và Bản Chính. Tớ xin nói rõ hơn về bản thảo.
Bạn Cu Bít học ở đâu không biết lại xem bản thảo như là Bản Nháp, cái này sai cơ bản. Bản Thảo là bản hoàn hảo nhất mà tác giả thực hiện được. Những gì còn thiếu sót ở Bản Nháp đã được tác giả hoàn chỉnh vào bản thảo.
Nhà Đầu Tư mua của tác giả là mua cái Bản Thảo. Trong điêu khắc tượng đài thường người ta yêu cầu tác giả gia công luôn bản phôi.
Cảm ơn bạn “King Filter” đã tham gia thảo luận với tớ và “Lý toét”! Theo như thày Thích Thanh Quyết thì bản quyền tác phẩm Phù Đổng Thiên Vương vẫn thuộc về ông Kim Xuân! Chính xác thì bản phôi bằng thạch cao tỷ lệ 1/1 để đúc tượng đài Thánh Gióng bằng đồng đã bị phá hỏng, nhưng điều này khả dĩ có thể chấp nhận được bởi nếu còn bản gốc, ta vẫn có thể chế một bản phôi khác.
ReplyDeleteVà kính thưa bạn “Lý toét”. Về vấn đề bạn nêu, mình sẽ biện giải như sau:
“Ông PGS - TS Nguyễn Đỗ Bảo nói:
Bản gốc tượng đài Thánh Dóng cũng như bản gốc Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được Bảo tàng Mỹ thuật lưu giữ, ai dám phá bản này? Thế thì số phận bản gốc do Bảo tàng Mỹ thuật định đoạt. Thế còn "bản gốc" mà ông Xuân nói là bản gốc nào. Sao lắm bản gốc thế? Nhại Long Vũ, bản gốc, có hơn hai bản gốc(?)” -> Mình đã hỏi trực tiếp tác giả bài viết trên báo TP và cậu ý nói đây là viết nhầm (dạng như sai lỗi chính tả) chứ thật sự tại Bảo tàng Mỹ thuật không có tượng gốc của ông Kim Xuân. Bản gốc tượng Phù Đổng Thiên Vương đã bị lũ vô học phá ngày 16/1/2012 rồi.
“Hơn nữa, nó được "nhân dân" thờ cúng, có nghĩa là thiêng. Đứa nào phá Thánh Thần vật cổ chết.” -> Rất đúng, tượng đó đã được không chỉ hàng vạn phật tử lễ bái mà ngay cả các nguyên thủ quốc gia của ta cũng đã làm lễ dâng hương. Mình hy vọng nếu NGÀI linh thiêng thì nên vật cổ chết lũ vô học đó.
“Và cuối cùng các đồng chí không đọc bài của tớ nên không trả lời được câu hỏi: Mang phiên bản có kích thước nhỏ hơn ra công trường thi công để làm gì trong khi đã có Phôi Tượng kích thước 1/1.” -> Điều này thì bạn hỏi có phần hơi... ngớ ngẩn! Nếu không mang bản gốc ra công trường thì làm sao dựng được phôi tỷ lệ 1/1 để đúc đồng?! Việc tượng gốc vẫn ở công trường là do GHPG đề nghị ông Xuân để lại để các thày đúc thêm 3 pho nữa, chứ không phải tác giả không quan tâm đến “đứa con tinh thần” của mình đâu bạn nhé.
Còn việc bạn nói mình không hiểu biết thế nào là bản gốc, thế nào là bản thảo cũng không sao, mình không có bình luận gì thêm. Nhưng bản phải hiểu là nếu phá tác phẩm của người khác không chỉ vi phạm bản quyền tác giả, mà còn vi phạm luật hình sự về tội “cố ý hủy hoại tài sản người khác” nữa đấy bạn à.
Mr Cutit cứ như đỉa phải vôi thế? Calm down nào.
ReplyDeleteDear hoanganhnh: “Mr Cutit cứ như đỉa phải vôi thế?” -> Sao bạn lại nói như vậy? Mình không hiểu ý bạn?!
DeleteBạn Cu Tít,
ReplyDeleteBạn biết việc thì cứ trình bày ra đây cho mọi người học tập, sao cứ nhả mỗi lúc một ít thế.
Tớ đặt câu hỏi lại: "Bản gốc" dùng để gia công Bản Phôi xong rồi mang về nhà cất chứ sao lại để dầu mưa dãi nắng cả hơn hai năm trời như vậy. (Nhìn ảnh tớ post trong bài thấy thạch cao không còn trắng nữa mà ngả màu rêu). Câu hỏi này nhằm sáng tỏ một ý: bản thân ông Kim Xuân chẳng coi tác phẩm của ông ấy ra gì thì bảo sao người khác tôn trọng.
Câu hỏi phụ: Thi công tượng đồng bằng phương pháp đúc tại chỗ à. Thông lệ xưa nay người ta đúc tại xưởng rồi vận chuyển ra công trường ráp lại.
“Tớ đặt câu hỏi lại: "Bản gốc" dùng để gia công Bản Phôi xong rồi mang về nhà cất chứ sao lại để dầu mưa dãi nắng cả hơn hai năm trời như vậy. (Nhìn ảnh tớ post trong bài thấy thạch cao không còn trắng nữa mà ngả màu rêu).” -> Ảnh tượng không trắng là do người chụp chứ không phải là do tượng để lâu bị rêu phong. Bạn không thấy những mảnh vỡ các báo đăng đều trắng muốt đấy à? GHPG đã làm hẳn một nhà tôn rộng vài tram m2 có mái để che chở tượng của CỤ thì làm sao có thể hỏng hoặc ố vàng được.
ReplyDelete“Câu hỏi này nhằm sáng tỏ một ý: bản thân ông Kim Xuân chẳng coi tác phẩm của ông ấy ra gì thì bảo sao người khác tôn trọng.” -> Bạn nên đọc kỹ chú thích của mình trước đó: “GHPG đề nghị...”
“Câu hỏi phụ: Thi công tượng đồng bằng phương pháp đúc tại chỗ à. Thông lệ xưa nay người ta đúc tại xưởng rồi vận chuyển ra công trường ráp lại.” -> Tượng phôi tỷ lệ 1/1 và bản đúc bằng đồng hiện tọa lạc trên đỉnh núi Sóc đều được thi công tại chân núi Sóc. Sau khi đúc xong thày Quyết mới mở đường công vụ mang từng thớt đúc lên đỉnh núi ráp lại. Sau đó UBND TP Hà Nội thấy con đường công vụ đẹp và tiện lợi quá mới cho rải nhựa để trở thành đường chính lên tượng đài ngày nay.
Tớ hỏi thật, Cu Tít có biết chuyện không hay là nghe người ta nói
ReplyDeleteRiêng tớ, không có điều kiện tiếp cận nên chỉ thu thập dữ liệu rồi suy luận
Xin mời Cu Tít bác lập luận của tớ:
1. Hai bản tượng này http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120330/pha-hoai-mau-goc-tuong-dai-thanh-giong.aspx và http://toquoc.vn/Sites/vi-vn/details/11/di-san/102824/tuong-dai-thanh-giong-bi-pha-la-mau-trung-gian.aspx có phải là một không. Tớ bảo không những Hai mà là Ba hoặc hơn thế nữa
2. Mẫu tượng này, http://dantri.com.vn/c728/s728-580829/ha-noi-kiem-tra-ban-goc-tuong-dai-thanh-giong-bi-pha.htm rõ ràng là bị bỏ phế 2 năm nay, nếu tính từ khi khởi công là 3 năm
3. Tớ dùng luôn lập luận của Cu Tít rằng, mẫu để đó để đúc tiếp 3 bản khác. Câu hỏi đặt ra: không lẽ thi công đúc tượng ở Soc Sơn rồi vận chuyển đi Cà Mâu, Móng Cáy và Cố đô Huế à
4. Cái đế tạm bợ như thế này http://thethaovanhoa.vn/133N20120403090615227T0/vu-pha-tuong-thanh-dong-phai-lam-ro-ai-pha-ban-goc.htm người ta không phá cũng uổng.
Cả Lý Toét và cutit đều nói sai, đúng phải là như thế này:
ReplyDelete- Nhắc lại (*): Tượng gốc có tim ngựa và tim Dóng, tất cả các tượng không có tim đều là hàng nhái hoặc hàng dỏm, không đập thì để làm gì?
- Nhắc lại (*): Trong cuộc đấu tranh cho độc lập tự do, ta sẵn sàng đập tan tượng thần tự do, sản phẩm có giá trị được nhân loại công nhận (những tua đi sông Sen xem tượng, đi Niu Ót xem tượng) mà ta còn dám đập thì trong cuộc chiến bảo vệ văn hóa dân tộc thì những tượng trí tuệ Giao Chỉ này không đập thì để làm gì?
- Nhắc lại (*): Có những thứ tâm linh hàng trăm năm, có những thứ là nền tảng văn hóa, có những thứ là linh thiêng mà chúng ta còn dám đập thì những thứ tượng thạch cao mới được thờ thế này không đập thì để làm gì?
- Tượng thạch cao để lâu cũng mủn, không đập thì để làm gì?
- Bao nhiêu người đánh giặc thật, chết thật mới gần đây (năm 197 mấy và 198 mấy, quên rồi) còn không được vinh danh, mộ còn bỏ hoang thì cái tượng của 1 người tưởng tượng đánh 1 thằng giặc tưởng tượng không đập thì để làm gì?
- Về chính trị thì bản thân Dóng là người đã vi phạm 16 vàng, 4 tốt mà lãnh đạo Đảng ta và ĐẢNG MẸ đã thống nhất, rất có thể bên an ninh sẽ vào cuộc tìm hiểu nhân thân thực sự của Dóng để xác định xem Dóng có phải là phản động hoặc bị các thế lực thù địch lôi kéo hay không, vì vậy tượng của Dóng không đập thì để làm gì?
Tóm lại: KHÔNG ĐẬP THÌ ĐỂ LÀM GÌ?
Vậy tại sao lại có 1 đám người kể lể? Đọc kết luận bên dưới
Kết luận: chuyện này chỉ đáng để bọn văn nghệ sỹ tự khoe hàng cho quần chúng, đám nhà báo vớ vẩn kiếm nhuận bút, đám bờ lốc gơ câu viu, đám còm mênh tơ khoe chữ (tất nhiên trừ người viết còm mênh này) cùng 1 đám dân chúng ngồi bàn chuyện mà quên đi những cái khốn khó của nền kinh tế ngay trước mắt (cũng đương nhiên trừ người viết còm mênh này)
(*): đọc những phần ở trên để biết
Đã viết nhăng cuội lại còn double, xác nhận đi để cho tớ còn xóa còm.
DeleteTớ xin nhắc Đậu Tương và mọi người. Nên tránh dùng chức năng Reply để viết còm bởi vì nó có nguy cơ bị mọi người bỏ qua.
ReplyDeleteCòm men cuối cùng của Cần Chỉnh, có một ý đáng khen, còn lại là đáng chê
ReplyDeleteKhen là, đã nêu bật truyền thống anh hùng cách mạng của dân ta - phá sạch, đốt sạch
Chê là, bạn cho là tượng thạch cao mau mủn, thế những bức bán thân chưng ở hội trường nó vừa vĩ đại, nó vừa sống mãi thì sao?
Chê là, bạn Cần Chỉnh cần phải được chỉnh về kiến thức. Thờ ông Gióng không mâu thuẫn gì với 16 chữ vàng với lại 4 chữ tốt. Bên nước Mẹ thờ ông Gióng có căn bản và kỹ lưỡng hơn chứ không hời hợt như ta - trống dong cờ mở khai trương rồi để đến giờ bỏ phế.
Vì bỏ phế nên phải thông qua một nghệ sĩ tay mơ tên là Kim Xuân lăng xê trở lại. Tớ chê Cần Chỉnh ở chỗ bạn bị mắc mưu mà lại tưởng mình hiểu biết.
"Tớ hỏi thật, Cu Tít có biết chuyện không hay là nghe người ta nói" --> Tớ tham gia với thày Quyết từ ngày đầu khi HN giao cho GHPG đúc tượng đồng nên cũng có biết đôi chút thông tin bạn à. Mình chứng kiến phóng tượng phôi bằng thạch cao tỷ lệ 1/1, mình cũng chứng kiến phóng tượng phôi bằng composite (bản này không dung được nên bỏ không, hiện nay vẫn còn), mình cũng có vinh dự là một trong những người chứng kiến lễ khởi công đúc giọt đồng đầu tiên tượng đài CỤ, và cũng là người có vinh dự dự lễ khánh thành khi đúc xong.
ReplyDeleteCòn về việc ảnh: Mình khẳng định là chỉ có một tượng gốc tỷ lệ 1/5 do ông Kim Xuân sáng tác chứ không có 2.3 cái như bạn nghĩ đâu, và đến thời điểm bị phá bức tượng này vẫn trắng muốt. Bức ảnh của Thể thao Văn hóa (TTXVN) chụp mới là chuẩn, còn lại đều chụp không đúng tông màu (mình không nói các tác giả không biết chụp, nhưng có thể họ chụp vào lúc nhập nhoạng tối, hoặc tối hẳn và dựa vào ánh đèn nên không chuẩn), hoặc họ nhầm lẫn bức tượng phôi tỷ lệ 1/1 (cũng đã bị phá) với bức tượng gốc.
Mr.Lý & các kòm sỹ !
ReplyDeleteCác vị mắc mưu liên minh " Tác giả & bọn phá tượng" rồi.
Đổi chủ đề khác có ích hơn đi bác Lý
@Lý Toét:
ReplyDelete- Đúng là trùng lắp, nhờ xóa 1 bài
- Tương thạch cao bán thân chưng ở hội trường vừa vĩ đại, vừa sống mãi dùng 1 thời gian cũng hỏng (mủn hoặc mất nét), khi đó phải đem cất vào kho đợi có người nào vô ý đụng phải làm vỡ thì vứt đi, hoặc gửi trả cho lãnh đạo để nhận cái mới, chính vì vậy mà hiện nay tượng bán thân vừa vĩ đại, vừa sống mãi được làm bằng đồng (Cu) do tổng cục chính trị thực hiện (có lẽ vì vậy mà gần đây hiện tượng ăn cắp dây đồng phát triển chăng?)
- Việc thờ Dóng bên nước Mẹ hay việc thờ Hai Bà Trưng hoặc trống đồng, cũng tương tự kiểu như dân ta giờ thờ mấy bác râu râu hói hói bên tận trời tây thôi!!! Chứ trong chuyện về Dóng thì đã ghi rõ: Dóng sinh vào thời Khun đệ lục (Hùng 6?), giặc Ân từ phương Bắc tràn xuống bị Dóng đánh tan (xem thêm trong tiểu thuyết có tên Lịch sử Việt Nam), rõ ràng việc kỷ niệm Dóng đã vi phạm những thỏa thuận giữa 2 Đảng, 2 nhà nước đã ký ở Thành Đô, vi phạm 16 vàng-4 tốt mà lãnh đạo 2 nước đã thống nhất, ảnh hưởng đến tình hữu nghị Việt- nước Mẹ được Bác Hồ và Bác Mao xây dựng và được nhân dân 2 nước gìn giữ .v.v.
- Ghen tỵ với sự hiểu biết của người khác là 1 cách cư xử không đúng đắn
@cutit: Đã xác định đập là đúng về mặt tình và lý thì cần gì phải cãi nhau với Lý Toét? Tượng vớ vẩn không đập đi thì để làm gì?
Dear chú k cần chỉnh.
ReplyDelete"Tượng vớ vẩn không đập đi thì để làm gì?" có lẻ là rất đúng rồi.
@cutit
minh thì k rõ thế nào là gốc hay là ngọn... chỉ có cái suy nghĩ bình thường nông cạn đầy cảm tính là... cái gì đã gọi là gốc thì cho ra gốc... về tượng chẳng hạn, k biết định nghĩa định nghiết như thế nào... chứ tượng muốn là gốc thì ít chi cũng phải có 2 chữ bền chắc, vĩnh cửu theo thời gian, giá trị nhiều đời tuổi thọ phải trên ngàn năm... dĩ nhiên là phải có giá trị ngệ thuật nữa... chứ cái tượng thạch cao kia thì gốc với ngọn gì chứ.
về lý thuyết, định nghĩa, nghiên cứu chuyên sâu, nhận xét của hàng trăm giáo sư tiến sãi việt... thì có thể nó là gốc thật... nhwg về bản chất, về hiện thực, ... thì nó là gì? nếu k phải là đồ bỏ đi... nếu có gốc thì là cái tượng đồng kia vậy.
cũng giống như ở xư giẫy chết, đâu cần biết giáo sư hay tiến sãi gì, a có thể test trình độ, và được công nhận nếu thực tài của anh đạt tiêu chuẩn.
khác ở ta... c1-c2-c3-đại học-cao học-tiến sĩ. anh phải đúng quy trình, trường hợp đặc biệt, bằng giả thì có thể lượt bớt 1 hoặc nhiều quy trình.
còn bọn giẫy chết k ép buột phải vậy.
VOV chôm chỉa bài của tớ
ReplyDeleteÝ kiến trái chiều việc phá bản mẫu tượng Thánh Gióng
xem http://vov.vn/Home/Y-kien-trai-chieu-viec-pha-ban-mau-tuong-Thanh-Giong/20124/205365.vov
vov hay thật, chôm chĩa mà cũng thật thà, ghi nguyên văn rất nhiều. cũng có thể là mượn tạm thôi chú lý à. chú cứ học đảng ta, yên lặng cho qua, để nhiều nhiều rồi tính luôn một thể... thật buồn cho văn hóa xứ ta quá chú nhỉ?
DeleteXin phép bác Lý cho cháu spam theo kiêu nông dân.
ReplyDeleteBản gốc là đứa con tinh thần của tác giả, kiểu gì cũng phải quý, nếu bán cho ai được số tiền kha khá và người mua chắc chắn cũng phải yêu quý như người bán hoặc hơn. Nếu không được như vậy thì tiền bán tượng phải bao gồm cả tiền trả cho giá trị tinh thần của bức tượng (danh dự của ông nghệ sỹ trong trường hợp mua tượng để vứt đi). Đặc biệt trường hợp người bán (nghệ sỹ) và người mua đều không yêu quý bức tượng mà chỉ cần nó tồn tại qua giai đoạn quyết toán và thêm 1 thời gian gọi là vừa đủ hết bảo hành thì cháu nghĩ là tác phẩm đó không có bản gốc mà chỉ có bản vứt đi, có mất cũng không tiếc.
@ Khoai Tây,
ReplyDeleteCủa quý của tác giả sao không giữ
Họ lý sự rằng để ở công trường mới có định hướng thi công đúc tượng
Thế đúc tại Sóc Sơn rồi vận chuyển tượng đồng đi Cà mau à
Nói lấy được rồi sẽ lòi đuôi ngụy biện.
Thấy mọi người bàn tán sôi nổi, tôi có ý nghĩ thế này, bất kỳ sản phẩm nào khi tác giả đã bán cho một ai đó thì sản phẩm đó thuộc về quyền của người mua, đó là quyền sở hữu, cho nên việc phá hay làm như thế nào là tùy thuộc vào người đã mua, còn tác giả một khi đã bán rồi thì sản phẩm đó ko còn thuộc quyền của tác giả nữa, mà tác giả chỉ là người được nhắc đến như là một người đã làm ra cái sản phẩm đó mà thôi.
ReplyDeleteTrở lại vấn đề đập tượng, thì việc đập tượng với phiên bản gì không cần biết. Nếu người đập là chủ nhân đích thực của cái tượng đó thì không có gì bàn cãi cả. Còn nếu như trong trường hợp này tượng là tài sản được cho là sở hữu của toàn dân như ở đây thì pó tay. Cái này thuộc về toàn dân ai mà đem về làm sở hữu riêng or đập phá sẽ bị tội phá hoại của công. Cho nên ở cái xã hội phức tạp này ko có cái gì là của riêng một ai. Vì tất cả là của toàn XH, dẫn theo tiền đề của Tiệc là đi lên XHCN.
Kết luận, hiện nay tại Việt Nam rất nhập nhằng trong việc quyền sở hữu riêng tư, cái này phải nói là rất nghiêm trọng tại VN hiện này, mà chưa có những luật rõ ràng và minh bạch, điều này sẽ dẫn tới còn nhiều vụ cãi nhau ầm ỷ trong thời gian tới, và nặng nề hơn là sẽ có đổ máu dữ dội hơn.
Đồng ý với Bác Cần Chỉnh: đã bảo đập đi là đúng rồi còn tranh luận làm gì. Dân ta còn "thơ" lắm, cứ là thờ cúng tín ngưỡng linh tinh. Đã cho phép tự do thờ mấy vị này là tốt rồi. Cứ thử đề nghị thờ, tín ngưỡng Đảng xem nào… làm gì có tranh cãi um xùm cả lên như thế rồi dẫn đến lý luận của Đảng lại bế tắc....Với Đảng, to đùng như Vinaxin cũng có là gì đâu...Đảng là trí tuệ, là đỉnh cao vẫn đang được kiểm chứng đấy thôi. Mấy ngày nay các Bác không thấy truyền thông đưa tin biểu tình chống chế độ dãy chết ở các nước tiên tiến à...
ReplyDeleteĐề nghị các com men khác: chỉ nên tự phê, tự kiểm điểm thôi. Cần gì phải tranh luận, biện luận làm gì cho người khác xem lưng. Nó sai rồi tự nó sẽ đúng. Đúng là lại bị mắc mưu, định hướng rồi
Dear Chú Lý,
ReplyDeleteĐề tài này chú viết rất hay. Nhưng nếu chú là dân chạy xe ôm quốc tế. Chú nên viết bài về cuộc sống con dân nước việt. Chẳng hạn như mình chạy xe ôm thì mình phải biết giá xăng ở Tân Gai Ba là bao nhiêu ông cụ râu / lít.
Rồi cuộc sống những người dân ở nông thôn hiện giờ thu nhập của mỗi gia đình là bao nhieu ông cụ râu (xác chết đang nằm ở ba đình ). 80% dân số sống trong ngu dốt mà Chú Lý và Chú Hồ (Hải) viết bài cao siêu quá dân đen làm sao theo kịp. Dân đen ko theo kịp thì 14 cái đầu bò và 1 cái giò thủ làm sao hiểu được. Vì 14 cái đầu bò và 1 cái (giò) Thủ củng là từ BẦN/ CỐ /NÔNG/ NGU mà ra thôi.
Cảm ơn Thành Lợi đã góp ý, tớ sẽ viết.
DeleteDân ta không ngu đâu, họ đang chờ cơ hội.
Hôm nay cháu đi tiếp xúc với anh em bên ngoài, cháu thấy 1 điều 14 cái đầu bò chui ống cống là có. Vấn đề là thời gian thôi. Dân chúng bất mãn lắm rồi. Cháu là dân có học thức, cháu chỉ ngồi chờ 14 cái đầu bò va cái giò thủ coi khả năng ứng phó như thế nào.
ReplyDeleteXin loi vì đã spam ttên blog của chú. Nhưng những gì cháu nói là sự thật. Nếu 14 cái đầu bò và 1 cái giò thủ ko có khả năng và trình độ của những con người " Đỉnh cao trí tệ " thì sẽ có loạn
ReplyDeleteTớ được nhà trường XHCN dạy:Thời kỳ tích lũy của CNTB là thời kỳ dã man nhất.
ReplyDeleteCảm ơn bạn Thành Lợi chúng tớ vẫn chịu được.
Xin nhắc bạn 14 "đầu bò" không phải đầu bò mà Họ thực sự giỏi giỏi hơn cả các Bố Già trong lịch sử.Họ không cần bắn giết mà các đối thủ đều khuất phục.
Bạn nên tìm hiểu thêm về lịch sử nước Mỹ.
Tớ cũng được dạy: Đất nước ta Rùng Vàng, Biển Bạc, Đất Phì Nhiêu
DeleteDear Bạn đậu Tương,
ReplyDeleteTôi thuộc thế hệ 7X, nói thật với bạn lịch sử của ta ta còn chưa tìm hiểu hết thì đi tìm lịch sử nước Mỹ để làm gì. Lịch sử chưa chắc gì là sự thật cho nên tôi không muốn tìm hiểu thêm nữa vì tôi đã được nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới nhồi sọ trong suốt 12 năm rồi.
Còn vấn đề bạn chịu đưng được hay không là do khả năng thấm nhuần tư tưởng và chân lý. Bộ não bạn hấp thu những tư tưởng và chân lý tốt hơn những người khác
Thuốc bổ mắt Vinaga có tốt không, giá bao nhiêu?Do nhiễm bộ phận sinh dục mà gặp nhiều nhất là viêm tuyến tiền liệt. Đây là cơ quan sản xuất ra tinh dịch, giúp nam giới có thể xuất tinh và duy trì nòi giống.
ReplyDeleteNgười già nên sử dụng loại thuốc bổ mắt nào?Có nhiều nguyên nhân khiến cho mắt yếu, không nhìn rõ, một trong số đó là biểu hiện của lão hóa.
Top 3 loại thuốc bổ mắt dành cho người giàVậy, phải làm sao để giúp những người già có thể nhìn thấy rõ hơn và phòng chống các bệnh về mắt một cách tốt nhất?
Thuốc bổ mắt dầu cá là gì, có tốt không?Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích thành phần dưỡng chất cũng như tác dụng của viên uống dầu cá để các bạn cùng tham khảo và lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình.
Thuốc bổ mắt Ocuvite có tốt không, giá bao nhiêu?Đôi mắt là “cửa số của tâm hồn”, nơi tiếp nhận và xử lý những thôn ting hàng ngày, cũng là nơi biểu lộ cảm xúc một cách rõ ràng và chân thực nhất.
Trẻ em nên sử dụng những loại thuốc bổ mắt nào?Mắt yếu không chỉ do lão hóa gây ra, mà chủ yếu xuất phát từ thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
3 Loại thuốc bổ mắt tốt nhất dành cho trẻ emKhi còn nhỏ, các hệ cơ quan trong cơ thể đều trong quá trình hoàn thiện nên việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này là cần thiết.
Thuốc bổ mắt Wit có tốt không, giá bao nhiêu?Thuốc bổ mắt Ocuvite có tốt không, giá bao nhiêu?
Thuốc bổ mắt Lutein có tốt không, giá bao nhiêu?Theo quan niệm thông thường, vitamin A là thành phần đóng vai trò quan trọng nhất cho đôi mắt và thị lực
Thuốc bổ mắt của Úc có tốt không, bán ở đâu?Để chăm sóc mắt tốt hơn, bạn cần nghỉ ngơi, thư giản mắt tốt, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị điện tử.
Thuốc bổ mắt Omega 3 có tốt không, bán ở đâu?Các loại thuốc bổ mắt chứa thành phần omega-3 hiện khá đa dạng trên thị trường, nên việc chọn lựa một sản phẩm thích hợp cũng gây không ít khó khăn cho người tiêu dùng.