Saturday, April 28, 2012

Một phương pháp Đạo văn


Thời đại bùng nổ internet, đăng bài viết trên web để phổ biến kiến thức miễn phí là việc nên làm. Việc đăng bài này có thể là

Copy nguyên vẹn và ghi nguồn có thể được chấp nhận

Hoặc là ý tưởng mới, nêu lên một vấn đề. Đây là một bài viết mới chưa có trên mạng.
Hoặc dịch một bài viết của người khác từ một ngôn ngữ khác
Hoặc copy nguyên vẹn không thiếu một chữ từ một tác giả khác và ghi nguồn gốc tác phẩm, tác giả.

3 cách trên được xem như nguyên tắc đăng bài trên mạng
(nguyên gốc: 3 cách trên được xem như đạo của người viết. Sửa theo đề nghị của 2v)

Có một cách thứ tư, đó là: chép bài của người khác, xóa đi một vài đoạn văn rồi điềm nhiên tự ghi tên mình lên đó, xuất bản cho công chúng đọc.

Thí dụ :
Bài viết Thầy Trương Tham tại địa chỉ http://violet.vn/nhocbql/entry/show/entry_id/7488724 có nguồn gốc từ bài viết cùng tên tại địa chỉ http://bshohai.blogspot.com/2012/04/thay-truong-tham.html của BS Hồ Hải. Bài viết không ghi nguồn gốc nhưng lại đặt Lạc khoản Trần Quốc Thường dưới chân bài.

Đáng chú ý là đoạn văn sau:
Thầy có 4 cái đặt biệt, cái đặc biệt đầu tiên là vốn quý như ngàn vàng, là suốt đời vì sự nghiệp giáo dục vô vụ lợi, nên về hưu rồi, nhưng thầy vẫn trắng tay và ở nhờ căn phòng cuối dãy mặt tiền trường, ở tầng 3, bên tay trái. Sau này thầy được xuống đất do một số thầy cô ở nhờ đất nhà trướng chuyển đi ra ngoài. Sau khi về Trưng Vương đến nay thầy chỉ sống nhờ đất của nhà trường.

Được sửa lại thành:
Thầy có 4 cái đặt biệt, cái đặc biệt đầu tiên là vốn quý như ngàn vàng, là suốt đời vì sự nghiệp giáo dục vô vụ lợi, nên về hưu rồi, nhưng thầy vẫn trắng tay và ở nhờ căn phòng cuối dãy mặt tiền trường, ở tầng 3, bên tay trái từ 37 năm qua.

Đoạn chữ  màu xanh bị bỏ đi, đoạn chữ màu đỏ được thêm vào. Làm cách nào mà tác giả Trần Quốc Thường lại có thông tin "chính xác" như vậy?

Tương tự, bài viết TƯ DUY GIÁO DỤC TRONG CÁCH HỌC VÀ DẠY cũng được thành viên Trần Quốc Thường của website http://violet.vn/ sao chép và bỏ hẳn đoạn văn sau:

Cách dạy của TS Lê Thẩm Dương bị một số truyền thông và công dân ảo ném đá vì ông làm đúng với bậc học và đúng với tư duy giáo dục hiện đại.

Đạo văn là như thế đấy.

29/4/2012

13 comments:

  1. Phần đa các bài của chú Lý Toét đều có hình minh họa rất thực tiễn hoặc nhiều ý nghĩa.
    Cháu đề nghị chú Lý bổ sung có được không ạ? Đại loại thế này thôi

    ReplyDelete
  2. Cảm ơn Củ Chuối,
    Tớ đã sử dụng hình vào bài viết

    ReplyDelete
  3. Thầy giáo đạo văn có lẽ xấu hổ đã rút bài xuống rồi. Bấm vào đường link không thấy nữa.

    Qua còn biết các vị đạo văn, đạo các công trình của người khác hoành tráng mà chẳng ghi nguồn tham khảo. Để hôm nào rãnh và có tiền sẽ viết về vấn đề này (do phải mua 2 cuốn sách đối chiếu, mệt lắm).

    Mụ Zì bựa cũng sợ bọn đạo văn nên viết cái nào cũng chừa lại một chút, lam như của quí lắm, hehe.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thậm chí, copy nguyên bản tớ còn không xem là đạo văn.

      Ở đây, copy rồi về biên tập, cắt bỏ rồi lẳng lặng ghi lạc khoản tên của mình.

      Delete
  4. @ King Filter: Thực ra cái tự trọng cỏn con đó chẳng đáng gì, vì phần đa các bài đều được đưa về trang cá nhân kiểu như vậy rồi biên tên ông thầy. Ở mình có ông anh cóp được từ nơi khác về viết sáng kiến kinh nghiệm ngành rồi được tặng thưởng và được sở yêu cầu áp dụng cho toàn tỉnh mới kinh.

    ReplyDelete
  5. Chú Lý Toét, chú chuankhongcanchinh có cho rằng Nền giáo dục hiện tại của ta không cổ vũ sự sáng tạo không ạ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ xin phép miễn bàn. Chỉ biết rằng các quan chức giáo dục của ta khiêm tốn thừa nhận 70% kiến thức đại học không sử dụng được.

      Delete
  6. Bác Lý phân tích xong, viết 1 câu: "3 cách trên được xem như đạo của người viết". Hết hồn, tưởng bác trách những người đăng lại bài có ghi link là "ăn cắp bài của người viết" vì từ "đạo" ở đây, dễ hiểu lầm với từ "ăn cắp" trong khi ý của bác, hình như từ "đạo" trong trường hợp trên, là "đạo đức".
    Không biết hiểu vậy có đúng không vì 2v thường copy bài & ghi link rõ ràng. Như vậy là có "đạo đức của người copy" chứ không phải "đạo - ăn cắp" của tác giả.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ viết vội nên gây hiểu lầm. Lẽ ra phải được viết thế này: 3 cách trên được xem như nguyên tắc của người viết trên mạng.

      Delete
  7. Việc bo bo giữ bài viết là của riêng mình, yêu cầu người khác phải giữ nguyên bản chính là 1 kiểu làm ích kỷ, thể hiện sự tư hữu, thể hiện cái tôi mà bỏ qua cái chúng ta, bỏ qua cái sở hữu tập thể .v.v. đó là 1 lối suy nghĩ (nói thằng là) không tiến bộ, chậm tiến mà chúng ta hiện đang xóa bỏ (tìm đọc các bài viết của các lãnh tụ Đảng gần đây về việc cần phải xóa bỏ những tư duy cá nhân chủ nghĩa)

    Có thể tạm có vài kết luận:

    - Việc sử dụng 1 bài viết của người khác là hoàn toàn bình thường trong XH ta

    - Nếu bài viết có những vết "gợn" thì người sử dụng lại hoàn toàn có quyền chỉnh sửa để bài viết hay hơn, đúng hơn, hoàn thiện hơn, đó chính là 1 việc cũng bình thường trong XH ta

    - Người sử dụng lại bài viết (có chỉnh sửa) thì để tên người người sử dụng lại là hoàn toàn bình thường trong XH ta

    - Ý kiến của Lý Toét thể hiện tư duy lỗi thời (vấn đề bản quyền trong CNTB), không phù hợp với trình độ phát triển của XH ta

    Để đi đến kết luận cuối cùng: Lý Toét thiếu kiến thức về CNXH, rất đáng tiếc

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nói lấy được thế à,
      Phải viết như vầy mới đúng tư duy khoa học XHCN: Sử dụng trí tuệ tập thể sáng tạo trên nguyên tắc lao động tập thể cá nhân chịu trách nhiệm.

      Đơn cử: công trình Mổ Gan Khô của GS Tôn Thất Tùng.
      Nội dung: những ca phẫu thuật thành công - ít - thì ghi tên GS Tùng, còn những ca thất bại - phần lớn - mang tên bác sĩ khác.
      Kết quả là: công trình này chỉ được biết đến như là thành tích của y học VN nhưng vì lý do bí mật quốc gia hay vì lý do nào đó không phổ biến ra thế giới và cũng không áp dụng ở VN.

      Bí mật đó là gì: thay vì kẹp mạch máu và cắt bỏ phần gan hỏng bằng dao, phương pháp Tôn Thất Tùng là ngắt phần gan bị hỏng bằng đầu ngón tay kết hợp với móng tay. Hiệu quả: rất ít chảy máu.

      Delete
  8. chú Lý Toét ... chú chỉ được cái hay khơi nguồn sáng tạo ...thỉnh thoảng cháu vẫn Đạo bài của các chú ,,,hí hí,,, cảm ơn các chú nhiều ạ.
    Chả phải ngày gì cũng chúc các chú khỏe để lại khơi nguồn sáng tạo cho chúng cháu...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thỉnh thoảng ghé qua, cho vài lời bình

      Delete

Ghi một nhận xét:
- Mã tô màu: [co=#color]txt[/co]
- Chữ đậm (nghiêng): <b(i)>câu muốn in đậm (nghiêng)</b(i)>
- Chèn link: <a href="URL">text</a>
- Chèn hình: [img]URL hình ảnh, jpg, png, etc[/img] hoặc [im=URL]
- Cho phép chèn mã Emoticons của Yahoo
- Chèn video từ youtube: [youtube]URL của youtube[/youtube]
Định dạng video như thế này: http://www.youtube.com/watch?v=FV6WC89gWUQ (xin lưu ý: http không có s)