Cảm xúc của con người ta được phân ra làm 4 loại đó là Hỉ - Nộ - Ái - Ố. Trong phạm vi bài viết này đề cập đến cái sự Nộ nghĩa là cảm xúc nóng giận của con người. Cảm xúc này bắt nguồn từ đâu và lợi hại ra sao?
Đây là cảm xúc rất phức tạp có thể mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Tuy nhiên nếu xảy ra thường xuyên với mức độ ngày càng nặng nề thì không những không có lợi mà ảnh hưởng rất bất lợi đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người thường xuyên có cảm xúc này. Qua đó giúp chúng ta bày tỏ sự nóng giận một cách có lợi cho bản thân và mọi người xung quanh đồng thời hạn chế những sự nóng giận có hại cho tinh thần và thể chất.
Cảm xúc nóng giận, nói chữ là Nộ có các mức độ thể hiện theo hướng tăng dần Khó chịu - Bực bội - Bực tức - Nóng nảy - Cáu tiết - Giận dữ - Phẫn nộ - Thịnh nộ. Chẳng hạn bực bội do kẹt xe, tức giận khi con cái hư hỗn, phẫn nộ vì bị lừa.
Việc bộc lộ các hành vi cảm xúc này thường không làm phương hại đến người khác mà chỉ khiến tinh thần chúng ta không được vui tươi thoải mái. Như là nhân viên phường sao chậm như rùa thế này mà ta lại đang vội, nó cho ta bực mình một chút . Tuy nhiên nhiều trường hợp khác lại có thể ảnh hưởng đến ngươì khác đó là phản ứng thái quá như la lối, chửi thề khiến người xung quanh khó chịu, bất mãn nghĩa là đã làm lây chứng nóng giận cho người khác. Đáng tiếc là cường độ và mức độ của sự nóng giận gia tăng theo thời gian nếu ta không tìm cách để kềm chế nó.
Khi chứng kiến người khác thể hiện sự tức giận ra ngoài làm ta không hài lòng nhưng lại không để ý rằng trong tình huống khác người thực hiện hành vi ấy là chính bản thân chúng ta. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng việc thường xuyên phản ứng với những việc trái ý mình một cách nóng nảy bực bội như la hét hay quăng ném vật dụng sẽ khiến nguy cơbệnh tim mạch hay tai biến mạch máu não cao hơn nhiều so với những người bình tĩnh.
Đó là những tác hại của sự nóng giận, còn ngược lại lợi ích của nó là nếu không được bộc lộ ra, những cơn giận được tích tụ lâu ngày bùng phát có thể dẫn đến những hậu quả khó lường thậm chí dẫn đến án mạng. Trong dân gian có từ cục tính là để nói tới týp người ít có phản ứng bằng lời mà mỗi khi phản ứng bằng hành động đều gây bất ngờ cho mọi người. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường chứng kiến những sự việc ban đầu rất nhỏ được kích hoạt xé ra to như phản ứng dây chuyền dẫn đến những người trong cuộc sát phạt nhau dữ dội do những đè nén lâu ngày không được bộc lộ ra.
Sự nóng giận là loại cảm xúc mãnh liệt, nếu được bộc lộ một cách không thích hợp nó có thể phá hủy những mối quan hệ tốt đẹp nếu không được kìm chế. Ngược lại nếu được kiểm soát đúng mức nó lại là cảm xúc cần thiết giúp chúng ta có những thay đổi tích cực làm cho cuộc sống lành mạnh.
Các cụ bảo Giận mất khôn.
Đây là cảm xúc rất phức tạp có thể mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Tuy nhiên nếu xảy ra thường xuyên với mức độ ngày càng nặng nề thì không những không có lợi mà ảnh hưởng rất bất lợi đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người thường xuyên có cảm xúc này. Qua đó giúp chúng ta bày tỏ sự nóng giận một cách có lợi cho bản thân và mọi người xung quanh đồng thời hạn chế những sự nóng giận có hại cho tinh thần và thể chất.
Cảm xúc nóng giận, nói chữ là Nộ có các mức độ thể hiện theo hướng tăng dần Khó chịu - Bực bội - Bực tức - Nóng nảy - Cáu tiết - Giận dữ - Phẫn nộ - Thịnh nộ. Chẳng hạn bực bội do kẹt xe, tức giận khi con cái hư hỗn, phẫn nộ vì bị lừa.
Việc bộc lộ các hành vi cảm xúc này thường không làm phương hại đến người khác mà chỉ khiến tinh thần chúng ta không được vui tươi thoải mái. Như là nhân viên phường sao chậm như rùa thế này mà ta lại đang vội, nó cho ta bực mình một chút . Tuy nhiên nhiều trường hợp khác lại có thể ảnh hưởng đến ngươì khác đó là phản ứng thái quá như la lối, chửi thề khiến người xung quanh khó chịu, bất mãn nghĩa là đã làm lây chứng nóng giận cho người khác. Đáng tiếc là cường độ và mức độ của sự nóng giận gia tăng theo thời gian nếu ta không tìm cách để kềm chế nó.
Khi chứng kiến người khác thể hiện sự tức giận ra ngoài làm ta không hài lòng nhưng lại không để ý rằng trong tình huống khác người thực hiện hành vi ấy là chính bản thân chúng ta. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng việc thường xuyên phản ứng với những việc trái ý mình một cách nóng nảy bực bội như la hét hay quăng ném vật dụng sẽ khiến nguy cơbệnh tim mạch hay tai biến mạch máu não cao hơn nhiều so với những người bình tĩnh.
Đó là những tác hại của sự nóng giận, còn ngược lại lợi ích của nó là nếu không được bộc lộ ra, những cơn giận được tích tụ lâu ngày bùng phát có thể dẫn đến những hậu quả khó lường thậm chí dẫn đến án mạng. Trong dân gian có từ cục tính là để nói tới týp người ít có phản ứng bằng lời mà mỗi khi phản ứng bằng hành động đều gây bất ngờ cho mọi người. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường chứng kiến những sự việc ban đầu rất nhỏ được kích hoạt xé ra to như phản ứng dây chuyền dẫn đến những người trong cuộc sát phạt nhau dữ dội do những đè nén lâu ngày không được bộc lộ ra.
Sự nóng giận là loại cảm xúc mãnh liệt, nếu được bộc lộ một cách không thích hợp nó có thể phá hủy những mối quan hệ tốt đẹp nếu không được kìm chế. Ngược lại nếu được kiểm soát đúng mức nó lại là cảm xúc cần thiết giúp chúng ta có những thay đổi tích cực làm cho cuộc sống lành mạnh.
Các cụ bảo Giận mất khôn.
bác Lý viết bài này thâm ý quá.
ReplyDeleteVới tình hình hiện nay, kiềm chế được nóng giận thật là khó. Cháu chỉ là dân đen thôi mà ngày nào cũng lo ngay ngáy, lo ngày lo đêm, lo học phí của con tăng, lo giá chợ tăng, lo hàng tiêu dùng tăng, lo .....
Như thế thì chẳng trách mà tỷ lệ dân bị ung thư, tim mạch, huyết áp cao ở VN tăng chóng mặt.
Cảm ơn bác đã nhắc nhở. Cháu sẽ cố gắng thôi không chửi thề, nóng bực, lo nghĩ nữa. Đành sống chung với lũ vậy và nghĩ tại sao ngày xưa bố mẹ mình sống được?
Đã viết xong giới thiệu về cảm xúc nóng giận
ReplyDeleteBác Lý, em nghĩ cảm xúc nóng giận nó ở dạng hạt, tạm gọi là hạt giống giận... Ai cũng có, có điều có người để hạt giống phát triển thành cây còn người khác thì chế ngự. Cuộc sống thì động ta thì cần tĩnh để cảm và để sống với nó.Giải pháp để kìm chế cảm xúc nóng giận là gì? Phải chăng là thiện tai!
ReplyDeleteDear Yen Nhi,
ReplyDeleteCảm xúc nóng giận cần phải được bộc lộ, nếu không được bộc lộ trước thì nó sẽ tích lũy lại để chờ cơ hội bùng nổ. Giống như chơi loto, hàng chục năm không có người trúng, ai trúng khi đó có thể đột tử vì sướng.
Bài tới sẽ nói tiếp về sự ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteCuối cùng tên mình cũng bị lộ. Bài này bác Lý viết thú vị đó, sao bác chưa viết tiếp sự ảnh hưởng của nộ đến sức khoẻ ạ? hihi.
ReplyDeleteTớ sẽ viết ngay, cà phê ạ
ReplyDeletehe he bác lí khai thật đi, chiều nay bác mất bình tĩnh với cậu nguyên phải không?
ReplyDeleteHe he, làm sao mà tớ giận cho nổi. Các em nó không biết thì ta chỉ dạy. Lấy chân thực làm kim chỉ nam. Trước bàn phím còn không giữ được bình tĩnh thì đánh đấm với ai.
ReplyDelete