Saturday, February 26, 2011

Rùa tai đỏ, anh là ai

Ai dùng internet sẽ dễ dàng dò tìm thông tin nói chung trên wiki và các nhà khoa học Việt Nam cũng tìm thông tin về rùa tai đỏ ở đây trong đó tóm lược những thông số chính yếu sau đây: nó là động vật (đừng cười) xuất xứ từ bla bla , do đâu mà du nhập vào VN, rồi đặc tính sinh trưởng nhưng lại không có chi tiết về lối sống của nó. Cuối cùng yếu tố nặng ký nhất đó là động vật xâm hại môi trường bậc nhất. Và hết.

Xin nói thêm rằng đã là động vật theo quy luật tự nhiên mỗi loài đều có thiên địch của nó. Con người với tư cách là một động vật là thiên địch của hầu hết các động vật trên thế giới nhưng không có nghĩa là con người không có thiên địch. Chỉ một loại loài virus cũng có thể làm chết một phần dân số Trái đất. Cho nên con rùa tai đỏ chẳng là gì cả nếu người ta muốn tuyệt chủng nó như là diệt chủng loài Mèo.

Nội dung chính của bài viết này là nói về tập tính của loài rùa tai đỏ. Khác với loài rùa thuộc nhóm Lân - Li - Quy - Phụng rùa đá có thể chỉ sống bằng cách đớp những cong muỗi vo ve trong không khí. Rùa tai đỏ chỉ có thể tìm thức ăn trong nước, thiếu nước con vật này sẽ chết cho dù có dồi dào thức ăn bên cạnh, và con vật này sẽ chết sau 1 tuần lễ thiếu thức ăn.

Sẽ có người đặt vấn đề là trong một môi trường nhiều nước chẳng hạn như Hồ Tây làm sao mà làm hết nước. Xin thưa, trong môi trường như vậy rùa tai đỏ lại làm thức ăn cho loài khác nên nó không có cơ hội phát triển.

Mọi cách đặt bẫy hay thử nghiệm ở môi trường tương tự chỉ là trò hề, vì chẳng ai quan tâm đến những vị tiến sĩ trong các cuộc hội thảo bàn cái gì và họp tới họp lui chỉ để đùn đẩy trách nhiệm.

Friday, February 18, 2011

Phương pháp dạy tiếng Anh mới ở Nam Hàn

Lời nói đầu: Trong điều kiện thiếu giáo viên tiểu học ở xứ ta, học trò phải chịu ngồi học ghép làm cho số lượng học trò trong một lớp học lớn gấp đôi lớp học bình thường. Trong khi ta còn mò mẫm về phương pháp dạy học, thế giới đã đi đến cung trăng. Tại một nước Á châu cách nay 35 năm cũng giống như ta, nay họ tiến bộ ra sao.

Nam Hàn đang thử nghiệm dùng robot dạy tiếng Anh cho học sinh. Dự án đang thực hiện tại 21 trường tiểu học tại thành phố Daegu. Robot như ảnh chụp, có chức năng nói, biểu cảm tương tác với học sinh. Việc ứng dụng robot trong giáo dục đem lại những lợi ích như sau:

- Tận dụng được nguồn giáo viên tiếng Anh chuẩn mực quốc tế nhưng giá rẻ tại Philippines. Người giáo viên từ Phi thấy được toàn bộ hình ảnh lớp học.

- Chương trình giáo dục dùng robot với chức năng trợ giúp thầy giáo truyền thống

- Phát triển ngành chế tạo robot

- Thầy giáo phẩm chất cao có thể được sử dụng ở những vùng sâu vùng xa mà trên thực tế các thầy ngại không muốn đi. Áp dụng cho cả thầy giỏi từ nước khác.


Thực tế Nam Hàn sử dụng robot giảng dạy các môn khoa học khác từ năm 2009. Chương trình tiếng Anh này được thử nghiệm trong 4 tháng. Nếu thành công họ sẽ huy động những giáo viên giỏi từ nhiều nước trên thế giới.

Chép lại của bạn Dân trí

Xót lòng nhìn những đứa trẻ lượm ăn trái cây thối

(Dân trí) - Chúng tôi gặp các em ở Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo. Cứ khoảng 3 lần một ngày, vào đầu buổi sáng, trưa và chiều muộn, các em lao vào những đống rác thải đổ giữa khu thương mại, bới tung rác để tìm nhặt những trái cây đã thối rữa…

Mỗi khi kiếm được “chiến lợi phẩm”, các em đưa ngay lên miệng ăn, thậm chí hồn nhiên tranh giành nhau, bất chấp thứ quả đó đã thối ủng, mốc đen...
Khoái chí tận hưởng một quả xoài đã mốc đen vỏ

Ra khỏi khu chợ rẽ lên hướng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Quảng Trị (cách đó khoảng vài trăm mét), một nhóm các em nhỏ khác đang vui mừng trở về bản với những bao ni lông đựng đầy táo, xoài, cam cũng đã nham nhở thối…

Hầu hết các em là con em bà con Vân Kiều ở bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị.

Những tiểu thương ở khu chợ này cho biết, nhiều em trong số đó đang là học sinh thuộc trường tiểu học số 2 Lao Bảo (điểm trường Ka Tăng). Mỗi ngày ít nhất cũng có hàng chục em đi lại quanh khu vực bán hoa quả này để bới rác tìm trái cây thối ăn.

Tôi hỏi chuyện một vài em, có em Hồ Văn Hương, Hồ Văn Hên, Hồ Văn Hứa, đều đang học lớp 2 trường tiểu học số 2 Lao Bảo; em gái Hồ Thị Loi đang học lớp 1 cũng tại trường này. Hương hồn nhiên: “Thấy mấy bạn đi nhặt quả ăn, vừa không mất tiền lại vừa được ăn nên đi theo. Ở bản em nhiều đứa đi nhặt lắm nên phải đi sớm và nhiều khi phải tranh giành mới có ăn”.

Chị Hồ Thị Xa, mẹ Hương, cho biết Hương có đến 5 anh em, em là con thứ 3. Chị có nói Hương đừng đi “mót” trái cây thối nữa nhưng em không nghe nên chị cũng… đành chịu.

Đối nghịch lại với sự hồn nhiên của các em nhỏ là sự thản nhiên của hàng trăm lượt người lớn qua lại mua bán trong khu chợ. Tất cả họ đều thấy nhưng không ai lên tiếng nhắc nhở hay khuyên răn đám trẻ. Cứ như vậy, đám trẻ đó đã ăn trái cây thối ở khu chợ này suốt cả năm trời.

Bới bãi rác...


... bới thùng xốp...


... hay lục tung thùng rác...








... để tìm kiếm và tận hưởng những trái cây đã thối rữa, bị những người bán hàng vứt bỏ

Chia nhau ngay tại "hiện trường"


Tranh giành nhau
"Chiến lợi phẩm" mang về cho gia đình.


Nghèo khó và đông con là cảnh chung của những gia đình ở bản Ka Tăng. Đó chính là nguyên nhân khiến các em phải lao ra chợ kiếm hoa quả thối rữa về ăn.

Tuấn Phong

(nguồn http://dantri.com.vn/c20/s20-458491/xot-long-nhin-nhung-dua-tre-luom-an-trai-cay-thoi.htm)

Cảm ơn hình ảnh của báo Dân Trí

Thursday, February 17, 2011

Ngày này năm xưa

Cách nay đúng 32 năm, rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, bằng cuộc tấn công bất ngờ từ lãnh thổ Trung Quốc, chiến tranh đã nổ ra dọc tuyến biên giới Việt - Trung giữa Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và Quân đội nhân dân Việt Nam đại diện cho 2 chính thể xã hội chủ nghĩa anh em. Cuộc chiến do chính phủ Trung quốc phát động dưới danh nghĩa "dạy cho Việt Nam một bài học". Cuộc chiến tuy ngắn mà khốc liệt, trong vòng một tháng, cả 2 bên đã loại khỏi vòng chiến đấu với nhau mỗi bên khoảng 100 ngàn quân chính quy, chưa kể tổn thất bộ đội địa phương, dân quân du kích và sinh mạng người dân thường.

Sau khi chiếm được Lạng Sơn, Cao Bằng, Lao Kai và một số địa phương khác ngày 18 tháng 3 năm 1979, phía Quân giải phóng nhân dân Trung quốc đơn phương rút quân mà không tuyên bố, 2 bên tự động giảm nhịp độ chiến tranh mà không ký hiệp ước hòa bình cho đến Hội nghị Thành Đô năm 1990.

Lý giải nguyên nhân cuộc chiến, nhiều người đã sai lầm quả quyết rằng xung đột do mối bất hòa từ trước giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh anh tuy cùng mục đích lật đổ chủ nghĩa tư bản thối nát nhưng bất đồng về phương thức đấu tranh. Cho đến bây giờ một người bình thường cũng hiểu rằng nguyên nhân cuộc chiến là sự xác nhận trật tự trong khối xã hội chủ nghĩa mà khi đó có sự vươn lên của Việt Nam sau khi bình định được miền nam Việt Nam nhằm bá chủ Đông Nam Á chống lại trật tự do nước đàn anh Trung Quốc xác lập.

Một điều cần nhắc lại là trong suốt cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cuộc đấu tranh giành quyền thống trị miền Nam, đảng và chính phủ Trung quốc đã giúp đỡ vật chất mọi mặt một cách vô tư và chí tình. Họ cung cấp không ghi nợ sổ sách toàn bộ phương tiện chiến tranh, hậu cần quân đội và cả lương thực cho dân chúng.

Friday, February 11, 2011

Sự nóng giận có hại như thế nào

Cảm xúc của con người ta được phân ra làm 4 loại đó là Hỉ - Nộ - Ái - Ố. Trong phạm vi bài viết này đề cập đến cái sự Nộ nghĩa là cảm xúc nóng giận của con người. Cảm xúc này bắt nguồn từ đâu và lợi hại ra sao?

Đây là cảm xúc rất phức tạp có thể mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Tuy nhiên nếu xảy ra thường xuyên với mức độ ngày càng nặng nề thì không những không có lợi mà ảnh hưởng rất bất lợi đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người thường xuyên có cảm xúc này. Qua đó giúp chúng ta bày tỏ sự nóng giận một cách có lợi cho bản thân và mọi người xung quanh đồng thời hạn chế những sự nóng giận có hại cho tinh thần và thể chất.

Cảm xúc nóng giận, nói chữ là Nộ có các mức độ thể hiện theo hướng tăng dần Khó chịu - Bực bội - Bực tức - Nóng nảy - Cáu tiết - Giận dữ - Phẫn nộ - Thịnh nộ. Chẳng hạn bực bội do kẹt xe, tức giận khi con cái hư hỗn, phẫn nộ vì bị lừa.

Việc bộc lộ các hành vi cảm xúc này thường không làm phương hại đến người khác mà chỉ khiến tinh thần chúng ta không được vui tươi thoải mái. Như là nhân viên phường sao chậm như rùa thế này mà ta lại đang vội, nó cho ta bực mình một chút . Tuy nhiên nhiều trường hợp khác lại có thể ảnh hưởng đến ngươì khác đó là phản ứng thái quá như la lối, chửi thề khiến người xung quanh khó chịu, bất mãn nghĩa là đã làm lây chứng nóng giận cho người khác. Đáng tiếc là cường độ và mức độ của sự nóng giận gia tăng theo thời gian nếu ta không tìm cách để kềm chế nó.

Khi chứng kiến người khác thể hiện sự tức giận ra ngoài làm ta không hài lòng nhưng lại không để ý rằng trong tình huống khác người thực hiện hành vi ấy là chính bản thân chúng ta. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng việc thường xuyên phản ứng với những việc trái ý mình một cách nóng nảy bực bội như la hét hay quăng ném vật dụng sẽ khiến nguy cơbệnh tim mạch hay tai biến mạch máu não cao hơn nhiều so với những người bình tĩnh.

Đó là những tác hại của sự nóng giận, còn ngược lại lợi ích của nó là nếu không được bộc lộ ra, những cơn giận được tích tụ lâu ngày bùng phát có thể dẫn đến những hậu quả khó lường thậm chí dẫn đến án mạng. Trong dân gian có từ cục tính là để nói tới týp người ít có phản ứng bằng lời mà mỗi khi phản ứng bằng hành động đều gây bất ngờ cho mọi người. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường chứng kiến những sự việc ban đầu rất nhỏ được kích hoạt xé ra to như phản ứng dây chuyền dẫn đến những người trong cuộc sát phạt nhau dữ dội do những đè nén lâu ngày không được bộc lộ ra.

Sự nóng giận là loại cảm xúc mãnh liệt, nếu được bộc lộ một cách không thích hợp nó có thể phá hủy những mối quan hệ tốt đẹp nếu không được kìm chế. Ngược lại nếu được kiểm soát đúng mức nó lại là cảm xúc cần thiết giúp chúng ta có những thay đổi tích cực làm cho cuộc sống lành mạnh.

Các cụ bảo Giận mất khôn.