Vì sợ mà phải nhận "Bằng khen"
Lực lượng công an đồng bộ với công tác an ninh chính trị và quyết liệt trong các cuộc hành quân "cưỡng chế" đất đai, kém mật thiết với quần chúng nên đã có phần lơi lỏng đối với các loại tội phạm ăn cướp vặt. Nhân dân đã phát huy quyền làm chủ bằng cách tự bảo kê hoặc truy bắt cướp thay cho công an hoặc tự mình bắt cướp để bảo vệ tài sản.
Chuyện hai người phụ nữ truy đuổi kẻ gian để giành lại tài sản từ tay kẻ cướp có kết cục bi thảm, con bị mất mạng, mẹ bị thương nặng. Chia buồn với gia đình người bị nạn là nghĩa cử nên làm, nhưng mang bằng khen tới tặng trong tang gia lại là chuyện khác. Trao bằng khen kịp thời như thấ này nhằm động viên, khích lệ và khuyến khích tinh thần tự tay bắt cướp.
Ông bà ta dạy: người làm ra của chứ của không làm ra người. Từ nhỏ đã được thầy cô giáo dạy rằng: con người là vốn quý nhất.
Nếu bị bắt, kẻ gian sẽ phải chịu chế tài gấp nhiều làn giá trị tài sản mà họ cướp được. Cho nên, trước khi hành động họ đã có phương án tẩu thoát, lập vật cản hoặc che tầm nhìn và nếu không thoát được thì biện pháp chống trả quyết liệt sẽ được ưu tiên hơn là bó tay chịu trói.
Tên cướp trong thế chủ động, trong khi người bị hại ở thế bị động cộng thêm thiếu kiềm chế. Nên khi đương đầu người bị hại sẽ ở trong thế yếu. Hơn nữa có bắt kịp tên cướp cũng không dễ dàng khống chế. Việc truy đuổi cướp đê giành lại tài sản chỉ đơn thuần vì động cơ tiếc của nên có hành động dại dột và cuối cùng chuốc lấy kết quả thương đau.
Phân tích như trên để thấy rằng trước hành vi manh động quyết liệt của kẻ cướp, ta không nên tạo điều kiện để của cải đắt tiền ở nơi dễ thấy cho kẻ gian ra tay và nhất là không vì tấm bằng khen từ Sở công an mà cố gắng rượt đuổi để hy sinh anh dũng.
Xứ ta thật nhiều chuyện phải gọi là bi hài - bi kịch và hài hước.! Em chưa thấy ở nơi nào trên thế giới trao bằng khen kiểu này như ở xứ An Nam.....! Nhà 1 mất 1 bị thương nặng...mà phải nhận bằng khen vì lý do chết lãng xẹt thì cũng thật buồn cười.! Em đang nghĩ mà chẳng hiểu đc tạo sao hành động này lại được trao bằng khen bởi lý do bắt cướp hết sức cá nhân là muốn giành lại đồ bị cướp.! Việc làm này mang tính cá nhân chứ có phải vì cộng đồng cùng xã hội đâu nhỉ...!? Vậy, các bác công an khuyến khích những vụ bắt cướp này, hay đã cố tình cảnh báo đây? Đáng si nghĩ.....si nghĩ...he he he
ReplyDeleteCái chết còn lãng hơn nữa khi đọc câu này:
Deletecó 2 đối tượng điều khiển xe môtô Wave màu xanh chạy cùng chiều từ phía sau vượt lên áp sát giật sợi dây chuyền của bà Hồng rồi bỏ chạy (nhưng không lấy được, sợi dây chuyền đứt ra còn vướng trên cổ áo bà Hồng). hết trích
Việc giật dây chuyền không thành, tức là của không bị mất. Thế mà cả hai mẹ nỡ lòng nào đem tính mạng ra để đánh đổi.
phấn đấu vì 1 xã hội lành mạnh, mong mỏi và hy vọng xóa bỏ nạn cướp giật: với bấy nhiêu đó thôi theo cháu là đủ phải in 2 cái bằng khen nếu còn sống hết. Học sinh dũng cảm quên mình cứu bạn còn được truy tặng danh hiệu " Dũng cảm" của Đoàn TNCS Hồ chí Mình . Rồi tiếp tục phát động các phong trào học tập theo tấm gương. Ấy là điển hình ở xứ Giao Chỉ tiến lên XHCN.
ReplyDeleteTấm "bằng khen" trong trường hợp này thể hiện tư duy ấu trĩ và máy móc của CA, vì nó không đúng người (đã chết), đúng việc (hành động cá nhân, tiếc của) và đúng nơi (tang gia)
ReplyDeleteKhông phải ấu trĩ đâu, mà là có chủ trương từ trên xuống dưới.
DeleteTuy lực lượng an an ninh và cảnh sát đông đảo với quân số tính bằng triệu, nhưng lực lượng này phải dàn mỏng để đối phó với các cuộc biểu tình lẻ tẻ hoặc trợ giúp chính quyền địa phương trong công tác "cưỡng chế". Do đó mà lực lượng này không đủ quân số để bảo đảm trật tự xã hội.
Cùng với việc khuyếch trương phong trào "hiệp sĩ", nhân sự kiên người phụ nữ tự tay bắt cướp, công an đã chính thức giao nhiệm vụ bảo vệ trật tự cho dân.
Vụ "hiệp sĩ" chỉ gieo tai họa (không đáng có) cho chính "hiệp sĩ" bởi đám báo lá cải. Lực lượng CA bị dàn mỏng do tình hình "diễn biến" và "tự diễn biến" thiết nghĩ chưa đủ để ngành có "chủ trương" như bác Lý nói vì CA còn có dân phòng, dân quân, TNXP và cả quân đội hỗ trợ nội chính (Tiên Lãng là một ví dụ). Có lẽ họ muốn "điểm son" trong một bức tranh màu sắc xã hội tối sẫm và tù mù.
DeleteDù lực lượng họ có đông cách mấy, họ cũng cố gắng thoái thác những sự vụ mà dân cần đến họ. Đó là:
DeleteCớ mất sẽ bị nhắc nhở là mất cảnh giác, làm mất trật tự trị an và nhất là đã làm phiền chính quyền.
Khiếu nại hàng xóm (có thế lực) gây rối sẽ nhận được sự gây rối còn tàn bạo hơn.
Công an phải dàn mỏng do họ phải sử dụng lực lượng đông cho một vụ việc lẽ ra không cần đông như thế. Thí dụ ở Tiên Lãng để đối phó với 7 người tính cả phụ nữ, CA đã phải điều động 100 lính dưới sự chỉ huy trực tiếp ngoài chiến trường của đ/c giám đốc CA Hải Phòng. (Tính bình quân 15 lính chọi với 1 người dân), hèn chi năm nào cũng lạm chi ngân sách.
cái này lại là vì kinh tế bác lý ơi! chỗ nào "có mật" chắc chắn nhiều ruồi bâu!
ReplyDeleteYên tâm, người dân đã có GẬY để phòng vệ rồi .
ReplyDelete