Mục Đời sống Nghệ sĩ, báo Bắc Giang có bài viết về giai thoại có liên quan đến nhà văn Nguyễn Tuân của tác giả Ngọc Trai nguyên văn như sau:
Hồi ông Như Phong còn làm Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, việc in tập ký của Nguyễn Tuân đã đưa đến cuộc tranh cãi giữa Như Phong và Nguyễn Tuân. Như Phong đề nghị rút bài Tờ hoa ra khỏi tập ký, Nguyễn Tuân không đồng ý. Như Phong thuyết phục: "Ông không nên vì Tờ hoa mà bỏ cả tập ký". Nguyễn Tuân đối đáp lại: "Ông cũng không nên bỏ Tờ hoa mà mất cả tập ký". Ngày ấy không ai chịu ai, vì vậy tập ký Nguyễn Tuân đành gác lại một thời gian dài. Sau này "Ký" của Nguyễn Tuân đã được in ra với đầy đủ cả Tờ hoa.
Hết trích
Có vẻ như ông Như Phong (không phải Như Phong báo Công an) có quyền duyệt bài. Sự thực là nhà xuất bản chỉ thừa hành lênh của Ban Văn hóa Tư tưởng đứng đầu là đ/c Tố Hữu. Theo đề nghị của Ban phải bỏ tác phẩm Tờ Hoa khỏi tuyển tập. Ông Như Phong nể Nguyễn Tuân nên khó xử. Ông bèn đến nhà Nguyễn Tuân năn nỉ:
- Có mất gì đâu, cả cuốn Tuyển tập có giá trị, có thêm Tờ Hoa vào nó cũng chẳng thêm giá trị
- Nếu có nó mà không ảnh hưởng gì, thì để nó lại có làm sao đâu, Tuân đáp.
Tác phẩm Tờ Hoa nội dung ra sao, có điều gì nghiêm trọng vậy?
Đại ý Nguyễn Tuân quan sát thấy cả Ong lẫn Bướm cùng hút nhụy hoa nhưng chỉ duy có Ong là làm ra mật còn Bướm thì không. Học văn mà không sáng tác nổi mới đi làm phê bình.
***
Độc giả ai có bản Tờ Hoa, xin cảm ơn.
Em thích nhất Cụ này.Hình như NT không có sai lầm.Em đọc CỤ này vài lần.Nhớ nhất một đoạn
ReplyDeleteKÍNH THƯA CÁC ĐỒNG CHÍ HƠN TUỔI TÔI VÀ BẰNG TUỔI NGHỀ TÔI.THƯA CÁC ĐỒNG CHÍ...
Ở dưới có nhiều lãnh đạo đảng và nhà nước.
Bạn thích NT hả, hãy đóng góp vài tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của NT để mọi người thưởng lãm.
ReplyDeleteBác LÝ đầu óc em không nhớ được chi tiết chỉ nhớ Phở đọc thời bao cấp thì tuyệt(em còn dính một ít)
ReplyDeleteNT không thấy tin vào tử vi như là đa số các nhà văn.Ông lí giải việc đặt mộ rất hay mà rất duy vật(truyện cô tú).Ông viết về bảo vệ rừng từ rất sớm dự cảm chả mấy mà phá hết từ những năm 60.
Ông thích đi xe hơi,rượi tây,tiệc đứng nhưng không sùng ngoại(cát bụi chân ai của TÔ HOÀI)
Ông không sùng bái cá nhân,không sợ cường quyền nhưng rất có kỉ luật.
Sắp chết vẫn còn muốn sáng tác,chỉ ước ao có cái máy tính.
Em chỉ biết thế thôi nhờ các bác bổ túc thêm.
Cháu có đọc truyện vang bóng một thời của Nguyễn Tuân và rất thích.
ReplyDeleteGần đây có đọc một vài thông tin về cụ và qua hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh.
Hồi ký của ông Mạnh không phác họa chân dung của Nguyễn Tuân nhưng có những thông tin đáng chú ý:
- Cụ là tên tuổi lừng lẫy trước cách mạng và sau cách mạng đúng là cụ vẫn 'vang bóng một thời'.
- Cụ có lẽ là số ít sung sướng trong các nhà văn sau cách mạng. Cụ không phải uốn ngòi bút theo CQ, sống vẫn 'ngông' và vẫn luôn được mọi người nể trọng. Kể cả Tố Hữu cũng phải nể cụ vài phần.
- Cuộc đời cụ sống khá phong lưu. Cụ đi đâu cũng được người đón chào, tiếp đãi nồng nhiệt. Rượu ngon, cơm nóng.
- Cụ và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là hai người trong giới nghệ sĩ có cuộc sống phong lưu và thoải mái trong thời đại của họ.
Thực tình tớ hiểu biết rất ít về 2 người được kể trên. Chỉ cảm nhận chủ quan thông qua việc đọc các tác phẩm của họ, và có vài ý mọn:
ReplyDelete- Nguyễn Tuân đặc tả hoa lá cành rất kỹ lưỡng do cụ có điều kiện quan sát cẩn thận và chỉ có thế. Nên văn của cụ chỉ mang tính thời sự.
- Đúng là con người NT không luồn cúi nhưng không có nghĩa là "nghêng ngang" xem thường tất cả như mọi người lầm tưởng. Đành rằng NT coi thường cỡ Huy Cận hay Nguyễn Đình Thi, nhưng bản thân cụ cũng phải nói "phải biết sợ".
- Trịnh Công Sơn là một nhà thơ giống như Tố Hữu hơn là một nhạc sĩ. Nghĩa là anh ta có tài xuất khẩu thành thơ. Cái gọi là nhạc TCS (tớ ghét nhất chữ "nhạc Trịnh", cứ làm như là Chúa Trịnh không bằng) chẳng qua là thơ 4 chữ lót thêm một giai điệu đơn giản không quá một quãng 8.
Thí dụ:
Mưa vẫn mưa bay
Trên thành tháp cổ
Dài tay em vẫy...
Giống như là
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt...
Nói chung là có thơ thì ai cũng sáng tác được nhạc như là TCS.
Đúng là Nguyễn Tuân có biết 'sợ' và thích nghi với chế độ nên cuộc sống của cụ mới an nhàn và dễ chịu.
ReplyDeleteCháu có đọc một số thông tin, nhất của Nguyễn Đăng Mạnh và thắc mắc, tại sao Nguyễn Tuân ghét nhiều người, trong đó có những lý do là vì họ phê phán hoặc cảm văn của cụ không đúng cách, mà thái độ của Nguyễn Tuân với Tố Hữu lại khác. Điều đó chứng tỏ cụ đã 'sợ' và thích nghi.
Văn của Nguyễn Tuân được ưa thích vì nó mô tả tỉ mỉ, kỹ lưỡng và đưa ra những hình ảnh độc đáo, đặc biệt. Ví như đọc cụ mô tả cách thưởng trà, đánh bạc,... rất tinh tế.
Văn của cụ thể hiện con người cụ (theo ý kiến của cháu), kỹ lưỡng, tỉ mỉ, chi tiết, tinh tế và hào hoa, nhưng mà tư tưởng lớn để thay đổi xã hội thì không có.
Muộn 12 năm nhưng nếu bác muốn đọc tác phẩm ký Tờ Hoa thì em có thể chụp lại cho bác ạ!
ReplyDelete