Thursday, May 17, 2012

Kinh tế Việt Nam: Ý nghĩa của tăng trưởng GDP

Bài trước
Bức tranh Kinh tế Việt Nam

Tiếp loạt bài về Thực trạng kinh tế Việt Nam nhưng không đề ra giải pháp giải quyết thực trạng đó, kỳ này chúng tôi tiếp tục giới thiệu yếu tố Tăng trưởng GDP trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Trong đó Tăng trưởng GDP vừa là mục đích vừa là phương tiện của Nhà nước chuyên chính XHCN.

Có hai mặt của vấn đề GDP lần lượt được trình bày:
1. Ý nghĩa của tăng trưởng GDP
2. Tăng trưởng GDP bằng mọi giá


Phát triển kinh tế của một đất nước được đo bằng nhiều chỉ tiêu, trong đó tăng trưởng GDP là một chỉ tiêu quan trọng. GDP được hiểu đơn giản là thể hiện sự thịnh vượng của một quốc gia nên chỉ số này hay được dùng để tuyên truyền*. Đối với quốc tế, chỉ tiêu tăng trưởng GDP của một nước là một trong những căn cứ để cho nước ấy vay tiền đầu tư.

Tăng trưởng GDP có thể là:
- Dân chúng năm nay sung túc hơn năm ngoái
- Chính phủ chi dịch vụ công hoặc mua sắm nhiều hơn
- Xây dựng công trình nhiều hơn, bỏ vốn vào kinh doanh nhiều hơn
- Tăng xuất siêu hoặc giảm nhập siêu

Hoặc cả 4 yếu tố đó.


Những câu hỏi hay được đặt ra là:

- Làm sao mà năm nào cũng tăng trưởng GDP, tiền lương tăng mà thu nhập thực tế ngày càng giảm
- Làm thế nào mà Chính phủ có thể dễ dàng đặt chỉ tiêu tăng trưởng từ đầu năm mà không phụ thuộc vào từng cá thể làm ra lượng GDP đó.

Chỉ tiêu GDP không đo đếm sản lượng vật chất làm ra và phẩm chất của chúng mà chỉ là giá trị tổng số sản lượng đó bằng tiền. Con số này không có ý nghĩa nhiều đối với công chúng, xin xem biểu đồ minh họa ở cuối trang.

Chỉ số liên quan đến GDP biểu hiện sự thịnh vượng và phát triển bền vững của một quốc gia lại là tương quan giữa:
- Tiền lương: thể hiện thu nhập thực tế của công chúng
- Tiền lãi: thu nhập của giới chủ
- Tiền thuế: tiền thuế công dân phải đóng
- và Cán cân thương mại: thặng dư hay thâm hụt

Ở Việt Nam không bao giờ có con số này, xin tham khảo số liệu của Mỹ. Theo thống kê của nước Mỹ, Tiền lương chiếm 2/3; Tiền lãi chiếm 1/10; Tiền thuế 15% còn lại là Thâm hụt hay Nhập siêu. Con số này là Định hướng của Quốc hội và có xê dịch theo từng năm trên thực tế. Cộng Hòa và Dân Chủ cãi nhau quanh năm cũng chỉ vì những con số này. Nước Mỹ không lấy gì làm tốt đẹp, nhưng lấy Mỹ làm thí dụ bởi vì đó là nền kinh tế thị trường điển hình và tất nhiên, minh bạch.

Chính phủ Việt Nam đã khéo léo sử dụng Công thức chính tắc để tính GDP:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) = Tiêu dùng của dân chúng + Chi tiêu công + Tổng đầu tư + Xuất khẩu – Nhập khẩu.

Trong đó:
- Chi tiêu công không thay đổi nhiều khi tình hình chính trị xã hội không có nhiều thay đổi
- Tiêu dùng của dân chúng phụ thuộc vào thu nhập thực tế, thu nhập tăng thì chi tiêu rộng rãi hơn và ngược lại
- Xuất khẩu, nhập khẩu có thể kiểm soát được bằng chính sách thuế
- Và cuối cùng, Chìa khóa của sự tăng trưởng GDP và chiếm tỷ trọng cao trong cấu thành GDP chính là Tổng lượng đầu tư. Điều này lý giải tại sao có thể dễ dàng xác định tăng trưởng GDP ngay từ đầu kỳ, bất chấp sự suy giảm thu nhập của dân chúng. Và trên thực tế tạo ra tăng trưởng GDP còn dễ hơn là hạ nó xuống, điều này sẽ được chứng minh ở phần sau.

Tổng sản phẩm GDP của VN (do thành viên Lucky cung cấp)



Tỷ lệ Nợ của Chính phủ so với GDP (do thành viên Lucky cung cấp)

* Ở những xứ không có tự do báo chí thì truyền thông chỉ có ý nghĩa tuyên truyền chứ không có đối thoại.

Kỳ tới: Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng GDP bằng mọi giá

52 comments:

  1. Càng lúc càng được đọc nhiều bài viết của chú Lý, cho thấy sự am hiểu thông tin và khả năng phân tích sắc bén. Cảm ơn chú rất nhiều. Xin đem bài này và các loạt bài về treo.

    ReplyDelete
  2. Chào anh Toét,

    Sau đây là : Thằng Global Finance

    Để chứng minh cho câu " - Làm sao mà năm nào cũng tăng trưởng GDP "@ anh Toét

    Gross Domestic Product - GDP US$ 118.567 billion (2010 estimate)



    Real GDP growth
    2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
    6.8% 6.9% 7.1% 7.3% 7.8% 8.4% 8.2% 8.5%
    2008 2009 2010 2011*
    6.3% 5.3% 6.8% 6.3%



    Year Gross domestic product, current prices Percent Change
    1980 27.847
    1981 13.875 -50.17 %
    1982 18.405 32.65 %
    1983 27.726 50.64 %
    1984 48.177 73.76 %
    1985 14.999 -68.87 %
    1986 33.873 125.84 %
    1987 42.045 24.13 %
    1988 23.234 -44.74 %
    1989 6.293 -72.91 %
    1990 6.472 2.84 %
    1991 7.642 18.08 %
    1992 9.867 29.12 %
    1993 13.181 33.59 %
    1994 16.279 23.50 %
    1995 20.798 27.76 %
    1996 24.692 18.72 %
    1997 26.892 8.91 %
    1998 27.234 1.27 %
    1999 28.702 5.39 %
    2000 31.176 8.62 %
    2001 32.524 4.32 %
    2002 35.097 7.91 %
    2003 39.563 12.72 %
    2004 45.452 14.89 %
    2005 52.931 16.45 %
    2006 60.933 15.12 %
    2007 71.112 16.71 %
    2008 90.302 26.99 %
    2009 93.169 3.17 %
    2010 103.574 11.17 %

    Biểu đồ minh họa : ( so sorry , không biết code để dán ảnh là gì! )

    http://www.tradingeconomics.com/chart.png?s=vietnamgdp&d1=20000101&d2=20120517

    Nợ so với GDP

    http://www.tradingeconomics.com/chart.png?s=vnmdebt2gdp&d1=20000101&d2=20120517

    Lấy từ Thằng Trading Economics

    .................................................................................

    Và ngoài những phân tích trên của anh Toét, khi "báo cáo" mới thế giới GDP trong nước tăng như vậy. Sẽ có một việc không vui lắm! Đó là GDP đầu người vượt ngưỡng nhất định ( thường 1.000 USD/ người) thì việc đi vay không còn là những gói vay ưu đãi nữa! Nghĩa là, sẽ phải trả lãi cao rất nếu vay của WB , IMF ...

    Với điều kiện " bắt buộc" để được vay của các ông lớn WB; IMF,...thì việc GDP Việt Nam "tăng" đều đặn trong thời gian tới là điều hiển nhiên! Con cháu sẽ trả lãi xòng phẳng, hông phải nhờ vả sự trợ giúp của ai! Chúng ta, tự hào sánh vai cùng các cường quốc năm châu!

    Vốn vay về đầu tư như thế nào, hiệu quả kinh tế ra sao, ...vấn đề này, những công dân ngoan hiền chúng ta có thể kê cao gối ngủ! Không cần bận tâm, các chú các bác đang làm việc miệt mài vì tương lai con em chúng ta...hahaha

    Chúc anh Toét ngày vui vẻ!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ô...cồng xong dồi mới thấy phần 2 :

      " Tăng GDP bằng mọi giá!" ...coi như 1 lý do để "tăng mọi giá" vậy!

      Anh Toét, code dán link, Ky biết, còn dán hình, dán clip thì làm sao ạ? Nhiều lúc đọc bài của anh, muốn dán cái hình minh họa, mà không làm được...huhu :(

      Delete
  3. Nhà cũ của anh bị hack rồi, em vào nhà mới nhé: http://nguyentuanphi.multiply.com/

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hi Cậu Long,
      Đang nhiều view mà bị hack, tiếc nhỉ

      Delete
  4. Hi all,
    Tổng giá trị GDP là một con số không có ý nghĩa mấy thì ai cũng biết nên tớ không trình bày nhiều. Tớ chỉ nhấn mạnh yếu tố thành phần trong GDP ấy là gì, ai được hưởng.

    Thí dụ dân Mẽo hưởng đến 2/3 thành quả đến từ Mỹ và từ bên ngoài nước Mỹ, khoảng 1/10 GDP là lợi nhuận ròng (sau thuế), phần còn lại chi cho quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Dĩ nhiên là 2/3 GDP đó dân Mỹ làm sao tiêu hết, nên họ
    hoặc đầu tư để "bóc lột" ở đâu đó
    hoặc cho chính phủ Mỹ vay

    Phần thặng dư của dân Mỹ được dùng để đầu tư hay nói cách khác đầu tư của họ là đầu tư tư nhân nên việc sử dụng vốn sẽ "khôn hơn" và không thể "tăng" GDP như ý muốn được mà chỉ có thể dự báo. Trái lại, Chính phủ Việt Nam là người quyết định trong việc đầu tư nên có thể "chủ động" tăng trưởng GDP ngoài ý muốn của công chúng.

    Do đó mà loại bỏ nghi ngờ của một số người cho rằng chính phủ VN ngụy tạo số liệu GDP vì họ cảm thấy thu nhập thực tế của họ giảm (thực tế giảm thật trong những năm gần đây).

    Phần sau tớ sẽ phân tích tăng trưởng GDP còn là phương tiện cho nên có thể việc làm cho nó giảm khó hơn nhiều so với việc làm cho nó tăng.

    @ Củ Chuối,
    Cho ý kiến đi chứ

    @ Lucky,
    Tớ đã bổ sung số liệu của em vào entry
    Thành em đã tham gia ý kiến để hoàn chỉnh vấn đề

    P/S blog của tớ google mặc định chỉ cho phép các thẻ , . Trước mắt cứ đưa link ra tớ sẽ bổ sung vào entry vậy

    ReplyDelete
  5. Mong chờ bài viết này từ lâu.Cảm ơn chú về bài viết rất có giá trị.
    Cháu có một thắc mắc:
    Trích: "Trong đó Tăng trưởng GDP vừa là mục đích vừa là phương tiện của Nhà nước chuyên chính XHCN"
    Xứ nào chẳng theo đuổi mục tiêu tăng trưởng GDP để giàu có. Chú phân tích kỹ ý trên đi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chưa vào phần chính đâu, mới chỉ khúc dạo.
      Cấu thành GDP mới làm nên chuyện chứ không phải tổng số

      Nước Nhật không tăng trưởng trong 20 năm nay nhưng dân Nhật không bị giảm thu nhập nên không kêu ca gì, trong khi hệ bảo hiểm y tế Nhật là nhất thế giới.

      Một gia đình giàu lên mà số đông người trong gia đình đó lại nghèo đi và sông trong môi trường độc hại hơn trước. Có nên không?

      Delete
    2. Cháu vẫn cho rằng: Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có quá nhiều sai sót, nguyên nhân ở cả khách quan, chủ quan và sự duy ý chí nữa,làm cho cấu trúc nền kinh tế của Việt Nam rệu rã như ngày hôm nay.

      Delete
  6. Phân tích tăng trưởng GDP để thấy nguyên nhân gây ra lạm phát.

    Lạm phát đưa đến thu nhập thực tế bị giảm, tiết kiệm của dân chúng giảm

    Lạm phát làm cho việc ký thác ngân hàng không có lợi, vốn bị thu hẹp, tiền tiết kiệm được đưa vào vàng, đô

    Chính phủ ra các biện pháp hành chính như áp đặt tỷ giá, siết vàng đô, nâng lãi suất để chống lạm phát.

    Lãi suất cao, sản xuất buộc phải thu hẹp gây ra tăng giá thành sản xuất, không cải tiến được công nghệ.

    Sản suất giảm, thất nghiệp tăng, đồng thời với GDP tăng.

    Đấy là bức tranh kinh tế Việt Nam mà tớ sẽ lần lượt trình bày từng vấn đề một. Và tớ không bao giờ đưa ra giải pháp vì đó là việc không tưởng.

    Đề nghị mọi người góp ý kiến và dữ liệu tham khảo.

    ReplyDelete
  7. Dear Bác Lý!
    Bác Lý có biểu đồ liên quan giữa đầu tư công và lạm phát của VN ? Để thấy rõ ràng nhà nước không thể và cũng k muốn giảm lạm phát. Cảm ỏn Bác.

    ReplyDelete
  8. @ chú Lý: Phần này kiến thức cháu hạn hẹp nên chỉ ngồi hóng.

    ReplyDelete
  9. Cái bác Xe Ôm này thế mà ghê gớm thật! GDP thì vậy. Còn CPI và mấy cái Index khác nữa. Làm luôn một thể đi bác Lý. Rôi tổng hợp lại thành cái AQ Eco Index (AEI) của xứ mình là vừa. Thank much.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vân muốn xem biểu đồ số liêu FDI thì vào đây

      Ví dụ : Nữa năm 2010 này :

      http://www.vietpartners.com/images/Vietnam-FDI-H1-2010.jpg

      Delete
    2. Em Ky,

      Vân chơi chữ đấy, GDP có liên quan gì đến trượt giá CPI. Và các chỉ số khác làm nên AQ (chính truyện của Lỗ Tấn) Eco Index tức là Chỉ số tự sướng.

      Delete
    3. anh Toét,

      Cảm ơn anh, Ky lại nghĩ người ta hỏi về số liệu cụ thể, những data mà Việt Nam báo cáo thế giới, dù nó ko 100% chính xác, xong những số liệu cũng cho chúng ta cái nhìn ok hơn là nói xuông, không dẫn chứng!

      Ky nghĩ, những người ở đây, không phải ai cũng có óc phân tích, tổng hợp như anh Toét. Và cũng không phải ai có nguồn data dữ liệu cụ thể như Gúc, nên Ky cứ đưa ra, biết đâu người khác thực sự cần!

      Thành Lợi,

      Ô chào anh " biết tuốt" ! Hân hạn biết anh! Anh "biết tuốt" phán như lãnh tụ ý nhể! Hố hố hố...Ky tui hông biết giề mới theo anh Toét về đây. Chỉ có một sở thích duy nhất, chứng minh bằng số liệu cụ thể, những câu anh Toét nói! Thế thôi

      ( đây nhà anh Toét, chứ quán Zì thì...)

      Delete
  10. Lạc đề chút, tôi rất thích cách nêu "định đề" và chứng minh "định đề" của Lý Toét nên tôi muốn nhờ Lý Toét cho ý kiến về "giả thuyết" cho rằng "Cái được gọi là Đảng CSVN không phải là một đảng phái chính trị" bằng 1 cái còm. Cảm ơn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vấn đề này có thể trình bày một tiểu luận,

      Có chứ sao lại không. Không những đủ tiêu chuẩn để gọi là một đảng chính trị mà còn chặt chẽ hơn ở những yếu tố:

      - đội quân tiên phong
      - là đại biểu duy nhất
      - có kỷ luật sắt

      Tớ không nói đùa, chẳng hạn như tính kỷ luật. Đảng Dân chủ hay Cộng hòa ai vô cũng được, hơm nay đảng này ngày mai đảng kia cũng không sao. Còn đảng CSVN vô khó, ra không thể. Muốn ra có thể chết mà vẫn được truy điệu anh hùng, xây đền thờ.

      Delete
  11. Chà, không có ý kiến gì ta? Tớ trả lời từng người một,

    @ Spirit,
    Sự vật mà nó đang tồn tại có nghĩa rằng Không có gì sai cả. Chủ quan, duy ý chí chỉ là một cách ngụy biện.
    Vì quyền lợi của ngoại quốc để dựa vào họ, qua đó thủ lợi cho một nhóm người là chủ trương nhất quán, chưa hề thay đổi.
    Thành quả như ngày nay là một sự tất yếu, không thể khác được
    Đi lên XHCN là con đường "nhân dân" ta đã lựa chọn.

    @ Tai,
    Tớ không có trình bày số liệu vì việc này ai cũng làm được, tớ chỉ phân tích những gì người ta chưa nói tới dựa trên tài liệu là báo đảng.

    @ Củ Chuối,
    Không chỉ ở entry mà còn có ở comment.

    @ Thanh Vân,
    Tớ chỉ phân tích mà không đưa ra giải pháp. Qua đó lựa chọn lối sống thích hợp, không mất thì giờ ở những cái bánh vẽ hoặc ở những mục tiêu công kích giả.

    ReplyDelete
    Replies
    1. @ Chú Lý
      90 triệu dân nước Việt bị bán rẻ thế sao?
      Có lẽ đã đến lúc, Những kẻ cơ hội chính trị ở Việt Nam phải nhìn thấy gương của Gadaphi rồi.

      Delete
  12. Họ làm khéo mà dân ta ít người hiểu.

    Tăng đầu tư công cũng tốt nhưng ở ta hiệu quả chỉ là số âm.

    ReplyDelete
  13. @ Bác Lý : rất mong bác có thêm một hoặc vài bài viết về hậu quả của những khoản nợ công việt nam , nợ ODA để cho con cháu được biết thêm ! Nếu để hiểu một cách nông cạn như cháu rằng :vỡ nợ nó cũng giống như Hy Lạp có lẽ là quá nông cạn !
    Cảm ơn bác

    ReplyDelete
    Replies
    1. Năm nào cũng thấy báo chí, truyền hình nước nhà "tuyên dương" năm nay lãnh đạo nước ta đi vay được mấy chục tỷ đô vốn ODA vượt năm trước mà thấy xấu hổ ! Quả thật là một điều đáng để tự hào với con rồng cháu tiên được biểu dương vì vay được nhiều tiền !
      Không rõ có bao nhiêu mấy dân đen hiểu ODA là cái gì ?

      Delete
  14. Chính vì nguyên nhân chính để tăng trưởng GDP ở Việt Nam hiện này là ở " đầu tư công " nên khi Chính Phủ quyết định chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tư công nên tăng trưởng GDP năm 2011 của cả nước là 5,89 % ( Tổng cục Thống kê ) và quý I năm 2012 là 4 % và dự kiến quý II là 4,5 % .

    Nhìn vào nguyên nhân chính để làm tăng trưởng GDP của Việt Nam hiện nay và mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2012 này là từ 6 - 6,5 % ( Quốc Hội )thì chúng ta có thể thấy rõ trong quý III, IV Chính phủ có nhiều biện pháp để nới lỏng chính sách tiền tệ, tuy nhiên nếu làm như vậy thì lạm phát trong quý IV và năm 2013 sẽ tăng cao, làm tiền để xấu cho nền kinh tế đất nước sau này !

    Chính phủ hiện này đang rất " băn khoăn " trong việc " nới " hay " không nới ", tuy nhiên ở một đất nước mà ý chí không nằm ở Chính Phủ mà nằm ở " một số người " thì việc " nới hay không nới " không phải là vấn đề quan trọng. Vấn đề là làm cách nào để giữ được chế độ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất thời này !

    Vì vậy, ưu tiên quan trọng nhất của đất nước ta trong giai đoạn tới là làm mọi cách để làm sao tăng trưởng được kinh tế để nếu không được con số 6 % thì cũng cố gắng phải được 5,5 % .

    ReplyDelete
  15. Mọi người có vẻ lo ngại thế nhỉ,

    @ Spirit,
    Không có biến động gì đâu trước khi xuất hiện một lãnh tụ mới. Nhân dân hãy biết yêu lấy bản thân mình, làm những gì có thể để kiếm sống, đừng trút phẫn nộ vào những mục tiêu giả.

    @ Đậu tương,
    Những năm qua, ngoài đầu tư công vào các Tập đoàn nhà nước, dân ta đã tích cực đầu tư vào BĐS và đã có hiệu quả thực sự. Sự hiệu quả đó mới cuốn mọi nguồn lực tư nhân vào đất đẩy giá đất lên trời đến mức không thể mua nổi.

    @ Yêu Quê Hương,
    Bạn không phải lo. ODA từ chỗ khác tớ không biết, ODA từ Nhật được trả bằng dầu, phía Nhật tự khai thác ta chỉ theo dõi đồng hồ tính tiền.

    Cũng đừng lo cho Hy Lạp nói riêng và đám Nam Âu nói chung. Bọn chúng tiêu nhiều hơn làm nên mắc nợ chứ không có bệnh tật gì đâu.

    @ Thành,
    Tất cả những biện pháp bơm-hút, phá giá tiền đồng, tăng-giảm lãi suất qua đó hạn chế - khuyến khích cho vay nhằm bảo vệ quyền lợi ngân hàng. Nếu giá BĐS hạ quá đến lúc nào đó giá trị tài sản thế chấp nhỏ hơn tiền vay, lúc đó ngân hàng sẽ ôm đống BĐS là ác mộng của các lãnh tụ.

    Các anh Thiên Thành Dương Ngân Nghĩa rất giỏi về kinh tế nhưng cố vấn chính sách vĩ mô không vì nền kinh tế quốc dân mà vì tài sản của lãnh tụ.

    Đừng nói họ sai lầm, tội chết.

    ReplyDelete
  16. Dear Bác Lý !

    Nếu nói như Bác " Nếu giá BĐS hạ quá đến lúc nào đó giá trị tài sản thế chấp nhỏ hơn tiền vay, lúc đó ngân hàng sẽ ôm đống BĐS là ác mộng của các lãnh tụ. ". Thực sự Bác dùng chữ " quá " khá khó, nó nghe rất trừu tượng !

    Các chuyên gia nhận định, giá thị trường bất động sản Việt Nam hiện này phải giảm xuống 50% mới về giá trị thật ! Tuy nhiên nếu nhận định thực giá trị thật của bất động sản Việt Nam hiện nay rất khó vì nó được đẩy lên theo ý chí chứ không phải theo cơ chế thị trường.

    Tuy nhiên, điều cháu muốn nói là hiện này cách giải quyết với đống BĐS như thế nào ! Như Bác nói nếu giá " hạ quá " thì ngân hàng cũng chết, nếu không hạ thì cũng không thể thanh khoản được đống BĐS đó, ngân hành thiếu thanh khoản cũng chết, biện pháp giải quyết cuối cũng là Nhà nước quốc hữu hóa bất động sản này, hay nói cách khác là nhà nước in tiền mua đống nợ này và cũng có thể nói nhà nước bơm tiền cứu thanh khoản tại các ngân hàng ? .......

    Nên cháu nghĩ là trong ngắn hạn, nếu giá bất động sản giảm xuống nhanh là tốt hơn cho ngân hàng vì dù sao ngân hàng cũng bán được bất động sản ( biết là lỗ ) những sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thanh khoản và nợ xấu tăng cao tại ngân hàng vì kiểu gì thì NHNN cũng bơm tiền cứu thanh khoản khi cần !


    Cháu chưa bao giờ nói họ sai lầm vì cháu biết họ hơn cháu " mấy cai đầu " !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thành nói BĐS giảm tới 50% là đúng đáp số rồi đấy,

      Ngân hàng định giá BĐS thế chấp 70% giá thị trường và ngân hàng cho vay 70% giá trị được định giá đó. Nếu tài sản thế chấp là BĐS giảm còn 1/2 người vay sẵn sàng để cho ngân hàng siết thế chấp.

      Con số chính thức dư nợ BĐS là 200 ngàn tỷ, tương đương với giá trị BĐS thế chấp tại thời điểm cho vay là 400 ngàn tỷ. Chưa kể những khoản vay cho mục đích khác thế chấp bằng BĐS.

      Ngân hàng ACB vừa công bố lãi quý I/2012 870 tỷ lập tức bị đánh sụt hạng tín dụng không phải không có lý.

      Delete
    2. Thành,
      Tìm đọc lại các bài viết năm 2008 khi hàng loạt các ngân hàng Mỹ phá sản!

      Hiện nay các Bank ở Vn và cả chính phủ VN cũng đang kẹt ở BĐS! Nếu để tụ do như thị trường Mỹ trước đây thì tất nhiên sụp đổ hệ thống ngân hàng VN ngay! Nếu bơm tiền thì bao nhiều cho đủ???

      Nhưng đến lúc bomb out giá nhà, lúc đó thì chúng ta đã có sự chuyển biến quyền lực khác! Giá BĐS hiện nay rất khó thay đổi, bởi nó là sân sau của một nhóm người! Ai muốn thay đổi,sẽ tèo ngay bằng mọi giá! Hãy xem sự đón tiếp " nồng hậu" cô Đoàn Nguyên Đức khi có ý hạ 50% giá chung cư cô cổ quản lý!

      Việt Nam, chỉ còn đất để ăn, đừng đùa với miếng ăn của kẻ có thế lực!

      Delete
    3. Dear Lucky !

      Em nghĩ đây là một giai đoạn rất nhạy cảm cho các doanh nghiệp trong ngành bất động sản ở Việt Nam. Họ đang phải đối mặt với hai vấn đề nan giải: vấn đề vốn liếng của họ đều nằm cả ở bất động sản mà số hàng tồn kho của bất động sản không bán được, tiền chết nằm trong thị trường bất động sản không rút ra được !
      Thứ hai, là những khoản nợ ngân hàng ngày càng nhiều do cũng từ khó khăn trên mang lại, số tiền trả lãi ngân hàng ngày càng nhiều cộng thêm dư nợ ngày càng tăng cao làm cho doanh nghiệp trong ngành gặp khó khăn khi có ý định vay để kinh doanh tiếp.

      Đứng trước khó khăn đó thì doanh nghiệp có hai hướng xử lý : thứ nhất là chấp nhận để cho ngân hành phát mãi số tài sản thế chấp đó và thứ hai là chấp nhận phải bán số bất động sản trong tay mình ( dù biết là lỗ - như ý định của ông Đức ) để có tiền giảm bớt khoản nợ xấu và tạo niềm tin để có thể vay tiếp tiền của ngân hàng !

      Đây là giai đoạn " giằng co " giữa nhà đầu tư và người mua trong ngành bất động sản và theo em nghĩ trước sau gì thì các doanh nghiệp trong ngành phải chấp nhận bán tài sản của mình để tiếp tục " sinh tồn ". Khi đó ý chí của một số người không thể thắng được các cơ chế của thị trường !

      Em nghĩ ông Đức rất nhạy bén khi nhìn thấy những cơ hội để ông ấy có thể rút ra bới ra khỏi ngành bất động sản để đầu tư sâu vào thế mạnh của ông ấy là cao su và thủy điện.

      Người Việt Nam ai cũng biết câu " trâu chậm uống nước đục "

      Càng xem thì mới thấy kịch càng hay ! Bác ạ !

      Delete
    4. Sự việc ông Đưc giảm giá 50% giá các dự án của ông mà không có giao dịch nào được tiến hành thì em nghĩ do ý kiến chủ quan của một số người không muốn ông Đức bán được số hàng tồn đó. Vì nếu ông Đức thành công khi thanh lý nhanh được chỗ hàng tồn thì nó tạo tiền để xấu cho thị trường bất động sản trong nước vỡ càng nhanh.

      Em vẫn có quan điểm trước sau thì giá bất động sản trong nước cũng phải giảm, các doanh nghiệp sẽ phải lo cho bát cơm của mình trước, còn sự tồn vong của ngành ngân hàng thì đã có nhà nước lo cho . Ai rút chân ra càng sớm thì càng tốt !

      Delete
    5. Thành,
      1. Doanh nghiệp kẹt vốn trong BĐS khác nào chị buôn bán rau kẹt vốn trong rau, khi chị ko bán được? Đó là việc hết sức bình thường, nhà đầu tư kẹt vốn vào hàng hóa họ kinh doanh!


      2. Nhu cầu nhà ở trong dân( khách hàng) là vô cùng lớn Nguồn
      , thế sao các doanh nghiệp vẫn " tồn kho" hàng hóa họ nhiều vậy? Bởi thị trường BĐS là sân chơi của các ông lớn, họ bơm giá lên, họ kích giá dự án..."khách hàng" thật sự ,không với tới được! Cầu cần mà cung không cung được ! Đó mới là kinh tế thị trường " có đuôi".


      3. Những doanh nghiệp vay vốn để đầu tư BĐS họ chết, chết đứ đừ khi thị trường BĐS " đứng" chứ chưa nói đến chuyện sẽ tụt giá nhế! Vì sao chết đứ đừ! Nhìn xem khoảng trượt giá của VNĐ, họ đầu tư vào đó, thị trường chỉ " đứng" yên 1,2 năm là tiền vốn họ bốc hơi 14, 15 % đấy! Đã không đắt lên thì chớ, nay tụt xuống..."ối giời ơi " ngay! Nên BĐS càng ngày càng mắc lên mới đúng xu hướng! Âu cũng là chút hệ quả của việc không tin vào VND hay khó khăn trong việc tích trữ ngoại tệ hay vàng.



      4 Chẳng có cái " giằng -co" nào chổ này, bởi sân chơi BĐS không dành cho "khách hàng" đích thực, nó chỉ dành cho một số người chơi thui! Còn nếu bom out giá nhà, chưa chắc hàng " tồn kho" sẽ bán hết được! Bởi tiền đâu mua lúc này??? Thế nhưng những dự án BĐS vẫn được cấp phép, thế mới tài!



      5 Nếu tách bạch BĐS hay cứu thị trường BĐS bằng cách tháo chạy, kệ ngân hàng...kệ những liên quan thì không phải kinh tế !

      Tóm lại, giải pháp giề cho thị trường BĐS lúc này?

      Chả có giải pháp nào hết!

      Delete
    6. Nhờ anh Toét xóa cái cồng trên, không cách dòng, nhìn kinh quá !

      Nguồn nói nhu cầu nhà ở trong dân lớn

      Delete
    7. Dear Bác Lucky !

      Thứ nhất: Em nghĩ không thể nhìn nhận việc "Doanh nghiệp kẹt vốn trong BĐS khác nào chị buôn bán rau kẹt vốn trong rau " và coi đây là vấn đề bình thường được !

      Không thể so sánh các doanh nghiệp trong ngành bất động sản như những chị hàng rau, mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhất là đặt trong hoàn cảnh nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện này. Ngành bất động sản là một ngành liên quan trực tiếp đến mọi mặt của nền kinh tế, từ điện, xi măng , sắt thép,ngân hàng....đến những lĩnh vực mà chẳng ai nghĩ đến như trà đá, bảo vệ, đồng nát....Nên chuyện doanh nghiệp kẹt vốn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển kinh tế của các ngành khác. Chị hàng rau nếu có kẹt vốn thì mình chị ấy chết thôi, còn các doanh nghiệp trong ngành bất động sản mà kẹt vốn thì khối "anh " kẹt vốn theo.

      Thứ hai : trong điều thứ 2 và 4 mà Bác phân tích ở trên có sự mâu thuẫn nhau. Em đặt giả thiết là các doanh nghiệp trong ngành bất động sản không thể chịu được lâu hơn áp lực của ngân hàng và số hàng tồn của mình buộc phải bán phá giá bất động sản như ông Đức - là đều giảm giá 50% để giá bất động sản về giá trị thực của nó thì với những người có nhu cầu thực sự sẽ có cơ hội mua được.

      Còn chuyện tiền ở đâu thì em nghĩ là những năm gần đây tiền Việt Nam mất giá rất mạng mà giá bất động sản mà giảm đi 50 % thì không thiếu người Việt Nam có tiền mua.

      Thứ ba, còn về giải pháp thực sự để cứu thị trường bất động sản lúc này thì em nghĩ rằng trước sau gì thì thị trường bất động sản cũng sẽ được phục hồi, nếu có những chính sách tốt thì nó phục hồi nhanh và sơm còn nếu không có chính sách thì tự bản thân cơ chế thị trường nó sẽ điều tiết và thị trường bất động sản sẽ tốt hơn ( tuy là chậm hơn ). Nó là quy luật rồi.

      Còn thực tế giải pháp thì Việt Nam hiện này có hai hướng giải pháp như các " quan " nhà ta đưa tin : Thứ nhất là nếu thị trường bất động sản vẫn ảm đạm, ngân hàng phát mãi tài sản không được thì Nhà nước in tiền ra mua lại. Thứ hai là nhà nước cho nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ để cứu thị trường ( cái này đang dự định tiền hành )

      Em nghĩ đến khả năng, Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ cho ngành bất động sản và cho phép giá bất động sản theo cơ chế thị trường. Nếu hai biện pháp này cùng thực hiện song song thì có cơ sở để cho thị trường bất động sản tốt lên !

      Chúc Bác may mắn !

      Delete
    8. Thành,
      Nói không đưa links nguồn ,Ky hông biết đúng hay sai!


      1 Vd chị bán rau để Thành hiểu việc kinh doanh BĐS nó cũng thuần túy là kinh doanh hàng hóa thôi! Khi giá trị hàng hóa bị đẩy lên quá giá trị thật, thì chả ai đủ xèng để mua, dù nhu cầu là có thực! Ai nói mình chị bán rau tèo??? Xem lại đi: anh nông dân trồng rau, gia đình chị ý, những người liên quan như thuốc bảo vệ thực vật...đừng đùa với chị bán rau!


      2 Nhìn báo cáo của Việt Nam với thế giới này:

      GDP - composition by sector

      agriculture: 20%
      industry: 41.4%
      services: 38.6% (2011 estimate)


      Quỹ đất nữa:

      arable land: 20.14%
      permanent crops: 6.93%
      other: 72.93% (2005) Global Finance

      Thành xem kinh doanh BĐS khác chị bán rau chổ nào? Và nó có nằm ở nhóm services không? Nếu bom out giá nhà đất, thì lấy giề báo cáo về "tăng trưởng " GDP ???



      3 Khách hàng của kinh doanh BĐS là dân. Xem Mức thu nhập tối thiểu năm 2012là 1,05 triệu VNĐ này. Xem giá BĐS hiện nay có phải là giá " hàng hóa" dành cho số đông dân lao động thực sự cần nhà ở không ??? Hông nên nói " dân giữ xèng nhiều lắm, kiểu giề hạ giá cũng có người mua!!--- mời chứng minh số đông dân này giữ xèng nhiều! Chưa tìm ra số liệu phân bố lao động: hình như 65% làm nông nghiệp???


      4 Thế tại sao trước đây thị trường BĐS sôi động, nóng bỏng vậy, mấy năm nay lại đứng, dồi đóng băng, giờ thì đòi "tụt"??? Thế tụt có được không??? Khó lắm ,khó lắm! Cái kiểu cho diều no gió bay vút lên cao, giờ kéo xuống là dể đứt dây, lại còn mất diều nữa chứ!



      5 Thị trường BĐS tốt lên, nó có giúp ích thật sự cho nền kinh tế VN vốn không có chân ( basic ) không? Một nền kinh tế : Gross Domestic Product (GDP) 118.567 billion USD (2010 estimate) mà không sản xuất hoàn chỉnh một sản phẩm, ví dụ chiếc máy tút lúa chẳng hạn( moto của máy thường mua của China hay Thailand)thì nền kinh tế đó, Thành nghĩ nó giống ai???


      6 Những cái gọi là chính sách, là điều hành, là quản lý...rất áp đặt của VN người ta gọi là kinh tế thị trường " có đuôi" ...hahaha


      Nice Sunday!

      Delete
    9. Deara Bác Lucky !

      Bác đưa ra số liệu ở ý thứ 3 của Bác là chính xác với thực trạng ở kinh tế ở Việt Nam, những em nghĩ đó chỉ là cách nhìn của riêng Bác thôi. Ở Việt Nam hiên nay có một khoảng cách rất lớn giữa người giàu và người nghèo ! Chính Phủ cũng đã rất nhiều lần công bố " tổng số vàng dự trữ trong dân là khoảng 1000 tấn và 36 tỷ USD " và còn có con số là dự trữ vàng trong dân từ 300 - 500 tấn.....

      http://danviet.vn/20459p1c25/1000-tan-vang-va-36-ty-usd-bien-mat.htm
      http://www.vietnamnet.vn/vn/kinh-te/26203/nguoi-viet-giau-su--tru-vang-ngan-tan.html

      Hay là những chuyện về những thú chơi của người Việt Nam có thua gì thú chơi của thế giới đâu Bác, về xe hơi, máy bay, cá cảnh, chim cảnh, sinh vật cảnh , thú chơi đồ hiệu ở Việt Nam.......

      http://dantri.com.vn/c76/s76-597508/nhung-cuc-vang-biet-boi-tri-gia-bac-ty-o-ha-noi.htm
      http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/10/may-bay-rieng-ve-viet-nam-gia-chi-bang-chiec-xe-hoi/
      http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/2012/03/rolls-royce-phantom-in-rong-ve-ninh-binh/

      Thứ hai, về việc Bác chọn hình tượng " con diều " thì theo nhận định của em thì nguyên nhân diều bay cao được thì phải có gió tác động vào, gió càng cao thì diều càng bay cao, không ai đi thả diều vào ngày không có gió cả ! Như vậy, nếu đến một giai đoạn trời không còn có gió nữa thì tự nhiên diều phải hạ thôi ! " Nước có thể chở thuyền nhưng nó có thể làm lật thuyền " nó là quy luật Bác ạ !

      Good luck !

      Delete
    10. Thành,

      Code dán link vào comment này:

      Muốn dán web-link thì các cô cốpbết đoạn mã này:

      zzzzzz

      Rồi thay xxxxxx thành địachỉ link, vídụ "http://google.com", còn zzzzzz thành tên link, vídụ "Thằng Gúc". Như này này:

      Thằng Gúc ( Trích từ An Hoàng Trung Tướng

      ................................

      Thui, Ky túm váy lại:

      1 BĐS ko thể tụt giá đúng giá trị "lúc này" được!

      2 Ngân hàng phụ thuốc rất lớn vào BĐS qua gói cho vay đầu tư BĐS

      3 Không có giải pháp nào khả thi hiện nay cho vấn đề BĐS

      Delete
  17. Đây là topic nói về kinh tế Việt Nam thuần túy đề nghị mọi người không nên có những ngôn từ đả kích lẫn nhau khi comment !

    ReplyDelete
  18. Bạn Thành hiểu về sự giàu có khác tôi.

    Một số người gọi là giàu nhưng sự gàu có không giúp tạo ra sản phẩm bền vững VD ông tôi có 5 mẫu ruộng và tôi có 5 mảnh đất ở các dự án không có người ở thử hỏi ai giàu hơn.

    Bạn có 10kg vàng mà bạn không dám gửi nhà băng thì về mặt giàu có bạn kém vợ tôi nuôi một con lơn nái.

    ReplyDelete
  19. [giá vàng= http://bshohai.blogspot.com/2012/05/chien-luoc-bao-toan-von-cua-dan-viet-en.html?showComment=1337517115798#comment-c5146266238328204866]

    ReplyDelete
  20. Dear Chú lý !

    Cháu chót nghịch dại ! Chú xóa hộ cháu !

    Thanks !

    ReplyDelete
  21. Tớ ủng hộ nhận định của Ky và xin được chứng minh,

    1. Giá nhà có giảm còn 50% hiện tại vẫn còn là cao so với tiêu chuẩn của Liên hợp quốc: giá nhà hợp lý ở vào khoảng 3-5 năm tiền lương. Tại sao lại 3-5 năm mà không phải ít hơn hay nhiều hơn.

    Người ta tính toán dành khoảng 30% tiền lương vào việc trả tiền nhà là hợp lý, cộng dồn trả hết tiền nhà trong 10-15 năm. Trả tiền nhà theo hình thức mortgage sẽ là 15-20 năm.

    Kết luận: 3-5 năm tiền lương là vừa phải. Rẻ hơn thì không ai bán mà nhiều hơn thì hoặc không trả nổi, hoặc cuộc sống quá vất vả vì nhà.

    Các bạn tự tính xem nhà ở VN có giá bằng bao nhiêu năm tiền lương.

    ReplyDelete
    Replies
    1. (tiếp)
      2. Nhà (đất) ở VN không chỉ là đối tượng để đầu tư sinh lời mà còn là "của để dành" do đó mà không có lý do bức bách bị nhà bank "kéo" đến mức phải bán hoặc gán nợ cho nhà bank.

      Mà đã là của để dành của các cụ thì ai đụng vào nồi cơm của các cụ thì liệu hồn.

      3. "Thuế nhà" thực chất là tiền để nhà nước chi trả cho phí tiêu thụ và bảo trì thường xuyên cơ sở hạ tầng liên quan đến nhà như đèn đường, đường giao thông, thoát nước, vệ sinh.

      Vậy mà bao lần sắc Thuế nhà được thảo luận rồi lại bị xếp xó với lý do: các cụ mới là người sở hữu nhiều nhà nên các cụ không muốn đóng và cũng không muốn giá nhà giảm vì sắc thuế này.

      Delete
    2. "Các bạn tự tính xem nhà ở VN có giá bằng bao nhiêu năm tiền lương." lương lậu hay lương hướng, lương bổng vậy bác toét?

      Delete
    3. Lương gì cũng được, tính thoải mái đi.

      Thực ra các doanh nghiệp bây giờ ngoài các CEO lương khủng ra người ta trả lương cho nhân viên đâu có thêm khoản gì khác. Thí dụ như làm cho Viettel thì lậu cái gì/

      Delete
  22. Thành,

    Lúc trưa bận quá, chỉ túm ý cho nhoanh dồi chạy! Giờ mới nói về các links báo Zảng Thành đưa za này! Ky lâu không đọc báo Zảng, nên mù tịt, cảm ơn Thành!


    1 1.000 tấn vàng và 36 tỷ USD “biến mất”

    Báo Zảng nói 1000 tấn, nếu nói 2000 tấn có giề phải lăn tăn nhể!!!


    Theo http://www.gold.org/ có thể tổng hợp các data để thấy Việt Nam có thật sự có 1000 tấn vàng trong dân không! Cái này phức tạp quá, thì đây:


    All the World´s Gold có thể dể nhìn hơn!


    Vietnam Goes Nuclear on Gold để xem cô Jan Skoyles nhận xét về thị trường vàng Việt Nam


    Qua đến đây thì còn 200-300 tấn thôi nhưng vẫn chưa chính xác nhá!


    Thế thì số thực vàng trong dân là bao nhiêu? Ky chịu!

    Còn những links khác báo Zảng nói vui thôi! Nó lại số ít dân zất!

    Ky chỉ cách đọc báo Zảng 1 lần này thui Thành nhá!

    ReplyDelete
    Replies
    1. 2.

      Mai có hứng, sẽ chứng minh tiếp, hiện có bao nhiêu USD dự trữ!

      Delete
  23. Dự trữ ngoại hối trong central bank của Việt Nam :

    Theo số liệu của Indexmundi lấy số liệu từ CIA World Factbook ( có biểu đồ, không biết cách dán!) từ 2004-2010

    Theo số liệu của http://en.wikipedia.org Tháng 12 năm 2011 Việt Nam còn 16,760 Mi $

    Biểu đồ Vietnam Imports :

    http://www.tradingeconomics.com/chart.png?s=vietnamim&d1=20000101&d2=20120521

    Biểu đồ Việt Nam Exports :

    http://www.tradingeconomics.com/chart.png?s=vietnamim&d1=20000101&d2=20120521

    Việc dự trữ USD trong central bank Việt Nam là những con số như vậy. Nhập siêu hiễn nhiên!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Những số liệu CIA công bố như thế này lấy từ các chính phủ sở tại cung cấp. Thông tin mới nhất Ngân hàng Nhà nước đang có 20 tỷ đô la ngoại tệ

      Delete
  24. Vâng anh Toét, từ tháng 12 năm 2011 cơ ạ! Còn con số mới nhất, chưa có ạ!

    ReplyDelete
  25. tui củng đồng ý với bác lý nhà nước chỉ đưa ra những tin tốt đẹp để lừa dân không à

    ReplyDelete

Ghi một nhận xét:
- Mã tô màu: [co=#color]txt[/co]
- Chữ đậm (nghiêng): <b(i)>câu muốn in đậm (nghiêng)</b(i)>
- Chèn link: <a href="URL">text</a>
- Chèn hình: [img]URL hình ảnh, jpg, png, etc[/img] hoặc [im=URL]
- Cho phép chèn mã Emoticons của Yahoo
- Chèn video từ youtube: [youtube]URL của youtube[/youtube]
Định dạng video như thế này: http://www.youtube.com/watch?v=FV6WC89gWUQ (xin lưu ý: http không có s)