Wednesday, May 23, 2012

Lún do đâu?

Lún vệt bánh xe ở Mỹ

Lún vệt xe là một dạng hư hỏng áo đường phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây. Đây là dải lún theo vệt bánh xe ở những làn đường xe tải nặng chạy. Nó có nguyên nhân trực tiếp từ giá nhiên liệu tăng dẫn đến công nghệ chế tạo lốp xe chịu được áp suất lớn hơn nhằm giảm nhiên liệu tiêu thụ.

Đặc thù chi phí phi vận tải cao ở Việt Nam, nhà vận chuyển cần phải tăng tải trọng cho mỗi chuyến xe trong nỗ lực hạ giá thành vận chuyển. Lốp xe chịu được áp suất cao hỗ trợ việc nâng tải trọng hàng hóa so với thiết kế. Các kỹ sư tính toán rằng nâng áp suất lốp từ 76psi lên 140psi tương đương với tăng tải trọng trục xe lên 1 tấn.

Ngoài ra, lún vệt xe còn được cho là do các nguyên nhân:
+ Chất kết dính asphalt
+ Nền đường đầm không chặt
mà không có nguyên nhân do địa chất (vì do địa chất sẽ gây ra dạng hư hỏng khác)




Sau vài lần nhà thầu sửa chữa bằng cách bóc lớp áo đường bị hỏng rồi thảm bê tông asphalt lại, có thể kết luận do nền đường đầm không đủ chặt hoặc quá chặt làm mất đàn hồi.

Lún tại Đại lộ Đông Tây

Mặt khác, lún vệt xe tại Đại lộ Đông Tây lại được các chuyên gia chỉ ra những nguyên nhân, xin trích:

TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên BCH Liên hiệp các Hội Khoa học TPHCM cho biết, ông theo dõi khá kỹ sự việc lún ĐLĐT từ khi mới đưa vào sử dụng, từ những việc lún nhỏ như lún các mố cầu vượt đến lún mặt đường. Theo ông, có 3 nguyên nhân gây lún ĐLĐT.

Thứ nhất, dọc ĐLĐT là một khu đô thị mới đang phát triển nhanh về mảng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nên chính tình trạng khai thác nước ngầm quá mức, không có sự quản lý đã gây ảnh hưởng đến hiện tượng sụt lún nền đường.

Thứ hai, ĐLĐT vốn là vùng đất bồi nên nền rất yếu. Khi thi công xong, các công nhân với kỹ thuật hiện đại tô vẽ lên một bộ mặt khá đẹp cho con đường nhưng thực chất bản chất của đường là yếu do đó khi có tải lên là lún.

Thứ ba, một yếu tố ngoài chuyên môn nhưng cũng nên nghĩ đến đó là chất lượng công trình, không thể nói thẳng là có sự rút ruột về chất lượng, nhưng kỹ thuật thi công không đúng cách đã khiến chất lượng công trình ngày càng tệ hơn!

Kỹ sư Vũ Đức Thắng, Hội cầu đường cảng TPHCM khẳng định: Việc lún ở ĐLĐT đã là việc ai cũng nhìn thấy và không giấu giếm gì được nữa. ĐLĐT chạy qua quận 2 được xây dựng trên nền đất yếu thì lún, dù không có xe lưu thông thì vẫn có thể xảy ra quá trình tự lún. Tuy nhiên, xuất hiện những vị trí lún, nứt cục bộ thì có thể do quá trình xử lý chống lún không tốt nên chỗ lún nhiều, chỗ lún ít. Nếu lún đều thì không thể xuất hiện những vị trí nứt, gãy được. Nguyên nhân đường lún ở ĐLĐT có thể nói chắc chắn có phần do nền lu yếu, không thử tải đúng chất lượng.

ngưng trích

Ông Thắng đã nêu nguyên nhân cụ thể: do đầm không chặt và không thử tải đúng quy phạm. Dù sao ông Thắng cũng nêu lên được nguyên nhân cụ thể tuy không đầy đủ.

Theo TS Ninh, nguyên nhân thứ nhất là do khai thác nước ngầm quá mức gây ra lún sụt nền đường. Ông nói hơi thừa, lún do sụt mực nước ngầm là một quá trình lâu dài có tác dụng trên một vùng có diện tích lớn tính bằng phường quận, không thể chỉ lún trên một con đường mà đặc biệt chỉ lún cục bộ trong một làn đường.

Cũng theo TS Ninh, nguyên nhân thứ hai là địa chất vùng quận 2 yếu, kết hợp với nguyên nhân thứ ba có lẽ ông muốn nói do phương pháp thi công không thích hợp tạo ra sản phẩm nền đường yếu. Nếu nên đường yếu thì sẽ lún cả con đường và lún nhiều hơn ở làn xe nặng và mặt cắt đường sẽ là cong lõm hình lòng máng chứ không hằn vệt bánh xe. Đại lộ Nguyễn Hữu Cảnh có chỗ lún tới 1m là một thí dụ về mặt đường lõm.

Đúng là ông Tiến sĩ huề vốn, lún ở đó chứ đâu.

Nguồn tham khảo:
Sụt lún đại lộ Đông Tây "không giấu giếm được gì nữa" (bee.net)

Cập nhật:
Bổ sung hình minh họa nguyên nhân thứ 3: lún do biến dạng mặt đường

Và dưới đây là minh họa giải pháp do thành viên hieu (Hiếu?) đề nghị

 Gia cường lớp beton asphalt bằng lưới thép

45 comments:

  1. Biện pháp khắc phục trong trường hợp này là gì thưa chú Lý? Tiếp tục trám nhựa hay bóc hẳn lên mà làm lại ạ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Sẽ bóc hẳn lớp bê tông nhựa và thi công lớp cứng hơn phù hợp với modul đàn hồi của nền.

      Delete
    2. Khà khà, chú Lý viết bài này là cứu mấy ảnh rồi. Không có bài nào tốt hơn bài này. Mấy ảnh đang dự kiến đưa xi măng sắt thép vào làm áo đường đây mà. :D

      Delete
    3. Cảm ơn Hiếu,
      Tớ đã cập nhật giải pháp của Hiếu vào entry của bài.

      Delete
  2. Hay!
    Tiết kiệm số lần lu lèn cũng là cách tiết kiệm giá nhiên liệu.
    Tiết kiệm phun nước tạo độ ẩm tốt nhất cũng là cách tiết kiệm giá nhiên liệu.
    Tiết kiệm số lớp đất đắp nền cũng góp phần kha khá tiết kiệm chi phí trong đó có nhiên liêu.
    ...
    Làm cho nó bội thực vì tốc độ giải ngân vốn và sự trợ giúp của các zịp kỷ niệm những ngày lễ lớn cũng là một nguyên nhân gây lún. Đáng lý ra nó cần X ngày để thoát nước cố kết, thì người ta chỉ chờ đến 0,5X ngày coi như xong.

    Với nguyên nhân thứ 2, thứ 3 không thể dùng lập luận là “Nếu nên đường yếu thì sẽ lún cả con đường và lún nhiều hơn ở làn xe nặng và mặt cắt đường sẽ là cong lõm hình lòng máng chứ không hằn vệt bánh xe”để bẻ giả thiết do ông ninh đưa ra. Bởi vì không loại trừ khả năng nền đất yếu cục bộ, (trên tuyến có những túi bùn chẳng hạn), quy trình thoát nước cố kết không đảm bảo thì nó sẽ xẩy ra lún cục bộ chứ không lún cả con đường. Nền đất và nền đường có mối liên hệ hữu cơ, nên không thể loại khả năng nền đất khỏi cuộc chơi này được.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Quân trên trông xuống người ta trông vào, dễ gì ăn gian kiểu việt gian đó được,

      Nghe rõ ông Ninh nói câu này:
      TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên BCH Liên hiệp các Hội Khoa học TPHCM cho biết, ông theo dõi khá kỹ sự việc lún ĐLĐT từ khi mới đưa vào sử dụng, từ những việc lún nhỏ như lún các mố cầu vượt đến lún mặt đường

      Ông theo dõi kỹ nên ông biết chắc số liệu quan trắc là không lún hoặc lún trong giới hạn. Trong hình chỉ là biến dạng mặt đường do quá tải chứ không hề lún.

      Delete
    2. Quá tải là vấn đề thấy rõ. Thử hỏi có mấy công trình kiểm soát được vấn đề tải trọng như hầm thủ thiêm?

      Cái hình 2 một phần nói lên nguyên nhân có vết xe đó là do tác động của lực làm thoát nước cố kết đấy. Lún cục bộ kiểu vết xe như trên, số liệu quan trắc đôi khi sẽ không phản ánh nó, nên kết luận không lún là vẫn đúng.

      Vụ sập cầu cần thơ bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân đã có kết luận chính thức là do lún lệch đài móng trụ tạm. Nhưng đến nay vẫn còn tồn tại luồng dư luận cho rằng nguyên nhân do dàn giáo như : nhà thầu đã sáng tạo ra cách thi công mới rẻ hơn và nhanh hơn là dùng giàn giáo chống từ dưới mặt đất lên và đổ luôn một lần mấy chục mét; dùng dàn giáo dân dụng; tăng hệ số luân chuyển giàn giáo, cốp pha để giảm chi phí v.v Ở nước Việt, mọi thứ đều có thể xẩy ra.

      Delete
    3. Nhưng quá tải ở đây lại khó có thể hình dung ra. Có xe 6 trục đi qua cân tải được 130 tấn.

      Trong vụ cầu Cần Thơ, trụ tạm hay đà dáo là do cách hiểu: cây chống bị phá hủy sẽ kéo sập khối bê tông. Ở đây, người ta nhận khuyết điểm và bồi hoàn nhiều tới mức người sống phải ghen tỵ. Ta hãy so sánh với những vụ chết lãng xẹt như Viettel kéo dây viễn thông người đi qua mắc dây thép chẹn cổ chết; Điện lực vừa kéo dây vừa đóng điện làm chết hàng loạt công nhân.

      Delete
  3. Bác Lý:
    Đây là tài liệu về đường cao tốc của Mỹ, trong đó ta sẽ thấy những vật liệu cần thiết và độ dày của nó. [http://pubs.usgs.gov/fs/2006/3127/2006-3127.pdf]

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn dữ liệu của Quê Hương,

      Hư hỏng kết cấu áo đường cũng là vấn đề của Mỹ. Riêng ở VN còn thêm vấn đề khác nữa là quá tải. Đã có xe 130T chạy trên đường này. Bây giờ câu hỏi đặt ra là: những xe đó cũng chạy trên đường 25 rồi Xa lộ Hà Nội. Xin thưa: những đường kia thì lún thật còn ở ĐL Đông Tây thì biến dạng mặt đường nên nhìn thấy rõ.

      Delete
  4. Kết luận: Rõ ràng việc con đường mang tên đ/c Kiệt bị hư hỏng có bàn tay của các thế lực phản động thù địch, lực lượng an ninh cần nhanh chóng vào cuộc tìm ra những tên phá hoại, cần thiết thì có thể bắt đưa đi cải tạo tất cả các công nhân tham gia vào công trình này (từ khảo sát địa chất đến xây dựng) để tránh các nguy cơ về sau (lưu ý: chỉ bắt đi Gu Lắc các công nhân trực tiếp làm, còn cán bộ phụ trách thì nên viết kiểm điểm thật nghiêm khắc)

    Chứng minh:

    - Trước khi lên thiết kế xây dựng không thể bỏ qua việc khảo sát địa chất, để tiết kiệm tiền của cho nhà nước và nhân dân, nhằm nâng cao hiệu quả và thời gian khảo sát (cũng tiết kiệm tiền của cho nhà nước và nhân dân) thì thông thường việc khảo sát này được làm rất nhanh bằng cách:

    + Tham khảo tài liệu của bọn Mỹ Ngụy, vì vậy rất có khả năng tụi Ngụy đã chỉnh sửa tài liệu nhằm thực hiện chiến lược phá hoại dài lâu, đúng như bản chất của bọn Ngụy quyền

    + Khoan 1 vài mũi làm mẫu (ví dụ 1 mũi trên 15km chiều dài đường chẳng hạn), các số liệu khác dựa trên việc suy đoán, việc suy đoán này dựa nhiều vào kinh nghiệm và số mũi khoan lấy mẫu, rất có thể tụi phản động khoan trây trớt, phịa số liệu làm ảnh hưởng đến kết quả suy đoán

    + Dựa vào kết quả khảo sát nào đó như hỏi người dân về kinh nghiệm xây nhà tại địa phương chẳng hạn, trong quá trình này không loại trừ có tụi tàn dư ngụy quân ngụy quyền bịa đặt số liệu (ví dụ như chúng mô tả là đất rất vững, nhà cấp 4 chỉ cần đóng móng khoảng 3m là được) làm ảnh hưởng đến việc thiết kế

    - Trong quá trình xây dựng có nhiều công nhân có thể có xuất thân là tụi ngụy quân ngụy quyền, có nhiều tên có cha mẹ hoặc ông bà là ngụy quân ngụy quyền nên chúng vẫn còn tâm lý chống chính quyền cách mạng bằng cách:

    + Thay vì chọn đá loại D thì chúng chọn loại đá 0.5D-0.7D

    + Thay vi trải đá sâu M thì chúng trải sâu 0.5M-0.7M

    + Thay vì trộn với thời gian T thì chúng trộn với thời gian 0.5-0.7T

    + Thay vì nén với lực N thì chúng nén với lực 0.5-0.7N

    Tóm lại là thay vì làm V thì chúng làm 0.5-0.7V

    Bài học lịch sử: khi xây dựng con đường này các thế lực phản động thù địch đã tìm cách phá hoại mà 1 trong những việc phá hoại đó là bọn chúng làm ảnh hưởng đến uy tín cán bộ, trong đó có việc chúng (bọn phản động) tung tin làm ảnh hưởng đến đ/c thông gia với cán bộ lãnh đạo cấp cao của ta (đ/c họ Lâm), khiến đ/c thông gia này phải đi tù, đây là 1 bằng chứng rõ ràng về âm mưu của thế lực thù địch

    Mở bài: Rất có thể việc con đường bị lún có bàn tay chống phá của các thế lực phản động thù địch, lực lượng an ninh cần nhanh chóng vào cuộc tìm ra những tên phá hoại, cần thiết thì có thể bắt đưa đi cải tạo tất cả các công nhân tham gia vào công trình này (từ khảo sát địa chất đến xây dựng) để tránh các nguy cơ về sau (lưu ý: chỉ bắt đi Gu Lắc các công nhân trực tiếp làm, còn cán bộ phụ trách thì nên viết kiểm điểm thật nghiêm khắc)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Những gì liên quan đến "cướp cơm chim" của mấy ảnh mới có "thế lực phản động" nhúng vô.

      Goulag dành cho cán bộ (và cả kỹ thuật nữa) chứ không dành cho công nhân.

      Delete
    2. Bác làm thế thằng Nhật nó cắt ODA đấy !
      DDuowwngf này do thằng Nhật làm hết.

      Delete
    3. Bạn Cần Chỉnh (nghĩa là cần phải được chỉnh) nói đùa ấy mà. Bạn ấy liên hệ với hồi còn ở bên Nga xô viết.

      Delete
  5. Để khắc phục thì cần phải làm các công việc sau:

    - Nghiêm cấm các đơn vị truyền thông đưa tin về tình trạng mặt đường do hệ thống đang được cải tạo

    - Tiến hành trải 1 lớp nhựa mỏng để mặt đường được phẳng, đẹp

    - Ra nghị định cấm lưu hành các xe có tải trọng lớn (ví dụ như xe quá 1 tấn chẳng hạn) hoặc tiến hành thu phí thật cao nhằm vào các xe tải trọng cao

    Các biện pháp này phải được tiến hành đồng bộ, guyết liệt và ngay lập tức

    Xem thêm: đường cao tốc SG-Trung Lương

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ghi nhận gạch đầu dòng thứ ba.
      Thành viên hieu đã đề nghị Biện pháp khắc phục. Khả thi.

      Delete
    2. Không biết bác Toét thấy sao chứ tui thấy gạch đầu dòng thứ ba ko ổn, nếu mà cấm các xe có trọng tải lớn - quá tải - thì CSGT lấy gì có tiền mà mãi lộ và chung chi đây?!

      Delete
    3. Ngược lại thì có, càng cấm càng có tiền.

      Delete
  6. Tối cách nay 3 hôm anh đi về đường đại lộ Đông Tây này bị kẹt xe ở đoạn từ ngã tư Cát Lái đến xa lộ Hà Nội, do xe khách và xe tải phải vào đường xe 2 bánh và xe 4 chỗ do sửa đường lún.

    Hôm nay thông tin đưa trên báo Thay bê tông nhựa nóng bằng bê tông xi măng. Đêm qua xem tivi trên thông tin tài chính tối 23/5/2012 thì thấy toàn bộ nắm đấm xi măng than khóc và yêu cầu 2 bộ GTVT và Xây dựng phải cứu bằng cách, thay vì làm đường nhựa thì làm đường bê tông dùm. Nếu không thì toàn bộ ngành xi măng sẽ chết chỉ trong vòng 1 tháng tới.

    Hiện tại ngành xi măng đang tự giết nhau vì cạnh tranh không lành mạnh, vì chính phủ không có kế hoạch cho ngành khi tình hình thiểu triển như hiện nay. Nên tự mỗi nhà máy phải đi tìm khách hàng nội, ngoại. Bán cho ngoại thì bị ép giá rẻ hơn xi măng các nước trong vùng mà còn bao thầu chuyên chở và bảo hiểm. Bán cho trong nước thì ế ẩm tồn đọng. Tự giết nhau là chính vì tự hạ giá bán dưới mức giá thành để nuôi quân và duy trì hoạt động.

    Không đơn giản mà là cả một vấn đề có tính domino trong kinh tế. Nên chuyện làm đường bê tông cũng là một giải pháp cứu ngành xi măng mà lại giảm nhập khẩu hắc ín, bớt đi nhập siêu trong lúc khó khăn này.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Làm áo đường bằng bê tông xi măng vừa lãng phí vừa phản khoa học. Tuy nhiên nền đất yếu như Sài Gòn có thể xử lý đất bằng gia cố xi măng Deep Soil Mixed Column (DSMC) như đã làm ở các đầu cầu ĐLĐT.

      Biện pháp làm mặt bằng beton cement có lẽ là ý tưởng của lãnh đạo.

      Delete
  7. Chào bác!
    Đường quốc lộ 1a qua nhà cháu thì "lún" thế này:
    Đường một chiều, xẻ dọc giữa đường là vạch trắng phân làn (một bên xe đường dài, một bên xe khách B-T-N chạy tà tà đón khách mặc dù gần đó là bến xe ĐN), ở hai bên vạch trắng thì mỗi bên lún 1 ít (lún đều chứ ko lún chữ U) còn vạch trắng ở giữa bị hai thằng mập chèn thì thành ra lồi 2 ít (xấp xỉ con lươn). Có lần chẻ ngang qua đường bị trượt ngay chỗ cái sống lưng đó xém dập mặt.
    Liệu cái này hiện tượng ko giống lắm nhưng có cùng nguyên nhân ở ĐLĐT ko?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cái này do đầm cấp phối móng đường không chặt, hoặc đầm không đủ ẩm (hoặc tưới bằng nước mặn, chắc không có do QL1 đoạn ĐN không có biển). Lâu ngày nước ngấm xuống nên càng tệ hơn. Cần phải đào lên đầm lại.

      Delete
    2. QL1a đoạn Đà Nẵng nằm gần biển, chắc là tưới bằng nước mặn thật. Còn vì sao thì cháu tự tìm hiểu xem thế nào.

      Delete
    3. Đường ở đòa nẽng, đoạn đó nằm trong dự án mở rộng QL1.
      nguyên nhân thì cũng tương tự như vụ ĐLĐT (đ/c liu ý "vạch trắng phân làn" và "chạy tà tà"). Ngay trên đèo Hải Vân, trước kia khi chưa có hầm cũng hay bị kiểu này.

      Delete
    4. Quả thật tớ chưa thấy, có ai chụp hình đưa lên không

      Delete
  8. Đại lộ Đông Tây do nhà thầu nhật Obayashi tổng thầu.

    Về vấn đề chất lượng và trách nhiệm thì tôi biết rõ, họ làm rất bài bản (kể cả vụ cầu cần thơ).

    Vấn đề là tại sao chỉ bị lún nặng nề phần đường mới mở ở quận 2, phần ở Q1, 5 thì không sao? Ai cũng biết vùng Q2 là vùng trũng ngập nước.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Do tựa đề tớ dùng chữ Lún để chọc quê ông TS nên gây hiểu lầm. Bởi vì đánh giá lún hay không là vào lúc trời mưa có đọng nước không hoặc bằng quan trắc có đạt cao độ thiết kế hay không. Thực tế ĐL ĐT không bị lún mà là bị hư hỏng, lớp beton asphalt bị biến dạng nhưng không suy suyển đến nền đường.

      Việc nền yếu đã xử lý, vì thế mà không lún theo nghĩa của Lún. Lún được hiểu là mặt đường không đạt được cao độ, và sai số này tăng dần theo thời gian. Nếu tốc độ lún này giảm dần và dừng lại thì chấp nhận được trong thực tế.

      Delete
    2. Bác có thể search với cụn từ "lún vệt bánh xe" và "tải trọng trùng phục" để "xóa mù" vụ này.
      P/s: đường Q1, Q5 không có xe tải nặng, không có container.

      Delete
  9. Hình như ông tiến sỷ này chuyên nghành Mạc - Lê - Mao.
    Còn đ/c kỹ sư giao thông chuyên nghành tàu biển.
    Vụ này tôi liên tường tới vụ "văn thánh", có mấy tay tiến sỷ cũng nới thánh nói tướng trên báo. Nhưng đến khi Sở GTVT mời xử lý thì ... lặn mất tăm.
    Hiện tương lún vệt bánh xe, như hình vẽ thì ông nào học tới năm 4 (GT cầu đường) mà chẳng biết.
    Thế mà hai đ/c này vẽ hươu, vẽ vượn, hình như được phỏng vấn là sướng lắm.
    Thông thường với những đường có xe tải trọng lớn, thì có thể sử dụng mặt đường BTXM hoặc mặt đường BTN nhưng sử dụng móng cấp phối đá dăm (đá 0-4) gia cố xi măng.
    Với đường này vì không có số liệu cụ thể nên không dám "to mồm". Qua hình ảnh, tôi mạnh dạn đề xuất với bác Lý như sau:
    - Sử dụng cấp phối bê tông nhựa - loại đã dùng thi công TL25B, sau khi đã xử lý phần móng cấp phối.
    - Hoặc thay lớp móng cũ bằng cấp phối gia cố xi măng, trên sử dụng Lớp BTN như TL25B mới làm.
    (Tất nhiên trước đó phải kiểm tra tất cả các số liệu quan trắc lún, các chỉ tiêu của vật liệu...).

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ chẳng hiểu, ông mần tới tiến sĩ nói gì cũng cần có số liệu cụ thể. Ông nói ông theo dõi kỹ vụ này mà rốt cuộc nói bừa còn hơn sinh viên kiến tập.

      Tớ cảm ơn đề xuất của Thu, nhưng thực tiễn có khác với nhận định đôi chút
      - Tỉnh lộ 25 chỉ có lún mà không có vệt do nền của họ mềm hơn. Còn ĐL ĐT xung lượng xe chạy không gây biến dạng nền nên nó gây biến dạng lớp BT asphalt.
      - Móng đường đầm quá chặt, E vượt chỉ tiêu và đây là nguyên nhân gây lún vệt. Khuyết điểm thi công là đường không đạt được độ đàn hồi. Nó giống như cái đòn gánh, đòn dẻo gánh sẽ nhẹ và ít đau vai hơn đòn cứng.

      Delete
    2. Qua mô tả của bác, nhà em có thể giải thích như sau:
      - 25B lún nền (toàn bộ đường bị lún), dạng như đường "chờ lún".
      - Đường Huỳn Ngoc Sỷ thì lún vệt bánh xe.
      2 đ/c đường này "lún" với bản chất hoàn toàn khác nhau. Đ/c 25B có thể bị thêm "vệt bánh xe" (nếu như...), nhưng đ/c HNS thì không có "chờ lún".
      Còn vụ "Móng đường đầm quá chặt, E vượt chỉ tiêu...", bác cho là "nguyên nhân gây lún vệt", thì báo cáo bác là ... trật chìa nặng rồi ạ ! he he. Ví dụ trực quan cho bác là các lớp BTN trên mặt cầu có mấy khi bị "vệt bánh xe" đâu !, thường thì bị trồi do dính bám với mặt cầu kém...
      he he
      Lúc đầu cứ tưởng bác Lý là dân Lục lộ !
      P/s: Nếu như chỉ trực tiếp chỉ khoảng 10" là hiểu hết ráo ạ.

      Delete
    3. Cảm ơn những phản biện có giá trị của Thu,

      Hãy xem dân Phi Lục Lộ viết ở đây http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/73646/vi-sao-dai-lo-13-400-ty-vua--xai--da-hong-.html
      Ở đó có tư vấn độc lập, Hội Cầu đường, bao nhiêu mũi khoan lấy mẫu
      Tứ chỉ dùng nguyên lý đòn gánh của mấy bà đi chợ: đòn cứng thì phá vai người gánh.

      Kết luận: hỏng mặt đường ở đây là lớp BTNN
      Nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ tới là phẩm chất lớp BTNN. Vì vậy mà thành viên hieu đã đề nghị đặt cốt thép vào BTNN như ảnh minh họa ở cuối bài.

      Nguyên nhân trực tiếp: quá tải (đã bắt quả tang xe 130T) cộng với phân làn theo chủng loại xe mà cụ thể ở đây là xe tải. Lối phân làn như vậy dẫn đến xe tải nặng chỉ có làn duy nhất. Quá tải chính là lý do không bắt đền nhà thầu.

      Tại sao trên cầu không như vậy? Những xe gây ra như vậy không bắt buộc phải chạy trên một dải duy nhất giống như ở ĐL ĐT. Tớ có nghe cầu Thanh Trì cũng bị hỏng mặt đường, vì không có thông tin nên không chắc, nhưng có lẽ cùng nguyên nhân với ĐL ĐT. Ai có thông tin về cầu Thanh Trì giúp tớ.

      Tóm lại:
      phải ở đó quan sát việc sử dụng đường của xe tải so với nơi khác mới thấy sự khác biệt. Tớ nhắc lại chủ đề của bài: mấy tay Tiến sĩ nhìn từ xa rồi phán bậy.

      Delete
  10. Chú dùng từ "LÚN " vẫn đúng trong mọi hoàn cảnh mà. Đường chờ "LÚN" hỏng biết add link vô sao nữa. Hầm thủ thiêm chưa để "hầm chờ lún " chứ nếu để thì chẳng ai dám đi. Lãnh đạo thành phố "mang tên người" cũng chỉ dám xuống cắt băng khánh thành thôi chứ đi qua hầm mỗi ngày chẳng có lãnh đạo nao đủ can đảm. Sống chiến đấu học tập theo gương "người". Đó là gì : "LẤY DÂN ĐEN RA LÀM VẬT TẾ THẦN" để người và cháu ngoan của "người sống trong hang" được ấm no hạnh phúc.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bậy nào,
      Ở đâu cũng thế, ít khi người ta lựa chọn hầm nếu có cầu.
      Người ta không sợ Hầm Thủ Thiêm nó chìm xuống, mà ngược lại người ta sợ nó nổi lên.

      Delete
  11. Ăn cắp ý tưởng nhanh thiệt: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/73646/vi-sao-dai-lo-13-400-ty-vua--xai--da-hong-.html

    ReplyDelete
  12. Tác giả bài này có lấy thông tin từ Ban QLDA, bài báo đã nêu đúng vấn đề chuyên môn cho quần chúng hiểu.

    Bài Phôi tượng Thánh Gióng bị phá và những hiểu lầm của tớ bị tác giả Lê Thu VOV lấy về cắt xén chút đỉnh rồi đăng ở đây http://vov.vn/Home/Y-kien-trai-chieu-viec-pha-ban-mau-tuong-Thanh-Giong/20124/205365.vov.

    Mục đích viết bài của tớ là phổ biến rộng rãi trong cộng đồng, vì thế mà qua báo đảng những ý tưởng này được phổ biến rộng rãi hơn

    ReplyDelete
  13. Bác gợi ý là dùng Xi măng thay nhựa-đúng khi thu được thuế.

    Có mấy bạn chuyên ngành vẫn chưa dám khảng định-LÚN DO XE không do đường.

    Chỉ có cách dùng đường thủy để giảm tải

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đậu Tương đọc bài này để có thông tin http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/73646/vi-sao-dai-lo-13-400-ty-vua--xai--da-hong-.html lún do cái gì.

      Xe quá tải từ tổng hợp 2 nguyên nhân:

      1. Giá xe quá cao mà giá vận chuyển bị giới hạn
      2. Tiền mãi lộ không hạch toán được nên phải chở quá tải để bù vào.

      Muốn chống quá tải phải cấm nhập khẩu lốp, sản xuất lốp theo kỹ thuật cũ tải trọng thấp.

      VN chưa tiêu thụ nhiều đến mức không đủ đường bộ để chuyên chở.

      Delete
    2. chú Lý...ạ!
      cháu có ý này;

      Trước đây cháu không nhớ vào thời điểm nào,nhưng vào mùa hè nhiều ngày nắng nóng liên tiếp,,, khi đó QL 5A mặt đường xuống cấp chũng xuống và rạn chân chim (đoạn Tiền Trung _Lai Cách ,Cẩm Giàng),họ đã trải một lớp thảm khác nhưng sau đó không lâu như đã nói ở trên phải ngày nắng nóng,mặt đường cũng có hiên tượng như ĐLĐT... cháu thấy người ta bóc lớp mới trải đi trải lớp khác thôi nhưng mặt đương lúc nào cũng có nước vì có xe téc đi tưới nước liên tục vào những lúc nắng nóng nhất...từ đó đến nay 1 ,2 năm gì đó bây giờ cháu đi qua lại đó không thấy còn hiện tượng như ở ĐLĐT...
      vậy có thể có thêm cả nguyên nhân nhiệt độ cao,và lớp thảm mới đã thay đổi tỷ lệ gì đó cho phù hợp với nhiệt độ những ngày hè, chắc không phải cứ mùa hè là họ lại chuẩn bị nước tưới đường ...

      Delete
    3. Hỏng lớp mặt BTNN thì đã rõ rồi. Việc hỏng này là do vật liệu kết dính (asphalt) không đạt yêu cầu, có nhiều nguyên nhân làm cho nó không đạt yêu cầu trong đó có nguyên nhân khí hậu (nhiệt). Thời trước nhập khẩu nhựa từ Liên sô (xứ lạnh) làm đường ở VN (xứ nóng) nhựa chảy trong mùa hè dính từng tảng vào bánh xe ô tô tải 5 tấn.

      Mọi người tranh luận xem có hỏng lớp dưới nữa hay không. Tớ trả lời không.

      Delete
  14. Dear all,

    ĐL ĐT cũng như những con đường khác được những người chuyên nghiệp đảm nhiệm từ khâu thiết kế đến thi công và giám sát. Các kỹ sư tham gia đều là những người có học vị cử nhân trở lên và đều có chứng chỉ hành nghề Lục Lộ, cho nên thẩm quyền chuyên môn chúng ta không cần bàn ở đây nữa.

    Như thường lệ, báo chí thì cố gắng phanh phui tuy không nói ra nhưng đều hàm ý có sự ăn bớt ở đây. Có thể là ăn bớt vật liệu hoặc có thể ăn bớt quy trình thi công.

    Không thấy ai đề cập đến sự nguy hiểm của lún vệt xe, đó là khi trời mưa nước đọng trong vệt lún làm mất khả năng bám đường của bánh xe gây tai nạn nghiêm trọng.

    ReplyDelete
  15. CHÚ ơi, cháu đọc bài của chú hay quá, cháu đang quan tâm tới đề tài cải thiện BTN ( cải thiện nhựa bằng cách sử dụng phụ gia)để khắc phục hiện tượng lún sụt này
    Cháu rất mong lời khuyên từ chú
    email của cháu là
    tranphongthaicd06b@gmail.com
    Cháu chờ hồi âm từ chú, chúc chú sức khẻo tốt, có nhiều bài hay như thế này

    ReplyDelete
  16. Chú Lý ơi, cháu đọc bài viết của chú và cháu thấy hay qua
    Giờ cháu đang quan tâm tới đề tài nghiên cứu cải thiện mặt đường BTN( cải thiện nhựa đường bằng cách sử dụng phụ gia)
    Cháu rất mong nhận được lời khuyên từ chú
    Email của cháu là: tranphongthaicd06b@gmail.com
    Cháu rất mong hồi âm từ chú, chúc chú sức khỏe, công tác tốt,và có thật nhiều bài viết hay như thế này

    ReplyDelete
  17. Mọi yêu cầu tư vấn vui lòng trả 500 USD/giờ...

    ReplyDelete
  18. Trần Thái,

    Bạn MB nói cho vui thôi. Nghiên cứu về vật liệu thì phải làm nhiều thí nghiệm, không thể khác được.

    Từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì, rồi ĐL Đông Tây đều bị trồi nhựa do cùng một nguyên nhân: xe quá tải. Lên đến 30 tấn/trục xe, nhựa đường không biến dạng mới lạ.

    ReplyDelete

Ghi một nhận xét:
- Mã tô màu: [co=#color]txt[/co]
- Chữ đậm (nghiêng): <b(i)>câu muốn in đậm (nghiêng)</b(i)>
- Chèn link: <a href="URL">text</a>
- Chèn hình: [img]URL hình ảnh, jpg, png, etc[/img] hoặc [im=URL]
- Cho phép chèn mã Emoticons của Yahoo
- Chèn video từ youtube: [youtube]URL của youtube[/youtube]
Định dạng video như thế này: http://www.youtube.com/watch?v=FV6WC89gWUQ (xin lưu ý: http không có s)