Lạm phát, nghĩa là Nhà nước in tiền vượt quá nhu cầu trao đổi và lưu thông tiền tệ trên thị trường, là một khái niệm rắc rối đòi hỏi một chuyên môn nhất định và phải có một số cơ sở dữ liệu được cung cấp bởi những cơ quan trực thuộc chính phủ. Cho nên phạm vi bài viết này không đề cập đến lạm phát, một khái niệm vĩ mô không thiết thực, là phương tiện mị dân của chính trị gia.
Khái niệm dễ hiểu với mọi người là Chỉ số giá tiêu dùng viết tắt là CPI (Consumer Price Index). CPI được định nghĩa là mức độ tăng giá bình quân gia quyền của một "Rổ" hàng hóa đại diện trong một kỳ thống kê, thông lệ là một năm. Nhiều người đặt câu hỏi xăng tăng giá những 30% (thực tế có thể hơn), mớ rau trái dừa tăng gấp đôi, tô phở tăng gấp rưỡi, sao nhà nước công bố CPI chỉ là con số đẹp 11.75%.
Trong khái niệm CPI bên trong nó có hai nội dung chính nhưng lại rất mập mờ đó là "rổ" hàng hóa và sản lượng của những loại hàng tham gia rổ. Có thể là trong cái "rổ" đó có những món hàng mà cả đời ta chẳng khi nào mua, thí dụ ô tô; hoặc là có những thứ hàng hóa chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu hàng ngày nhưng lại không được tính vào rổ, như là xăng với lý do là giá xăng bên Mỹ giao động nhiều nên họ không tính vào do nó có thể gây nhiễu.
Thông thường người ta tính CPI theo năm, nghĩa là CPI tháng Năm nghĩa là so với tháng Năm năm 2010, còn ở ta CPI theo tháng, CPI tháng Tư nghĩa là so với tháng Ba năm 2011.
Trong kinh tế thị trường, lao động là hàng hóa chứ không phải là cái gì cao quý như đã từng được tuyên truyền, và tất nhiên nó cũng tuân theo qui luật thị trường, nghĩa là lương cũng có tăng, nhưng chậm hơn nhiều so với hàng tiêu dùng.
Trước hết phân loại hàng tiêu dùng, hàng tiêu dùng là hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc, ở và đi lại của con người. Theo mức độ cấp thiết của tiêu dùng mà người ta phân ra hàng nhu yếu phẩm và hàng xa xỉ. Việc phân loại cũng chỉ mang tính tương đối, xăng là nhu yếu phẩm lại được phân thành hàng xa xỉ, kim cương là hàng xa xỉ mà không chịu ngay cả thuế giá trị gia tăng.
Phạm vi bài viết này đề cập tới đối tượng là những người quan tâm đến giả cả, vì nếu không họ có thể hết tiền trước khi đến kỳ lãnh lương, hay nói cách khác là nhóm người trực tiếp làm ra sản phẩm cho xã hội hay nói theo dân dã là nhóm "Ráo mồ hôi ráo tiền".
Những mặt hàng đưa vào rổ hàng hóa để tính CPI gồm 3 nhóm chính:
1. Nhóm thực phẩm: gạo, rau, thịt, cá ...
2. Nhóm hàng công nghiệp điện máy: TV, tủ lạnh, DVD ...
3. Hàng xa xỉ: bài lá, vàng mã, rượu tây ...
Quy luật giá hàng hóa là: những món hàng rẻ tăng nhanh nhất, nhóm hàng thực phẩm tăng nhiều nhất, hàng công nghiệp điện máy có tăng mà tăng ít, chỉ tăng theo giá nhập, hàng nhập cao cấp chỉ phụ thuộc vào giá đô mà thôi.
Hàng hóa nhóm 1 được tiêu thụ nhiều nhất chiếm quá bán khoản thu nhập, là khoản chi hàng tháng. Nhóm 2 ít được mua sắm hơn, tính bằng hàng năm. Nhóm 3 có thể nói là không có nhu cầu mua để dùng. Với giới thu nhập cao thì ngược lại chi tiêu của họ cho hàng xa xỉ chiếm tỷ trọng lớn.
Chỉ số CPI lại tính cho hàng hóa ở cả 3 nhóm, nên những món hàng đắt tiền giá cao giá tăng ít có tác dụng kéo CPI xuống thấp. Do đó chỉ số giá của nhóm hàng nhu yếu phẩm gấp từ 2 đến 3 lần chỉ số CPI tính toán theo cái gọi là "rổ hàng hóa" kể trên. Đối với giới lao động, hàng hóa họ tiêu thụ chủ yếu thuộc nhóm thực phẩm nên họ phải trả giá tăng lên gấp từ 2 đến 3 lần so với CPI. Thông thường cùng thời gian hệ số lương của họ tăng ít hơn so với CPI từ 2 đến 3 lần. Đây là quy luật mà Mác gọi là Quy luật Bần Cùng Hóa giai cấp vô sản.
* Theo biểu đồ ở trên CPI tháng 4 năm 2011 khoảng 17%, nghĩa là thực tế cùng thời gian giá chợ tăng từ 30% đến gấp rưỡi.
Doanh nghiệp họ tăng lương từ đầu năm nhưng chi tăng cho quản lý(không tính nhà nước)
ReplyDeleteBài hay và dễ hiểu lắm. Cảm ơn bác Lý. Thảo nào mà xưa nay em vẫn nghĩ cái chỉ số CPI xưa nay toàn là dối trá, vì tính làm sao mà có mười mấy phần trăm, mà giá cả ngòai chợ thì tăng vù vù, nhưng giờ bác Lý giải thích thì do cách tính nhập tất cả chung vào 1 rổ. Theo em, sao người ta không tách riêng ra thành CPI tiêu dùng hàng ngày (thực phẩm, tương cà mắm muối, thịt cá), và CPI tiêu dùng cao cấp (ôtô, máy bay riêng,đồ hi-tech) nhỉ. Đảm bảo nếu tách ra như vậy, CPI tiêu dùng hàng ngày không thể thấp hơn 50% được.
ReplyDeleteMấy ngày nay TV, báo đài ra rả cái vụ họp hành với ADB gì đó, tòan nghe kiểu "ADB khen ngợi VN đã điều hành kinh tế tốt đúng hướng..." thế nọ thế kia. Em thắc mắc, không lẽ tụi ADB tòan những thằng mù ta? Điều hành vậy mà gọi là tốt ư? Hay là nó khen đểu mình nhỉ,hehe.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeletehehe, báo chí quốc doanh nghe làm gì chị.
ReplyDeleteVới lại ADB, IMF, WB, blah blah gì đó thì cũng chỉ là kền kền. Nó có khen thì cũng chỉ nhằm mục đích rỉa xác mình thôi.
Ngoài ra, 1 chính sách kinh tế đưa ra, phải cần 3-6 tháng mới thấy được hiệu quả. Như bạn bị ho, bác sĩ kê toa mà uống được 2 ngày thấy còn ho dữ hơn nữa, nên chuyện kinh tế VN thì chưa dựa vào hiện trạng tháng tư để rút ra kết luận được (mặc dù đồng ý là nguyên nhân gốc chưa được điều trị, nhưng ít ra họ cần cắt được cơn đã)
Dear bạn Sofia:
ReplyDeleteÝ của bác Lý muốn nhấn mạnh là ở cách thức lập lờ, đánh đồng và làm ảo thuật với các con số thống kê nhằm mục đích ổn định gì đấy.
Để thiết thực cho mình thì mỗi người dân nên tự tính lấy chỉ số CPI của riêng gia đình mình.
Bạn cũng có thể tính CPI cho nhóm đối tượng cụ thể, tỉ dụ nhóm mà bác Lý đề cập đến theo quy luật của Mác.
Bác Lý chuyên dùng đòn điểm huyệt và vặn khớp he he, khó đỡ lắm.
Cảm ơn còm ment của mọi người,
ReplyDeleteKhông thấy ai hỏi, ai cũng bị giảm thu nhập thực tế trong khi GDP vẫn tăng. Vậy tiền nó chạy đi đâu?
Hoặc thu nhập thực tế giảm, người ta ứng phó tiêu cực bằng cách giảm chi tiêu. Vậy tại sao GDP vẫn tăng?
Xin giới thiệu bài viết Cuộc rượt đuổi trường kỳ giữa lương và lạm phát do tác giả Lan Hương chấp bút trên ý tưởng của TS Nguyễn Quang A. Bài này phân tích có vẻ rất "pha học" dựa trên số liệu phiến diện để làm lu mờ thực tế ở ta là: Nguyên nhân gây ra lạm phát không phải do tăng tốc độ luân chuyển đồng vốn mà là việc in tiền vô tội vạ để bù cho những khoản "thấu chi" như lễ hội, công tác bảo tàng và tài trợ cho các "tập đoàn".
Sáng nay đi siêu thị, em thấy có diễn biến mới: Các loại thực phẩm phổ biến, đa số người dân hay ăn như: thịt đùi heo, thịt bò (loại thường) đều giảm giá, thịt đùi heo giảm từ ~100k còn 70k, thịt bò thường giảm từ 200k xuống 150k. Chuyện này có liên quan tới thông tin là NN bơm tiền hỗ trợ cho các siêu thị để bình ổn giá. Theo em, cái này cũng giống cho con bệnh ung thư liều mọoc-phin cho đỡ đau thôi, chứ bệnh càng ngày càng nặng thêm (hỗ trợ tiền thì phải in thêm tiền=>lạm phát tăng). Cứ cái vòng lẩn quẩn: in tiền bình ổn giá=>lạm phát nặng hơn=>lại phải in tiền hỗ trợ bình ổn giá.
ReplyDeleteVề cái bài "Cuộc rượt đuổi trường kỳ giữa lương và lạm phát" bác Lý giới thiệu, thú thực là em chỉ xem 1/3 bài rồi không thể tiếp tục xem, vì không hiểu cái gì cả. Số liệu, hình ảnh thì cũng trưng ra, ra vẻ "pha học" lắm, nhưng cách nói quanh co lòng vòng lẩn quẩn, làm người xem lùng bùnh hết cả đầu.
Giá mà các vị ở diễn đàn vef.vn học được lối diễn tả dễ hiểu như của bác Lý nhỉ,hehe. Nếu các vị ở vef.vn muốn viết bài để định hướng dân, để an lòng dân như trên chỉ đạo thì cũng phải tìm lối viết cho nó dễ hiểu chứ, viết kiểu này thì e rằng phản tác dụng tuyên truyền thui. Bác Lý để ý dạo này nhiều comment bên vef.vn có rất nhiều comment phản đối các bài viết, đôi khi rất dữ dội, như comment của cái bài rất vớ vẩn Đừng hoảng vì lạm phát cao
hê hê, bác Lý dùng từ "tài trợ" cho các tập đoàn làm em buồn cười.
ReplyDeleteChả gì thì cũng la những "quả đấm thép" của chế độ, mà bác tiết kiệm ngôn từ mạnh mẽ, khí thế cho nó là không ổn đâu nhé, haiiiii.
Hai câu hỏi bác Lý đặt ra thì câu đầu em cũng đã có nghĩ đến. Theo em thì GDP vẫn tăng một phần lớn là nằm trong bong bóng bất động sản. Em chỉ băn khoăn không biết khi nào thì các lãnh đạo cho xì hơi quả bóng này?
Các bác đóng góp câu trả lời cho em hóng với.
Sáng nay đi siêu thị, em thấy có diễn biến mới: Các loại thực phẩm phổ biến, đa số người dân hay ăn như: thịt đùi heo, thịt bò (loại thường) đều giảm giá, thịt đùi heo giảm từ ~100k còn 70k, thịt bò thường giảm từ 200k xuống 150k. Chuyện này có liên quan tới thông tin là NN bơm tiền hỗ trợ cho các siêu thị để bình ổn giá. Theo em, cái này cũng giống cho con bệnh ung thư liều mọoc-phin cho đỡ đau thôi, chứ bệnh càng ngày càng nặng thêm (hỗ trợ tiền thì phải in thêm tiền=>lạm phát tăng). Cứ cái vòng lẩn quẩn: in tiền bình ổn giá=>lạm phát nặng hơn=>lại phải in tiền hỗ trợ bình ổn giá.
ReplyDeleteVề cái bài "Cuộc rượt đuổi trường kỳ giữa lương và lạm phát" bác Lý giới thiệu, thú thực là em chỉ xem 1/3 bài rồi không thể tiếp tục xem, vì không hiểu cái gì cả. Số liệu, hình ảnh thì cũng trưng ra, ra vẻ "pha học" lắm, nhưng cách nói quanh co lòng vòng lẩn quẩn, làm người xem lùng bùnh hết cả đầu.
Giá mà các vị ở diễn đàn vef.vn học được lối diễn tả dễ hiểu như của bác Lý nhỉ,hehe. Nếu các vị ở vef.vn muốn viết bài để định hướng dân, để an lòng dân như trên chỉ đạo thì cũng phải tìm lối viết cho nó dễ hiểu chứ, viết kiểu này thì e rằng phản tác dụng tuyên truyền thui. Bác Lý để ý dạo này nhiều comment bên vef.vn có rất nhiều comment phản đối các bài viết, đôi khi rất dữ dội, như comment của cái bài rất vớ vẩn Đừng hoảng vì lạm phát cao
Ta cùng nhau chấp nhận tiên đề này: giá BDS ở xứ ta chỉ có lên mà không có xuống, và đầu tư vốn vào BDS là cách bảo toàn vốn tối ưu.
ReplyDelete1. Chi tiêu giảm nhưng GDP vẫn tăng, đó là do tăng đầu tư. Đó là đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu và vào BDS. Một trong những biện pháp giảm đầu tư nóng đó là hạn chế mức tăng trưởng tín dụng.
2. Tiền mất giá, giới nghiệp chủ luôn luôn là người hưởng lợi. Nói cách khác phần giảm thu nhập thực tế của giới lao công chuyển thành lợi nhuận của giới chủ. Không có nghiệp chủ nào chịu lỗ mà kinh doanh hết, tất nhiên người phá sản thì không thể gọi là nghiệp chủ được. Tạm xem số tiền thặng dư được ký thác vào ngân hàng, mỗi đồng tiền mặt có thể tạo ra 2 đồng tín dụng.
Một thị trường được gọi là bong bóng khi nó Nổ, hiện tại tư bản nước ngoài vẫn đang khai thác có hiệu quả thị trường BDS VN.
Muốn thị trường BDS xì hơi thì dễ, chỉ cần đưa dự luật Thuế BDS ra biểu quyết. Nhưng điều này sẽ không xảy ra, xem Tiên đề ở trên.
Khỏang từ đầu tuần này thì em thấy giá cả thực phẩm có giảm bớt hẳn. Báo chí liền tung hô là do hiệu quả của NQ 11, haha :-) Thật nhảm nhí quá. Em thì nghĩ đơn giản: sắp bầu cử QH, giá giảm để lấy thành tích ngắn hạn, "tút" lại cho cái CPI tháng 5 nó đèm đẹp một chút, qua kỳ bầu cử thì,hehe, giá đi đằng giá, lương đằng luơng luôn :-)
ReplyDeleteĐiều hành mà cái gì cũng chụp giựt, ăn xổi ở thì, đất nước không nghèo mới lạ!
Blog bác Lý lại hoạt động được rồi ạ.Sao giống tình trạng blog bác Hải vậy. Hôm qua Mèo định còm mà không được.
ReplyDeletePhải đấy. Mấy bữa nay blogspot bị trục trặc nên chủ blog không vào được. Hôm qua còn có còm số 9 của sofia sáng nay mất còm. Có vẻ như blogspot kém tin cậy rồi.
ReplyDeleteTrả lời sofia về chuyện giá thực phẩm hạ.
ReplyDeleteThứ nhất, trong các loại giá có loại người ta không đưa vào rổ CPI đó là Giá thuê vốn hay lãi ngân hàng. Khoản chi này tăng lên sẽ làm giảm khoản chi mua thực phẩm hàng ngày.
Thứ hai, thực phẩm có đặc điểm là không trữ được lâu nên thiếu hàng thì giá tăng vọt nhưng ế hàng phải bán đổ bán tháo. Tiểu thương phải né thuế hoa chi trong chợ bằng cách này. Tuy nhiên, ít bữa nữa do thiếu hàng giá sẽ tăng vọt nên báo đảng cũng không né tránh chuyện này, CPI tháng Năm khó thấp hơn 2%. Điều đó có nghĩa 2% là số kỳ vọng tối thiểu, nó có thể cao hơn.
Thằng con anh nó về. Nên gia đình phải có buổi cơm sáng và tối để giữ nền nếp. Tuần rồi vợ chồng anh đi mua đồ ăn để bỏ tủ lạnh mới biết thịt heo chỉ có 2 loại: thịt đùi và thịt ba rọi nằm trong trợ giá của chính phủ để tính CPI cho nó thấp. Nên giá thịt đùi và thịt ba rọi lại rẻ hơn thịt nạt dăm!!!
ReplyDeleteNếu tính CPI đúng thì lạm phát của mình đến 4 tháng đầu năm phải 28% nhỉ?
Chưa bàn đến việc tính gian, nếu tính đúng thì giá cả thực phẩm sẽ gấp đôi chỉ số CPI, do xu hướng tăng của thực phẩm cao hơn hàng điện máy, hàng điện máy cao hơn hàng xa xỉ. Hai món sau hầu như không tăng mấy, nhưng CPI lại tính chung cho 3 món.
ReplyDeleteCác món thực phẩm chỉ có rượu bia và thuốc lá là được bình ổn trên thực tế. Thí dụ cách nay 7-8 năm một gói thuốc tương đương 10 vé xe buýt (thực tế hơn) hoặc hơn một tô phở đến nay chỉ bằng 5 vé xe buýt hoặc nửa tô phở. Bia Sài Gòn cũng tăng lên với mức tương tự hoặc lớn hơn một chút khoảng 10-15%.
Chỉ số CPI tháng, tháng 5/2011 được công bố là 2.21% đưa CPI năm, tháng 5 lên 19.78%. Có nghĩa là từ năm ngoái tới năm nay giá bình quân tăng 20%, giá thực phẩm sẽ tăng tương đương 40%.
ReplyDeleteEm mới vào blog của Bác Lý, cho em hỏi bác Lý tí là: theo như bác nói là BDS chỉ có lên mà không có xuống trong khi đó USD, gold lên cũng nhiều mà xuống cũng không nhỏ . Và theo một số báo tính toán như hiện nay lãi suất VND 17%/năm(>100tr - ở NH SCB)thì gold fải tăng từ 37.5 lên ~43.9 mới huề( tương tự USD)mà điều đó có vẻ rất khó trong năm nay. Nhưng sao Bác nói là người ta đang mua gold, usd để bảo toàn vốn mà k phải là BDS hay VNĐ vậy? và theo Bác BDS không nổ nhưng năm nay có xì hơi bớt đến cuối năm k? Bác Lý chỉ giáo giúp
ReplyDelete@ Songque,
ReplyDeleteBạn viết "theo như bác nói là BDS chỉ có lên mà không có xuống trong khi đó USD, gold lên cũng nhiều mà xuống cũng không nhỏ" hết trích
Tớ có nói ý thứ hai đâu nhỉ?
Trong điều kiện không có lạm phát, lãi ngân hàng 2-3% là vừa, cổ tức 9-10% là vừa. Lúc này người ta sẽ bỏ tiền vào bank hoặc mua cổ phiếu dài hạn. Lúc này Tiền trở thành Vốn.
Lạm phát năm tháng 5 tròm trèm 20%, người ta đã không dám ký thác NH giá 20% rồi. Số tiền lích lũy được phải bảo đảm giá trị bằng cách mua vàng. Mua vàng chỉ có ý nghĩa tồn trữ giá trị, không có ý nghĩa kinh doanh để mà so sánh. Không loại trừ có lúc mua vàng có lời - giá vàng lên, bù cho những lúc mua vàng lỗ - giá vàng xuống.
Bạn đừng tính vàng, bạn so sánh giá thuê nhà với giá bán nhà rồi gửi ngân hàng. Tiền lãi sẽ gấp 5-10 lần tiền cho thuê, tại sao người ta lại cho thuê mà không bán.
Có phải thu nhập của người tiêu dùg tăng thì ảnh hưởng đến giá tiêu dùng tăng hay không? vì sao
ReplyDelete