Monday, April 30, 2012

Số phận con lai sau 30 tháng 4 năm 1975


Sau 30/4/1975, cuộc sống của nhân dân miền Nam thay đổi. Chính quyền cũ đương nhiên bị giải tán, chính quyền Quân quản Cách mạng được thiết lập với cơ cấu hoàn toàn mới từ miền Bắc đưa vào. Sĩ quan và nhiều công chức chính quyền cũ phải đi “học tập cải tạo”. Binh lính sau khi học tập 10 ngày về tham gia vào đội quân thất nghiệp. Sinh viên đại học không phải làm đồ án cuối khóa được cấp bằng tốt nghiệp khóa cuối cùng của Nền Cộng hòa.

Bài trừ văn hóa cũ xây dựng Văn hóa mới

Cuộc cách mạng vì thế không thể không ảnh hưởng đến trẻ em. Sự ngây thơ con trẻ được phân chia thành 15 đẳng cấp theo mức độ ưu đãi của chế độ dành cho từ hạng 1/15 là con cán bộ có công với cách mạng cho đến hạng chót (15/15) là con sĩ quan hay công chức cao cấp trong chính quyền cũ(*).

Con lai, khoảng 40 ngàn người, rất dễ phân biệt bằng ngoại hình còn không được xếp vào hạng nào trong số 15 hạng trên. Vốn đã bị kỳ thị trước năm 75, con lai càng bị miệt thị, bị đối xử không công bằng hơn sau năm 75 như là một chủ trương của chế độ mới. Năm 75, con lai Mỹ không quá 9 tuổi, lý do tại sao xin độc giả tự tìm hiểu. Chúng đang ở độ tuổi đến trường đi học như bao đứa trẻ khác.

Văn hóa "đồi trụy"

Để củng cố chính quyền cách mạng, những chiến dịch mang tên “Bài trừ văn hóa đồi trụy phản động” và “Xóa bỏ tàn dư Mỹ ngụy” liên tục diễn ra. Đó là, diễu hành phô trương biểu ngữ trên đường phố; tịch thu sách và các ấn phẩm văn hóa; tổ chức đốt sách báo etc. Một hình thức khác nữa là xóa bỏ cái gọi là “Tàn dư Mỹ ngụy” được thể hiện bằng những hành vi thiếu văn hóa như là bẻ tay chân bup bê, chặt đầu búp bê rồi cho vào lửa đốt.
Văn hóa "phản động"

Trẻ lai đi học sống trong không khí đó còn bị những tác động khác từ bạn bè cùng học. Chúng bị bạn cùng học mắng đại loại như: Cút về Mỹ mà học; chúng bị bạn học chế giễu, đại loại: Mỹ lai 12 lỗ đít; và thường bị các trẻ khác vào hùa với nhau để cô lập. Hoặc bị đánh vô cớ, bị đánh hội đồng.

Những tác động đó gây ra làm phần lớn trẻ lai phải bỏ học từ rất sớm. Nhưng những đứa trẻ trực tiếp gây ra lại không có lỗi, vấn đề là người lớn đã ngầm khuyến khích, bật đèn xanh và không ngăn cản.

Đạo luật The Amerasian Home Coming Act được quốc hội Mỹ phê chuẩn năm 1988 và các tổ chức thiện nguyện tiến hành thực hiện việc xét duyệt các đối tượng là con lai có nhu cầu về quê cha. Một lần nữa, những người con lai lại trở thành đối tượng để người ta săn tìm để lợi dụng định cư bên Mỹ hợp pháp.
Chuẩn bị đi Mỹ 1992

Những đứa trẻ, lúc này đã đến tuổi trưởng thành nhưng phần lớn thất học khi không lại được một người nào đó không quen biết “tự nguyện nuôi nấng và chăm sóc” từ đây tạm gọi là Người Bảo trợ. Để được có quyền “nuôi nấng và chăm sóc” một trẻ lai, Người Bảo trợ phải bỏ tiền mua thông tin từ một số kẻ môi giới để được quyền bảo trợ, do đó mà đứa trẻ được “nuôi nấng và chăm sóc” bị canh giữ như tù vì sợ bị bỏ trốn.

Người Bảo trợ lập hồ sơ những người xin nhập cảnh Mỹ bao gồm người Con lai và một số người khác trong danh sách “bổ sung” như cha mẹ nuôi, anh chị em nuôi, vú nuôi. Nhiều người tham lam làm danh sách “bổ sung” lên đến hai chục người. Theo thống kê của Mỹ, khoảng 70% số trẻ lai đã được chấp thuận “hồi hương”, nếu tính bình quân mỗi hồ sơ kèm 3 người di dân thì đã có 70 ngàn người nhập cư lậu vào Mỹ kiểu này.

Bị lợi dụng làm phương tiện nhập cư Mỹ, nên trẻ lai là nhân vật chính nhưng lập tức bị hắt hủi ngay sau khi hồ sơ đã được phía Mỹ duyệt hoặc sau khi ra khỏi biên giới Việt Nam. Do ít học vì hoàn cảnh khách quan, những người con lai đã phản ứng lại. Và họ bị những người ăn theo họ tạo ra dư luận hiểu xấu rằng con lai hư hỏng, bất trị và hỗn xược.

Do không được học đầy đủ, những người con lai sang đất Mỹ đến nay vẫn khó hòa nhập, nhiều người vẫn chưa có quốc tịch Mỹ. Tuy nhiên, họ vẫn còn may mắn hơn những người còn ở lại, khoảng trên 10 ngàn người.

(*) trước đây được gọi là thành phần nợ máu. Không hiểu những người như nhạc sĩ Minh Kỳ hay cầu thủ Lại Văn Ngôn có "nợ máu" gì.

30/4/2012

35 comments:

  1. Cảm ơn chú Lý về bài viết với nhiều thông tin bài trừ văn hóa chế độ cũ này. Trước đây khi là học sinh, sinh viên và đi làm cháu chưa bao giờ nghe tới những thông tin trong bài.

    ReplyDelete
  2. Dear anh Lý,

    Bài này thật hay. Nó cho em một góc nhìn nữa vào một thời kỳ của Việt Nam. Góc khuất của những số phận diện con lai. Hồi em còn nhỏ, em cũng có hai đứa bạn ở diện này quanh xóm. Đúng là tụi nó thường bị đánh hội đồng vô cớ. Em cũng chả hiểu vì sao? Một đứa da trắng, ốm, cao mảnh khảnh - thường bị đánh chảy máu mũi. Một đứa da đen, mập - thường bị cú vào lưng nghe thùm thụp, đùng đùng. Tụi nó đã đi qua Mỹ rồi. Hồi nhỏ chơi chung trong chợ chứ em đâu có biết chính sách gì. Chỉ biết tụi nó đi đâu mất không còn chơi chung nữa. Lớn lên em mới hiểu. Âu lịch sử đã đối xử không tốt đối với nhóm bạn này.

    Đọc bài của anh thấy bùi ngùi. Em nhớ mang máng rằng tụi nó học cũng không tệ, hy vọng tụi nó đã có một cuộc sống tốt đến bây giờ.

    TrinhCTSC

    ReplyDelete
  3. Dear Chú Lý,
    Cháu thuộc thế hệ 7X, cháu đã từng chứng kiến cảnh những người con lai phải chịu những tủi nhục như bài viết chú đã nêu. Một số người còn có mẹ, còn một số người bi thất lac sống bơ vơ không nơi nương tựa. Họ phải đi làm thuê và không được học hành.
    Trời cao có mắt đã không từ chối những đứa con của mình cho dù là khác dòng máu và màu da. Họ đã dược bọn tư bổn giẩy chết gian manh tiếp nhận họ để họ có cuộc sống tự do hơn hạnh ohúc hơn (chỉ thiếu độc lập thôi ).
    Chính vì sự gian manh của bọn giẩy chết mới xuất hiện được những con người "nhân văn" biết thương đồng loại, họ đã sẳn sàng nhận nhứng đứa trẻ lai làm con nuôi thậm chí bỏ cả tiền của ra để mua những trẻ em lai này để được vượt biên hợp pháp.
    Những chuyện này cháu đã từng chứng kiến 1 gia đình ở gần nhà cháu rồi. Nên đọc bài viết của Chú Lý cháu không hề bất ngờ, vì đó là sự thật không phải câu chuyện hư cấu, chỉ có điều không ai dám nói ra suốt 30 mấy năm nay.

    ReplyDelete
  4. Dear all,

    Tớ chỉ trình bày nội dung chính, chi tiết còn phong phú hơn nhiều.

    Nhiều cô gái con con với Mỹ chỉ đơn giản là để trả ơn một tên Mỹ nào đó, đã đem lại công ăn việc làm cho gia đình cô ta, chẳng hạn.

    Do mặc cảm nên các bà mẹ có con lai thường cho con khi mới lọt lòng hoặc nhờ gia đình nuôi. Trước 75 thì không có vấn đề gì lắm. Nhưng sau khi được "gải phóng" thì những người này vừa bơ vơ, vừa lạc lõng trong khi tuổi còn nhỏ. Số hơn 10 ngàn người còn lại có thể nói đa phần là những người gặp bất hạnh.

    ReplyDelete
  5. Cháu còn nhớ, phong trào làm giấy tờ đi Mỹ theo diện con lai rầm rộ nhất là từ 1990-1993, ở quê cháu.
    Đúng như chú Lý Toét nói, một người con lai kéo cả nhà 5-6 người đi theo.
    Thậm chí, không phải con lai, mà mặt hơi có nét là cho nhuộm tóc vàng ( con gái) rồi làm giả hồ sơ.
    Nhưng dù đi cách nào, miễn qua được là tốt hơn ở đây nhiều, bây giờ phần lớn các gia đình ấy đều thành đạt. Cũng mừng cho họ.

    Minh Trị

    ReplyDelete
  6. Lý Toét tình cảm ủy mỵ kiểu TTS, rất mất gốc nông dân hoặc công nhân, thiếu tính cương quyết cách mạng, rất đáng chê trách. Hãy xem chính quyền cách mạng của dân vì dân cho dân đối xử với người Việt, 100% máu Việt:

    - Lập tòa án quân sự, xét xử không cần luật sư, thường là xử bắn ngay tại chỗ để làm gương, sau khi xử bắn còn có nhạc sỹ mặt áo trắng lên hát bài mới sáng tác: Nối vòng tay lớn để nhân dân cùng vỗ tay hát theo, rất vui

    - Đưa đi trại tập trung hàng chục năm, không cần xét xử, sống như con vật và chết bất cứ lúc nào mà việc chôn cất thì cũng qua loa, đại khái, gia đình không biết tin, đáng đời bọn Ngụy

    - Con cái và gia đình thì chẳng bao giờ được làm nhà nước, không được đi học đàng hoàng vì vậy cả gia đình chỉ có cách thất học, làm bọn sống bên lề xã hội

    - Đưa cả gia đình lên vùng kinh tế mới, thực chất coi như là đi đày, nhà cửa bị tịch thu đưa cho cán bộ ta ở, bọn gia đình lên vùng KTM phải tự đào đất trồng mà ăn, lấy cây lá về mà làm nhà, chết cũng không ai quan tâm

    - Đối với bọn vượt biên thì trong 1 số trường hợp còn bị tịch thu nước-xăng-tiền bạc rồi để mặc cho bọn vượt biên tự lênh đênh trên biển (cách này về sau được 1 số bọn hải tặc học tập)

    - Còn rất nhiều, mời tự Gúc Gồ

    Đấy, đến người 100% dòng máu Việt, anh em đồng bào còn bị như thế nữa là bọn chỉ có 50% dòng máu thì còn được sống như vậy là may lắm rồi, ơn Đảng ơn Chính phủ là đấy chứ đâu nữa

    Nhắc lại:

    Đã nói Lý Toét có nhiều sai lầm về bản chất ở đâu đó và đề nghị Lý Toét phải đọc báo Đảng, nhưng hình như Lý Toét không đọc và vẫn cứ tiếp tục nói sai!!! Nên quyết liệt sửa chữa ngay

    ReplyDelete
  7. Em nói chuyện này với một người hiểu chuyện thì ông ta trả lời:Số còn kẹt lại là F2.

    Có người còn đào mả Tây rồi lấy xương mang vào Khe Sanh dựng hiện trường bán hài cốt cho Mẽo nhưng không thành vì Mẽo nó xét nghiệm.

    ReplyDelete
  8. Hài cốt và Con lai không liên quan gì đến nhau,

    Hài cốt cần phải được xác định ID thông qua xét nghiệm DNA, còn Con lai thì không. Tụi Mẽo không sử dụng kỹ thuật có cái lý của nó, vì vậy mà có thể có ngoại hình giống người lai hoặc lai da đen không phải Mỹ cũng được xét duyệt. Thậm chí con lai Thái cũng được Mỹ xét duyệt.

    Đa số hài cốt không phải Mỹ được xác định từ vòng gửi xe, tức qua con mắt nhân chủng học. Xét DNA chỉ là để khẳng định.

    Con số 40 ngàn là con số trước 75, còn con số 28 ngàn là số thực tế nhập cảnh Mỹ diện con lai.

    Ủa, sao lại F2 được vậy cà? Con lai chỉ nằm trong lứa tuổi từ 3 đến 9 tuổi năm 1975 hoặc 18 đến 24 tuổi vào năm 1990.

    ReplyDelete
  9. Chú Lý có thể giải thích thêm về việc tại sao có việc nhập cư con lai vào Mỹ 18-24 tuổi năm 1990 không ạ? Và cháu thấy có rất nhiều người VN cũng tìm cách nhập cư vào Mỹ năm đó theo diện HO?

    ReplyDelete
    Replies
    1. 3 đến 9 tuổi năm 1975 thì sẽ 18 đến 24 tuổi vào năm 1990, toán lớp 2 mà. Thực tế, có du di chút đỉnh.

      Delete
  10. Cảm ơn chú Lý đã trả lời, tại chưa đọc kĩ, cháu thấy rồi ạ:
    Đạo luật The Amerasian Home Coming Act được quốc hội Mỹ phê chuẩn năm 1988 và các tổ chức thiện nguyện tiến hành thực hiện việc xét duyệt các đối tượng là con lai có nhu cầu về quê cha. Qua đây mới thấy hết được ý đồ xấu xa của bọn tư bản thối nát đã vận động đưa con lai và người thân về Mỹ làm mất đi một lượng lớn những tài năng được ẩn dấu mà sau này đã phát triển như Philipp Rösler...

    ReplyDelete
  11. Philipp Rosler là 100% Việt và qua Đức trước 1975.

    HO là diện ra đi có trật tự dành cho Sỹ quan và công chức chế độ củ.
    ODP là diện ra đi đoàn tụ gia đình. (có người thân bảo lãnh)

    Tôi cũng đã từng tham gia các lớp dạy học ban đêm, gọi là bổ túc văn hóa cho trẻ em đường phố và các trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có không ít các em "con lai" này. Cũng như có bạn bè hàng xóm là con lai.

    Hồi đó các lớp này do các phường tổ chức với sự kết hợp các trường trong địa bàn.

    Nói chung là Lý Toét nói đúng nhưng chưa đủ.

    ReplyDelete
  12. Cám ơn Tám Huế bổ sung cho tớ, nhưng rất tiếc lại vừa sai, vừa lạc chủ đề,

    Philipp Rosler người Đức mang tên Đức, không biết tiếng Việt nhưng lại là người Việt thuần chủng.

    HO và ODP không phải là chương trình của Mỹ mà là chương trình của Việt Nam cho phép người Việt đi tỵ nạn. Một sự ô nhục chứ có hay ho gì.

    Tớ có nói trẻ lai không được đi học đâu, mà là trẻ lại được ngầm xếp vào hạng "tàn dư Mỹ ngụy", đọc thêm comment của Cần Chỉnh để biết thêm chi tiết.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cháu tin những lý lẽ phân tích của chú Lý Toét nhưng cũng chỉ có wikipedia kiểm chứng. Nó có nói:Chương trình này được Chính phủ Hoa Kỳ tiến hành từ năm 1979 dưới sự hỗ trợ của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn. mà chú ? Nếu không phiền mong chú Lý viết thêm đôi chút về điều này. Cảm ơn chú

      Delete
    2. Không phải HK tiến hành. Tên ODP là do VN đặt. Chữ HO có nghĩa là ODP diện Học tập tức đi tù cải tạo. Thực tế là bọn Mỹ nó phải trả tiền cho CP VN để được nhận người tỵ nạn.

      wiki dùng để tra cứu nhanh, không phải là tài liệu tin cậy.

      Delete
  13. Tám Huế nói thế này thì tớ chịu:

    Ca sĩ Phương Thảo là ca sĩ thành danh từ trong nước, từ cái nôi nhà văn hóa bla bla, từ việc hát những bài ca cách mạng.

    Ca sĩ Phi Nhung ra hải ngoại đã tích cực hòa nhập với xã hội HK, trở nên tên tuổi ở hải ngoại và hiện đang sinh hoạt trong phong trào văn nghệ trong nước góp phần xây dựng văn hóa mới XHCN.

    Đại khái vậy.

    ReplyDelete
  14. Dear Bác Lý !

    Trong bài của Bác có nhắc tới việc " sự ngây thơ của trẻ con được chia thành 15 đẳng cấp theo mức ưu đãi của chế độ ". Bác cho cháu hỏi trong giai đoạn đó có phải là không chỉ là trẻ con mà người dân khi đăng ký lý lịch đều được chia làm 15 đẳng cấp đó không ạ ?

    Bác có tài liệu hay là Links về vấn đề này không ạ ? Bác cho cháu xin ? Thật sự là cháu tìm trên mạng không thấy !

    Cheers !

    ReplyDelete
    Replies
    1. 15 đẳng cấp ấy nó thể hiện bằng cái tên: các khu vực ưu tiên khi thi đại học, nhưng thực tế những hạng trên 10 đương nhiên chấm rớt cho dù đạt 30 điểm

      Không phải cái gì cũng có thể tìm được trên mạng. Tài liệu quý nằm ở thư viện.

      Trong thư viện quốc gia cũng phân loại người đọc, không phải ai cũng có thể đụng đến tất cả tài liệu.

      Delete
  15. Bác Lý Toét nhét cái gì vào mồ tôi thế lày: "Tám Huế nói thế này thì tớ chịu:

    Ca sĩ Phương Thảo là ca sĩ thành da..."???



    Hồi đó, học sinh không vào Đoàn TNCS thì không được thi đại học.

    Lý lịch ngày đó có chia thành 5 khu vực (thành thị, nông thôn, hải đảo, miền núi ...) và đối tượng từ 1 - 15. (không biết có chính xác là 15?)

    Tớ chỉ nhớ là đối tượng 9 & 10 dành cho dân - không có "công" và cũng không có "nợ máu".

    Những cái này ảnh hưởng đến khả năng có được đi học ĐH hay không.

    Ví dụ: Thi Y khoa hồi đó, điểm chuẩn là 22 chẳng hạn. Thì như BS HH phải đạt 26 điểm mới đậu, có người thi thủ khoa (30/30) vẫn không được đậu vì thuộc đối tượng 15 - khu vực 1, điểm chuẩn + 9.

    Nhưng cũng có người chỉ 10 điểm cũng có thể đậu vì thuộc đối tượng 1 - khu vực 5, điểm chuẩn -12.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ý của tớ, nếu viết như vầy như vầy thì OK, tức là viết về con lai có số phận tốt đẹp thì tớ OK (chịu).

      Học sinh có hạnh kiểm bình thường thì sẽ được kết nạp đoàn. Không được kết nạp đoàn có nghĩa là hạnh kiểm yếu, không xét vào đại học, đúng rồi.

      Tuy nhiên tiêu chuẩn trên không áp dụng cho việc xét tuyển nghĩa vụ quân sự. Không vô đại học chắc chắn đeo balo sang chiến trường K.

      Delete
  16. Một cuộc đời ca sĩ con lai nổi bật là ca sĩ Randy. Tển vốn là con lai da đen Mỹ gốc Việt, từ nhỏ sống trong cô nhi viện rồi được nhận nuôi lúc 5 tuổi. Tển bị khinh khi, đánh đập từ nhỏ, nói chung là coi như loài giòi bọ ở Đà Nẵng.

    Đến năm 1990, khi đã 18 tuổi, tển được đi Mỹ theo diện con lai. Năm 1992, tển tung anh-bum Ai cho tôi tình yêu hát với Mỹ Huyền. Trong đó có nhiều bài hát nghe buồn não nuột, đặc biệt là bài Nó, như chính là tự sự về cuộc đời tển thưở nhỏ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dũng Taylor, một đại diện thành công trong giới bầu show

      Delete
  17. @Tam Hue: Ko chỉ riêng hồi đó, mà đến tận ngày hôm nay, bác buộc fải vào đoàn thì bác mới có thể tham gia thi tốt nghiệp để lấy bằng tốt nghiệp phổ thông, và đương nhiên...ko có bằng tốt nghiệp phổ thông thì bác ko đc thi đại học...!!
    Ngày xưa có lẽ khác bây giờ, vì giờ tiêu chí là fải vào đoàn 100%, dù muốn hay ko muốn....hehe

    ReplyDelete
    Replies
    1. Không được vào đoàn tức học trò hư rồi còn gì. Thế hệ 5X-6X trước đây bị xét lý lịch nên bị đoàn từ chối, nay thế hệ ấy làm cha làm mẹ không còn đi thi nữa chứ không phải thời thế đổi thay.

      Delete
  18. Dear Chú Lý,
    Có lẽ trật tự trong ngôi nhà chú bị sắp xếp đảo lộn rồi. Câu chuyện những đứa con lai lẽ ra phải nằm trên cái bẫy chuột. Chuyện Văn Giang hãy để nó trôi vào quên lãng giống như chuyện tiên lãng. Còn nếu muốn giúp những người nông dân đó chỉ có cách nói cho họ hiểu làm sao để đừng vi phạm pháp luật. Đấu tranh cho quyền lợi của họ và gia đình họ là đúng, bất cứ ai cũng muốn giúp họ. Nhưng đừng manh động để rồi bị bọn CS(viết tắt của chữ chó săn ) ghép vào những tội danh vớ vẫn. Họ là những đám đông vô thức không hiểu luật pháp nên rất dễ bị chó săn khống chế. Mình không nên khuyến khích họ làm những chuyện dại dột như thế mà nên góp ý để họ đi đúng đường mà ko bị chó săn gây khó dễ.

    ReplyDelete
  19. Thành Lợi chửi sai rồi.Xin xem lại định nghĩa Cộng Sản (Hình như bác Tám,bác Lý là Cộng Sản)

    Còn việc tị nạn kinh tế thì ở đâu chả có vả lại người có trình độ một chút mới đi tị nạn được chớ!!!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hiện tượng mà Đậu Tương nói không phải tỵ nạn kinh tế mà là di dân. Tỵ nạn chỉ đúng với nghĩa "bị từ chối", còn người di dân đã từ chối môi trường kinh tế hiện tại để di chuyển đến môi trường khác tốt hơn.

      Tương tự, người ta sử dụng chữ "tỵ nạn giáo dục" cũng sai y như vậy.

      Delete
  20. Định nghĩa cộng sản thì không khó vì họ sờ sờ trước mắt chúng ta từ khi chào đời đến lúc ta nhắm mắt. Nhưng hiểu cộng sản thế nào thỉ chỉ có người cộng sản mới hiểu.

    Nghiên cứu lịch sử đảng thì thấy rằng: đảng cộng sản là một hội kín. Những hoạt động của hội kín này lại không ghi vào văn bản mà được ghi vào trí nhớ của người thực hiện. Cho nên tung tích về những hoạt động của đảng sẽ tự động mất đi khi những người thực hiện sứ mệnh đó chết đi.

    Người ta hay so sánh đảng cộng sản với mafia. Không đúng vì đã đánh giá quá caotổ chức mafia.

    ReplyDelete
  21. Welcome Trinh CTSC trở lại,

    Lâu lâu bạn không comment nên blogger nó xếp comment của Trinh vào diện spam, tớ mới lôi nó ra ngoài.

    Giáo dục thì đả đảo đế quốc Mỹ, tố cáo tội ác ĐQ Mỹ; thầy cô thì không cản trở việc học trò hành hạ bạn học là trẻ lai; người lớn thì ghét trẻ lai một cách hồn nhiên như một lẽ tự nhiên; nhất là ai mà bênh vực trẻ lai còn bị chụp mũ phản động. Sống trong môi trường.

    Những cái đó không phải là chủ trương thì là cái gì.

    ReplyDelete
  22. Trong tinh thần phấn khởi chào mừng ngày thống nhất đất nước, tớ sẽ bắt đầu loạt bài phân tích bức tranh kinh tế Việt Nam để mọi người tự lo liệu cho mình trong thời gian tới.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trông đợi loạt bài này của chú Lý quá.

      Delete
  23. Bác Lý cho hỏi:Sao lúc đó Mỹ cho con lai đi dễ dàng như vậy,dù lai thật hay giả!Hay chính phủ VN muốn vậy?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đấy là chủ trương Cứu nhầm hơn bỏ sót của tụi đế quốc. Mà cho dù có một tỷ lệ rất nhỏ lọt lưới mà số còn sót lại không được cứu xét hồ sơ khoảng 10 ngàn người vì nhiều lý do không từ phía Mỹ.

      Mà làm sao từ phía VN được? Mỹ có thể hối lộ cho CP VN nhưng không thể chấp nhận "Bia kèm Lạc".

      Delete

Ghi một nhận xét:
- Mã tô màu: [co=#color]txt[/co]
- Chữ đậm (nghiêng): <b(i)>câu muốn in đậm (nghiêng)</b(i)>
- Chèn link: <a href="URL">text</a>
- Chèn hình: [img]URL hình ảnh, jpg, png, etc[/img] hoặc [im=URL]
- Cho phép chèn mã Emoticons của Yahoo
- Chèn video từ youtube: [youtube]URL của youtube[/youtube]
Định dạng video như thế này: http://www.youtube.com/watch?v=FV6WC89gWUQ (xin lưu ý: http không có s)