Bài về Tranh chấp Biển Đông mới nhất của BBC, trong phần nêu nội dung tranh chấp, BBC bản tiếng Việt viết: "Philippines, Trung Quốc và Việt Nam hiện đang có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa". Điều đó có nghĩa rằng quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn không có tranh chấp.
Cảm ơn BBC.
Chúc bác Lý mạnh khoẻ, vui vẻ, sang năm có nhiều tin hay cho cháu đọc ké.
ReplyDeleteHe he. Năm mới thắng lợi mới.
ReplyDeleteChúc bác Lý và gia đình một năm mới sức khỏe, hạnh phúc.
ReplyDelete(Hỏi nhỏ, sao bác Lý không ra BĐ chơi cùng với lão BS Hồ nhân dịp xuân này?)
Cảm ơn Yen Nhi,
ReplyDeleteNghe BS Hải kể chuyện Quy Nhơn thú vị thật.
Bác Lý cho em hỏi chút
ReplyDeleteGiả sử có một tàu dầu cớ 100.000 tấn cập một cảng ở Vn.
1/ Những ngành nào sẽ thu lợi?
2/ Lợi nhuận khoảng bao nhiêu?
Cảm ơn Bác Lý.
Dear Yen Nhi,
ReplyDeleteTớ chưa hiểu ý của câu hỏi.
Xây một cái chợ cần phải có người mua thì người bán tự đến và chủ chợ mới sống được. Xây cảng dầu cũng vậy phải thống kê được lưu lượng dòng nhiên liệu chảy quá cảnh qua địa phương mình. Khách hàng thấy có lợi người ta sẽ chọn thôi.
Lưu ý trong cách phương thức vận chuyển dầu khối lượng lớn trên đường bộ, bằng đường ống là rẻ nhất.
Hôm qua em được một người bạn tính thế này Bác Lý à:
ReplyDeleteMột tàu dầu cập vào vinh Vân phong tải trọng 100.000 tấn thì thu nhập của tỉnh khoảng 50 tỷ VND(cho một lần cập bến). Họ thu được tiền cập cảng, hải quan, các dịch vụ hỗ trợ...(dân làm cảng biển chuyên nghiệp tính thế Bác ạ)
Em vẫn lăn tăn nghi ngờ...Đâu mà lời nhiều giữ vậy?
Em chưa nói đến chuyện lưu lượng vận chuyển Bác Lý a.
Dear Yen Nhi,
ReplyDeleteỞ xứ ta có lệ là cơ quan nào có nguồn thu là được sử dụng ngay nguồn thu đó mà không qua quá trình nộp vào kho bạc rồi từ đó chi trở lại cho cơ quan đó. Chẳng hạn anh Hải quan muốn cất nhà tự động lấy tiền thâu thuê để cất nhà rồi báo cáo sau. Cho nên trong 50 tỷ kia người ta gộp cả phần thuế quan vào đó. Nguyên tắc là tiền thuế không được tính vào doanh thu của cảng.
Doanh thu của cảng bao gồm: phí neo đậu, dịch vụ tiếp liệu cho tàu, dịch vụ kho. Những giá cước này phải đáp ứng quy luật kinh tế thị trường nghĩa là mức giá được người mua thỏa mãn.
Phí neo đậu không nhiều lắm đâu. So sánh thế này cho dễ hiểu, phí qua kênh Suez thậm chí đắt hơn cả việc đi vòng qua mũi Hảo Vọng mà cũng chỉ dưới 1 triệu đô mỗi chuyến Suezmax nghĩa là tàu 150 ngàn tấn, nên phí đậu ở Vân Phong cỡ trăm ngàn đô là phải phép.
Doanh thu khá lớn là tiền lưu kho trong hệ thống bồn bể ngoài kho cảng để cung cấp cho hệ thống tiêu thụ. Tiền bán dầu cho tàu dầu cũng là khoản đáng kể đấy.
Chia 50 tỷ đồng (tương đương 2.5 triệu đô la) cho 100 ngàn tấn dầu vị chi mỗi lít gánh 500 đồng, chi phí này lớn hơn vận chuyển đường biển. Nếu gộp cả thuế thì khoản này lại nhỏ.
@ Dear Bác Lý
ReplyDeleteEm hiểu điều BÁc nói rồi. Cảm ơn Bác nhiều. Chắc thỉnh thoảng phải hỏi Bác để khai hóa cái đầu vốn quen về lý thuyết(cái lý thuyết thì cứng nhắc mà thực tế thì mềm dẻo)nó không cùng độ đo.
Sư phát triển kinh tế của một huyện, tỉnh, quốc gia mà cảm tính thì chết thật. Nhiều lúc cứ nghĩ thế này sao một tỉnh nào đó không thuê hẳn một chuyên gia kinh tế xịn nghiên cứu xem tỉnh này nên đầu tư vào lĩnh vực nào ở vùng nào thi đỡ lãng phí biết bao. Cái kiểu vừa làm vừa học nó giống như một chiêc xe contener lặc lè đi lạc đường cần quay lại. Một người lo bằng kho người làm là vì thế>
Cảm ơn Bác Lý.
Có nhiều cách để kêu gọi đầu tư trong đó có biện pháp cho không đất để kinh doanh giống như ở đây, nhưng rất tiếc ở xứ ta Người rẻ nhưng Tấc đất tấc vàng
ReplyDelete