Friday, July 27, 2012

Việt Nam với Thế vận hội

Lần đầu tiên Việt Nam tham dự Olympic Helsinki 1952. Đoàn Quốc gia Việt Nam (*) có 8 vận động viên (VĐV) tham gia 5 môn ở 7 nội dung
1     Châu Phước Vinh     Xe đạp        
2     Lê Văn Phước           Xe đạp              
3     Lưu Quan                 Xe đạp   
4     Nguyễn Văn Phan     Bơi
5     Nguyễn Đức Hiền     Xe đạp    
6     Tôn Thất Hải            Đấu kiếm          
7     Tiến Vinh                 Quyền Anh     
8     Trần Văn Lý             Điền kinh

Trong 4 người đua xe chỉ có Lưu Quan vượt hết chặng 190.4 Km xếp hạng 47


Tại thế vận hội Melbourne 1956, Việt Nam Cộng hoà (**) cử 6 VĐV nam cùng thi môn xe đạp
1     Lê Văn Phước       
2     Ngô Thành Liêm        
3     Nguyễn Hữu Thoa
4     Nguyễn Văn Nhiêu
5     Trần Gia Thu
6     Lê Trung Trung



Trong đó Lê Văn Phước hạng 16 đua tốc độ 1000m; Nguyễn Văn Nhiêu hạng 22 nội dung xe thử nghiệm; những người còn lại đều bị loại trong nội dung đua đường trường.

Về môn bóng đá Olympic, cùng với Ai Cập, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary, được xếp đấu với Nam Dương nhưng đội tuyển bóng đá VN đã rút lui từ vòng loại.

Thể thao Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (***) ở miền Bắc không tham gia Thế vận hội.

Thế vận hội mùa hè 1960 diễn ra tại La Mã, Việt Nam Cộng hòa cử 3 người tham gia 2 môn với 5 nội dung
1     Phan Hữu Dõng     Bơi 
2     Trần Văn Xuân      Kiếm
3     Trương Kế Nhơn    Bơi

Cả ba người đều không vượt qua vòng loại

Thế vận hội mùa hè 1964 tổ chức tại Đông Kinh Nhật Bản. Đoàn Việt Nam Cộng hòa góp mặt đông đảo nhất từ trước cho tới thời điểm đó. Đội VN thi 14 nội dung của 5 môn: 2 điền kinh, 3 bơi lội, 5 xe đạp, 2 kiếm và 4 nhu đạo
1     Hồ Thành Chinh      Điền kinh   
2     Huỳnh Anh              Xe đạp   
3     Huỳnh Văn Hải        Bơi   
4     Lê Bá Thành            Nhu đạo   
5     Nguyễn Thế Lộc      Kiếm
6     Nguyễn Văn Bình     Nhu đạo   
7     Nguyễn Văn Châu     Xe đạp
8     Nguyễn Văn Khoi     Xe đạp   
9     Nguyễn Văn Lý         Điền kinh   
10     Nguyễn Văn Ngan    Xe đạp   
11     Nguyễn Ðình Lê     Bơi   
12     Phạm Văn Sau       Xe đạp
13     Phan Hữu Dõng     Bơi
14     Thái Thúc Tuấn     Nhu đạo
15     Trần Văn Nen       Xe đạp
16     Trần Văn Xuân     Kiếm   

Thế vận hội mùa hè 1968 được tổ chức tại thủ đô Mễ Tây Cơ Mễ quốc. Đoàn Việt Nam 9 người tham dự 7 nội dung của 5 môn. Lần đầu tiên đoàn Việt Nam có 2 nữ
1     Bùi Văn Hoàng     Xe đạp
2     Dương Văn Dan     Bắn súng
3     Hồ Henh Phước     Điền kinh
4     Hồ Minh Thu     Bắn súng
5     Nguyễn Minh Tam     Bơi
6     Nguyễn Thế Lộc     Đấu kiếm
7     Nguyễn Thị Mỹ Liên     Bơi
8     Trương Kim Hùng     Xe đạp
9     Vũ Văn Danh     Bắn súng

Thế vận hội mùa hè 1972 tại Munich Tây Đức, đây là thế vận cuối cùng VNCH tham gia. Đoàn VNCH có 2 người thi 1 nội dung môn Bắn súng
1     Hồ Minh Thu     Bắn súng
2     Hương Hoàng Thi     Bắn súng

Thế vận Hội Montreal 1976, Việt Nam bận tiếp quản miền Nam nên không cử đoàn đi dự thế vận

Thế vận hội Moscow 1980. Năm 1980 là năm đầy ắp những sự kiện đối với nước Việt Nam XHCN: Ký hiệp ước Hợp tác toàn diện với Liên xô, Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ. Thể thao VN cũng không ngoài không khí phấn khởi ấy, đoàn Việt Nam với số người đông nhất vô tiền khoáng hậu - 30 người, 22 nam và 8 nữ
1    Chung Thị Thanh Lan     Bơi
2    Dương Đức Thủy     Điền kinh
3    Hoàng Thị Hoà     Bơi
4    Lâm Văn Hoành     Bơi
5    Lê Minh Hiển     Bắn súng
6    Lê Quang Khải     Điền kinh
7    Nghiêm Văn Sẩn     Bắn súng
8    Ngô Hữu Kính     Bắn súng
9    Nguyễn Kim Thiềng     Vật
10    Nguyễn Mạnh Tuấn     Bơi
11    Nguyễn Quốc Cường     Bắn súng
12    Nguyễn Quyễn     Điền kinh
13    Nguyễn Thị Hoàng Na     Điền kinh
14    Nguyễn Thị Hồng Bích     Bơi
15    Nguyễn Tiến Trung     Bắn súng
16    Nguyễn Văn Công     Vật
17    Nguyễn Ðăng Bình     Bơi
18    Nguyễn Ðình Chi     Vật
19    Nguyễn Đức Uýnh     Bắn súng
20    Phạm Thị Phú     Bơi
21    Phạm Văn Thành     Bơi
22    Phạm Văn Tý     Vật
23    Phan Huy Khảng     Bắn súng
24    Phí Hữu Tình     Vật
25    Thương Ngọc Tơn     Bơi
26    Tô Văn Vệ     Bơi
27    Trần Dương Tài     Bơi
28    Trần Thanh Vân     Điền kinh
29    Trần Thị Ngọc Anh     Điền kinh
30    Trịnh Thị Bé     Điền kinh

Thế vận hội mùa hè 1984 tổ chức tại Los Angeles Mỹ quốc. Cùng với Liên xô và các nước XHCN khác, VN XHCN tẩy chay TVH để trả đũa mùa TVH năm 1980 Mỹ và đồng minh tẩy chay TVH Moscow 1980.

Thế vận hội mùa hè 1988 do Hán Thành Nam Hàn đăng cai.
1     Huỳnh Châu     Xe đạp
2     Nguyễn Kiều Oanh     Bơi
3     Nguyễn Kim Hương     Vật
4     Nguyễn Quốc Cường     Bắn súng
5     Nguyễn Văn Thuyết     Điền kinh
6     Nguyễn Ðình Minh     Điền kinh
7     Quách Hoài Nam     Bơi
8     Ðặng Hiếu Hiền     Quyền Anh
9     Đỗ Tiến Tuấn     Quyền Anh

Nguyễn Văn Thuyết marathon hạng 97 với thành tích 3 giờ 10 phút 57 giây
Quách Hoài Nam hạng 54 100m ếch thành tích 1:10.90, hạng 50 cự ly 200m ếch thành tích 2:39.69
Nguyễn Kiều Oanh hạng 34 cự ly 100m bướm 1:07.96, hạng 27 cự ly 200m bướm 2:33.07

Thế vận mùa hè 1992 ở Barcelona
1     Lưu Văn Hùng     Điền kinh
2     Nguyễn Kiều Oanh     Bơi
3     Nguyễn Quốc Cường     Bắn súng
4     Nguyễn Thị Phương     Bơi
5     Nguyễn Thị Thu Hằng     Điền kinh
6     Trương Hoàng Mỹ Linh     Điền kinh
7     Đặng Thị Tèo     Điền kinh

Môn marathon Nguyễn Văn Hùng về thứ 85, Đặng Thị Tèo bỏ cuộc
Môn bơi
Nguyễn Thị Phương 200m ếch hạng 38
Nguyễn Kiều Oanh 100m Bướm hạng 42

Thế vận mùa hè 1996 Atlanta
1     Cao Ngọc Phương Trinh     Nhu đạo
2     Lâm Hải Vân     Điền kinh
3     Trịnh Quốc Việt     Bắn súng
4     Trương Ngọc Tuấn     Bơi
5     Võ Trần Trương An     Bơi
6     Vũ Bích Hương     Điền kinh

Trần Hiếu Ngân, huy chương Bạc, Huy chương đầu tiên của người Việt tại Thế vận hội
Thế vận mùa hè 2000 tại Sydney
1     Trần Hiếu Ngân     Thái cực đạo
2     Lương Tích Thiện     Điền kinh
3     Nguyễn Ngọc Anh     Bơi
4     Nguyễn Thị Hương     Bơi
5     Nguyễn Thị Xuân Mai     Thái cực đạo
6     Nguyễn Trung Hiếu     Bắn súng
7     Vũ Bích Hương     Điền kinh
Lần đầu tiên Việt Nam được huy chương. Trần Hiếu Ngân huy chương bạc môn Thái cực đạo

Thế vận hội Athens 2004
1     Hiền Phạm Thị     Thuyền độc mộc
2     Lê Văn Dương Lê     Điền kinh
3     Nguyễn Hữu Việt     Bơi
4     Nguyễn Mạnh Tường     Bắn súng
5     Nguyễn Quốc Huân     Thái cực đạo
6     Nguyễn Thị Thị     Thuyền độc mộc
7     Nguyễn Thị Thiết     Cử tạ
8     Nguyễn Văn Hùng     Thái cực đạo
9     Nhung Bùi Thị     Điền kinh
10     Đoàn Kiến Quốc     Bóng bàn
11     Đoàn Thị Cách     Canoeing

http://en.wikipedia.org/wiki/Vietnam_at_the_2004_Summer_Olympics

Thế vận hội 2008 Bắc kinh
1     Hoàng Anh Tuấn     Cử tạ
2     Lê Ngọc Nguyên Nhung     Cầu lông
3     Nguyễn Hữu Việt     Bơi
4     Nguyễn Mạnh Tường     Bắn súng
5     Nguyễn Thị Hoài Thu     Thái cực đạo
6     Nguyễn Thị Thiết     Cử tạ
7     Nguyễn Tien Minh     Cầu lông
8     Nguyễn Văn Hùng     Thái cực đạo
9     Nguyễn Đình Cương     Điền kinh
10     Trần Thị Ngọc Trúc     Thái cực đạo
11     Vũ Thị Hương     Điền kinh
12     Đỗ Thị Ngân Thương     Thể dục dụng cụ
13     Đoàn Kiến Quốc     Bóng bàn
Huy chương Olympics thứ hai của thể thao VN - Hoàng Anh Tuấn huy chương bạc môn cử tạ

-----
(*) Quốc gia Việt Nam (1948-1955)
Là quốc gia độc lập, Quốc gia Việt Nam nằm trong khối Liên hiệp Pháp căn cứ theo Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946. Đứng đầu là cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc trưởng.

(**) Việt Nam Cộng hoà
Theo Hiệp định Geneva, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Việt Minh nắm quyền tuyệt đối tập kết ở phía bắc sông Bến Hải, Quốc gia Việt Nam ở phía Nam sông Bến Hải. Theo hiệp định sau 2 năm sẽ thống nhất tổng tuyển cử.
Nhưng do chế độ ở 2 miền quá khác biệt nên không thể thống nhất trong hoà bình. Miền Bắc vô sản hoá toàn dân bằng chiến dịch tịch thu tài sản của địa chủ nông thôn và tư sản thành thị; miền Nam giữ nguyên chế độ tư hữu.
Miền Nam sau Trưng cầu dân ý quá bán đồng ý truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập Việt Nam Cộng hoà

(***) Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Không tham gia không rõ lý do. Chỉ tham gia sau thống nhất bằng vũ lực mùa Thế vận đầu tiên ở Moscow 1980.
Trong thể thao, một nước có thể có nhiều đại diện như nước Đức, trong bóng đá có thể có 4 đại diện như Vương quốc Anh không kể các thuộc địa Anh.

Nguồn tham khảo:

http://www.sports-reference.com/olympics/countries/VNM/summer/1960/
http://www.sports-reference.com/olympics/countries/VIE/

23 comments:

  1. Cần phải lưu ý là trước năm 1975 tuy Giao Chỉ Dân Chủ Cộng Hòa (viết tắt là VNDCCH) không tham gia những trận đấu Ô Lem Bích như Lý Toét đã nói nhưng toàn dân ta đã tham gia những môn thể thao toàn dân như:

    - Toàn dân ở thành phố đều tham gia ngày Lao Động Cộng Sản như đắp đê, đào ao (hồ), gặt lúa, quét đường .v.v.

    - Thanh niên trai xông vào cuộc thi bắn súng lớn nhất thế giới với khoảng 5-6 triệu người bị loại khỏi cuộc chơi

    - Thanh niên nữ xông vào cuộc thi cử tạ, việt dã lớn nhất thế giới với những môn thi như đào đường, lấp đường, khiêng thùng đạn .v.v. cuộc thi cuốn hút đến mức rất nhiều nữ thanh niên đã bỏ quên tuổi trẻ trong cuộc thi này

    - Quan trọng nhất là tất cả dân tộc chúng ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính Phí và Hồ Chủ Tịch đã tham gia cuộc Ô Lem Bích lớn nhất thời đại là cuộc thi Ô Lem Bích Côn Lờ Ua (Cold War) trong đó chúng ta là những con tốt ở tuyến đầu với lực lượng đằng sau là 500.000 quân Mỹ-chư hầu và 400.000 chiến sỹ cách mạng Trung Quốc-Triều Tiên-Liên Xô và các nước anh em (Cu Ba, Đức, Hung .v.v.) với kết cục là chiến thắng đã thuộc về ta (tức là nhân dân miền Bắc đã thắng bọn Ngụy miền Nam). Đây là chiến thắng chói lọi mà không cuộc thi Ô Lem Bích nào có thể so sánh được.

    Kết luận: nếu những thông tin của Lý Toét đưa ra nhằm chứng tỏ Giao Chỉ Dân Chủ Cộng Hòa (viết tắt là VNDCCH) không tham gia Ô Lem Bích đã sai rất nghiêm trọng

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đảng ta chủ trương không tham gia với mục đích "tẩy chay Thế vận hội", thế thôi.

      Số liệu của Cần Chỉnh đưa ra có thiếu sót: con số 5-6 triệu bị loại khỏi vòng chiến mới tính ở chiến trường B mà không kể đến số bỏ xác trong rừng do sốt rét, do đá đè, do rắn cắn etc.

      Delete
  2. Cái vụ 1980 rất đình đám,đương thời có thơ rằng:

    Một thằng đi vũ trụ
    Ngìn thằng đi Muscu
    Vạn thằng chén lu bù
    Triệu thằng khóc hu hu.

    Còn cái vụ hiệp định sơ bộ và tạm ước sao lại dính với Bảo Đại.Quốc Cộng choảng nhau làm gì có thủ lĩnh???

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hiệp định sơ bộ 6-3 là văn bản ký với chính phủ VN DCCH mà cụ Hồ làm đại diện. Chính phủ VN DCCH do quốc hội 1946 lập ra.

      Tạm ước 14/9 để khẳng định lại Hiệp định sơ bộ. Bằng lệnh Toàn quốc kháng chiến, cụ Hồ đã bội ước nên Pháp không công nhận cụ Hồ làm đại diện nữa. Chính phủ Quốc gia Việt Nam thành lập năm 1948.

      Delete
  3. Lưu thông Xe cộ tại Sài gòn quá ư là nhộn nhịp . Hành ngày ,chạy xe ( Ô tô , Xe máy ,Xe đạp ...) trên đường cũng là " Thế vận hội " tại chỗ rồi , vừa rèn luyện thể lực , vừa phục vụ mưu sanh . Thành phố với đủ chủng loại Xe máy , cả xe to xe nhỏ , xe đắt xe rẻ , xe xấu xe đẹp , xe sáng xe mù ... âu cũng cỡ gần ba triệu chiếc . Văn hóa Xe máy Sài gòn đang lên ngôi . Chỉ vài năm nữa thôi , Chính quyền Thành phố quyết tâm đưa 60 Km đường ngầm vào hoạt động ( của 8 tuyến Metro ) , e chừng khi ấy phần lớn Xe máy của Thành phố sẽ xếp xó , và học thuyết " Văn minh Xe máy " e chừng bị phá sản ...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Văn Bình,

      Xe máy mà xếp xó thì Nhà Sản cạp đất mà ăn à. Nên nhớ, nguồn thu do thuế xăng dầu mang lại có giá trị bằng 10% GDP.

      Để thấy 10% GDP lớn thế nào hãy hình dung dân ta chi tiêu trong 1 năm hết có 20% GDP thôi.

      Delete
  4. Quá đúng . Bi giờ vì nguồn thu 10 % nên mới cho Xe máy ào ào phát triển . Đến năm 2020 thì chưa chắc đâu , bởi khi ấy 8 tuyến Metro đã hoàn thành ,ko cấm xe máy thì lấy ai là người đi Metro ? Chẳng lẽ chỉ èo uột chở mấy bà đi chợ với mấy ông mắt xanh mũi lõ ba lô bụi đi Địa đạo ? Rồi hàng năm Ngân sách Thành phố lại giót cả ngàn tỷ trợ giá cho Metro như vẫn làm lâu nay với Xe Bus ? được biết năng lực vận chuyển của 8 tuyến Mêtro có thể đạt 3 triệu lượt khách / ngày đêm . Vậy nếu không xếp xó Xe máy thì đầu tư cả chục tỷ Đô vào Mêtro chỉ để làm Cảnh quan thôi sao ? hay là muốn sánh vai với năm Châu Cường quốc !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Văn Bình dựa vào đâu mà có kết quả tổng lưu lượng 8 tuyến chỉ có 3 triệu trong khi chỉ riêng tuyến mini Hà Đông - Cát Linh đã đảm nhiệm lưu lượng 1 triệu lượt.

      Delete
  5. Theo trang WEB của " HỘI Cầu Đường Càng TP HCM ", UBND TP HCM đã phê duyệt 6 tuyến Metro vào năm 2007 sau khi được Thủ Tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư , và dự kiến ngày 28/8/2012 sẽ khởi công tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên . Tuyến này dài 19.7 Km ,có 14 Ga , đoạn đi ngầm có 3 Ga dài 2,6 Km từ Bến Thành - Ba Son . Đoạn trên cao có 11 Ga dài 17,1 Km từ Ba Son - Suối Tiên . Tổng mức đầu tư là 2,07 tỷ MK , hành trình xe chạy là 29 phút ,dự kiến hoàn thành vào 2017 và đưa vào khai thác năm 2018 . Lưu lượng chuyên chở giai đoạn trước 2020 là 162 ngàn khách ,sau năm 2020 là 635 ngàn khách ...
    ( P/S : Xem xong đề nghị Chủ BLOG xóa dùm - Xin cảm ơn )

    ReplyDelete
    Replies
    1. Văn Bình,

      Xin cảm ơn. Số liệu này có vẻ nghiêm túc hơn số liệu của Hà Nội - trung tâm của đủ loại trung tâm.

      P/S thông tin này đâu có gì nhạy cảm mà cần phải xóa.

      Delete
  6. Dear bác Lý,
    Bò tái nạm gầu đang ngon bác Lý đột ngột đổi món làm … chưng hửng

    Lễ rước đuốc Olympic Luân Đôn 2012 có vẻ nhàm chán nhỉ, cả lộ trình rước đuốc bật TV lên chẳng thấy kênh nào bàn luận tới. Chả bù với Olympic Bắc Kinh 2008, đuốc rước tới đâu là thấy cờ Tây Tạng chạy theo tới đó. Từ Tây sang Đông, người xem tạt nước vào đuốc như mưa.
    Lần nầy chờ xem không còn lợi thế sân nhà TQ có còn đứng đầu bảng nữa không.

    Bao giờ thể thao VN đạt được huy chương ở nội dung chính thống như điền kinh, bơi lội, bóng đá … ?! Với bóng đá gần như cả xã hội đầu tư vào, vậy mà gần chục năm nay toàn những chuyện không đâu vào đâu. Bóng đá thắng 1 trận thì thưởng tiền tỉ, những môn khác được huy chương thì báo chí « thưởng » cho một bài. Cháu nhớ cách đây khoảng 20 năm, khi mà Cty bia Tiger mới đầu tư vào VN, quyết tâm tài trợ cho bóng đá VN đến 2015 sẽ có mặt trong vòng chung kết bóng đá thế giới, giờ bỏ chạy mất dép. ( Mà dân VN « đổ bia » đâu thua gì đổ xăng)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trần Thái,

      Tớ viết bài này để nhắc nhở mọi người rằng VN bắt đầu tham gia Olympic từ 1952 tại Helsinki chứ không phải tham gia lần đầu năm 1980 tại Moscow như nhiều người nhầm.

      Kỳ này TQ sẽ có thành tích cao tuy có thể không đứng đầu. Lý do là các nước XHCN có thành tích thể thao rất "mạnh" vì thể thao của họ thực chất là chuyên nghiệp lại được thi trong môi trường amator như Olympic.

      Nước Nga và các nước liên xô cũ cộng lại ngày nay kém xa thành tích của Liên xô. Nước Đức thống nhất ngày nay thua thành tích của nước Đông Đức trước kia.

      Còn Việt Nam xưa nay bất hủ ở phương thức "chưa học thầy đã học ăn bớt".

      Delete
    2. Bác Lý:

      Chuyện Quý Phước là một điển hình

      Delete
  7. Chia chị Hiếu Ngân, người đẹp Taekwondo, yêu chị quá!
    Nhớ lần vô Gồng đang ngơ-ngơ thì gặp ngay 1 ảnh nhân viên của bác Lý mời lên se ôm bằng tiếng Tung Của mới tài. Nhẽ ra đường gặp đám tin tin đi cổ động bờ hồ thì có bị đánh hội đồng không các pác nhể.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ở SG, tiếng Quảng hay tiếng Tiều là tiếng địa phương mà. Còn tiếng Quan hỏa thì ít người biết.

      Bị đánh hội đồng khi gặp "đám tin tin cổ động Bờ Hồ (Hoàn Kiếm?)" là sao? Ai đánh? Đám tin tin hay ai khác?

      Delete
  8. Thầy Lý . Số liệu nên cho mọi người biết , chỉ cần xóa mấy chữ " HỘI Cầu Đường Cảng " và " ngày 28/8/2012 " là đủ . Thank You .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hội Cầu Đường Cảng không những không giấu diếm thân phận của họ mà còn cám ơn những ai quảng bá cho họ.

      Delete
  9. Kiểm chứng thử Lưu lượng Metro Hà đông - Cát linh . Giờ cao điểm 3 phút /1 chuyến , thấp điểm 8ph/1ch , bình quân 5ph/1ch , 1 ngày 24 h = 1440 ph = 288 chuyến . Mỗi chuyến 4 toa , max = 440 khách/1chuyến , min = 130 k/1ch , bình quân = 285 k/1ch .Số khách đi 1 ngày = 288 x 285 = 82 ngàn ( làm tròn ), cả lượng khách đi + về trong ngày = 82 x 2 = 164 ngàn . Trường hợp Khách nhà xa các Ga Metro và họ di chuyển bằng xe đạp , xe máy , xe Bus thì khách đi Metro còn thấp hơn nhiều con số 164 ngàn .

    ReplyDelete
  10. Dear all,

    Năm nay, các quan đi chơi Olimpic là chính. Dùng thóc của dân đi chơi, sướng thật.

    http://thethaovanhoa.vn/130N20120730091251840T0/blog-bong-da-cho-hon-nguoi-cua-viet-nam.htm#

    ReplyDelete
    Replies
    1. Những cái đó có ăn thua gì, chỉ là rơi vãi thôi.

      Delete
  11. Nhìn hình Thế Vận Hội Athens thấy ngộ ngộ. Các bức tượng đó là như thế nào nhỉ? Có dùng để phát cho các vận động viên nữ đoạt giải không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lâu lắm mới thấy đ/c Đầu Lọc ghé chơi,
      Nguyên bản Thế vận hội là như vậy, có phải là cái gì lạ đâu.

      Delete
    2. Hình như entry nào cũng có ghé mà? Hehe, còm nhiều quá mà không tìm ra ý nào hay hay cũng ngại.

      Vậy Athens muốn nhắc lại thế vận hội cổ xưa của họ. Chỉ không biết là họ có làm tượng như Oscar tặng cho các vận động viên không.

      Lần sau Ý có đăng cai chắc cũng nên làm tượng David để thu hút chứ nhỉ?

      Delete

Ghi một nhận xét:
- Mã tô màu: [co=#color]txt[/co]
- Chữ đậm (nghiêng): <b(i)>câu muốn in đậm (nghiêng)</b(i)>
- Chèn link: <a href="URL">text</a>
- Chèn hình: [img]URL hình ảnh, jpg, png, etc[/img] hoặc [im=URL]
- Cho phép chèn mã Emoticons của Yahoo
- Chèn video từ youtube: [youtube]URL của youtube[/youtube]
Định dạng video như thế này: http://www.youtube.com/watch?v=FV6WC89gWUQ (xin lưu ý: http không có s)