Bài trước đã nêu Vị trí của Trí thức trong xã hội Việt Nam: thứ nhất, Trí thức chỉ tồn tại trong hệ thống XHCN; thứ hai, họ là những người có chuyên môn, là công cụ và chưa bao giờ có vị trí cao trong tầng lớp lãnh đạo đất nước. Bài viết xin lần lượt các nhân vật Trí thức tiêu biểu.
A. Trần Huy Liệu (1901-1969)
GS Trần Huy Liệu là nhà cách mạng lão thành. Ông gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng (Nguyễn Thái Học) năm 1928 rồi ly khai VN QDĐ để được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1936.
Tại Quốc dân Đại hội tại Tân Trào tháng 8 năm 1945 cùng với đồng chí Trường Chinh, ông ứng cử vào chức Chủ tịch Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam. Kết quả cuối cùng ông làm chức phó Chủ tịch (tuy chức Phó, sau lãnh tụ Hồ Chí Minh nhưng có chân trong Thường trực Ủy ban).
Trần Huy Liệu thời trẻ rất mê con dâu Thượng thư Phạm Quỳnh (vợ Phạm Giao - anh cả nhạc sĩ Phạm Tuyên). Hạ tuần tháng 8 năm 1945 Trần Huy Liệu cùng Nguyễn Lương Bằng thay mặt chính phủ lâm thời vào Huế nhận ấn kiếm thoái vị của vua Bảo Đại. Đến Thượng tuần tháng 9 năm 1945 cả hai cha con Phạm Quỳnh, Phạm Giao bị giết, rồi Trần Huy Liệu lấy bà vợ Phạm Giao làm vợ bé.
Do đó mà mặc dù tham gia cách mạng từ rất sớm, đã nắm chức vụ rất cao từ Cách mạng Tháng Tám nhưng Trần Huy Liệu không bao giờ vào được vào Trung ương Đảng kể cả chức vụ Ủy viên Dự khuyết. Từ một Nhà cách mạng, ông trở thành một Trí thức - Nhà sử học. Lịch sử mà ông viết bao gồm những nội dung chính sau đây:
1. Kết tội cụ Phan Thanh Giản bán nước, qua đó kết án và xóa sạch công lao xây dựng đất nước của các Triều vua Nguyễn và chúa Nguyễn.
2. Dựng nên hình tượng lịch sử Lê Văn Tám nhưng cuối cùng không chịu giữ kín mà thừa nhận Lê Văn Tám là nhân vật hưu cấu do chính tay Trần Huy Liệu nặn ra. Làm điều này ông đã góp phần làm nặng thêm nghi ngờ rằng lịch sử của đảng ta được xây dựng từ sự giả dối.
3. Thiết lập quan điểm lịch sử cho rằng: Lịch sử Việt Nam thực sự bắt đầu từ khi ra đời của Đảng CSVN và lãnh tụ Hồ Chí Minh.
4. Xây dựng giai thoại trong Viện Sử học, ca ngợi tài ngoại giao của Bác Hồ bằng câu nói trứ danh: Bác có đường lưỡi tuyệt vời.
(kỳ sau: B. GS Nguyễn Khánh Toàn)
Phụ chú:
Sự kiện Trần Huy Liệu cướp vợ Phạm Giao được nhiều lão thành cách mạng chứng kiến. Tuy nhiên, bài viết của GS Văn Tạo đăng trên website http://phamquynh.wordpress.com/ lại nói rằng:
1. Việc cách mạng bận rộn nên không thể lo được việc riêng
2. Bà Nguyễn Thị Hy là vợ bé của Phạm Giao, và thời điểm đó (tháng 8-9/1945 bà đã ly thân với ông Phạm Giao và đang hành nghề bán thuốc ở Hà Nội trong khi vụ án xảy ra ở Huế). Ý nói ông Liệu cưới bà Hy là ngoại phạm vụ Phạm Giao.
Cả 2 lập luận trên lại không được vững chắc:
Phần lớn các lão thành cách mạng có tên tuổi và chức vụ lớn ở xứ ta đều đa thê. Ba vợ như ông Lê Duẩn; hai vợ là các ông Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, những ông không có vợ bé chính thức như Hoàng văn Hoan, Tố Hữu, Nguyễn văn Trân, Nguyễn Côn, Xuân Thủy, Hoàng quốc Việt. Những ông được phép bỏ vợ già cưới vợ trẻ như Trần Xuân Bách, Cù Huy Cận. Những ông ngoài Trung ương được lấy vợ lẽ như Trần huy Liệu, Nguyễn khánh Toàn, Hoàng minh Giám.
Làm lãnh đạo có ai bận rộn hơn đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, cho nên lập luận vì bận việc nước mà không lo được việc thu vén cho bản thân là ngụy biện.
Còn cho rằng bà Hy là vợ bé ông Giao mà lại ly thân thì càng vô lý, không thực tiễn, trái với bản sắc dân tộc.
Bác Lý:
ReplyDeleteBác nghĩ gì về Phạm Tuyên và những ca khúc ông viết sau khi bố mình bị giết?
Nhiều người cho rằng ông Phạm Tuyên không có trái tim, nhưng tớ không nghĩ như vậy. Ông nhận thức được ông không thể xoay chuyển được tình thế, nên ông phải giữ lấy mạng sống của chính ông để chờ thời. Và ông đã cố gắng để có tiếng nói lấy lại danh dự cho cha của ông và anh của ông. Trong gia đình họ Phạm, ông là người có tiếng nói nhất.
DeleteTrên thực tế, dân ta đã biết sự thật rằng Phạm Quỳnh là một tên tuổi lớn trong văn hóa VN tuy đảng thừa nhận nhưng chưa chính thức xin lỗi. Cũng không quá thiệt thòi cho Phạm Quỳnh.
Hehehe, túm lại là làm quan phong kiến thì được nhiều bổng lộc, trong đó được phép nhiều vợ và con rơi. Kể cả những thần tượng vĩ đại của dân tộc.
ReplyDeleteBài này không viết về thói đa thê hay bổng lộc của tầng lớp quan lại XHCN. Mà viết về những đại biểu của giới trí thức XHCN và thành quả của họ.
DeleteTrần Huy Liệu thất bại chốn quan trường. Thất bại này có nguyên nhân từ cái việc làm ở Huế năm xưa. Ông ta lại hay khoe khoang chiến tích nên các lão thành cách mạng ai cũng biết chuyện. Không leo lên bậc thang chính trị, ông đã trở thành nhà nghiên cứu lịch sử chuyên làm cái việc xuyên tạc lịch sử.
Đấy là một trong nhiều điển hình của trí thức.
Cháu đọc rồi buồn Chú Lý ạ , lẽ nào "trông xưa mà ngẫm tới nay"???
ReplyDeleteHeHeHe nhưng đọc xong bài của chú viết rồi cháu mới rút ra một điều : hình như tiểu sử của các nhân vật lịch sử trên wikipedia ( thậm chí là các tướng lãnh VNCH)đều do Đàng ta viết thì phải.
Dù sao cũng cám ơn về bài này của chú nha .
Bài này có 2 ý chính
ReplyDelete1. Tiểu sử của Trần Huy Liệu
1.1. Vốn là kẻ có học nhưng ông là một kẻ cơ hội
Ban đầu ông theo VN QDĐ. Sau thất bại nặng nề của Yên Bái lý tưởng của ông thay đổi, ông theo cộng sản
1.2. Là một trong những người sáng lập đảng Cộng sản VN, ông đã có được một vị trí cao trong chính quyền.
1.3. Vụ chiếm đoạt vợ Phạm Giao khiến ông bị kiểm điểm trong đảng và mất ưu thế.
1.4. Khi nhận thức sự nghiệp chính trị chấp dứt, ông quay trở lại nghiệp sách vở. Từ đây ông hiện nguyên hình là một trí thức XHCN - làm bồi bút đúng nghĩa.
Để được tiếp tục thụ hưởng vật chất, ông phải xuyên tạc lịch sử để hoàn thành nhiệm vụ. Và tác hại của ông gây ra rất lớn đối với học thuật.
2. Nên trí thức, vị nào cũng "ích đảng hại dân"
Dear Chú Lý,
DeleteCháu đề nghị chú chỉnh lại câu nói "ÍCH ĐẢNG HẠI DÂN" bằng câu "ÍCH NƯỚC LỢI NHÀ ". Từ nhỏ cháu đã được thầy cô dạy rằng " ĐẢNG ĐÃ CHO TA MÙA XUÂN ĐẦY ƯỚC VỌNG " có nghĩa là Đảng cho ta có quyền mơ ước. Bất cứ người công dân nào Đảng vẫn cho quyền mơ ước và tự mơ ước ( tự sướng ). Nói với con cháu Đảng viên phải () giải thích không thôi bọn chúng không hiểu. Hiihi.
Bọn nó là những cái đầu ưu tú ( đầu tôm) mà chỉ có những cái đầu tôm mới có ... trên đầu. That's all.
Bạn Đậu Tương có một nhận xét đã được đưa vào diện spam, nguyên văn như sau: "Sắp có CƠ HỘI hay sao mà Trí Thức Lý nói mạnh quá!"
ReplyDeleteTừ Cơ hội theo nghĩa trong bài không có nghĩa là: cơ hội kinh doanh hay cơ hội việc làm hay những loại cơ hội tương tự. Từ Cơ hội (chính trị) mà người ta hay nói cũng có nghĩa không chính xác. Chính trị gia là người tận dụng tốt những cơ hội nhưng không ai gọi chính trị gia là Cơ hội cả.
Cơ hội (theo nghĩa xấu) lại áp dụng rất phù hợp cho trường hợp Trí thức - Trí thức Cơ hội. Họ là những kẻ "gió chiều nào xuôi chiều ấy", vinh thân phì gia nhưng đem lại tác hại lớn lao, lâu dài và trên phạm vi rộng, tác động mang lại hậu quả xấu tới nhiều người.
Xin lỗi chú, vì bài viết này của chú nói về trí thức mà còm của cháu thì chê bai chí thức. Nhưng dân miền tây của cháu có sao nói dzậy, không biét nói dối, nói nịnh. Sự thật thì dễ mất lòng nhưng phải nói. Ai ghét ai thương mặc ai, có sao nói dzậy. Ai thích cháu chiều.
ReplyDeleteNgô Bảo Châu là thần tượng của giới trẻ. Nhưng đối với cháu anh ấy chẳng là gì cả. Anh ấy có thể giải 1 bổ đề toán học. Nhưng có những bài toán rất đơn giản mà anh ấy sẽ giải không được. Nếu thách đấu cháu sẳn sàng đứng ra giải bài toán đơn giản với bạn GS ấy. Chỉ cần 4 phép tính thôi + - x / hỏng biết GS Châu có dám thách đấu để giải với cháu không, mặc dù toán học cháu rất dốt. hehe.
ReplyDeleteHiệu quả của nhà toán học Ngô Bảo Châu thua xa chàng thạc sỹ cơ khí động lực hàng không Roll Royce Nguyễn Minh Triết.
DeleteCòn giải Fields của NBC làm sao so được với đội tuyển VN đoạt Sea Games cả về quy mô tiền thưởng, số người hâm mộ và tiếng vang quốc tế. Ngay cả Pháp là nơi đào tạo NBC cũng chỉ dành 1 dòng cho sự kiện này.
Thử hỏi những người chọn Ngô Bảo Châu làm thần tượng xem có biết gì về NBC. Biết NBC hút thuốc hiệu gì, ngày mấy điếu; có vợ chưa, con mấy đứa; có thích nghe nhạc không, nhạc cụ gì.
Đừng nên so sánh với NBC, bạn có thể được cấp căn hộ giá 10 tỷ đồng không; có thể được ngân sách cấp cho một dự án 650 tỷ chỉ để mỗi năm đoạt được một vài giải quốc tế mà người trong nước không hiểu giải thưởng ấy là gì không? Đó mới là vấn đề.
Dear bác Lý,
ReplyDeleteKo biết em có thắc mắc nhiều ko? Nhưng do còn thiếu tư duy tới hạn, cùng có ít tư liệu trung thực....và bị định hướng nhiều năm trời, nên số kiến thức đc biết về lệch sử do sách Đảng vít....quá sai lệch nên ko thể hiểu rằng nhà Nguyễn và các Chúa Nguyễn có công gì mà đã bị xóa đi.
Em vô cùng cảm ơn bác vì đã khai sáng nhiều thứ cho em, cùng tự hổ thẹn bản thân vì kiến thức còn hạn hẹp. Hehe.
Xin tìm đọc "Việt Nam sử lược" của Trần Trọng Kim
Deletethứ nhất là công mở cõi: mở rộng giang sơn ( đọc thêm về chúa Nguyễn Hoàng với nam tiến)
Deletethứ hai về văn hóa: chưa thời kì nào có nguồn sử liệu “khổng lồ” đến thế, với những bộ sử, tùng thư, văn bia, địa bạ, các công trình tôn giáo tín ngưỡng... tìm google
Deletethứ ba: có ý thức về biển đảo đầu tiên : công khai phá ghi dấu ấn với đảo Hoàng Sa, Trường Sa...
Bác Lý:
DeleteLý do gì mà sử ta có cái nhìn không mấy tốt với vua chúa Nguyễn, nhưng với Quang Trung thì khác hẳn?
Đơn giản là triều Quang Trung yểu mệnh, còn hương vị của trận Đống Đa, mà đảng ta lại cần những thứ này để cai trị dân chúng.
DeleteTriều Tây Sơn là triều đình chưa hoàn thiện, chưa thiết lập được hệ thống pháp luật nên đã xảy ra tranh giành quyền bính ngay cả khi Quang Trung còn sống. Ngay sau khi QT mất, vua Cảnh Thịnh lên ngôi đã hành quân vào Qui Nhơn để hỏi tội ông bác ruột là Nguyễn Nhạc. Do không có thể thống như vậy nên nhà Tây Sơn cuối cùng lọt vào tay vợ chồng Bùi Thị Xuân - Trần Quang Diệu rồi bị Nguyễn Ánh đánh bại.
Trên thực tế, triều Tây Sơn không để lại cái gì cho đời.
Triều Nguyễn bị hạ bệ thì không thể là triều đình tốt được. Nếu tốt thì tại sao phải làm cách mạng?
Chuẩn bị chào mừng ngày thành lập đảng 3/2,cổ vũ Bác Lý có tinh thần đóng góp cho mọi người rõ thêm phần tiểu sử bị che đậy hoặc tô vẽ của các vị ấy.
ReplyDeleteEm có nhận xét là dân trí VN ( định hướng bởi tầng lớp trí thức từ bấy giờ )là khả năng phá hoại lớn hơn khả năng gây dựng vì nhiệt tình + không hiểu biết. người Việt tài không?-có; có cần mẫn chăm chỉ lao động không?- có, đất nước có tài nguyên không?- có, vị trí địa lý có ưu đãi không?- có...Nếu không sau từng ấy năm nước ta nó lại thê thảm đến như vậy? Vì nhiều người phá giỏi quá. Thế hệ sau càng có tri thức phá ghê gớm hơn.
Nghĩ tội cho họ, những "trí thức" làm cách mạng. Người nào cũng được tạo ra một "tỳ vết" để dễ bề điều khiển.
DeleteTrần Huy Liệu vì ham vợ người mà không có cơ hội thăng chức. Khi nắm chức viện trưởng thì phải bẻ ngòi bút để giữ được chức.
Nguyễn Khánh Toàn được đào tạo bài bản về mác lê tại Nga. Được Stalin giao nhiệm vụ về lãnh đạo cách mạng VN, nhưng vừa ham vui vừa ngại khó nên ở lại Diên An lấy bà vợ Tàu (trước đó đã có bà vợ Nga, con là Anna). Về VN làm rể ông Đào Đình Quang (ông này trước đây chứa chấp đám văn nghệ Lưu Hữu Phước, sau bị xử tử vì bị quy địa chủ).
Trần Văn Giàu đã có gan tuyên bố Nam Kỳ độc lập nhưng không quyết đoán, sau này không có chức quyền cũng chịu bẻ cong ngòi bút rồi cũng được tưởng thưởng căn villa ở SG.
Trần Đại Nghĩa được cử đi ký hiệo định Geneva chia cắt đất nước đã ân hận suốt đời
Còn những vị không có vết nhơ thì được đối xử khác
Trần Đức Thảo, được xem là đầu ngành nghiên cứu Mác lê (còn hơn cả Nguyễn Khánh Toàn) khi nào cần mặc cả thành lập chính phủ thì được bận complet, còn bình thường đi chăn bò hoặc bơm xe đạp.
Giáo sư Trương Tửu không được dạy học, phải hành nghề châm cứu
Và nhiều người khác
Bác sót cho GS Ngô.Ông ta hình như cũng có họ với nhà văn Trần Dần?
ReplyDeleteChuyện về nhân vật thần thánh này thì chắc cũng như mấy Trí thức tiêu biểu chứ chú Lý?
ReplyDeleteNếu vấn đề không tiện bàn xin phiền chú Lý xóa giúp cháu nhé!
Thần Thánh của Củ Chuối không có link,
DeleteTuy nhiên, kể về các trí thức XHCN muôn đời không hết chuyện.
Ca'm o+n ba`i vie^'t na`y cu?a ba.n Ly' Toe't
ReplyDeletecông nhận các bác tiềm hiểu đc zững chuyện thâm cung bí sử tài thật
ReplyDeletetìm ở đâu vại ạ? bác Toét
Truyền miệng thôi. Sử thời Trần còn truyền miệng đến bây giờ.
Delete