Sau một năm thực hiện, Nghị quyết 11 về siết đầu tư BĐS và siết chặt tín dụng đã phát huy tác dụng. Lãi suất cao làm hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, cầu tín dụng giảm, ngân hàng thừa tiền. DN đóng cửa, người lao động mất việc làm, tổng thu nhập xã hội giảm, hàng hóa tồn kho nhiều tới mức không dám tăng giá, chỉ số CPI chựng lại. Siết BĐS gây ứ đọng vật tư đồng nghĩa với không có khả năng tăng giá, lạm phát giảm.
Trái với nền kinh tế hàng hóa thông thường, cung vượt cầu gây ra giảm phát, ở Việt Nam cung giảm mà cầu cũng giảm trong đó cầu giảm nhiều hơn cung, tạo ra "dư cung" do giảm sức mua. Hiện tượng đó gọi là đình đốn, rất dễ chuyển thành lạm phát khi mức cung giảm hơn mức cầu tối thiểu.
Trước viễn cảnh đình đốn, gói hỗ trợ trị giá 29 ngàn tỷ được bộ Tài chính đề xuất. Để tiện so sánh, tổng mức đầu tư tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trị giá 22 ngàn tỷ đồng. Lập tức phản ứng của "các chuyên gia" là gói 29 ngàn tỷ chưa đủ mức hoặc chưa đủ tầm hoặc quá yếu ớt.
Nắm bắt cơ hội, chính phủ quyết định "bơm thêm" mỗi tháng 25 ngàn tỷ trong suốt 8 tháng còn lại của năm từ nay đến cuối năm. Nguồn chi được thuyết minh là từ khoản chiết giảm đầu tư công 240 ngàn tỷ.
Nếu chỉ để hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách miễn giảm thuế thì không cần phải "bơm" mà chỉ cần cắt giảm đầu tư công để cân bằng ngân sách. Bên cạnh hỗ trợ thuế, chính phủ chủ trương hạ lãi suất và đặc biệt là, xin trích "bơm thêm 25.000 tỷ đồng từ nay đến cuối năm, giải quyết tình trạng ngân hàng thừa tiền", hết trích.
Mấu chốt là ở chỗ, trong khi ngân hàng thừa tiền mà nhà nước lại bơm thêm có ý nghĩa gì?
Một là, "hỗ trợ" lợi nhuận cho ngân hàng,
Hai là, giải quyết vấn đề thanh khoản cho ngân hàng.
Những khoản đầu tư có ích như xây dựng giao thông lại bị cắt giảm hoặc bị tống tiền bằng phí lưu hành và phí bảo trì đường bộ trong khi tiếp tục "bơm tiền" cho ngân hàng mà thực chất là cứu nợ xấu.
Cứu lạm phát bằng cách "bơm tiền", nay cứu giảm phát cũng bằng cách "bơm tiền". Điều gì đang chờ đợi chúng ta ở phía trước?
Nguồn tham khảo:
- "Phát hiện thất thoát" ở Vinalines
- Lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trực thuộc bộ chính trị dưới sự chỉ đạo của TBT thay thế cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng làm trưởng ban
- Gói hỗ trợ 29 ngàn tỷ đồng
- Gói giải pháp 29.000 tỷ chưa đủ tầm!
- Nhận định kinh tế - xã hội của Chính phủ bị xem là “hồng”
- Mỗi tháng bơm thêm 25.000 tỷ đồng hỗ trợ nền kinh tế
- Ẩn số nợ xấu - thực sự là bao nhiêu?
- Bơm tiền chống... lạm phát
- Cấp bù lãi suất 4% để kích cầu thứ nhất cho các DN vừa và nhỏ năm 2009
- Cấp bù lãi suất 4% thứ 2 cho vốn trung và dài hạn từ tháng 4 năm 2009 đến hết năm 2011
Phụ lục:
So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình Lúa - Màu vs mô hình Lúa - Lúa - Lúa (lúa ba vụ) do thành viên Lucky cung cấp từ nguồn Tạp chí Khoa học 2011:18a 220-227 Trường Đại học Cần Thơ.
Hình 1: Năng suất lúa của hai mô hình canh tác
Hình 2: Lợi nhuận và chi phí của hai mô hình
Hình 3: Lợi nhuận và chi phí 3 vụ sản xuất mô hình lúa 3 vụ
Hình 4: Lợi nhuận và chi phí 3 vụ sản xuất mô hình lúa – màu – lúa
Thời sự, chính phủ quyết định bơm 25 ngàn tỷ mỗi tháng để chống giảm phát. Trong khi trước đây cũng biện pháp bơm tiền để chống lạm phát.
ReplyDeleteĐiều hành kinh tế hay thật, chỉ bằng một biện pháp "bơm tiền" để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
cái này trong lý thuyết Kinh tế chính trị học gọi là ĐIỀU HÀNH LINH HOẠT phải không bác Lý ?
DeleteNhững lần trước các ảnh bơm - in - pha lõang, lần này lấy ngân khố dùng vào việc XDCB ra để chi cho NH. Đến lượt các DN XD lại đói hy sinh cho ngân hàng.
DeleteHờ hờ từ "bơm tiền" nghe nhà nuyc XHCN rất hào phóng, NQ thấy in tiền giống việc móc túi mà lại rất hợp pháp.
ReplyDeleteẤy là một thứ thuế và cũng là một công cụ tài chính được ưa thích như phát hành trái phiếu, tăng thuế, hay chứng chỉ vàng.
DeleteCái gì cũng " bơm tiền"" để cứu hết! In dễ quá mà! Đây:
ReplyDeleteThe world's most pathetic currencies
Trước đây, Zimbabwe còn xài đồng tiền riêng, chưa dollar hóa hết vào năm 2009, thì VND còn chiếm vị trí thứ 2, nay đứng nhất luôn! Haha...Xèng VND thấp hơn cả tiền Lào , mới Cambudia dồi, một phấn đấu tích cực quá đi! Cứ in nữa đi các anh chị ạ, không sao đâu, đường nào nó cũng đứng nhất dồi, tiến nhanh dần đều đến giấy, không sao!
Dear all,
ReplyDeleteMọi người nghe tới chữ "bơm" là nghĩ ngay tới sự in tiền. Thực sự chính phủ ta cũng sợ lạm phát lắm, lạm phát sẽ biến mấy tài sản thế chấp trở thành default.
Nói lại cho rõ, chính phủ không có in tiền mà chỉ dùng lượng tiền tiết kiệm do giảm đầu tư công và trái phiếu, số tiền này còn tổng cộng 240 ngàn tỷ đồng. Trong khi bơm mỗi tháng 25 ngàn tỷ trong suốt 8 tháng cuối năm, ngân khố sẽ chỉ phải chi 200 ngàn tỷ đồng.
Theo thuyết minh ngân sách của chính phủ có nghĩa là không có chuyện in tiền.
Việc bơm tiền từ ngân khố 25k/tháng của CP nhằm mua lại các khoản nợ của ngân hàng cụ thể là BĐS rồi sau đó tiếp tục thực hiện đầu tư công để tiêu thụ vật tư thúc đẩy tiêu thụ. Vậy là tiền vẫn đi ngoài vòng của kinh tế. Thật nan giải.
ReplyDeleteXin nhắc lại, nội dung gói kích cầu kỳ này là: bơm thêm 25.000 tỷ đồng từ nay đến cuối năm, giải quyết tình trạng ngân hàng thừa tiền.
DeleteĐã thừa tiền tại làm sao phải bơm, đó là những vấn đề cần giải quyết:
Một là, có những ngân hàng thừa tiền đang bắt chẹt những ngân hàng thiếu thanh khoản
Hai là, nợ xấu hiện nay tính rẻ đã vào khoảng 13%. Nên đây là cơ hội để đảo nợ mà không làm giảm giá trị tài sản thế chấp
Ba là, nhà nước bù lãi suất trực tiếp cho ngân hàng
Tóm lại: khẩu hiệu Tất cả cho Ngân hàng đã rõ.
Thưa chú Lý!
DeleteGói 29000 tỷ sẽ được thực thi như thế nào ạ? Có phải cũng là : Tất cả cho ngân hàng!
Đã viết trong entry, gói 29 ngàn tỷ đồng bị chê là ít nên được thay bằng gói 25 ngàn tỷ x 8 tháng = 200 ngàn tỷ, là chủ đề của bài
DeleteChú Lý cho cháu hỏi tí, việc bơm tiền cho ngân hàng sẽ dẫn tới hệ quả gì ảnh hưởng tới người dân? Về giá cả? Bất động sản và chứng khoán?
DeleteKhác với những lần "bơm" trước, lần này dùng ngân khoản Công chi để kích cầu, về nguyên tắc tiền tệ nó không gây ra lạm phát, nhưng nếu bơm cho ngân hàng để cứu giá BĐS thì sản xuất vẫn đình đốn, cung không đủ cầu gây lạm phát, bao nhiêu lợi nhuận quốc gia về ngân hàng hết. Theo kịch bản đó lợi nhuận toàn ngành ngân hàng khoảng 20% GDP, tham khảo bài Bức tranh Kinh tế Việt Nam ở đây.
DeleteNhư vậy cuối năm nay ngân hàng lại công bố lãi khủng cho dù sản xuất đình trệ và người dân lại phải đối phó với giá cả tăng cao. BĐS sẽ vẫn giữ nguyên, lợi nhuận ngân hàng thu được lại đổ vào BDS và vàng phải không chú?
DeleteDân ta làm ra bao nhiêu nuôi ngân hàng hết. Số liệu mới nhất công bố các Tổng công ty và tập đoàn nhà nước nợ hơn 400 ngàn tỷ đồng chiếm 17% dư nợ. Còn lại là DN tư nhân và cá nhân nuôi ngân hàng.
DeleteMột lần nữa khẳng định lại gói kích cầu 200 ngàn tỷ kỳ này là để duy trì số dư nợ này không cho nó thành nợ xấu.
Ấy nên việc Bỏ phiếu tín nhiệm cuốc hội hay Đảng bộ chính phủ tự phê bình cũng chỉ là múa may quay cuồng.
ReplyDeleteQuốc hội chỉ là cái sân khấu cho đảng diễn và là cái hình nộm cho nhân dân trút phẫn nộ vào dưới sự định hướng của những trí thức "phản biện".
DeleteBác Lý:
ReplyDeleteTheo như số liệu năm 2011 thì VN có 623 ngàn doanh nghiệp thì 79 ngàn doanh nghiệp đã giải thể, có nghĩa là khoảng 12.5% và cũng bằng đó phần trăm người thất nghiệp, chưa kể những người không có việc làm bao giờ hoặc thất nghiệp trước đó.
Trong khi đó có bao nhiêu ngân hàng giải thể? Chắc là rất ít. Vậy thì sao không dùng tiền này (240 tỷ) để giúp các doanh nghiệp nhỏ bằng cách hạ lãi xuất xuống thấp - chẳng hạn là 5%. Những nông dân và người kinh doanh thủy hải sản mang lại tổng sản lượng rất lớn nhưng hầu như bị quên lãng.
Đã có 2 gói kích cầu trước đó vào năm 2009,
DeleteMột gói đổ vào "hỗ trợ" các DN vừa và nhỏ nhưng thực tế lại được các DN này thổi vào thị trường BĐS và chứng khoán
Gói kia đổ vào trung và dài hạn thực tế đổ vào các công trình chào mừng lễ hội 1000 năm Thăng Long
Gói này bù lãi suất trực tiếp cho ngân hàng: ép ngân hàng hạ lãi suất và nhà nước bù vào để đáp ứng lãi suất kỳ vọng của ngân hàng.
Các chính sách của ta chỉ là những mưu mẹo tài chính, vì thế chưa bao giờ vì một nền sản suất hàng hóa thực sự.
"Các chính sách của ta chỉ là những mưu mẹo tài chính."
DeleteChuẩn không cần chỉnh! "Tớ" chỉ có vậy thôi. Nước nổi thì thuyền sẽ nổi. 6 tháng/1-2 năm nữa, nước có nổi? thuyền đi tới đâu? - "tớ" không biết.
@ Que Huong: Theo mình thực tâm Ý chí của CP không muốn thế, trước hết là không muốn để đổ vỡ ngân hàng nào cả. Hợp nhất, sát nhập 3 ngân hàng năm ngoái là thế bởi nó là quyền lợi, cánh tay của thập tứ nhân bang.Riêng Vina sỉn và vina lầy đã ngốn gần hết 240k tỷ rồi. Đổ vỡ đomino ngân hàng có thể khiến xứ ta rơi vào loạn, nhưng mà tăng thuế, đổ lạm phát lên đầu dân mà vẫn vờ tự soi là cách tốt nhứt đảm bảo sự tồn vong của thể chế.
ReplyDeleteCủ Chuối,
DeleteHãy tỏ ra có thiện chí đối với những cố gắng của chính phủ.
Tìm hiểu xem những ngân hàng quốc doanh thuộc quyền kiểm soát và khống chế của những ai; và những ngân hàng tư nhân thuộc sở hữu của những ai.
Nó, những ngân hàng kể trên thuộc về 14 người ưu tú nhất của chế độ (Việt thập tứ hiền nhân). Không cứu nó thì cứu ai?
Dear all,
ReplyDeleteTheo thông lệ, kinh tế ảnh hưởng tới chính trị. Nhưng chế độ ưu việt của ta thì lại khác, cơ cấu chính trị ảnh hưởng đến những quyết định kinh tế.
Khởi đầu là tình trạng đóng băng BĐS dẫn đến xuất hiện những khoản nợ xấu ngày càng cao trong hệ thống ngân hàng. Nợ xấu không có nghĩa là khách vay xù nợ mà là tài sản thế chấp có nguy cơ nhỏ hơn hoản tiền vay cộng với lãi tích lũy.
Tiếp theo là hoạt động trong bóng tối hàng chục năm của Vinashin và Vinalines được khui ra dẫn đến sự thay đổi thành phần lãnh đạo ban chỉ đạo chống tham nhũng. Thực chất vai trò của ban này là người có quyền phân chia lợi tức quốc gia thông qua các khoản đầu tư.
Và gói kích cầu nặng ký kỳ này phản ánh sự phân bố lại nguồn lợi tức đã được kể ở dòng trên.
Vậy việc lùi thời hạn cấm kinh doanh vàng miếng thêm 6 tháng nữa là nhằm mục đích gì thưa chú Lý?
ReplyDeleteLà một ân hạn của nhà nước: vàng chúng mày giữ không được xem là lậu trong vòng 6 tháng nữa.
DeleteĐây là mẹo của nhà nước, NN tính hù dân chúng bán vàng lấy tiền nhưng dân Việt có truyền thống giữ của bằng vàng nên bình chân như vại.
Thật tiếc là không còn ông cụ để ta lại phát động tuần lễ quyên góp vàng! Qua cách làm của 2 bên Chính phủ Dân chủ cộng hòa và Chính phủ quốc gia giai đoạn 1946-1953 thì thấy:
Delete+ Chính phủ của ông cụ khéo léo đánh đúng tâm lí phần đa dân chúng nhưng gây ra biết bao đau thương qua Nhân Văn Giai Phẩm và Cải cách ruộng đất
+ Chính phủ quốc gia do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu với thiện chí gây dựng một nền độc lập quốc gia đã tìm mọi sinh kế cho dân phát triển.
Ông cụ gom vàng trong dân đã hay rồi mà ông cụ tiêu số vàng đó như thế nào còn hay hơn.
DeleteChú Lý có số liệu về tổng số vàng gom được không ạ?
DeleteTheo suy luận cảm tính và hết sức hồ đồ của cháu thì ông cụ dùng số đó đem in tiền để phục vụ công cuộc kháng nhật, đuổi tây, giành độc lập, tự do cho dân tộc.
DeleteÔng cụ đâu có khờ thế. Ông cụ mang vàng cúng cho bọn Tàu Tưởng. Đổi lại bon Tàu Tưởng tặng lại ông cụ khí giới trang bị lạc hậu, bỏn đỡ mất công mang về.
DeleteBác Lý luôn có những góc nhìn các hiện tượng ở xứ lừa mà chúng ta không nhìn thấy được.hehe
ReplyDeleteThế trong hoàn cảnh như thế nài người nông dân như chúng ta phải làm gì hả bác?
Người nông dân phải giảm sản lượng đi 1/2 vừa để tiết kiệm phí, vừa để giữ giá nông phẩm.
Deletehình như bác lý không phải nông dân vn hay sao? nông dân có sự lựa chon sao ,họ họ làm quần quật cả ngày mà không có ăn ,huống chi giảm sản xuất 1/2 nguy to,người nông dân vn ,ở phía bắc và trung bộ họ có sở hữu bao nhiêu đất mà giảm,một năm 2 vụ lúa là nông dân không đủ sống ,3 vụ lúa là hên sui ,mất trắng vụ 3 do thiên tai lũ lục,sản lượng lúa không đạt,riêng nông dân miềng trung ,bắc,là không sống đủ dựa vào nông nghiệp ,còn phía nam thì tư hữu đất ,tôi không biết nhiều ,nên không giám nói
ReplyDeleteai biết cập nhật số liệu chi phí làm ruộng của người nông dân vn họ làm lúa như thế nào để mọi người biết
Kinh tế nông nghiệp không phụ thuộc vào sản lượng mà phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu. Thậm chí sản lượng có khi lại tỷ lệ nghịch với lợi tức, đấy là thực tiễn VN: được mùa mất giá.
DeleteHuy có lẽ quên thời kinh tế tập đoàn ở miền Nam thập niên 70-80, khi đó nông dân bán phân lại có lợi hơn trồng lúa.
Thực tiễn VN nhiều cái lạ.
Hui,
DeleteKy ko biết dán file PDF lên quán nhà anh Toét như thế nào!
Hui vào google, search : "So sánh hiệu quả sản xuất của hai mô hình độc canh lúa ba vụ và lúa luân canh với màu tại huyện Cai Lạy tỉnh Tiền Giang" sẽ có số liệu rất cụ thể chi phí sản xuất của nông dân.
Hay gúc ngắn hơn là " chi phí sản xuất của nông dân " vẫn cho ra file PDF ý !
Gái miền Tây có khác, chuẩn không cần chỉnh.
DeleteTôi về quê thì nhà nào cũng kiếm lúa giống sản lượng cao mà không bao giờ nghĩ đến phẩm chất gạo ra sao. Cuối cùng thì gạo bán ra không ai mua hoăc phải bán với giá rẻ.
DeleteNói chung phẩm bao giờ cũng lợi hơn lượng.
Thái Lan: cuối năm ngoái chính phủ tăng thêm 50% giá gạo mua vào, đây là đòn kích cho nông dân, Việt Nam mình thì ngược lại.
Giá gạo Thái Lan là 610 USD/tấn và Việt Nam là 450 USD/tấn.
Đương nhiên gạo Thái Lan tốt hơn nhiều.
Hoa Kỳ: Dù cho sản phẩm nông nghiệp dư thừa nhưng hầu như không hạ giá thu mua từ nông dân. Chính phủ mua lại số dư để vào kho dự trữ hoặc viện trợ cho các nước nghèo.
Bác Lý:
Đùa chút nhé: Không có gái miền tây thì chắc quán karaoke không nhiều như hiện nay :) Nhưng tới bến thì là Đà Nẵng.
Đây là cảm nhận cá nhân, không ý đồ gì cả, vì bản thân tui là người vùng 4 (miền tây). Mong mọi người thứ lỗi.
Nông dân VN là vật thí cho cách mạng, nhà nông trồng lúa nhưng không bao giờ có một kế hoạch trước, không bao giờ ký hợp đồng với người mua. Mà theo nguyên lý kinh doanh thông thường, bán ế thì phải giảm sản lượng. Chỉ cần nhà nông miền Tây giảm sản lượng 1/2, dẫn đến VN phải nhập khẩu gạo, tự nhiên làm lúa trở nên sung túc.
DeleteNhà nông ta chọn giống cao sản thay vì giống thơm ngon là để tránh rủi ro: chi phí thấp và không được phẩm thì cũng được lượng. Tại sao lúa gạo của ta rẻ hơn Thái có nhiều lý do, đã được nhiều người phân tích. Nhưng theo tớ lý do cốt lõi là nhà nước độc quyền xuất khẩu gạo.
Chỉ cân châu Âu, không cần tới Mỹ cũng có thể làm ra sản lượng lương thực nuôi cả thế giới. Chỉ riêng sản lượng bắp của Mỹ hàng năm đạt trên 200 tỷ đô.
Dịch vụ karaoke phát triển vì nhu cầu chứ không phải vì nhân công ngành này nhiều. Dịch vụ karaoke đòi hỏi kỹ năng giao tiếp. Không phải vì gái miền Tây mà có nhiều karaoke mà là Chỉ có gái miền Tây mới trụ nổi ở quán karaoke.
Ta nhìn nhận vấn đề tích cực thì sẽ thấy nó khác.
Người nông dân luôn có đội TIÊN PHONG của mình soi đường chỉ lối cơ mà, thưa chú Lý
DeleteQua đi du lịch bên Thái thấy tên hướng dẫn bảo dân Thái họ tôn sùng Vua Thái thật sự vì ông này không phải ngồi mát ăn bát vàng như mọi người thường nghĩ. Ông này (hay hoàng tử gì đó) phụ trách lĩnh vực nông nghiệp, có nghiên cứu, thử nghiệm, làm việc bài bản. Ổng cũng thường xắn quần xắn áo làm việc thật sự chứ không phải như ông gì bên xứ ta trình diễn chụp hình hàng năm.
DeleteKết quả là, cùng là những nước nhiệt đới có điều kiện tương đồng như ta, sản phẩm nông nghiệp nào của họ cũng vượt ta vài chục boong. Xoài, ổi không hạt, chôm chôm, bòn bon, sầu riêng... hehe, các cô có thể tìm đầy ngoài chợ.
Lại nhớ tới ông gì dân tộc điếu biết có đóng góp được gì không mà lại nổi tiếng với câu "trồng cây gì, nuôi con gì". Hehe. Toàn bọn chỉ có phá là tài.
À mà khi các cô qua Thái, có thể sẽ được bọn hướng dẫn viên giới thiệu bức hình nổi tiếng của cô phóng viên nào chụp ông Vua Thái đang đổ mồ hôi lo nghiên cứu gì đấy. Bỏn chụp tình cờ chứ không dàn dựng gì cả. Bỏn nói bức hình đó dù không được dự thi cuộc thi ảnh năm đó nhưng vẫn xứng đáng đoạt giải nhất vì nó chân thật, hehe.
DeleteAi trên vừa nói về giá gạo Việt Nam thấp so mới Thailand đới nhể!!!
DeleteGiá gạo của VN thấp, ơn lớn nhờ sự độc quyền xuất khẩu, cũng như đầu ra rất chi là rắm rít! Người nông dân làm lụng vất vả, nhưng tiền lời thì các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu hưởng!
Hãy xem doanh thu hàng năm của các tổng công ty lương thực, hay những doanh nghiệp xuất khẩu gạo của ta là bao nhiêu! Trong khi họ không hề làm ra sản phẩm! NGười nông dân Việt Nam vẫn mãi mãi chọn...làm thước ngắm thui!
Sự vô lý ấy, cũng lại ơn Zảng, Chính phủ zất, khi họ chăm lo những vựa lúa- an ninh lương thực kiểu zất chi là lỏng lẻo, mánh mung! Chính sách chẳng có lợi giề cho người nông dân, toàn lợi cho doanh nghiệp, thế mới tài! Ai đó đem Thailand ra so sánh, thật khác nào so phấn mới vôi hử!!! NGười nông dân Thailand được hưởng lợi cực lớn từ chính phủ của họ, còn nông dân Việt Nam, xem đây :
Tự mình bán phá giá gạo ta này:
Lãnh đạo VFA bán phá giá gạo? ( báo Nông Thôn Ngày Nay )
Thành viên Vina Food 2 cũng bán phá giá gạo( Người liên quan trả lời lại vấn đề báo NÔng Thôn Ngày Nay đưa ra phía trên )
Nói chung ý, đừng ai đem Thailand ra ví mới Việt Nam.
Lại nói thêm Y Tế , Giáo dục của Thailand này, miễn phí đới! Chỉ chừng này thui, đủ hiểu người dân họ, đặc biệt lớp nông dân họ được take care thế nào!
À, vừa qua, Thủy Tinh oánh SƠn Tinh bên nước nó, ngập cả tháng trời, mà an ninh lương thực của Thailand chả có vấn đề giề, còn Việt Nam ý, khúc ruột miền Trung ý, chẳng có giề cũng thiếu ăn :
Thanh Hoá: thiếu đói từ miền xuôi lên miền ngược
Sợ không???
À, gõ vội, quên mất nói chuyện năng lực điều hành nữa! Đó là những lúc giá gạo thế giới tăng đột biến, khá cao, thì chính sách của ta là NGƯNG xuất khẩu gạo, NGƯNG ký hợp đồng xuất khẩu gạo, thiệt là " anh minh, thần võ" quá đi!
DeleteViệc NGƯNG này không chỉ làm mất khoảng lời lớn, lại còn làm tồn đọng gạo khi đã vào mùa, thiệt hại là vừa ứ gạo, làm giảm chất lượng, đến khi tụt giá, nông dân lãnh đủ , vì không bán " lúa non" được để lấy tiền đầu tư vụ sau...
Ui...ai thật sự có lòng với vựa lúa, sẽ hiểu nỗi vất vả 1000 bề của người nông dân!
Thông cảm đi Lucky, Thái không có Chủ nghĩa Xã hội
DeleteỞ ta, dưới chiêu bài an ninh lương thực, không phải các công ty quốc doanh đều được xuất khẩu gạo mà chỉ một số rất ít doanh nghiệp trong Hiệp hội lương thực mới được quyền xuất khẩu gạo.
Do vị thế độc quyền nên quan hệ cung cầu bị VFA bóp méo tạo ra tình trạng cung luôn luôn dư, đây là cơ sở để tớ lập luận nông dân miền Tây làm 1/2 sản lượng thì sẽ dư ăn.
Khi nào các doanh nghiệp cạnh tranh thu gom đẩy giá gạo lên, lập tức VFA cấm xuất để giảm cầu đột ngột, giá gạo trong nước không bao giờ lên cao được. Lúc thế giới lên cơn sốt $1000 mỗi tấn, VFA đề xuất Thủ tướng cấm xuất gạo để bảo đảm an ninh lương thực, đề phòng kẻ địch gom hết gạo của ta với giá $1000 rồi lại bán lại cho ta với giá $2000. Hết đợt sốt giá gạo, ta xuất trở lại với giá trên dưới $500.
Dear Lucky!
DeleteLúc đó có chính sách ngưng xuất khẩu gạo là vì lý do gì vậy cậu.
Lý do "an ninh lương thực" như tớ đã trình bày ở trên
Deleteso sánh thailan và việt nam .thì hãy làm một thí dụ cụ thể chứ nói thailan giá cao hơn nhờ gạo chất lượng hơn là không có cơ sở
Deleteví dụ :chúng ta so sánh người sài gòn bán trái mít với người dân tộc thiểu số cũng bán 1 trái mít ,trên cùng mặt bằng như nhau ,chất lượng như nhau vậy ai có khả năng bán gia cao hơn?
miềng nam đất rộng người thưa,nên họ có thể cho dất nghỉ ngơi,còn người miềng trung,bắt họ có bao nhiêu đất mà cho đất nghỉ ,1 người không đủ 1 sào ruộng ,sau những năm 1998 ai sanh con thêm nữa thì cũng không có ruộng,
Bán phân có lãi và cao hơn lúa là từ xưa tới hiện tại, chứ không cần thập niên 70 _80 đâu bác lý
người nông dân làm ruộng là để có công ăn việt làm hằng ngay thôi ,chứ làm ruộng mà để sống là không thể,có người nông dân họ tính tổng chi phí làm ruộng ra ,rồi trừ số lúa bán đi là =1 bằng 0 ,2 là con số âm thỉnh thoản có lãi nhờ thiên nhiên thuận lợi
và cũng nhờ ơn đảng có lúc mua giá lúa của nông dân lên 1.5-2 giá nhưng chỉ tính trong nộp thuế thôi
Nhà tôi làm nông nhiều đời rồi ,ĐẾN đời tôi thì tôi kiếm đường ma đi chứ không cho người ta sống trên mồ hôi nước mắt tôi được
@ King Fiter: Bác ấy đọc theo giấy viết sẵn chứ không tự viết. Cả tập thể nhất trí là các bài phát biểu phải được kiểm duyệt nhằm đảm bảo an toàn, tránh sai sót . Xem thêm: Có quan chức VN đã từng sang Mỹ phát biểu không giấy và bị phê bình nội bộ.
DeleteDear KF,
ReplyDeleteTớ tìm hình vua Thái trong lễ Tịch điền mà không có, chỉ thấy ông ngồi trên ghế chủ tịch đoàn. Cambode cũng vậy, vua Miên được rước kiệu chứ không trực tiếp cầm cày.
Thế thì không thể bằng các thế hệ chủ tịt của nhà nước ta rồi. Xin đơn cử Chủ tịch Trương Tấn Sang đi cày
DeleteTrong lễ diễu hành, người nắm chức vụ cao nhất đứng trên lễ đài chứ không tham gia diễu binh.
DeleteHiện tượng các bác quan chức về hưu, ngồi vào ghế thành viên độc lập của HĐQT một số ngân hàng lớn, có phải là một công đôi việc không anh Lý?
ReplyDelete- Tư vấn cho ngân hàng dưới cái nhìn của chuyên gia dày dạn kinh nghiệm kiêm quan chức
- Có quan hệ với các cơ quan công quyền
- Kiểm tra/giám sát tình hình các khoản đầu tư của các bác lớn ở các ngân hàng này
Tớ đồng ý,
DeleteCác ngân hàng là mỏ vàng của thập tứ nhân bang.
Bộ mặt và sức nặng của vị quan chức về hưu nắm vị trí trong một ngân hàng chứng tỏ sức mạnh của ngân hàng đó trong hệ thống. Điển hình là ông Trần Xuân Giá làm Chủ tịch ngân hàng ACB.
@ Hai vờ: tiền đổi kinh nghiệm, kinh nghiệm đổi tiền. Ở nước ngoài có lẽ cũng vậy, thiếu là thiếu tam quyền phân lập để giám sát thôi.
ReplyDeleteCó tay họa sĩ vẽ con chim bồ câu rụng lông đi dự triển lãm và tay đó được giải cao...
ReplyDeleteHuy,
ReplyDeleteTớ không có ý so sánh giữa nghề trồng lúa với nghề buôn bán phân bón. Chỉ là so sánh giữa phân dùng để bón lúa và phân dùng để bán có lợi hơn mà thôi.
Sao lại ví nông dân Thái với người Sài Gòn còn nông dân VN với người thiểu số vậy?
tôi muống nói người buông gạo vn ra thị trường thế giới,không có buông bán bằng người thái chứ không phải gạo vn nam thua gạo thái lan
ReplyDeletelợi nhuận của người buông gạo ,đè lên người nông dân phải gánh
tôi nhớ những năm 80 lúc tôi còn nhỏ ,mỗi lần mùa thu hoạch lúa xong,phơi khô là ba mẹ tôi phải chở gần hết số lúa đó đi vào hợp tác xã,đóng thuế,có năm còn nợ thuế
mãi sau này tôi mới hiểu tại sao
Chất lượng lúa gạo Việt Nam hiện nay so với Thái Lan về giá luôn thấp hơn từ 7-20 USD/tấn.
ReplyDeleteLà nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng trên 3.000 tấn gạo chất lượng cao để cung cấp cho các nhà hàng cao cấp và các công ty chế biến thực phẩm.
Mẫu mã trái cây của Việt Nam đôi khi cũng kém Thái (Thăng Long, Xoài...).
Người tiêu dùng hiện nay cũng ưa chuộng hàng Thái hơn vì ngon và an toàn.
Có thể do họ không tin vào đạo đức của nhà nông.
Số liệu này không chính xác, 10 lần hơn thì hợp lý. Nếu chỉ thấp hơn $20 mỗi tấn thì đâu có đáng kể. Số liệu tớ tìm được là trên $100 mỗi tấn, tham khảo ở đây hoặc từ $30 đến $100 mỗi tấn ở đây.
DeleteMạn phép bác Lý cho cháu hỏi câu này:
ReplyDeleteLượng xuất khẩu gạo của Việt Nam qua Trung Quốc ngày càng tăng, liệu nó có giống một số mặt hàng khác, đang nhập ồ ạt thì nó bảo ngưng, nông dân ta mấy lần thảm bại về vụ này.
Tớ được biết thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của VN là TQ, nhưng có vẻ như chỉ theo con đường tiểu ngạch.
DeleteNhà nông sản xuất không có kế hoạch sẽ thất bại không sớm thì muộn. Nhà nông canh tác cần Lời chứ không cần Lời Nhiều.
Tôi đồng ý với anh Lí toét, bần nông ta ngu bỏ mẹ ra ý , thấy lãi là 1 đống đâm đầu vào trồng, cung mà vượt cầu thì đương nhiên giá lại hạ, thế là ôm mồm, nhưng đổ hết tại bọn Tầu bỏ chạy ko mua ?
DeleteNông dân ta quen thói ăn sổi ở thì, bao nhiêu vụ từ khoai đến lúa mà ngu vẫn hoàn ngu thế mới tài !!!
Đây là hạch tóan kiểu "đếm cua trong lỗ".
DeleteKy hông ok mới anh Pín! Nông dân VN (nhà anh Toét lịch sự tý!)họ khôn họ đã hông bán mẹt cho đất, bán lưng cho zời chọn...làm thước ngắm!
DeleteVề mẹt tự nhiên, nếu sản xuất được từ đất: trồng trọt, chăn nuôi thì sản lượng càng nhiều càng tốt! Đó là thành quả lao động thật sự! Chứ không phải đào hút lên bán!
Cái vấn đề ở đây, nông dân ngu mặc định dồi! Nhưng người quản lý ,điều hành ngu gấp vạn! Thailand nó cũng sản xuất ra nông sản còn hoành hơn VN, nhưng sao nông dân nó ko vở mồm! Thailand nó sẳn sàng hạ giá thành hàng không để vận chuyển nông sản xuất khẩu!
Đức lợn là nước công nghiệp phát triển lâu năm dồi, mà nó vẫn khuyến khích người dân sản xuất nông nghiệp. Chỉ với 7,445% dân số làm nông nghiệp mà sản lượng nông sản cung cấp cho cả nước và xuất khẩu! Giá cả mà không ok, nông dân nó sản xuất ra không bán, đêm đổ! Những năm trước, giá sửa thấp quá, nó xả cả kho sửa tươi ra đất, ko bán, để yêu cầu tăng giá sửa bò. Hay thịt gà rẻ quá, nông dân nó đốt chứ không cung cấp thịt cho siêu thị! Nó giữ tợn, nên những chợ , những nơi đầu ra của nó phải đàm phán rõ ràng! Chính sách thuế phải ưu đãi...Năm đéo nào cũng ưu tiên hạ thuế cho nông dân. Không tạo điều kiện, nó không làm nữa!
Nhìn gần nhất, như cả núi xèng sẽ đổ và banh ở VN , có lợi giề cho người nông dân anh Pín! Lúa non vẫn bán, ngửa mẹt lên trời là hết gạo trong lu! Nói chung, làm công dân VN đã khổ, làm nông dân càng khổ tợn...Ky hông ok anh Pín nói điều hiển nhiên : nông dân ngu , phải nhiền za cái ngu mang tính cơ chế chứ!
@ Bác Lý,
DeleteCháu nghe nói trước mình chưa có hệ thống kho trữ lúa, nên khó khăn về việc bảo quản, phải bán ra khi giá thấp nên lỗ, nếu không bán thì nông dân mất trắng.
Nếu mình có hệ thống kho hoàn chỉnh rồi, chiến lược là dự trữ trong kho, khi nào giá cao thì đem ra bán, bác thấy điều này có giúp người nông dân không ạ?
Khánh,
DeleteNghe ai nói gớm vậy???
Khánh không hiểu đặc tính của lúa gạo! Nếu là lúa thì dự trữ lâu hơn . Nhưng nếu xay thành gạo thì dự trữ ngắn hơn. Vì gạo để lâu sẽ xuống nước, nếu gạo bóng thì càng mau xuống nước.
Khánh cũng chả hiểu vào mùa vụ thu hoạch lúa! Mõi năm có maximum 3 vụ, sản lượng bao nhiêu, ước lượng được hết và thời gian nào thu gom lúa gạo! Nó thành chu trình sản xuất và thường không sai lệch thời gian lắm! Đến mùa gặt thì gặt thui! Gặt xong thì gọi vào mùa, lúc này thu hoạch lúa thì sản lượng đạt cao nhất. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu thì đi gom, tối đa 1 tháng là hết chứ mấy! Và ký hợp đồng cũng nhằm thời gian này chứ. Ai dại đang lúc lúa mới trổ đòng ký hợp đồng xuất lúc này bao giờ????
Dự trữ có 3 dạng: dự trữ trong dân, dự trữ lưu thông và dự trữ quốc gia.
Dự trữ trong dân thì không biết số lượng chính xác, nhưng thường gặt xong thì bán hết, không bán lấy gì trả nợ bán "lúa non" ,lấy gì đầu tư vụ sau. Và nếu ở ĐB sông Cửu Long thì bán đi chứ mùa nước nổi về, bảo quản rất khó!
Dự trữ lưu thông: có hai anh tổng công ty lương thực lo vụ này! Các anh ký hợp đồng bao nhiêu thì các anh gom để xuất . Tầm triệu tấn. Các anh có kho bãi tập kết lúa gạo rùi xuất đi, chứ giữ lâu làm gì!
Dự trữ quốc gia : thì ở vùng miền nào cũng có. Tổng cộng dự trữ thường trữ 4kg/ người / năm đang phấn đấu lên 5kg/ người /năm. Cái anh này vừa điều tiết tí tẹo giá lúa gạo khi cần thiết và cũng để đó lo nếu có thiên tai hay gì còn dùng! Mang tính ứng phó tạm thời. Kho bãi của anh thì anh xây hoành lắm !
Anh dự trữ quốc gia này cũng là chổ làm ăn chân trong chân ngoài với các anh chị buôn trong nước . Nghĩa là trong kho lúc nào cũng có lúa gạo dự trữ. Nếu không có thiên tai, thì anh này bắt tay với lái buôn đẩy lúa gạo dự trữ ra thị trường, rùi lại mua lúa gạo mới vào , tất nhiên có chênh lệch, sinh lời! Gom lúa vào mùa, bán lúa cuối vụ, kiểu gì chả chênh lệch giá, tiền của nhà nước mà, lời các anh ý giữ! Cứ thế xoay vòng, chả có cái kho, cục dự trữ vùng miền nào mà giữ lúa gạo trong kho 10 năm cả đâu!
Thành ở phố, chả hiểu gì về lúa gạo, đặc tính loại hàng hóa này!
Sorry,
DeleteThành ở phố, chả hiểu gì về lúa gạo, đặc tính loại hàng hóa này! Sửa lại
Khánh ở phố, chả hiểu gì về lúa gạo, đặc tính loại hàng hóa này!
Còn nếu muốn làm giá với thế giới, thì Việt Nam đủ năng lực để làm.Bởi mình xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Thailand.
DeleteNhưng với lối làm ăn chập giật,mánh mung, lấy lời " 1 đồng trước mắt" ( anh Pín ) nên cứ xuất ầm ầm, vui vui làm ăn chân trong chân ngoai còn phá cả giá gạo VN nữa chứ ở đó mà làm giá mới thế giới!
Ăn xổi và thói ích kỷ, vụ lợi cá nhân...làm cho mình yếu đi! Chứ đừng xuất khẩu,hay xuất ra chỉ 1/2 sản lượng so với hiện nay. Giá lúa gạo chẳng lên vùn vụt!
Thay vì đứng ở thế chủ động làm giá, VN mình lại trở thành bị động giá! Việc Khánh nói " chờ..." là ko cần thiết!
Cảm ơn Lucky về những ý kiến từ thực tiễn, giúp mọi người hiểu rõ về ngành nông nghiệp Lúa nước VN.
DeleteTuy nhiên, tớ phản đối Lucky cho rằng "người quản lý ,điều hành ngu gấp vạn!"
Nếu "ngu" thì họ đã không độc quyền xuất khẩu. Họ độc quyền xuất khẩu dưới mặt nạ "an ninh lương thực" nhưng thực tế là để làm giá (chính xác là dìm giá thu mua) để trục lợi. Cơ quan độc quyền này là VFA.
Nhà nông VN chịu bỏ vốn sản xuất nhưng chịu hết rủi ro từ thiên tai, kỹ thuật đến tồn kho và giá bán.
VFA cạnh tranh ở thị trường quốc tế bằng lợi thế duy nhất: ký hợp đồng bán gạo bằng giá rẻ.
Có hợp đồng xuất rồi họ phải tìm cách mua gom với giá rẻ hơn, tất nhiên. Vũ khí hiệu quả trong việc dìm giá của họ là ngưng mua, lúa ế buộc nông dân phải chấp nhận bán hạ giá.
Một ông nữa ăn chặn nhà nông là Ngân hàng Nông nghiệp. Danh nghĩa là trợ giá (tức hố trợ lãi suất) cho người vay, nhưng trên thực tế nông dân muốn vay được vốn phải nuôi cán bộ ngân hàng.
Thường thì những hội lập ra để bảo vệ những hội viên nhưng ở quê hương mình thì ngược lại.
DeleteNhững công nhân biểu tình đòi tăng lương nhưng không bao giờ thấy Công Đoàn giúp đỡ gì cả, hầu như lãnh đạo công đoàn còn vào hùa với chủ hãng. Đúng ra thì ban lãnh đạo Công Đoàn phải đứng ra đòi hỏi những nguyện vọng và bảo vệ công nhân trong công đoàn của mình.
Ngược về đầu thế kỷ 20 có những cuộc đình công tại xưởng đóng tàu Ba Son do ai lãnh đạo thì rõ.
Con người thường hay quên nhưng lịch sử vẫn còn đó.
Dear Quê Hương,
DeleteChế độ ta - chế độ đảng toàn trị - khác với chế độ tư bản thối nát - chế độ dân chủ pháp trị - nên không cùng mặt bằng để so sánh.
Ở những xứ dân chủ pháp trị, các hội hè là tập hợp nhóm người cùng quyền lợi hoặc có khi chỉ cùng sở thích. Tổ chức công đoàn hay hội đoàn nghề nghiệp có cao hơn một chút là có điều lệ. Những hội đoàn này có thể do một đảng nào đó điều hành trong khuôn khổ pháp luật.
Trong chế độ ta, tất cả các hội hè và công đoàn phải do đảng sáng lập, đào tạo và rèn luyện với mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho đảng. Mà đảng ta, như mọi người đã biết - đứng trên pháp luật.
À vâng anh Toét, họ khôn lõi, khôn mánh mung , khôn vụ lợi, mà ngu vĩ mô, ngu kết cấu, ngu cạnh tranh ạ!
DeleteNếu điều hành kinh tế, chả ai giống ở VN mình! Một nền nông nghiệp được nhiều ưu đãi của tự nhiên, thế mà bóp ngặt ngay từ người nông dân thì thật quá là...
Nice weekend !
Chị Ky đoán đúng rồi. XIn cám ơn chị và bác Lý đã khai mở.
Delete"điều gì đang đợi ta ở phía trước?"
ReplyDeleteTrả lời: Xuống lỗ!
Đừng mong chuyện ấy xảy ra, xuống hố thì dân đen chết trước. Tài sản của các quan ăn 10 đời không hết.
Delete"Xuống lỗ" theo 1 cách hiểu nào đó là lên thiên đàng. Vật cực tất phản chính là đạo lý đó.
ReplyDeleteTuy nhiên giai đoạn hấp hối của 1 chế độ là còn dài lắm. Nhất là khi chúng ta có "bà mẹ ghẻ" vĩ đại. Sẵn sàng cưu mang chúng ta như hồi mẹ đã giúp cha già vĩ đại lập quốc.
Ngẫm lại cha già có nhiều vợ quá ngoại quá ( quốc tịch USSR, Chinese)
Bác Lý cho cháu hỏi thêm:
ReplyDeleteTheo bác, các Bê Xê Tê nước Vệ có đang biết là tình hình đất nước đang có những xáo trộn ghê gớm như thời gian vừa qua không???
Nếu có tại sao họ lại phè phỡn và bình chân như vại trong lúc này. Họ đang chờ đợi điều gì chăng hay là họ còn có một cứu cánh nào đó???
(Cháu không tin là với sự thâm hiểm của họ thì không biết, chả lẽ họ không sợ gì sao???)
Họ tạo ra thì họ phải biết chứ. Bây giờ đang là quá trình tích cực tẩu tán tài sản ra ngoại quốc. Họ kỳ vọng lượng tài sản lớn lao của họ sẽ cứu họ.
DeleteNgười có quyền và tiền thì còn lo gì nữa nhỉ. Coi gương ông DCD thì rõ.
ReplyDeleteTớ hơi ngạc nhiên với hành vi của nhà ông này. Theo phỏng đóan của tớ thì ông ta đã chết.
DeleteBác Lý:
DeleteVậy thì ông ta không nhiều tiền và quyền hơn người kia :)
Chúng mình là dân nên phải lo thân.
Quyền lực của Dương Chí Dũng đã là gì so với những người như Chu Văn Tấn, Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Chí Thanh; xa nữa có Nguyễn Bình, Nguyễn Sơn; xa nữa có Phùng Chí Kiên, Lê Hồng Phong, Trần Phú; và rất gần đây có Võ Văn Kiệt.
DeleteLàm dân thì lo từ lâu rồi, nhưng bây giờ càng phải lo hơn.
"Tớ hơi ngạc nhiên với hành vi của nhà ông này. Theo phỏng đóan của tớ thì ông ta đã chết."
DeleteBác Lý có những cái nhìn sắc sảo quá.
Chào Chú Lý và các bạn hữu, đọc bài viết của Chú Lý về Viet Nam Economic Picture rất hay. Nói chung là bức tranh kinh tế thì ai cũng nhìn thấy nhưng đã bị 14 con quái thú khống chế hết rồi. Có nói nhiều cũng bằng thừa. Nông dân họ cũng biết giảm sản lượng để nâng giá lúa lên, nhưng xin thưa nếu ai đang bàn luân trong bài viết này có làm ruộng thì sẽ biết. Chủ Tịch phường, xã sẽ đến vận động (kèm những lời đe doạ )từng hộ nông dân là phải làm 1 năm bao nhiêu vụ nếu không sẽ phải đóng phạt (vận động kèm theo đe doạ). Mục đích vận động là để bảo đảm an linh nương thực. Chừng nào 14 con quái thú này xuống cống hoặc lên thiên đàng theo "Cụ" thì dân ta mới được ấm lo hạnh phúc.
ReplyDeleteXin nói thêm 14 con quái thú này đã từng sống trong hang, mức độ hoang dã thì không ai bằng, còn tranh luận bằng lời lẽ của loài người thì 14 con thú này không dám và không đủ khả năng để tranh luận. Thuận ta thì sống nghịch ta thì chết là chân lỳ của 14 con quái vật này. Chỉ biết dùng sức mạnh của loài quái vật (tệ hơn mãnh thú ) để trấn áp ( tránh dùng từ đàn áp dễ hiểu lầm là phản động). ở xứ tự do vạn lần bọn giải chết không có dùng từ đàn áp chỉ có trấn áp và trấn nước thôi. Có 2 cụ tướng gì đó ở An Giang bị hà bá tấn nước rồi. Đọc báo Đảng sẽ rõ.
ReplyDeleteQuái thú cha chết đi thì lại có quái thú con lên thay, muôn đời là thế, "con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa...".
ReplyDeleteBao giờ "quân chi thị thần như thủ giới, tắc thần thị quân như khấu thù" (Mạnh Tử), thì vế sau của câu ca dao mới hoàn thành,(Hi vọng như tiên đoán của bác Hồ Hải - Quý Tỵ 2013)
Bác Lý:
ReplyDeleteBác viết 1 bài về dự án khu sinh thái trên đất của dân.
Theo tôi nghĩ những đất đai mà các nông dân trồng trọt đã rất là sinh thái rồi. Hãy nhìn những cây trái, ruộng lúa, nhà cửa mát mẻ,... để giờ xây lên những cao ốc rồi đường xá kẹt xe ô nhiễm thì có là sinh thái không nhỉ.
Khi tôi nhìn những mô hình sinh thái các công ty quảng cáo thì trồng vài cây trong đó rồi họ nói là sinh thái. Đó là cách mà họ nói là sinh thái.
Điều quan trọng nhất là đảo lộn cuộc sống êm đềm của người dân và chuyển đến những chung cư thì là một đày đọa. Bên cạnh đó thì làm gì để sống?
Chính phủ không có nghiên cứu về đề tài này nó liên quan đến vật chất và tâm lý và cả tâm linh nữa.
Cám ơn bác.
Tớ xin phép không bàn về cái gọi về "sinh thái" vì thực tế nó không có ở VN. Xin nói về việc "cưỡng chế".
DeleteCác DN BĐS lập những dự án này cả chục năm rồi và chưa bán được nhiều trên thực tế. Họ đã chi tiền hoa hồng đứt đoạn cho các quan chức (20-30%). Nhân dịp BĐS đang ế khả năng tranh chấp là thấp, họ tranh thủ giải tỏa để có được toàn bộ mặt bằng sạch. Cưỡng chế vào lúc này là ít rủi ro và chi phí nhất.
Không chỉ có VN mới có cưỡng chế đất đai, mà thường xuyên xảy ra ở TQ và một vài nước Phi châu. Ở các nước dân chủ, cũng có xảy cưỡng chế người (thí dụ Lý Tống) nhưng người ta không dùng lực lượng vũ trang để cưỡng chế tài sản. Với tài sản chỉ cần một quyết định của Tòa án là đủ.
Ở nước ta có Hiến pháp quy định về đất đai: "đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý". Thật vô lý khi có một số một số tờ báo kêu là dân bị "cướp" đất, vì có bao giờ mà người dân được sở hữu đất đai đâu.
DeleteĐất đai là của nhà nước, họ thích thu hồi thì thu hồi, chả phải cướp của ai cả (như bác Lý đã nói người ta không thể đi cướp cái của chính mình).
Khánh:
DeleteXem ra "Bước Đường Cùng" của Nguyễn Công Hoan chính là chuyện hôm nay?
Khó so sánh lắm Que Huong à, vì một bên là xã hội tư bản nửa phong kiến đặt dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp Lan Tây, một bên là nhà nước của dân do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng vinh quang.
DeleteSo sánh như vậy có vẻ tội cho họ, nhất là khi họ ngày đêm mất ăn mất ngủ lo cho Đảng, hehe.
Như bác Lý đã nói, con đường mà nhân dân ta đã chọn là CNXH, họ không chọn Pháp, Mỹ...
@ Khánh,
DeleteTớ có bao giờ nói là ở ta không có cướp đất đâu nhỉ, ở ta không những không cướp mà còn cướp mạnh nữa là đàng khác. Tớ chỉ nói là không có tham nhũng ở nước ta, bởi những lý do gạch đầu dòng, gạch đầu dòng ...
@ bác Lý,
DeleteTheo cách hiểu của cháu thì thuật ngữ "cướp" có nghĩa tương đối, người dân bị thu hồi đất một cách bất công thì họ cho là bị "cướp", nhưng đất đai trên toàn lãnh thổ VN chưa bao giờ là của họ trong thời xã nghĩa, họ chỉ mướn tạm trong vòng vài chục năm, hết hạn thì phải đóng tiền để mướn tiếp.
Đối với chính quyền thì họ cho là tài sản của họ, và tài sản của họ thì họ cho hay thu hồi là quyền của họ.
Về luật nhà sản thì nông dân đã thua họ.
Toàn dân tức là đã có người ta ở trong đó rồi, ít ra người ta có quyền sử dụng và quyền chuyển nhượng. Dân Lybia trước đây và dân Syria hiện nay cũng bị chính quyền cưỡng chế, và họ đã vũ trang để chống cưỡng chế.
DeleteMột việc mà chỉ cần một quyết định hành chính (tờ giấy A4) là thực hiện được mà phải dùng lực lượng vũ trang để "cưỡng chế" tức là cướp rồi. Nó cũng giống như TQ cưỡng chế HS năm 74 vậy thôi.
Mèo không hiểu lắm cái bonus ở phần cuối bài của bác, không ăn nhập gì với phần đầu. Bác Lý nên viết một bài riêng về việc nông dân cần làm (VD bỏ trồng lúa 3 vụ sang trồng lúa -màu, trồng giống CL cao thay vì NS cao,...).
ReplyDeleteChờ các bài viết tiếp của bác Lý, quan trọng nhất là dự đoán viễn cảnh kinh tế sẽ thế nào. Bây giờ làm ngoài cũng chết, làm nhà nước cũng chết, tự kinh doanh cũng chết. Chẳng biết làm sao. Có lẽ trong thời buổi này chỉ có: 1. Làm bác sỹ; 2. Làm giáo viên (ở TP, những trường khá khá, dạy tiểu học hoặc các môn chính ở PTCS trở lên) là may ra thu nhập vẫn ổn định. Tất nhiên, trừ làm quan nữa.
Mấy cái biểu đồ đó để thuyết minh cho việc trồng lúa ít thì có lãi hơn trồng lúa nhiều, mà dân ta 80% làm nông.
DeleteViễn cảnh kinh tế VN: các quan sẽ bòn rút dân ta tới đồng xu cuối cùng. Nội dung bài viết này là: CP dồn vốn XDCB để đổ vào hiện thực hóa lợi nhuận của ngân hàng.
Làm kinh doanh vẫn sống được tuy lam lũ vất vả một chút. Lấy thí dụ: người ta bỏ quê vào TP mua ve chai mà có tiền nuôi con học đại học đấy.
Hi lazy cat,
DeleteBài viết của chú Lý là về kinh tế. Mà nền kinh tế của theo tư tưởng của "cụ " là bao gồm công - nông thương. Theo tư tưởng của "cụ " là như thế.Nhưng con cháu của 'cụ' không học tập theo tấm gương trinh trắng của "cụ" mà quay lại 'cắn' tầng lớp nông thương. Bởi vì sao, vì các con cháu của cụ không đủ trình độ để "gian thương" với những đối tác nước ngoài nên đành phải chơi tiểu xảo ( sở trường của loài thú hoang sống trong hang động) là "giao thương" với những người nông thương (làm nông rất đáng thương) vì những người này rất dễ "giao thương", thông tin họ không có, họ chỉ biết sống bằng sức lao động chơn chất. Bọn tư bổn giẫy chết mà đặc biệt là thằng đế quốc Mỹ mọi rợ nó bảo hộ giá nông sản cho tầng lớp nông thương của họ ghê gớm lắm. Nguồn : Thông tấn xã gúc gồ chấm cơm chấm vi en.
Nếu cảm thấy so sánh vậy hơi khập khiển thì gúc gồ xem Thái lan của em Yingluck Shinawatra sẽ rõ. Vài dòng với bạn lazy cat.
Bác Lý ơi, cổ phiếu ngân hàng lên quá!
ReplyDeleteMua đi, khi nào lãi đạt kỳ vọng thì bán.
DeleteMấy ngày nay, giới netter đòi quy trách nhiệm cho BT GTVT Đinh La Thăng trong việc bổ nhiêm vị trí Cục trưởng Cục hàng hải Dương Chí Dũng. Xin nói lại cho rõ, đây có thể là đòn hỏa mù nhằm triệt hạ uy tín của BT Thăng vốn đã quá thấp.
ReplyDeleteTuy có tiếng là giao thông và vận tải bao gồm các mảng Đường bộ, Đường thủy, Đường sắt và Đường không và cũng có các ông Bộ phó aka Thứ trưởng phụ trách, nhưng trên thực tế Bộ GTVT chỉ là Bộ Giao thông đường bộ. BT Thăng cũng như thông lệ tuy mang hàm bộ trưởng nhưng chỉ phụ trách mảng Đường bộ và không có quyền lực thực sự với các loại vận tải phi Đường bộ.
Vậy quy trách nhiệm cho anh Thăng là oan cho ảnh.
Anh Thăng là anh mõ làng, anh phải làm tấm mộc thì các già làng mới ngủ ngon chớ bác Lý. Với lại bây giờ không đổ cho ảnh thì biết đổ cho ai đây?
ReplyDeleteAnh càng bị chửi thì nhiều người vui, dân vui vì được chửi...bộ trưởng, cấp trên ảnh vui vì dân chửi ảnh mà không chửi họ.
Bị chửi vậy mà ảnh vẫn tại chức, mọi việc tồn tại đều có đạo lý của nó.
Anh Thăng cũng "chịu đấm ăn xôi" để trở thành Già làng sau này. Để trở thành già làng lại không cần thành tích kinh tế hay chiến công quân sự mà là thực hiện tốt và có thành tích trong nhiệm vụ "chuyên chính vô sản". Đảng sử ta đã ghi như vậy.
DeleteCòn việc quy trách nhiệm không đúng lĩnh vực của anh # có thể do các netter bị ai đó định hướng. Nhưng việc họ không lôi điều riêng tư ra để đả kích cá nhân cũng là tiến bộ ghê gớm lắm, cần khuyến khích họ tiếp tục cố gắng.
ReplyDeleteP/S: Sắp đến ngày sinh của lãnh đạo kiệt xuất đại diện cho giai cấp bần nông rùi phải không bác Lý??? Bác rành sử nhà, sử đảng thì tiết lộ cho cháu chút ít, hehe. Đội ơn bác rất nhiều.
Ai vậy ta? Theo tớ hiểu chỉ có sinh nhật ông cụ mới nâng lên tầm quốc lễ tuy không cho bần nông có ngày nghỉ.
DeleteVị đó là vị này nè bác Lý:
Delete" Đụn Sơn phân giải;
Bò Đái thất thanh,
Nam Đàn sinh Thánh "
Lịch sử xưa nay ông nào xưng vương cũng đều xây dựng huyền thoại,
DeleteLý Công Uẩn - Rồng bay
Lê Lợi - Hoàn kiếm
Nhà Trịnh lên chấp chính cũng lấy huyền thoại Chúa Chổm để bêu riếu nhà Lê
Nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn thì đầy huyền thoại
Dear all,
ReplyDeleteMới cách nay 7 tháng, lãi suất liên ngân hàng là 30%, lãi suất tiền gửi 14%, được các "chuyên gia" lý giải là do nguồn tiền gửi từ dân cư sụt giảm. Nay lãi suất tiền gửi còn 11%, nhiều chục ngàn doanh nghiệp đóng cửa, thì lãi suất liên ngân hàng còn 2-3%. Không lẽ dân thất nghiệp thì có thêm tiền gửi ngân hàng.
Báo chí cố ý thổi phồng dư nợ trong các DNNN là hơn 400 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, số nợ này chỉ chiếm 17% dư nợ toàn hệ thống ngân hàng. Vấn đề là 83% dư nợ được "giảm nhẹ" kia là của ai, tại sao nó lại không quan trọng như phần thiểu số 17% kia?
Giải được bài toán này sẽ có phương hướng cho thời gian tới.
Tuần qua sự kiện một nhóm người Hoa sang nuôi cá bè ở gần đồn biên phòng Cam Ranh. Báo chí tỏ ra manh động, giật mình cứ như là mất cảnh giác. Đây là sự kiện bình thường xảy ra trong lịch sử chứ không có gì lạ, đó chỉ là điềm báo trước một sự thay đổi chính quyền.
ReplyDeleteChuyện thứ nhất, cách nay 900 năm, một gia đình người Hoa họ Trần hành nghề chài lưới sang sinh sống trên địa bàn Nam Định ngày nay. Trăm năm sau, gia đình họ Trần làm đảo chính thay đổi triều Lý ngày càng thối nát.
Chuyện thứ hai, cách nay 40 năm, tại quần đảo Hoàng Sa. Khi ấy tuy chỉ có một Trung đội địa phương quân VNCH đóng trên đảo nhưng không dễ gì đánh chiếm.
Thế rồi mùa mưa bão đến, những ngư dân người Hoa lỡ độ đường ghé đảo trú nhờ. Dĩ nhiên, những thuyền chài người Hoa này được cư dân trên đảo là những người lính địa phương quân giúp đỡ thức ăn nước ngọt và chỗ trú ẩn.
Kết quả là trong cuộc đổ bộ lên đảo, lính Trung cộng hầu như nắm chắc sơ đồ bố phòng trên đảo nên dễ dàng kiểm soát bằng số đông. Mọi chuyện xảy ra như mọi người đã biết vào ngày 19/1/1974.
Tớ vẫn chưa hiểu lắm....! Là phải giữ cái đảo Hoàng Sa làm gì...!?
DeleteCái đó hỏi ông Thiệu chứ sao lại hỏi tớ.
DeleteTin Kinh tế mấy hôm nay tiếp tục điệp khúc "ế vốn" y như tình trạng người dân Việt năm 1945 đi làm cách mạng. Nông dân bỏ ruộng vườn đi theo tiếng gọi của Việt minh lên thành phố với kỳ vọng "phá kho thóc Nhật". Kết quả là lúa chín ngoài đồng mà không có người gặt trong khi từng đoàn người trên quốc lộ tiến lên thị xã trong cơn đói lả.
ReplyDeleteKhông ở đâu trên địa cầu này "thừa vốn" cả, chỉ là có đồng vốn nhỏ nhoi lận lưng cũng không tiêu hóa nổi. Tình trạng tồn kho nhưng không phải ế thừa là mối bận tâm của nhà nước đối với các tập đoàn và các tổng công ty.
Dành ngân quỹ 100 ngàn tỷ để lập công ty mua bán nợ mà thực chất là bù lỗ hay trám trét những ổ gà nợ đọng đang ngăn trở quá trình tăng trưởng.
Dear bác Lý,
DeleteSao cũng giống cái thời mà bác Mao làm Cách Mạng vô sản quá, lúa chín đầy đồng nhưng không có trai tráng gặt hái, chỉ còn người già và phụ nữ ở lại, thanh niên trai tráng lúc này còn đang phải đi nấu thép (mà thực chất là nấu chảy đồ dùng trong gia đình mình).
P/s: Lịch sử chính thống phải như vậy: Phát Xít Nhật lấy ruộng của nhân dân ta trồng đay để dệt bao bố chống đạn, không cho nhân dân trồng lúa, Việt Minh phá kho thóc để cứu đói. Nếu không có Việt Minh thì con số 2 tr người là còn ít. Nhật chết cho Hiroshima và Nagasaki mới có mấy trăm ngàn
Nghe nói "bơm" 200 ngàn tỷ đồng vào nền kinh tế mới nghe có vẻ giật mình. Mọi người có nhớ, hồi tháng 9 năm ngóai, NHNN "bơm" 300 ngàn tỷ đồng theo nguồn tin ở đây.
ReplyDeleteNhưng kết quả là những tháng đầu năm, lạm phát giảm hẳn. Kinh nghiệm đó hiện nay được tái áp dụng.
Dear bác Lý,
DeleteThực ra bản chất của lạm phát tại VN chủ yếu là do cầu kéo và sự lũng đoạn thị trường do độc quyền. Khi cầu xuống thấp thì sự độc quyền không phát huy được tác dụng làm tăng giá, mà chỉ có tác dụng giữ giá không tăng. Nếu có cạnh tranh sòng phẳng, thì sẽ theo quy luật kinh tế, cầu giảm thì giá giảm.
Khi đã có 1 lượng lớn tiền được bơm ra nền kinh tế, lượng cầu vẫn không tăng nghĩa là tiền này không đến tay đại bộ phận người tiêu dùng, và đặc biệt là không bị đưa vào sản xuất. Khi sản xuất không tăng (giảm), lương và thu nhập NDL cũng không tăng (giảm), dẫn đến cầu ko tăng (giảm). Do đó, có nghịch lý là tiền bơm ra quá nhưng giá cả lại không tăng. Vậy tiền đó đang ở đâu? Nó chỉ ở trong NH và trong tài khoản của số ít đại gia vốn dĩ vẫn chi tiêu đều đều như chẳng có chuyện gì xảy ra và họ không làm tăng lạm phát được.
Vậy, tiền trong NH dư thừa sao không đẩy mạnh cho vay bằng lãi suất thấp hơn? Vì họ còn phải bù đắp cho khoản nợ xấu quá lớn trong các khoản đã cho vay trước đây, và trả lãi (và gốc) cho những người gửi tiền với mức lãi khá cao, hoặc có thể phải dành tiền trả cho các món họ đã vay nợ lẫn nhau trước đây.
Còn 1 góc nhìn nữa: họ có cần cho các DNTN vay với gia trị vài tỷ, vài chục tỷ trong khi các DN này hiện nay chưa chứng minh được khả năng trả tiền hiệu quả trong khi họ đang có những con nợ được đảm bảo bởi chính phủ vay với số tiền ngàn tỷ, chục ngàn tỷ, thậm chí trăm ngàn tỷ đã đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận của họ? Chỉ có những ngân hàng TMCP không thể cho DNNN vay tiền mới phải trầy trật kiếm các khách hàng vay tiền là DNTN, và đối diện với nguy cơ mất thanh khoản.
Bộ mấy sản xuất Lạm phát của ta như con sò công suất: vừa Đẩy vừa Kéo nên hiệu quả tăng gấp bội, lạm phát thành phi mã.
DeleteChi phí đẩy do năng suất lao động thấp, lãng phí, do nhập khẩu
Cầu kéo do "ăn nên làm ra" nên chi tiêu phung phí sản xuất và nhập khẩu không đủ đáp ứng.
Lượng tiền càng bơm vào nhiều thì cấu thành tiền lương trong giá thành càng giảm, gọi là giảm thu nhập thực tế.
Tiền dư được NHTM gửi NHNN lấy lãi, NHNN sẽ tính số này bằng trái phiếu, được đưa bơm trở lại trong 200 ngàn tỷ kích thích kinh tế kỳ này.
Xì lô gân NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ NHÂN DÂN LÀM CHỦ có ai hiểu được ý nghĩa của xì lô gân này giải thích dùm. Xin hậu tạ.
ReplyDeleteHãy xem lại định nghĩa NHÂN DÂN để biết thêm chi tiết.
DeleteGợi ý: Tên CA đang ở vị trí kiếm bẫm, làm cái gì đó phật lòng cấp trên, bị tước quân tịch về đuổi gà. Việc lột lon đó được gọi là tước danh hiệu công an NHÂN DÂN.
Xin cảm ơn chú Lý đã phản hồi cho cháu.
DeleteXin cảm ơn chú Lý đã phản hồi cho cháu.
DeleteThêm cái xì lô gân này nữa mới thành câu đối MỖI CÁN BỘ NHÀ NƯỚC LÀ ĐẦY TỚ TRUNG THÀNH CỦA DÂN. Vậy thì ai là đầy tớ, ai là quản lý va ai là chủ.
ReplyDeleteĐau đầu wá. kha ...kha
Ông Võ Văn Kiệt cũng có tên là DÂN. Cỡ như ổng mới đựoc gọi là DÂN.
DeleteLại có thêm sì lô gân nữa HỌC HỌC NỮA HỌC MÃI. Vì sao phải học mãi bởi vì chỉ có xì lô gân NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ NHÂN DÂN LÀM CHỦ có học cả đời cũng không "NGỘ" ra được ý nghĩa của xì lô gân này nữa. Haizz
ReplyDeleteHỌC HỌC NỮA HỌC MÃI, được rút ra từ một thành ngữ Latin. Đại khái slogan đó không có chi đặc sắc cả, ai cũng phải cập nhật kiến thức thường xuyên, nhất là các mánh khóe.
Delete