Tháng 4 mùa hoa anh đào xứ Phù Tang. Hoa anh đào chỉ nở trong 2 tuần lễ rồi tàn. Nó không nở cùng lúc trên đất Nhật. Bắt đầu từ Okinawa rồi tới Tokyo và kết thúc trên núi Phú Sĩ.
Trong văn hóa Nhật, hoa anh đào tượng trưng cho vẻ đẹp của sự sống. Các samurai Nhật coi hoa anh đào là biểu tượng và là hình trên trang phục của họ. Nếu không kịp thưởng hoa xứ sumo, ta có thể qua Washington DC ngắm hoa muộn vậy. Tại Washington DC hoa anh đào nở là dấu hiệu mùa xuân.
Hoa anh đào đến với xứ Mẽo trong hoàn cảnh không được thuận lợi. Đầu thế kỷ 20, một phụ nữ Mỹ đến Nhật Bản và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa anh đào. Bà đề nghị với Chính phủ về việc trồng anh đào tại thủ đô, nhưng các quan chức đã làm ngơ trước đề nghị của bà. Bà thỉnh cầu suốt 20 năm mà không được đáp ứng. Rồi một viên chức ngành nông nghiệp sang Nhật và cũng rất thích vẻ đẹp của hoa anh đào nên đã mang về Mỹ để trồng.
Vào khoảng 1909, bà viết thư gửi đến một phụ nữ quan trọng nhất quận Columbia (chữ DC là hàm nghĩa này), đó là phu nhân tổng thống William Howard Taft, bà Helen. Bà Helen Herron Taft đồng ý tiếp nhận 2000 cây giống được CP Nhật tặng Hoa Kỳ. Không may thay cơ quan quản lý nông nghiệp Mỹ phát hiện cây bị nhiễm dịch và ra lệnh đốt sạch 2000 gốc anh đào.
Năm 1912 Nhật gửi tăng 3000 cây anh đào khác, phu nhân Helen và vợ của Đại sứ Mỹ tại Nhật trồng hai cây đầu tiên và những cây này còn đứng đến bây giờ đó là những gốc bên bờ hồ.
Tour ngắm hoa anh đào ở Washington DC là một dịch vụ quan trọng trong ngành du lịch Mỹ. Trong hai tuần lễ ngắn ngủi, họ luôn luôn bảo trì vẻ đẹp của thắng cảnh, có một đội chuyên nghiệp để chăm sóc và cắt tỉa. Việc bẻ cành hoa để làm kỷ niệm là điều cấm ở đây. Nếu ai cũng bẻ cành thì sẽ không còn hoa để thưởng nữa, nên quí vị sẽ bị phạt vạ nếu vi phạm.
Các tấm ảnh chụp anh đào bên xứ Mỹ ta thấy lấp ló một cái cột giông giống như ống khói lò gạch Đại La phố Cát Linh nhưng thô hơn. Đó là tượng đài George Washington, vị tướng trong kháng chiến chống quân Anh, một vị tướng mà đánh trận nào thua trận ấy, chỉ biết thắng trận cuối cùng và giành độc lập cho Mỹ quốc.
Tượng đài Washington hay tháp Washington là điểm quan trọng của thủ đô Washington DC. Tháp được xây bằng gạch và có 2 màu gạch khác nhau, do công trình bị đình hoãn 20 năm do những bất đồng chính trị và thiếu kinh phí. Khi có quyết định tiếp tục xây thì màu gạch cũ đã không còn. Đây là hình ảnh tháp bị ngưng sau khi đã xây được một phần.
Thiết kế ban đầu của tháp là như thế này, tầng dưới sẽ làm nhà lưu niệm.
Do không đủ kinh phí nên dự án đã được thay đổi thành hình thù như ta đã thấy ngày nay.
Nước Mỹ đâu phải là giàu, xây mỗi cái bia tưởng niêm cho Quốc Phụ mà phải tranh cãi lên xuống để rồi rút gọn đi trở thành cây cột trơ chọi chống trời.
Trong văn hóa Nhật, hoa anh đào tượng trưng cho vẻ đẹp của sự sống. Các samurai Nhật coi hoa anh đào là biểu tượng và là hình trên trang phục của họ. Nếu không kịp thưởng hoa xứ sumo, ta có thể qua Washington DC ngắm hoa muộn vậy. Tại Washington DC hoa anh đào nở là dấu hiệu mùa xuân.
Hoa anh đào đến với xứ Mẽo trong hoàn cảnh không được thuận lợi. Đầu thế kỷ 20, một phụ nữ Mỹ đến Nhật Bản và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa anh đào. Bà đề nghị với Chính phủ về việc trồng anh đào tại thủ đô, nhưng các quan chức đã làm ngơ trước đề nghị của bà. Bà thỉnh cầu suốt 20 năm mà không được đáp ứng. Rồi một viên chức ngành nông nghiệp sang Nhật và cũng rất thích vẻ đẹp của hoa anh đào nên đã mang về Mỹ để trồng.
Vào khoảng 1909, bà viết thư gửi đến một phụ nữ quan trọng nhất quận Columbia (chữ DC là hàm nghĩa này), đó là phu nhân tổng thống William Howard Taft, bà Helen. Bà Helen Herron Taft đồng ý tiếp nhận 2000 cây giống được CP Nhật tặng Hoa Kỳ. Không may thay cơ quan quản lý nông nghiệp Mỹ phát hiện cây bị nhiễm dịch và ra lệnh đốt sạch 2000 gốc anh đào.
Năm 1912 Nhật gửi tăng 3000 cây anh đào khác, phu nhân Helen và vợ của Đại sứ Mỹ tại Nhật trồng hai cây đầu tiên và những cây này còn đứng đến bây giờ đó là những gốc bên bờ hồ.
Tour ngắm hoa anh đào ở Washington DC là một dịch vụ quan trọng trong ngành du lịch Mỹ. Trong hai tuần lễ ngắn ngủi, họ luôn luôn bảo trì vẻ đẹp của thắng cảnh, có một đội chuyên nghiệp để chăm sóc và cắt tỉa. Việc bẻ cành hoa để làm kỷ niệm là điều cấm ở đây. Nếu ai cũng bẻ cành thì sẽ không còn hoa để thưởng nữa, nên quí vị sẽ bị phạt vạ nếu vi phạm.
Các tấm ảnh chụp anh đào bên xứ Mỹ ta thấy lấp ló một cái cột giông giống như ống khói lò gạch Đại La phố Cát Linh nhưng thô hơn. Đó là tượng đài George Washington, vị tướng trong kháng chiến chống quân Anh, một vị tướng mà đánh trận nào thua trận ấy, chỉ biết thắng trận cuối cùng và giành độc lập cho Mỹ quốc.
Tượng đài Washington hay tháp Washington là điểm quan trọng của thủ đô Washington DC. Tháp được xây bằng gạch và có 2 màu gạch khác nhau, do công trình bị đình hoãn 20 năm do những bất đồng chính trị và thiếu kinh phí. Khi có quyết định tiếp tục xây thì màu gạch cũ đã không còn. Đây là hình ảnh tháp bị ngưng sau khi đã xây được một phần.
Thiết kế ban đầu của tháp là như thế này, tầng dưới sẽ làm nhà lưu niệm.
Do không đủ kinh phí nên dự án đã được thay đổi thành hình thù như ta đã thấy ngày nay.
Nước Mỹ đâu phải là giàu, xây mỗi cái bia tưởng niêm cho Quốc Phụ mà phải tranh cãi lên xuống để rồi rút gọn đi trở thành cây cột trơ chọi chống trời.
bài hay lắm bác Lý!
ReplyDeleteNói chuyện hoa, bác Lý có để ý mấy ngày nay ở Saigon đang là mùa trổ hoa của bò cạp nước không? (còn gọi là hoa Phật đản do nở vào dịp Phật đản). Em thấy hoa bò cạp nước rủ từng chùm vàng rực, đẹp lộng lẫy.
Vài năm trước em có dịp đến 1 ngôi chùa ở Bà Rịa. Chùa nằm trên 1 quả đồi, khuôn viên rộng. Phía sau chùa là 1 rừng bò cạp nước. Đến mùa hoa nở thì đẹp lắm.
À chùa có 1 cây anh đào trồng trên lối đi dẫn vào sảnh chính, khoảng tầm tháng 3,4 nó cũng nở hoa, nhìn giống hệt anh đào Nhật đấy. Tuy nhiên, chỉ 1 cây lẻ loi nên trông không lộng lẫy như rừng cây bò cạp nước phía sau chùa.
Vật chất trên thế gian này cái gì cũng có giá trị cả. Có điều ở xứ ta mọi thứ cao quý đều tập trung cho lãnh tụ cả.
ReplyDeleteTháp Pisa nếu không chăm sóc còn tệ hơn một ngôi chùa đổ nát. Hang đá Bethlehem ít ai đi Israel có cơ hội bước vào, phải đặt và đóng tiền trước cả năm.
Suy cho cùng, xứ ta chỉ có NHÀ, ĐẤT là đắt, nhỉ?
Hehe nhà, nhà đất là phạm trù kinh tế rùi bác Lý ơi. Ở VN nó cao giá là do bị thổi giá thôi.
ReplyDeleteMình đang nói chuyện hoa lá cành mừ!.
Em thấy hoa nào cũng có cái đẹp cả, bất kể loài gì, ở đâu, mang tên gì, tất cả đều bừng nở vô tư, đem lại vẻ đẹp cho cuộc đời rồi cũng bình thản rụng để về với đất, để rồi lại tái lập một vòng đời khác!.
Em mới đọc 1 bài báo, nói là cây cối cũng có tế bào thần kinh cảm nhận ánh sáng, nhiệt độ...tức là cũng có khả năng nhận biết môi trường xunh quanh. Em thấy đúng thế thật, vườn cây nhà em, lúc em có ở nhà, tự tay chăm sóc nó thì thấy nó có vẻ xanh tươi hơn là lúc em xa nhà lâu,hehe.
À, bác Lý mới thêm cái đoạn nói về việc xây dựng tháp. Em hiểu ý chính bác muốn đề cập trong bài này rùi :-)
ReplyDeleteChuyện hoa chỉ là phụ, chuyện người mới là chuyện chính.
Câu kết là hay nhất đó bác Lý:
"Nước Mỹ đâu phải là giàu, xây mỗi cái bia tưởng niêm cho Quốc Phụ mà phải tranh cãi lên xuống để rồi rút gọn đi trở thành cây cột trơ chọi chống trời."
Nhìn cái lăng to vật vã ở Ba Đình, mới thấy VN mình là giàu nhất quả đất bác Lý nhỉ :-)
@ Sofia,
ReplyDeleteNói về hoa và văn hóa đấy chứ, trích
Trong hai tuần lễ ngắn ngủi, họ luôn luôn bảo trì vẻ đẹp của thắng cảnh, có một đội chuyên nghiệp để chăm sóc và cắt tỉa. Việc bẻ cành hoa để làm kỷ niệm là điều cấm ở đây. Nếu ai cũng bẻ cành thì sẽ không còn hoa để thưởng nữa, nên quí vị sẽ bị phạt vạ nếu vi phạm. ngưng trích
Muốn cho nó trở nên có giá trị, ta phải đầu tư công sức, và nguồn thu sẽ không phụ ta đâu. Nếu không bảo trì, hoa anh đào héo sẽ xác xơ và để lại những trái khô xấu xí.
Một câu hỏi đặt ra: hiện nay đại gia nào cũng nợ như EVN, Petro, Vinashin. Vậy chủ nợ là ai? Nếu không trả lời được câu hỏi này, dân ta còn mất tiền dài dài.
Chủ nợ của các đại gia:
ReplyDelete1. NH trong nước: mà vốn là của Nhà nước, nhưng có những ngân hàng đã bán một phần cổ phần cho nước ngoài, và nhiều ngân hàng trong nước cũng vay của nước ngoài -> gián tiếp vay nước ngoài
2. NH nước ngoài
3. phát hành trái phiếu nước ngoài
4. các đối tác của EVN, PVN có thể là nhà thầu TQ và đa phần là được NH XNK TQ bảo lãnh -> nợ nước ngoài nữa.
Vậy thì chủ nợ: 1. NH TM trong nước thay mặt NN VN 2. Chủ nợ nước ngoài, đa phần là TQ.
Không hiểu cháu hiểu thế có đúng không?
Ở VN vẫn còn cảnh đẹp.
ReplyDeleteCách đây vài năm em có về huyện Kim Bảng-Hà Nam em phát hiện ra:Cái làng bắc bộ vẫn còn nguyên.Tre dày ôm lấy con người,Thỉnh thoảng mới nhìn thấy căn nhà ngói rêu phong.Tối hôm rằm vào đợt cắt điện,ngồi ngắm trăng cùng bồ dưới lũy tre thì tuyệt.
Gần đó có ngôi chùa BÀ ĐANH,lúc đấy em mới hiểu câu-VẮNG NHƯ CHÙA BÀ ĐANH.
Em xin thử trả lời câu bác Lý hỏi:
ReplyDelete"hiện nay đại gia nào cũng nợ như EVN, Petro, Vinashin. Vậy chủ nợ là ai?"
Theo em, chủ nợ, đơn giản là 2 chữ: NHÂN DÂN. Tất cả tiền của mà các tập đoàn làm mất mát, đều từ mồ hôi nước mắt của dân mà ra.
Dân, vừa là chủ nợ, vừa là con tin.Huhu, tội nợ sao cũng dân chịu.
Em thấy rõ một điều: Mỗi lần báo chí hô lên đại gia nào nợ, là y như rằng giá cả tăng (do in tiền thêm để bù vào), điện xăng, tăng xăng, mọi thứ tăng. Đó là cách làm bần cùng hóa nhân dân một cách tinh vi và dã man nhất :-(
Em nói có gì không phải thì bác Lý sửa dùm nhen.
Thanks
Dear all,
ReplyDeleteCác còm đều rất thú vị.
Tựu trung nước ngoài cho vay hay viện trợ phải trả hay không hoàn lại đều là những khoản đầu tư, xin nhắc lại ĐẦU TƯ. Mà đã là đầu tư thì phải có lãi và kèm theo chút rủi ro.
VN có tranh cãi với Nga về khoản viện trợ của LX trước đây. VN đồng ý trả nợ bằng tiền Rouble có tính lãi, Nga không đồng ý, rằng mỗi đồng rouble trước đây viện trợ cho VN có giá trị bằng 3 đô la. Thỏa thuận cuối cùng đó là quyền khai thác dầu trong 50 năm (đến lúc ấy làm gì còn).
So với LX, TQ viện trợ cho VN lớn hơn nhiều, vì là tất tần tật từ đại pháo đến cái kim trừ máy bay và hỏa tiễn SAM. Nhưng TQ không ghi một đồng nợ nào hết, cho tới giờ và mãi mãi, vẫn thế. Vậy TQ có hớ không? Câu trả lời là KHÔNG, trái lại, quá lời.
4 tỷ đô mỗi năm là tiền góp trả nợ các nước hầu như là từ thời kỳ Đổi mới. Tiền này lấy ở đâu ra - Thuế.
Thế em tưởng:Nga xóa nợ rồi,Đánh nhau với Tầu sau xí xóa.Bác có bài nào về nợ nần của các nhà chính trị trên thế giới minh họa cho bọn em hiểu với.
ReplyDelete