Saturday, May 14, 2011

Máy ATM đem lại lợi ích gì?

ATM là viết tắt của chữ Automated Teller Machine nghĩa là Máy Giao dịch Tự động. Sự ra đời của máy xuất phát từ việc các ngân hàng nghỉ giao dịch vào 2 ngày cuối tuần mà người ta vẫn phải tiêu tiền mà thậm chí nhiều hơn ở vào 2 ngày này. Do đó mà đối với những ai không có nhu cầu giao dịch vào cuối tuần, máy ATM là việc vô tích sự và có thể gây ra phiền toái.

Sẽ có người hỏi lại rằng ngoại trừ giới doanh nhân phần lớn những người làm công ăn lương không có nhu cầu giao dịch với ngân hàng thường xuyên. Thực tế là ở những xứ tư bản thối nát không những máy ATM không bị chết yểu mà ngày càng phát triển. Cở sở lý luận ở đây là mọi người dân trong đó có bà nội trợ không giữ tiền trong túi mà họ ký thác cho ngân hàng, bất cứ khi nào cần thì ra ngân hàng giao dịch với ... máy.

Lại hỏi tiếp, lãi năm vài phân lãi ngày được mấy li mấy lai? Mấy li mấy lai cũng là tiền, đồng hồ điện ở nhà quý vị cũng đếm tiền bằng ly bằng lai đấy chứ, nó có đếm từng đô la đâu. Sự ra đời của máy ATM là kết quả của việc cạnh tranh giữa các ngân hàng nhằm giành khách hàng, nếu không có máy ATM thân chủ sẽ chạy sang ngân hàng khác . Và như mọi khoản đầu tư khác, đầu tư vào máy ATM phải thực sự đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Vậy ngân hàng đầu tư máy ATM là vì lợi ích của ngân hàng chứ không phải vì lợi ích của người ký thác.

Thẻ từ dùng để tương tác với máy ATM có nhiều loại nhưng tựu trung chỉ có 2 loại, một loại ghi Có hay còn gọi là tài khoản tiết kiệm (Saving account), một loại ghi Nợ gọi là thẻ tín dụng (Credit account). Ở ta gọi thẻ ghi Có là thẻ ATM, cách gọi này không hẳn sai nhưng không chính xác, nó không nói lên được chủ thẻ là người ký thác tiền gửi cho ngân hàng, đã có sẵn tiền trong tài khoản, không phải là con nợ của ngân hàng. Máy ATM không khuyến khích rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng nên sẽ thu phí với loại thẻ này, và đặc biệt là không thu phí với thẻ tiết kiệm vì đây là đối tượng kinh doanh của ngân hàng và là lý do ra đời của máy ATM. Cho nên từ đây về sau nói đến thẻ tức là chỉ nói đến thẻ Tiết kiệm hay thẻ Ghi Có hay Saving account.

Mỗi ngân hàng có hệ thống máy ATM của riêng họ, ngân hàng A cho phép chủ thẻ của ngân hàng B rút tiền mặt tại máy của A thì sẽ thu phí. Tuy nhiên nếu ngân hàng A và B có sự hợp tác miễn phí lẫn nhau thì tự nhiên só máy của A hoặc của B sẽ là số lượng tổng A và B, điều này làm giảm phí đầu tư mà hiệu quả lại tăng lên. Do đó mà trên thực tế các ngân hàng liên kết với nhau và những máy ATM cho phép rút tiền sẽ không thu phí với thẻ Tiết kiệm với lý do phân tích ở trên.

Tiền công, tiền lương được trả vào Saving account, qua đó cơ quan quản lý nắm được thu nhập của từng cá nhân. Và cũng thông qua thông tin này nắm luôn những khoản phải nộp của doanh nghiệp cho bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Với chủ thẻ, ngoài lợi ích tiện lợi, muốn rút tiền bất kỳ lúc nào máy ATM còn là người giữ giùm. Thí dụ đi một mình nơi vắng vẻ, ta có thể gửi nhờ những món đồ quý vào máy ATM để hôm sau đến ngân hàng nhận lại. Ở máy ATM ngoài màn hình và phím bấm giao dịch còn có một cái cửa có thể bỏ tiền hay tài sản vào trong đó mà không lấy ra được. Người viết chưa từng thấy máy ATM nào ở VN có cái cửa này.

Ở VN, sự có mặt của máy ATM cũng bất ngờ như sự có mặt của điện thoại di động nhưng kém hữu dụng hơn nhiều. Người lãnh tiền thường rút tiền một lần ngay sau khi kế toán công ty báo có. Thực tế là máy ATM chỉ nhộn nhjp vào cuối tháng và thường là quá tải và ... hết tiền. Ở đây lại phát sinh ra cái điều bất tiện của máy ATM đó là máy không giao dịch được. Chủ thẻ chỉ có nhu cầu rút một lần nhưng lại mất nhiều lần ra máy ATM để giao dịch. Với ngân hàng lợi ích thu được từ số dư của chủ thẻ không bù được chi phí vận hành máy. Đến đây sự tồn tại của máy ATM mang màu sắc Việt Nam trở nên khiên cưỡng với cả chủ thẻ lẫn ngân hàng chủ máy.

Và điều gì đến sẽ đến, đó là ngân hàng lần thứ tư đề nghị thu phí giao dịch. Mở ngoặc thêm là tuy chủ thẻ không bị thu phí mỗi lần rút tiền nhưng chủ thẻ vẫn phải đóng niên liễm 50 ngàn đồng mỗi năm, nếu chủ thẻ nào không phải đóng khoản này nghĩa là được ngân hàng khuyến mãi khoản này. Với người lao động, khoản phí rút tiền sẽ là khoản chi vô lý đối với người làm công và sẽ không được chấp nhận, đơn giản là sẽ đòi kế toán trả lương bằng tiền mặt.

Không có lý do để tồn tại, máy ATM ở VN sẽ cáo chung như số phận của buồng điện thoại công cộng.

26 comments:

  1. Bác Lý nói rất đúng là ở VN, Người lãnh tiền thường rút tiền một lần ngay sau khi kế toán công ty báo có. Em muốn nói thêm về nguyên nhân:
    1/Giới công nhân: Do tiền lương quá ít, đa số tháng nào xào hết tháng đó, nên không có lý do gì mà lại không rút hết 1 lần. Có nhiều công nhân còn tội nghiệp hơn: Tiền lương xài đến chừng ngày 20 hàng tháng là hết sạch, sau đó lại mua chịu rồi chờ cho đến đầu tháng, mong ngóng có lương là rút để trả nợ, rồi lại chật vật cho đến ngày 20 tháng tới lại hết tiền tiếp, lại cái vòng cơm áo gạo tiền khổ sở.
    2/Giới có tiền hơn chút (làm cho công ty nước ngoài, văn phòng đại diện): Tiền lương khá hơn, chi dùng hàng tháng có thể chưa tới 50% số lương, nhưng tâm lý thì cũng không ai thích để >50% số lương còn lại trong thẻ, lý do là vì tiền đồng mất giá, để lấy vài phân lãi cũng chả ích chi, chi bằng rút hết, mua usd, mua vàng lận lưng xem ra hay hơn.
    3/Giới nhà giàu, giới chủ doanh nghiệp: Em nghĩ giới này cũng không để tiền chết trong ATM làm gì, có tiền thì xoay vòng đồng vốn vào kinh doanh, sản xuất, chạy áp-phe kiếm lời thêm.
    Vậy xem ra, đúng là ATM Không có lý do để tồn tại ở VN rồi,hehe.
    Nhưng dù sao thì có thẻ ATM vẫn lợi hơn, tại hàng tháng, xách 1 cục tiền lương về nhà, đi đường thấy cũng hãi lắm. Em nghĩ nên phát hành thêm loại tiền 1triệu đồng, cầm cho khỏe, đỡ bị cuớp là có thể dẹp cái máy ATM đi được rồi,hehe.

    ReplyDelete
  2. Em có 2 cái thẻ.1 cái sử dụng ít.1 cái chưa sử dụng.
    Dùng cái thẻ này để gửi tiền cho các cháu đi học cũng tiện.

    ReplyDelete
  3. @ sofia, trong bài đã viết, máy ATM là phương tiện để các nhà băng tận dụng số tiền chi tiêu trong tháng còn rảnh rỗi. Nghĩa là lý do tồn tại của máy ATM là dem lại lợi ích cho nhà băng trước hết. Còn ở ta hình như nó là nhu cầu chính trị.

    Với Ngân hàng Đông Á hệ thống giao dịch 24/7 của họ có lẽ chi phí rẻ hơn là vận hành máy ATM. Có lẽ ATM là hậu quả của thói a dua của cả lãnh đạo lẫn những người đầu tiên có thẻ.

    VNN cũng có bài viết http://vef.vn/2011-05-13-thu-phi-atm-khach-hang-nam-dao-dang-luoi

    ReplyDelete
  4. Theo cháu, cho dù là ở các nước phát triển, ATM cũng sớm đi vào lịch sử bởi sẽ KHÔNG có lý do để rút tiền mặt, và các bank cũng không khuyến khích rút tiền mặt (bằng cách charge phí cao). Tại sao:
    - Các giao dịch mua bán (tại shop, siêu thị,..) đều thực hiện bằng máy cà thẻ (POS). Các điểm này cũng chức năng rút tiền mặt tạm ứng cho chủ thẻ (tất nhiên phí ứng tiền và lãi suất đều rất cao)
    - Các giao dịch khác: thanh toán hóa đơn, chuyển khoản,.. hoàn toàn thực hiện được bằng Internet banking, Mobile banking,..
    - Có 1 cái hội nghị về banking tổ chức ở Amsterdam năm 2010, họ có đề xuất thay thế thẻ ATM bằng mobile, tức là đưa ra 1 chuẩn công nghệ mới, nhúng trong mobile, để đi đến đâu cần xài tiền thì chỉ cần cà cái mobile chứ không cần thẻ nữa. Cụ thể họ đề xuất thử nghiệm trên phiên bản iPhone 5. Không rõ có khả thi không nhưng nghe thì rất hợp lý.
    Các ngân hàng VN đòi thu phí là do đói doanh thu, lãi suất huy động cao nhưng lại thắt chặn tín dụng nên chỉ còn cách móc tiền từ người tiêu dùng thôi :-)

    ReplyDelete
  5. @ Toan Do,
    Máy ATM là cái máy Giao dịch chứ không chỉ là Máy Rút Tiền. Thay vì ta vào nhà băng giao dịch với nhân viên về rút tiền mặt hay trả tiền điện hay gửi tiền cho người thân, ta chỉ cần làm việc đó với giao diện của máy. Nhà băng đặt máy ATM với mục đích là giảm chi phí cho chính họ. Cho nên còn tồn tại ngân hàng thì còn tồn tại ATM, có thể thay thẻ từ bằng hình thức khác chứ hiện nay chưa thấy có hình thức khác thay thế ATM.

    Chính vì ngộ nhận ATM là Máy Rút tiền nên Hội thẻ mới đặt vấn đề thu phí. Nếu ta không giao dịch với máy mà vào ngân hàng rút tiền từ tài khoản của mình, giao dịch bằng nhân công này, ai cho phép thu phí.

    Phải nói đồng chí Phạm Quang Nghị có câu nói bất hủ: "Dân mình bây giờ ỷ lại nhà nước quá, nhà nước cho cái gì biết cái ấy, không biết đòi hỏi gì cả".

    ReplyDelete
  6. Bác LÝ cười em.Em tự lăng xê trước bắt chước 2 bác VŨ nhưng kém tài.Phương pháp này cũng rất kinh tế mà không phải học cao.

    ReplyDelete
  7. Cháu có đề cập ở trên rồi đó bác Lý. Ngoài chức năng rút tiền thì các giao dịch khác: Chuyển tiền (ủy nhiệm chi), thanh toán hóa đơn điện thoại cố định, điện thoại di động, internet, nước, đều có thể thực hiện được mà không cần tới NH cũng như tới máy ATM. Cá nhân cháu đã không còn thực hiện các giao dịch trên tại Ngân hàng cũng như tại ATM từ 3 năm nay rồi.

    Theo cháu hội thẻ không ngộ nhận đâu ạ, họ đủ tỉnh táo để biết được ý nghĩa của máy ATM, họ chỉ cố tình ép người khách hàng thôi. Nếu bác đang vội cần tiền, vào ngân hàng lấy số xếp hàng thì thấy mình phải đợi 1 giờ nữa mới tới lượt được phục vụ, bác chọn cách mất thêm 3000Đ để rút ATM hay ngồi chờ 1 tiếng ạ?

    Về mặt logic, ngân hàng vẫn có thể thu phí dịch vụ (hoặc 1 hình thức trá hình nào đó) cho các dịch vụ nhân công bác đề cập nếu như họ có ràng buộc được trong điều khoản hợp đồng mở tài khoản.

    ReplyDelete
  8. Đấy là khách hàng ngộ nhận, ngân hàng thì không. Người mua lầm chứ người bán không lầm, ông bà ta nói thế.

    Nếu bị ngân hàng bắt chẹt, người công nhân sẽ đòi kế toán thanh toán lương bằng tiền mặt.

    ReplyDelete
  9. Nói chung là dùng biện pháp hành chính để điều chỉnh một quy luật kinh tế sẽ đem lại những tác động tiêu cực. Huy động vốn là phương tiện làm ăn của ngân hàng, nhiều ngân hàng không cho vay hoặc tăng lãi suất là do không huy động được nguồn vốn. Nên ngân hàng không thể bắt chẹt người gửi tiền được.

    ReplyDelete
  10. Có một việc rất phản cảm.Tiền của mình gửi vào TK atm của mình ở xa nhà mà NH cũng thu phí.Em tức quá bảo nhân viên:Bây giờ chúng tao chưa giàu phải chịu chứ tương lai tao có tiền sẽ không thèm đến NH mày nữa.

    ReplyDelete
  11. thực ra thì Mèo vẫn ủng hộ ATM. Có thể ATM ở mình chưa ích lợi cho người dùng lắm (vì chưa chuyển khoản được trong hệ thống liên ngân hàng mà mới trả được tiền điện, nước, điện thoại và giao dịch trong ngân hàng) mà còn bị thu phí. Nhưng đứng ở góc độ kế toán và giới chủ thì việc này ích lợi:
    - giảm nhân công trong việc chi trả và thanh toán các khoản tiền lương, công: thử tưởng tượng một nhà máy có 500 công nhân thì việc thanh toán lương thưởng sẽ thế nào. Tất nhiên là phòng kế toán sẽ chia lương một cục cho các phòng, ban, phân xưởng và họ về tự chia cho nhau, nhưng xét về lượng nhân công phục vụ thì khá lớn. Giảm thiểu việc này, cũng là tăng năng suất và khả dụng của nhân viên kế toán lên.
    - Nhận lương bằng tiền mặt có cái rất dở ở VN đó là mọi thông tin về lương thưởng đều dễ dàng bị tiết lộ.
    - việc sử dụng ATM và có việc áp dụng hợp lý các biện pháp khác thì có thể giảm giao dịch tiền mặt.
    - về mặt kế toán, các giao dịch qua một bên trung gian (ngân hàng), đó là các tờ ủy nhiệm chi/thu, có tính minh bạch hơn các tờ giấy biên nhận có chữ ký cá nhân.
    - việc thu thuế (TNCN) và các loại thuế khác dễ kiểm soát hơn.
    ATM ở VN hiện còn thiếu nhiều chức năng quá, hiện nay, nhiều nơi (siêu thị, nhà hàng) có hình thức quẹt thẻ ATM để thanh toán. Nếu phổ cập thẻ tín dụng, thì việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ giảm thiểu.

    ReplyDelete
  12. Bạn Mèo Lười: cái lợi của ATM có thể nói ngắn gọn là nó chuyển từ "bằng tay" sang "tự động".

    ATM là cái mà ngân hàng phải đầu tư để tăng hiệu quả và cạnh tranh với các ngân hàng khác. Chứ không phải là chỉ vì dân nên phải đầu tư và bắt dân đóng phí.

    Cái mà bác Lý muốn nhấn mạnh là thực chất tác dụng của ATM, quan hệ "người bán" và "người mua" trong thị trường. Ở ta, người bán thì cố tính lập lờ, người mua thì không hiểu vấn đề.

    p/s: Lương kỹ sư hệ số 2.34 như bọn em thì ATM vô dụng. Trước ký nhoáy phát có tiền, bi giờ mất tiền xăng và công đi rút, chưa kể phí.

    ReplyDelete
  13. http://money.cnn.com/2011/03/16/pf/atm_fees/index.htm
    Các ngân hàng lớn ở Mỹ cũng đòi tăng phí ATM:
    - Nếu là non-customer (tức là bác có thẻ ngân hàng A mà rút ATM ngân hàng B) sẽ bị tính phí 5$/lần rút.
    - Nếu là khách hàng thì cần duy trì số dư tối thiểu 1,500$ hoặc đóng phí cả tháng là 10$ (không giới hạn số lần rút)
    Nhưng công bằng mà nói, hạ tầng ở VN chưa đủ tốt để thu phí dịch vụ ATM: nếu lỡ máy trừ tiền sai, cần tối thiểu là 2 tuần để họ kiểm tra. Lương công nhân 3tr/tháng, rút ATM mà bị lỗi thì coi như tháng đó ăn vay.
    Cháu có đọc được ở những nước có lãi suất tiết kiệm bằng 0 thì hình như khách hàng còn phải trả phí gửi tiền cho ngân hàng, nhưng không tìm lại được link đó.
    Túm lại, việc thu phí ATM về lý thuyết là không có gì phản khoa học, chỉ là hợp đồng kinh tế giữa 2 bên, khách hàng và ngân hàng, nhưng trong bối cảnh Việt Nam là không phù hợp, vì các hệ thống ATM lớn nhất (Agribank, Vietcombank,..) có có phần tiền đầu tư từ thuế của dân chúng, chưa kể các điều kiện khác nữa.

    ReplyDelete
  14. @ Toan Do,
    Bạn hiểu giống Mèo ú. Đơn giản là máy ở đây chỉ làm thay cho người. Giải thích của ht3i phía trên rất rõ ý.

    ReplyDelete
  15. Hi hi, bác Lý có chỉ đạo báo dân trí không vậy:

    http://dantri.com.vn/c728/s728-481664/dau-tu-qua-nhieu-vao-atm-la-sai-ve-chien-luoc.htm

    Mọi người thấy thế nào?

    ReplyDelete
  16. Có lẽ, ATM cũng sẽ dần lỗi thời nhất là khi các giao dịch tiền mặt giảm dần, các loại thẻ và máy quẹt thẻ và hình thức giao dịch internet banking hoặc mobile banking lên ngôi. Nhưng theo Mèo thì ở Việt nam ATM sẽ vẫn còn sử dụng thêm vài năm nữa.
    Có nghĩa là ở Việt Nam việc minh bạch hóa hay là việc giảm giao dịch tiền mặt mới được một phần, từ các công ty/giới chủ đến người lao động. Còn người lao động thì không có điều kiện mà vẫn phải dùng tiền mặt, nên khi người dân rút tiền về thì dùng vào cái gì, nhà nước cũng không kiểm soát được.
    Có thể nói trào lưu ATM là do vài lý do:
    - để các ngân hàng tỏ ra hiện đại hóa, và không lạc hậu. Chắc lúc đầu, các ngân hàng cũng kỳ vọng vào các tính năng ích lợi của nó, để giảm thiểu bộ máy cồng kềnh và tăng lưu lượng giao dịch
    - Lợi ích đối với các ngân hàng là khá lớn: thu hút thêm khách hàng, tận dụng được số tiền nhàn rỗi trong ATM. Do vậy, các ngân hàng đã ồ ạt khuyến mãi mở thẻ ATM đến nỗi, một người có thể có vài cái thẻ mà chẳng bao giờ dùng tới. Ban đầu thì phí mở thẻ khoảng 200.000-100.000 và số dư yêu cầu phải là 500.000. Nhưng sau đó để cạnh tranh thì ATM được mở miễn phí và số dư tối thiểu chỉ còn 100.000 - 50.000.
    Thực sự là Mèo rất hy vọng rằng đến một ngày việc mua bán qua thẻ phát triển hơn nữa, nhiều điểm chấp nhận thẻ credit hơn nữa để việc mua sắm tiện lợi hơn.

    ReplyDelete
  17. @ ht3i,
    Báo Dân trí chỉ đăng tin chó cán xe thôi. Ông quan chức ĐH Ngân hàng kia thì lại không nói đúng bản chất kinh tế, đó là: Nhà nước muốn thâu tóm các khoản tiền lương tiền công nên chỉ thị các ngân hàng mở máy ATM. Mà ở ta khoản tiền công tiền lương quá ít ỏi so với tổng thu nhập, cho nên tiền lương tiền công này sẽ bị tiêu hết ngay sau khi được trả lương.

    Cái hay của ATM ở chỗ các ngân hàng roaming với nhau, làm tăng số lượng điểm giao dịch.

    @Mèo ú,
    ATM là máy Giao dịch tự động chứ không phải máy rút tiền. Rút tiền chỉ là một chức năng của nó, chức năng này sẽ giảm dần theo mức độ sử dụng tiền mặt.

    Xài credit ở xứ ta là một cách đua đòi. Ở ta đi làm kiếm tiền phải để dành lúc sa cơ lỡ vận. Những người nhiều tiền thì lại không cần đi vay để tiêu xài.

    ReplyDelete
  18. Thực ra sử dụng credit card là do mỗi người thôi, miễn là đừng sa đà như trong phim Tự thú của tín đồ shopping là được.
    Giả dụ có nhiều điểm chấp nhận credit card, chẳng hạn: trả tiền điện, nước, điện thoại, siêu thị (đã có), tiền học phí, xăng... thế thì Mèo chỉ cần cà thẻ và sau đó đến hạn sau 45 ngày là trả. Như vậy, áng chừng sẽ hết bao nhiêu thu nhập, còn lại để sang tiết kiệm, đỡ phải trả lặt vặt.
    Tất nhiên là cũng phải chống lại cám dỗ ghê gớm khi đi mua các mặt hàng giày dép, quần áo, ăn uống.

    ReplyDelete
  19. Bạn Mèo Ú.
    Chắc bạn là người ngân hàng bạn không nghĩ giống người dân.Đồng tiền liền với ruột.Tớ để tiền ở túi cảm giác yên tâm hơn ở thẻ.Còn việc thanh toán bằng thẻ thì xa vời lắm,cái đó gọi là thói quen tiêu dùng.Không biết ở HN bỏ được bếp than tổ ong chưa?

    ReplyDelete
  20. Mèo lười: gần như tất cả các điểm chấp nhận thẻ tín dụng hiện nay đều chấp nhận thẻ ATM ( còn gọi thẻ debit, để phân biệt với thẻ credit). Lúc đó thì chủ thẻ chỉ được phép tiêu số tiền mình có trong tài khoản, khỏi lo cám dỗ nữa :-)

    ReplyDelete
  21. @Tuong can: Không biết bác bao nhiêu tuổi, chứ từ thế hệ cuối 6x đầu 7x trở đi, biết sử dụng internet thì ít người mang theo quá 3 triệu trong người để đi du lịch lắm.

    ReplyDelete
  22. Vấn đề tiêu tiền bằng thẻ ATM thì quá bình thường, nó giống như việc mình rút tiền mặt ra mà tiêu thôi, vì đó là tiền mình có.
    Còn nếu mình tiêu bằng credit card, thì nó có lợi ở chỗ, là dù mình chưa có lương, thì ngân hàng nó đã cho mình một hạn mức để chi tiêu rồi.
    Ví dụ, giả sử sinh hoạt phí của nhà Mèo một tháng là 10 triệu, gồm tất tật các loại. Kỳ hạn thẻ là từ 1-30 hàng tháng. Vậy trong ngày 1-30 đó, Mèo sẽ cà thẻ tín đụng (credit - nếu có thể) và số tiền trong thẻ ATM thì chuyển qua tiết kiệm trong 45 ngày. Cứ cho là lãi suất 1%/tháng, thì sau 45 ngày đó, Mèo sẽ có 150.000 đồng tiền lãi, cứ thêm một đồng là tốt rồi.
    Vậy nên, thẻ tín dụng có cái hay của nó, đó là bạn được mua chịu, trả sau. Chỉ có điều là khi bạn có thẻ rồi, thì làm sao phải tránh chi tiêu lạm mức thu nhập, mà cám dỗ thì nhiều vô kể.
    Ngoài ra, thẻ tín dụng, đôi khi thanh toán cũng được trừ chiết khấu 5-10% tùy điểm.
    Có thể đó là suy nghĩ cá biệt của Mèo, tiếc là ở VN thì ngoài mấy mặt hàng quần áo, ăn uống tại các cửa hàng ra, thì ít điểm chấp nhận thẻ tín dụng.

    ReplyDelete
  23. Bạn Toàn Đô(đùa một tí)
    Tớ đã rẽ qua "nhà" bạn.Không phải tự nhiên giới chính trị,quản lý quan tâm đến công nhân đâu.Họ là những cỗ máy tối ưu:Giá rẻ ít hỏng rất đông đảo.
    Tớ kiếm 20 triệu một tháng còn chả có tiền trong thẻ.Công nhân có 2-3 triệu làm gì có tiền đi du lịch.Nông dân thì càng không dùng.Cứ cho là có 20 triêu cái thẻ thử hỏi số có 10 triệu trở lên được mấy cái.
    Muốn cho yên cửa yên nhà thì đàn ông không nên cầm tiền,vì chị em sợ nhất là mất tiền.

    ReplyDelete
  24. Đồng ý với Tuong Can về cỗ máy làm tiền giá rẻ :-)
    ý của tớ chỉ là việc sử dụng thẻ đã trở thành 1 thói quen của dân văn phòng rồi thôi

    ReplyDelete
  25. Kết luận thế này:
    1. ATM ra đời do nhu cầu của ngân hàng
    2. Máy ATM là phương tiện thay thế người trong giao dịch với ngân hàng. Rút tiền mặt chỉ là một trong những chức năng của nó.
    3. Những gì giao dịch trong ghi sê thu tiền thì sẽ được thu ở ATM.

    P/S: Đ/c Thẩm Dương có một nhận định rất Lừa là: không phải người ta tiếc tiền mà là người ta bực.

    ReplyDelete

Ghi một nhận xét:
- Mã tô màu: [co=#color]txt[/co]
- Chữ đậm (nghiêng): <b(i)>câu muốn in đậm (nghiêng)</b(i)>
- Chèn link: <a href="URL">text</a>
- Chèn hình: [img]URL hình ảnh, jpg, png, etc[/img] hoặc [im=URL]
- Cho phép chèn mã Emoticons của Yahoo
- Chèn video từ youtube: [youtube]URL của youtube[/youtube]
Định dạng video như thế này: http://www.youtube.com/watch?v=FV6WC89gWUQ (xin lưu ý: http không có s)