Bức tranh Kinh tế Việt Nam năm 2012 đã được định hình.
Trước hết là ngành ngân hàng lãi to. Dư nợ tín dụng chỉ riêng trong khu vực kinh tế tư nhân đã tương đương với 125% GDP. Lãi suất tối thiểu là 14% + 3% = 17%, lãi gộp của toàn ngành ngân hàng là 21.25% GDP tức gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế quốc dân năm 2011.
Sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn là chủ lực xuất khẩu gạo cho đến khi bị định đoạt bởi thủy điện bên Lào. Nông dân hãi hùng với cụm từ Mua lúa tạm trữ với giá rẻ mạt.
Bù trừ cho sự tăng trưởng của ngành ngân hàng là suy thoái các ngành sản xuất khác và giảm thu nhập của người lao động. Hệ quả là:
- Hàng loạt doanh nghiệp hoặc đóng cửa hoặc giữ môn bài nhưng xin phép ngưng hoạt động, miễn đóng thuế.
- Số người thất nghiệp tăng trên thực tế
Bằng lợi thế độc quyền hay thỏa hiệp phi cạnh tranh, các doanh nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu như xăng, gaz, điện và nước sạch nâng giá liên tục nhằm giành lại phần lợi tức ít ỏi.
Dẫn đến sản xuất co rút chỉ đủ nuôi khấu hao và người tiêu thụ tiết giảm nhu cầu phòng tương lai bấp bênh phía trước.
Chi tiêu trong dân chúng giảm thể hiện bằng xăng dầu và hàng hóa vật tư máy móc nhập khẩu giảm, góp phần khắc phục tình trạng nhập siêu.
Mặc dù sản lượng hàng hóa sản xuất ra giảm mạnh nhưng không tiêu thụ được dẫn đến tồn kho cao trong khi lãi vay là một gánh nặng chi phí
Trong lĩnh vực vốn, dưới ánh sáng của Nghị quyết 11, ngoại tệ và vàng bị kiểm soát chặt, việc tư nhân lưu hành trên thị trường chứa đựng nhiều nguy cơ bị niêm phong hoặc bị phạt nặng. Điều này không giúp đưa ngoại tệ vào kinh doanh mà hướng vào an toàn trong két sắt.
Mặc dù bội chi ngân sách trong quý I năm 2012 là 30 ngàn tỷ đồng cũng chỉ làm GDP tăng trưởng cả năm chỉ ở mức 4%.
Động lực tăng trưởng lúc này không còn cách nào khác là tăng đầu tư công. Chỉ tính riêng đầu tư trong ngành Giao thông vận tải, ngân sách xây dựng trụ sở của toàn ngành là 12 ngàn tỷ đồng, 43 ngàn tỷ đồng (trong tổng số 80 ngàn tỷ đồng) đầu tư mua máy bay chở khách, 30 ngàn tỷ đồng (trong tổng số 100 ngàn tỷ đồng) mua tàu thủy và 20 ngàn tỷ đồng cho việc đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin.
Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đề nghị được đóng thuế bằng ... đất.
Để cứu vãn tình trạng đình đọng trong sản xuất kinh doanh, có dự án đề nghị giảm thuế cho doanh nghiệp. Ngân sách dự tính sẽ thất thu gấp bội so với mọi năm là bài toán cần giải quyết.
Bộ GTVT đề xuất thu phí hạn chế xe cá nhân và Quyết định thực hiện thu phí lưu hành đường bộ bắt đầu từ tháng 6 (*) với lý do tạo nguồn vốn bảo trì đường bộ. Thực chất đây là thuế đánh trên xe cộ, từ xe gắn máy hai bánh đến ô tô 4 bánh và xe tải nặng để bù cho thâm hụt nghiêm trọng về thu ngân sách.
Trên đây là bức tranh tổng thể kinh tế Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Trong các kỳ tới, các vấn đề ngân sách, ngân hàng, BDS, và kinh doanh độc quyền sẽ được phân tích cụ thể.
Bonus:
Biểu đồ lạm phát do thành viên Lucky tặng
Kỳ tới:
Tăng trưởng GDP bằng mọi giá
Ngân sách cao nhưng luôn bội chi
Lạm phát phi mã
Ngân hàng lãi lớn
Hàng hóa và vật tư tồn kho
Nguồn tham khảo:
Dư nợ tín dụng khu vực tư nhân tương đương 125% GDP (vnexpress.net)
Dự chi của Bộ Giao thông (vnexpress.net)
Sắp giảm 50% thuế VAT? (VEF.vn)
Lao động tự do: Ốm không dám đi viện (Dân Trí)
200 tiểu thương chợ Đà Nẵng nghỉ bán (Tuổi Trẻ)
Hàng tồn chất cao như núi! (Pháp luật TP)
Cấm dùng vàng làm phương tiện thanh toán (Thanh niên)
Sức mua giảm mạnh (Người lao động)
12 ngàn DN phá sản hoặc ngừng hoạt động chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm (VEF.vn)
(*) Khi bài viết lên khuôn có tin liên bộ Tài chính - Giao thông đề xuất hoãn thu phí lưu hành xe cộ cho đến đầu năm 2013
Nguồn liên kết:
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/05/buc-tranh-kinh-te-viet-nam-nam-2012-uoc.html
http://chauxuannguyen.wordpress.com/2012/05/04/buc-tranh-kinh-te-viet-nam-nam-2012-da-duoc-dinh-hinh/
http://baohoasen.blogspot.com/2012/05/buc-tranh-kinh-te-viet-nam-2012.html
Đọc bài viết mà thấy chữ NGÀN TỶ thật là nhẹ tựa lông hồng. kinh!
ReplyDeleteLà bỉnh bút sa lông, đã bao giờ tớ tiêu đến tiền tỷ đâu mà biết nhiều ít.
DeleteThưa chú Lý!
ReplyDeleteTrích:" Mặc dù bội chi ngân sách trong quý I năm 2012 là 30 ngàn tỷ đồng cũng chỉ làm GDP tăng trưởng cả năm chỉ ở mức 4%."
Theo cháu hiểu," Bội chi ngân sách nghĩa là thu không đủ chi". Trong khi đó, Bội chi ngân sách thì năm sau đều cao hơn năm trước.
Cháu muốn hỏi là, nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì dẫn đến hậu quả như thế nào?
Trên thực tế thì người ta xử lý như thế nào để biến mất con số bội chi này, liệu in tiền có phải là một cách?
cảm ơn chú
Bội chi ngân sách đâu có gì xấu, chỉ là tiêu nhiều hơn làm ra mà thôi, hay nói cách khác là tích lũy âm. Tụi Mỹ và EU bội chi thường xuyên, bội chi nhiều hơn cả phải kể đến Nhật Bản.
DeleteĐối với thiên hạ, bội chi ngân sách do nợ nhà nước gánh, chẳng hạn Nhật Bản nợ công khoảng 200% GDP của họ.
Ở ta thì khác, đảng ta anh minh sáng suốt quyết không nợ ai cả mà chỉ việc in tiền để chi trả, chủ động gây ra lạm phát. Dân chúng bị giảm thu nhập thực tế hay còn gọi là Thuế Lạm phát.
Nên nhớ cho, tiền là Nợ quốc gia mà chính phủ thay mặt chứ không phải quyền phát hành của chính phủ.
Cháu vẫn hiểu là:" Tiền là phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Và, nó có thể bị giảm sức mua do lạm phát".
DeleteCháu cũng có đọc được khái niệm:" Tiền là nợ quốc gia" nhưng không hiểu rõ lắm
Mong chú giải thích thêm.
Cảm ơn chú!
Ông cụ được in thoải con gà mái ở VN thì sao gọi là nợ quốc gia nhỉ NQ cũng thấy khó hiểu cái bọn mẽo quá, cứ in xả láng như bên mình có phải sướng hơn không?
Deletebài của thài lý biên gất hay...cái vụ đóng thuế bằng đất tôi có mường tượng cảnh một thàng đi ra siêu thị điện máy rùi mua một món đồ điện tử..cơ mà mang về bất chấp lí do gì cỏn quay trả lại cửa hàng..trên phương diện kanh tế xã hội thì theo ý thài vụ trao đổi đó cách giải quyết thế nào...mua lại mới giá bán hay mua lại mới tỷ lệ thoả thuận hay từ chối nhập lại....cơ mờ hiện tại thực tế là cái chợ đang ê hề hàng hóa khả năng bán hàng thu vốn để bán tiếp đợt hàng mới đang rất khó lại tự dưng nhập lại hàng vừa bán thì con chủ cửa hàng sẽ giả nhừoi ng khách kia thế nào ... (tôi chỉ nói trên phương diện kinh tế chứ chưa đề cập đến các yếu tố chuyên môn của ngành qui hoạch chả dụ thế..dẫu biết đất thì không mát giá như các mặt hàng phổ thông khác)
ReplyDeleteHai Chiêm Chúm Chiếm,
DeleteCà lăm nhờ, khó đọc nhờ.
Diễn nôm thế này. Một tay đầu tư dự án Khu dân cư xin được lô đất quy hoạch 500 căn. Chi phí như sau:
- Đền bù giải tỏa: 100 lô
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: 150 lô
- Chi phí khác: 100 lô
- Thuế chuyển quyền sử dụng: 75 lô
- Lãi định mức: 75 lô
Dự án này đã bán hết 400 lô, còn 100 lô chưa bán được. Doanh nghiệp đề nghị nộp cho nhà nước 75 lô thuế. Đại khái thế.
Bác Lý:
ReplyDeleteBa sản phẩm xuất cảng lớn như gạo, cà phê, cá basa tại sao lại có chiều hướng phá sản?
Những mặt hàng này toàn là của tư nhân.
Có thể nào như chuyện nghiền nát kem đánh răng Ngoc Lan mười mấy năm trước?
Cá Basa phá sản vì dịch bệnh lan tràn mà không còn vốn từ ngân hàng hỗ trợ vì doanh nghiệp không còn đủ tiêu chuẩn được vay.
DeleteGạo thì bị Vinafood ăn chặn nên nông dân lỗ bỏ ruộng đi làm chuyện khác.
Cà phê thì cũng bị hạ giá thành vì sản lượng ở các nước khác như Brasil tăng sản lượng, mặc khác các doanh nghiệp cò trung gian sản xuất hàng nhái mùi, bọt từ hoá chất chứ không từ sản phẩm đúng nguyên chất. Nên bị cấm và thất sủng từ thị trường xuất khẩu làm nguy cơ giảm xuất.
Đó là theo hiểu biết của tớ về tình hình 3 mặt hàng này hiện nay rất khó khăn.
Thứ nhất: Vì dân mình không biết luật nên bị thua thiệt khi muốn bơi ra biển lớn đó mà. Cà phê bị ăn cắp thương hiệu cho nên phần lớn muốn xuất khẩu phải qua một hãng Trung gian, bán cho hắn với giá rẻ mạt để hắn đóng gói bán giá cao với thương hiệu đã được đăng ký độc quyền.
DeleteThứ hai: xuất khẩu đã bị trả rẻ, trong khi chi phí để sản xuất thì ngày càng đắt đỏ. Muốn trồng cafe phải có xe chuyên chở thành phẩm, phải có nước cung cấp đúng thời điểm cây trổ Hoa. Mà với cái trình độ quy hoạch cho việc cung cấp nước, xây dựng hệ thống cung cấp nước, xây dựng hệ thống sản xuất điện thì mấy cái thứ này dân phải lo từ a đến z. Xăng tăng giá. Chi cho đầu tư nhiều hơn lãi sau khi thu hoạch. Đâu cũng chỉ có thiệt và lỗ. Dân cho dù không có được đi học thì họ cũng tính toán được họ bị lỗ bao nhiêu. Chưa tính đến là còn vay vốn Ngân hàng để làm nghề nông.
Giải pháp Wolken đưa ra là gì?
DeleteTớ không có và cũng không muốn nhọc công nghĩ giải pháp cho vụ sản xuất thực phẩm với số lượng lớn này.
DeleteThứ nhất, quy trình phát triển kinh tế tại Việt Nam đi ngược lại quy trình tiến hoá của loài người. Loài người sản xuất thực phẩm để đủ ăn và sinh tồn, chứ không phải để làm giàu. Những nước giàu trên thế giới họ không bao giờ giàu vì làm nông bằng sức người mà làm giàu bằng trí tuệ. Sức người có hạn, nhưng sự phát triển của trí tuệ thì vô hạn. Một tấn gạo nông dân Việt Gò lưng mài xác cả năm cũng chưa Chắc đủ mua một cái IPad 3. Vậy tại sao người Việt cứ cặm cụi ngồi mài dũa mãi cái thây ma của nền nông nghiệp lúa nước. Có thể dân mình chưa đến lúc nhận thấy đã đến lúc bản thân phải thay đổi thì cuộc đời mới thay đổi. Hoặc họ chưa biết thay đổi kiểu gì mặc dù muốn thay đổi. Nhưng vẫn muốn làm giàu với cái hệ thống chỗ thì han rỉ chỗ thì bị gẫy có hệ thống từ năng lượng cho đến quy hoạch an sinh trong đó có nước và điện. Người phương Tây giàu như hiện nay bởi con đường họ đi theo trình tự: đủ ăn rồi phát triển công nghệ khoa học do nhu cầu đáp ứng về thực phẩm khi dân số tăng, với công nghệ phát minh ra, họ áp dụng để tăng năng suất. Dân mình giờ đây chọn cách làm giàu khi con đường phát triển công nghệ đòi hỏi thời gian, muốn đi tắt đón đầu, thì cái giá phải trả hôm nay là những gì mà tham vọng kia đòi hỏi.
Henry Ford lừng danh ngày xưa cũng chỉ là tay thợ hàn quèn. Ông không có ước muốn làm giàu, mà chỉ có ước muốn đủ ăn cho bản thân. Thân đủ ăn rồi, ông lập gia đình, và có ước muốn mới là đủ ăn cho gia đình. Đủ ăn rồi, công xưởng hàn xe đạp cần người làm thêm, ông lại có ước muốn đủ ăn cho bản thân, cho gia đình và cả người làm. Cứ thế. Doanh nhiệp của ông leo lên được từng bậc thang, đứng vững rồi mới có tham vọng leo lên cao nữa. Quá trình leo đó là quá trình chiến thắng giới hạn bản thân và những ước vọng chỉ đủ dùng cho những gì Cần phải chăm lo đủ cho hiện tại. Thấm thoát đã gần trăm năm. Công ty xe hơi của ông tuy k phải doanh nghiệp xe hơi đắt giá nhất thế giới, nhưng đủ sức nuôi sống hàng vạn người từ kỹ sư chế tạo máy cho đến nhân viên bán hàng. Quy tắc vẫn là : đủ sống cho gia đình và nhân viên.
DeleteNhìn lại người Việt mình thì sao. Ai cũng nói tôi muốn làm giàu. Tôi sẽ tăng trưởng. Nhìn lại thực tế thì chỉ gần như con số 0. Đến cái xe vận tải chở hàng Đông lạnh cũng phải nhập công nghệ từ nước ngoài với giá cắt cổ. Giàu ở đâu khi phải đi vay mà cuộc sống thường Nhật vẫn luon bị đe dọa bởi sự nghèo đói. Nếu dốt mà biết thân biết phận thì còn may ra đủ ăn. Nhưng đã dốt mà lại còn tham thì chỉ có tự đào mồ chôn mình. Buổi sáng thì con cáo nhìn thấy bóng mình rồi bảo sao ta to lớn vĩ đại thay, phải ăn cả con hươu mới no. Đến trưa đói rã họng, nhìn cái bóng mình rồi bảo, ta nhỏ bé thế này thì thôi, ăn chuột nhắt là đủ no rồi.
Hàng hóa đem xuất khẩu còn như vậy, cho tiêu thụ thị trường nội đia thì ai đảm bảo là việc lo lót chất lượng sản phẩm không có. Cứ đổ thừa cho tâm lí xính ngoại nhưng cũng phải thấy là doanh nghiệp làm ăn thiếu minh bạch. Nhưng vì sao doanh nghiệp phải làm như vậy? Có phải do cơ chế, chính sách thay đổi liên tục, bị sách nhiễu phiền hà nhiều? Vậy là cuối cùng do đâu?
ReplyDeleteTớ sẽ lần lượt bàn tới từng vấn đề,
ReplyDeleteVấn đề của Quê Hương:
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông phẩm do nhà nước độc quyền quản lý nên họ có ưu thế tuyệt đối là ... không cần phải cạnh tranh.
Nguyên nhân tổng quát: Nó phá sản do nguyên nhân tín dụng và nhập nhằng trong quan hệ sở hữu. Cụ thể là,
Do ưu thế độc quyền nên không bao giờ lỗ, họ chỉ mua với giá thấp hơn nhiều so với giá bán. Và quy luật "Bàn tay vô hình" phát huy tác dụng ở đây.
Những mối lợi lớn đều phải trả tiền, công nghiệp xuất khẩu nông phẩm cũng vậy, tạm gọi là Tô. Cũng giống như giá xăng, Tô này chỉ có tăng mà không có giảm. Khi giá nông phẩm hạ là lúc mà nhà kinh doanh hoặc chiếm dụng vốn của nhà nông hoặc dìm giá.
Cà phê thì có khác. Do sản lượng thấp và ngoài canh tác cà phê, nông dân còn trồng thứ khác trên rẫy, nên nông dân chủ động hơn về giá bán. Nghĩa là đầu nậu cà phê khó ép giá được.
Nhưng nguyên nhân chính làm cho các đầu mối kinh doanh nông phẩm phá sản lại nằm ở chỗ khác. Đó là, họ đầu tư sang lãnh vực có ăn hơn đó là bất động sản.
Kem đánh răng Dạ Lan thì tớ không biết, nhưng kem P/S (Perlon/Hynos) bán với giá 2 triệu đô.
Nhưng nếu nói tư bản nước ngoài đè bẹp là không đúng. Thực tiễn chứng tỏ Vinamilk vẫn là lá cờ đầu ngành sữa VN.
Về vấn đề Tiền là nợ quốc gia,
ReplyDeleteBạn cầm tờ bạc, nghĩa là Chính phủ mà đại diện là ông bộ trưởng ngân khố nợ bạn một giá trị bằng mệnh giá tờ bạc.
Bạn có thể cho thuê (hành động gửi tiền ký thác cho nhà băng) lúc này người đi thuê (đi vay) sử dụng gọi là vốn.
Bạn có thể đi mua hàng, lúc này chính phủ không còn nợ bạn nữa, bạn sở hữu món hàng.
Lý thuyết trên chỉ đúng với chế độ tư hữu. Đối với chế độ công hữu, không chỉ tài sản mà con người cũng thuộc sở hữu của Trung ương. Trung ương đòi mà không trả thì Trung ương sẽ dùng chuyên chính vô sản để cưỡng chế.
Cảm ơn Vân Đức quốc một nhận xét có giá trị,
ReplyDeleteCon người ta chỉ cần làm nông để đủ ăn và không nên làm giàu bằng nghề nông. Đúng vậy, mảnh đất châu Âu tuy nhỏ nhưng có thể trồng lương thực nuôi cả thế giới.
Nhu cầu ăn uống chỉ chiếm khoảng 10% thu nhập, nên sản xuất công nghiệp để đáp ứng 90% nhu cầu còn lại. Cho nên theo đuổi việc bán hàng cho 90% còn lại sẽ nhiều cơ hội hơn là thuần nông.
Nhưng hoàn cảnh ở ta nó khác. Do năng suất lao động thấp cộng với sưu cao thuế nặng nên thu nhập của người lao động dành hết cho việc ... ăn.
Tuy là nước nông nghiệp nhưng hầu hết nguyên liệu dành cho nông nghiệp đều phải nhập khẩu
từ phân bón đền nông phẩm dùng để trộn cám thức ăn gia súc. Giàn máy dây chuyền giết mổ gia súc cũng nhập khẩu cho rẻ.
Nhưng nghề trồng lúa nước của ta lại phụ thuộc rất nhiều vào Lào có xây dựng hồ chứa thủy điện hay không.
Vậy khó nhất vẫn nên là hòa hợp lòng người thưa chú Lý?
ReplyDeleteKhông phải thế, mà là cuộc sống nước Vệ dưới triều nhà Sản rất mong manh.
DeleteCậu nói chuyện kinh tế mà đầu óc cứ như đang ngồi trên mây. Nói chuyện đến tiền bạc đầu tư lời lãi thì vứt mấy cái đạo đức giáo dục công dân vào sọt rác đi là vừa.
DeleteQuy luật sống của con người là đi đến giới hạn của khả năng cá nhân, có nhu cầu đổi mới và sinh ra quyết tâm xé bỏ ranh giới cũ để xây dựng nên một ranh giới mới, đào thải cái cũ để cải tiến hiện tại.
Giới hạn của kinh tế Việt 2012 muốn hội nhập kinh tế thế giới là vẫn muốn bám vào guồng máy nền nông nghiệp đã cũ và lỗi thời với sức trâu và sức người, trong khi nhu cầu thì muốn sống hiện đại công nghiệp hoá bằng máy móc. Nhà chỉ có xe bò kéo nhưng nhìn hàng xóm thì toàn mơ được lái máy bay. Cái khó của dan Việt là khả năng nhìn vào hiện tại để nảy sinh nhu cầu làm mới nó.
Đi lên CNXH là con đường mà nhân dân ta đã lựa chọn.
DeleteCám ơn VÂN ĐỨC! Tôi sẽ mua một xe hòm và hay đỗ ở cổng BV...
ReplyDelete[si="6"][co="FF0066"]Chào cụ Toét,
ReplyDelete1 cháu Ky thấy trong bài " bứa tranh kinh tế " này, cụ chưa đi vào vấn đề nợ của các ông lớn : EVN, VNshine, VNline...là chưa đủ ạ! Những đầu tàu ,những mũi nhọn ý, góp phần đáng kể cho bộ mặt kinh tế Vn, thêm nữa ,sự cù nhày nợ củng góp phần đáng kể làm cho bức tranh thêm xám xịt![/co][/si]
[si="6"][co="33FF66"]"In early 2012 Vietnam unveiled a broad "three pillar" eonomic reform program, proposing the restructuring of public investment, state-owned enterprises and the banking sector. Vietnam's economy continues to face challenges from low foreign exchange reserves, an undercapitalized banking sector, and high borrowing costs. The near-bankruptcy and subsequent default of the state-owned-enterprise Vinashin, a leading shipbuilder, led to a ratings downgrade of Vietnam's sovereign debt, exacerbating Vietnam's borrowing difficulties. ( Thùy Linh )"[/co][/si]
[si="6"][co="FF3366"]2 Cháu Ky cũng chưa thấy cụ Toét nói về em Diểm xưa- lạm phát ạ![/co][/si]
[si="6"][co="33FF66"]Vietnam Inflation Rate
The inflation rate in Vietnam was last reported at 14 percent in March of 2012. This page includes a chart with historical data for Vietnam's Inflation Rate. Inflation rate refers to a general rise in prices measured against a standard level of purchasing power. The most well known measures of Inflation are the CPI which measures consumer prices, and the GDP deflator, which measures inflation in the whole of the domestic economy. (Thùy Linh
Thêm cái sơ đồ, cho dễ hình dung :
[im]http://www.tradingeconomics.com/chart.png?s=vietnamir&d1=20100101&d2=20120510[/im]
[/co][/si]
Ô, nhà cụ Toét khác nhà Zì a? Ky hông biết, dán code để cở chữ và màu chữ nó khác, mà hông được!
ReplyDeleteThùy link thì ok!
Welcome Ky,
ReplyDeleteBài này là bài mào đầu trong loạt bài kinh tế, bao gồm các vấn đề cụ thể như sau:
- Tăng trưởng GDP bằng mọi giá
- Lạm phát
- Lãi suất tăng
- Sản suất suy giảm
- Kết kim, kết hối
- BDS
- Tồn kho
Chú viết thêm về "chợ Chứng khoán" nữa chứ!
DeleteChào cụ Toét,
ReplyDeleteCháu lướt nhoanh quá, không để ý đây là bài mở đầu cho loạt về sau. Cháu Ky nghĩ, cụ Toét nắm thông tin từ báo Việt Nam cực chắc, cháu không có giề, chỉ có máy cái links về số liệu quá khứ và năm rồi của Việt Nam , cụ Toét tham khảo nhé :
Tổng quát về Việt Nam
Nổ lực kết kim
Data của IMF
CIA report
Bọn đài địch zất xấu xa cụ ạ, chúng nó tương hết lên mẹt báo thế này, thì mất đi cái thầm kín, e ấp vốn có của người Việt, cụ nhể! Ky ghét chúng!
Chúc cụ cuối tuần vui vẻ! Cháu Ky
He he
DeleteTớ dùng kiến thức cửa bọn giãy chết trên cơ sở dữ liệu của bọn cách mạng, có thế bọn cách mạng mới không cãi được.
Cảm ơn nguồn thông tin của Ky nhé. Tớ sẽ dùng nó cho loạt bài này.
@ Spirit,
ReplyDeleteTTCK VN đã được cáo chung trên thực tế, xem thêm Thị trường chứng khoán VN.