Truyện dân gian kể rằng, có hai anh em cọc chèo (hay cột chèo?) tranh luận về tính nổi. Người em học trò nói, con vịt nó nổi vì Đa mao thiểu nhục tắc phù. Người anh phản biện, cái ghe nó không có lông sao lại nổi? Ghe thì nổi, tất nhiên là có ghe chìm. Nó nổi nó chìm do nó có nhiều lông hay vì một nguyên nhân nào khác.
Nước có tính đặc nên phần lớn vật liệu đều nổi dưới nước. Không chỉ cây cầu thép được bọc ny lông chắc chắn sẽ nổi, mà cầu bê tông bọc kín không để nước lọt vào bên trong cũng có thể nổi dưới nước. Cái phao là một đặc trưng của sự nổi, cứ bọc kín lại, khắc nổi. Cơ thể người cũng vậy, nếu không uống nước hoặc không để lọt nước vào phổi thì không thể chìm được.
Đóng ghe dễ lắm, không cần học nhiều, chỉ cần bảo đảm nước không vô, là nổi. Nếu nước vô, gọi là bị phá nước, chỉ cần tát nước ra ngoài kịp với tốc độ nước chảy vô là không chìm. Bọn Tây phương đào tạo ra cái gọi là kỹ sư Tàu thủy, bọn này chỉ có ăn và mỗi việc là tính toán tọa độ trọng tâm của tổng trọng lượng thân tàu + hàng hóa + thủy thủ, rồi so sánh trọng tâm ấy với tọa độ của một cái tâm khác đó là tâm nổi (không biết chữ này có chính xác không, đó là trọng tâm của lực đẩy Archimetre). Nuôi bọn kỹ sư này tốn cơm là phải, vì tọa độ trọng tâm luôn luôn thay đổi và tâm nổi lại thay đổi theo trọng lường tổng được kể ra phía trên.
Kể lể rắc rối vậy chứ thực ra đơn giản sao cho trọng tâm kia trùng phương thẳng đứng với tâm nổi (làm cho ghe đứng thẳng) và luôn luôn nằm phía dưới tâm nổi. Bình thường một vật nổi dưới nước, tự nó đã bảo đảm hai điều kiện trên, nhất là điều kiện thứ hai.
Vật thể trong hình minh họa trên gọi là Trẹt, nó có thân rộng nên rất khó lật trừ khi chất hàng nặng quá cho chìm luôn. Trên thực tế, thân những con đò qua bắc Vàm Cống cũng có hình dạng như trên nhưng được đóng bằng thép và lắp chân vịt cố định.
Câu hỏi đặt ra là không cần tính toán nhiều, tính kháng lật cao nhưng hình dạng này lại không được ứng dụng nhiều trên thực tế. Xin thưa, kháng lật tốt đồng thời cũng kháng việc di chuyển tốt, tức là có sức cản cao. Muốn bơi nhanh phải có thân hình thuôn và mảnh dẻ như thế này.
Được cái này lại mất cái kia, thử kết hợp cả hai thì ra cái này, vừa ít sức cản, chạy nhanh, lại kháng lật tốt.
(Còn nữa, cớ sao ghe ở ta hay lật)
Bác Lý nêu vấn đề xác đáng quá. Chờ phần hai của Bác.
ReplyDeleteNice day.
Sáng còm xong ở đây, quay sang đọc báo mạng mới thấy vụ tàu chìm đầy oan nghiệt. Đọc lại còm của chính mình thấy xấu hổ vì như vô cảm. Cùng một sự việc trong bối cảnh khác đã được nhìn nhận khác rồi.
ReplyDeleteQuả thật dạo này quá nhiều vụ chìm tàu du lịch. Chìm rất nhanh và số người chết cũng thật là khủng khiếp.
vấn đề là giải pháp, làm thế nào để giảm thiểu chứ không chỉ đơn thuần đến khi chìm mới bắt lái tàu xem đã có bằng lái chưa? Tàu đã đăng kiểm chưa v.v.
Bác Lý.
ReplyDeleteBác kể thêm đoạn trường cổ đại thanh đi.
Cái tâm mà bác nghi ngờ bọn em được học gọi là khuynh tâm.không biết sách mới gọi là gì.
Bạn nhớ nhầm hay sao í. Chữ là Trường cảnh (không phải cổ) tắc đại thanh. Biết rồi thì bô lô ba la chứ sao lại hỏi vậy.
ReplyDeleteĐúng từ khuynh là nghiêng đổ,từ bài của bác Lý có thể suy rộng ra con tầu VN.
ReplyDeleteNhưng còn vấn đề này nữa trẻ con không biết bơi hoặc chỉ bơi được một tí,lớn lên gặp chìm đò chắc là chết.Vấn đề an toàn hay cứu hộ không thể làm thay bản thân.
Có câu:Có phúc đẻ con biết lội có tội đẻ con biết trèo.
@ Đậu Tương,
ReplyDeleteMình sống trong xã hội loài người mà, đâu phải sống trong môi trường hoang dã. Xã hội khác với hoang dã ở chỗ có kỷ cương, luật pháp.
Còn bản lĩnh sống còn, tớ tin rằng người Âu họ ngon hơn ta cả vạn lần, nên khỏi phải dạy họ.
This comment has been removed by the author.
ReplyDelete