Tuesday, November 20, 2012

Bài toán thủy điện Sông Tranh 2

Xem trước:
Thủy điện Sông Tranh 2: EVN phí phạm nguồn nước quá
Thảm họa vỡ đập Bản Kiều

Đã hơn nửa năm nay, từ khi phát hiện ra rò rỉ đập Sông Tranh 2, đã xảy ra tranh cãi không dứt về  độ an toàn của đập Sông Tranh 2. Tạm chia thành 2 phe

Phe Trung ương đại diện cho bộ Công Thương, EVN và các nhà khoa học đầu ngành khẳng định đập Sông Tranh vô sự, rung chấn mới chỉ đạt 1/2 định mức (*)

Phe Địa phương do không có chuyên môn nên không quả quyết đập có thể vỡ hay không nên chỉ ý kiến nước đôi: cần có phương án di dời dân cư nếu xảy ra vỡ đập.

Do những tranh cãi bất tận đó mà đập Sông Tranh chỉ tích nước lưng chừng đập ở mực nước chết, không đủ cột áp để phát điện, nước trên thượng nguồn cho phép chảy tràn qua đập xuống hạ lưu mà không phát điện.

Theo thiết kế, thuỷ điện Sông Tranh 2 có 2 turbin phát ra công suất điện 190MW. Sản lượng hàng năm của nhà máy là 1360 triệu kWh điện năng. Chi phí xây dựng đã được hạch toán là 5100 tỷ đồng.

Nếu bán sỉ theo giá 1000 đ/kWh thì mỗi năm Thuỷ điện Sông Tranh 2 làm ra doanh thu 1360 tỷ đồng. Trừ chi phí vận hành và hao mòn thiết bị, trong vòng 5 năm khai thác là thu hồi vốn. Mỗi tháng TĐ Sông Tranh 2 làm ra 110 tỷ đồng. Tranh cãi từ tháng 3 đến nay đã làm thiệt hại cơ hội cho nhà máy 880 tỷ đồng.

Theo báo cáo, nếu xảy ra vỡ đập chỉ ảnh hưởng đến 40 ngàn dân cư phía hạ lưu. Tại sao ta không di dời 40 ngàn dân cư này đến nơi an toàn hơn rồi phát điện bình thường bất kể đập có bị sụp đổ hay không.

Theo đơn giá đền bù đất của tỉnh Quảng Nam, tại huyện Bắc Trà My giá đất thổ cư nhất đẳng điền là 200 ngàn đồng/m2, giá thấp nhất chỉ 10 ngàn mỗi m2. Giá đất trồng cây ngắn ngày cao nhất là 10 ngàn đồng/m2 thấp nhất chỉ 1500 đ/m2. Các loại giá đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng và nuôi trông thuỷ sản còn thấp hơn đất trồng cây ngắn ngày.

Theo đơn giá trên, chỉ cần đền bù cho mỗi nhân khẩu 10 triệu đồng là có thể giải toả trắng, để không còn một người bị ảnh hưởng ở hạ lưu khi vỡ đập. Tổng mức đền bù một lần là 400 tỷ đồng, bằng 1/2 thiệt hại cơ hội từ khi xảy ra sự cố rò rỉ thân đập cho đến nay.

Ta có thể dùng tiền doanh thu phát điện trong 4 tháng để đền bù cho toàn bộ dân cư bị ảnh hưởng, rồi từ đó khai thác phát điện cho đến khi nào đập sụp đổ. Để duy trì cho Thuỷ điện Sông Tranh 2 có tuổi thọ 5 năm, đủ thu hồi vốn là điều hoàn toàn nằm trong khả năng.

Những ai nhận định rằng Chủ nghĩa xã hội chỉ biết đến tiền mà không đếm xỉa gì đến tính mạng của dân đen, là hoàn toàn sai lầm.

Chú thích:
Các kiến trúc lân cận Thuỷ điện Sông Tranh 2

Lớp học ở thôn 3B

Nhà gần TĐ Sông Tranh 2

Nhà ở xã Trà Bùi

Dựng nhà mới ở xã Trà Đốc

Nhà ở xã Trà Đốc

(*) Rung chấn lớn nhất đo được có gia tốc 150 cm/s2 trong khi theo tiết lộ của ông Bộ trưởng Xây dưng, đập Sông Tranh 2 chịu được 350 cm/s2

Tham khảo:
http://nld.com.vn/20121118105644215p0c1002/thuy-dien-song-tranh-2-5100-ti-dong-va-40000-sinh-mang.htm
Hỗ trợ 2-4 triệu đồng/ nhà bị ảnh hưởng động đất ở Sông Tranh 2
http://nld.com.vn/20121030112852420p0c1002/ho-tro-24-trieu-dong-nha-bi-anh-huong-dong-dat-o-song-tranh-2.htm
Lều tạm tránh Sông Tranh
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/09/hang-tram-nguoi-dan-dung-leu-tranh-dong-dat/

83 comments:

  1. Sáng kiến " vạch đường cho hiêu chạy " rất hay của Mợ Lý rồi sẽ lại bị chìm xuồng cho mà xem , bởi muốn di dời 4 vạn dân thì phải có QĐ của Chánh phủ . Mà muốn có QĐ của CP thì phải có ý kiến tham mưu của các Bộ ngành , và muốn có ý kiến tham mưu của các BN thì cần phải có Kết luận đánh giá của HĐ Ngiệm thu Nhà nước , mà muốn có KL ĐG của HĐ NT NN thì cần phải có ý kiến đồng tình ( chịu thua ) của các nhà Khoa học , mà ở ta chưa có tiền lệ các nhà Khoa học chịu thua ai cả , vậy muốn di dơì dân đi thì chỉ còn có mỗi một cách là : hãy kiên nhẫn chờ đến khi nào Đập sắp vỡ , nước chảy tràn lan , tung tóe mọi nơi mọi chốn , khi ấy có ko muốn di dời thì dân chúng cũng sẽ bỏ của chạy lấy thân mất tiêu rồi ...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ đưa ra bài toán cho thấy việc lợi ích của việc di dời dân để khai thác triệt để năng lượng thủy điện. Còn vấn đề thủ tục sẽ có các cơ quan chuyên trách làm. Các bạn mau quên quá, Eco Park Văn Giang chỉ cần 3 ngày từ Tờ trình đến Quyết định.

      Delete
  2. Thôi rồi, mụ Lý biên bài này xem như thủy điện xong chanh sắp vỡ mịa rồi, ai có bà con sống ngai khu vực hạ lưu thì thông báo di dời ngai và luôn nhé.

    Có vài điểm mụ nói chưa chuẩn như: Điện hiện nai và sắp tới trong ngắn hạn không thiếu, thậm chí thừa, các thủy điện còn phải xã bỏ.

    Giá mua điện thủy điện của EVN vào khoản 700đ/kw, và hiện nai tiền rất thiếu, lấy đéo đâu ra tiền đền bù cho dân.

    Nhưng quan chọng nhất là thủy điện xong chanh không thể để nó vỡ, nếu biết trước nó sẽ vỡ, vì như thế là B làm sai à, B nhà mình cấm có sai nhé, thà B bỏ cái thủy điện nài, tốn mớ tiền đi làm thêm cái thủy điện khác.

    ReplyDelete
    Replies
    1. * Nhưng quan chọng nhất là thủy điện xong chanh không thể để nó vỡ, nếu biết trước nó sẽ vỡ, vì như thế là B làm sai à, B nhà mình cấm có sai nhé, thà B bỏ cái thủy điện nài, tốn mớ tiền đi làm thêm cái thủy điện khác.* @ Bần Nông Lừa

      Khà khà hoàn toàn tán thành với bác, cách của Bác Lý là kinh tế nhất, hiệu quả nhất, thậm chí túi B cũng căng lên đáng kể. Tuy nhiên cách đấy nó làm ảnh hưởng tới uy tín chế độ khà khà. Mờ uy tín chế độ thì nó thần thánh roài :D

      Delete
    2. khoan tánh đến yếu tố chính trị, giả sử trường hợp vỡ xảy ra thì một lượng lớn hàng nhu yếu phẩm tồn kho sẽ được thanh lý nhanh và mau chóng - bởi các mạnh thường quân tốt bụng.

      Delete
  3. Thầy Lý mới để ý tới tính toán kinh tài mà chưa xét tới yếu tố kỹ thuật. Động đất là hệ quả tất yếu của thuỷ điện. Giả sử mức tích nước của lòng hồ thuỷ điện là 100m, thì mỗi m2 mặt đất phải chịu áp lực tương đương với một khối bê tông cốt thép có diện tích 1m2 cao 40m.
    Hai khả năng khi tính tới yếu tố động đất:
    1. Đưa vào tính toán ban đầu để thêm hệ số an toàn cho con đập, chả hạn thiết kết đập chịu tới 10 độ Richter.
    2. Nếu nền địa chất bị ảnh hưởng tới mức động đất kinh hoàng, gây nứt vỡ cả vùng hồ thì nên say goodbye. Điều này chứng tỏ việc khảo sát tiền dự án còn hời hợt.
    Em nghiêng về khả năng thứ 2. Giải pháp là biến đập thuỷ điện thành thác nước nhân tạo và làm du lịch sinh thái vậy.
    Chưa tới nơi nên chưa rõ, nhưng gia cát dự thấy rằng, khi chưa tích nước toàn tải (mức nước đỉnh lũ) đã rò rỉ tùm lum rồi động đất thì không một Anh-Hùng nào dám cho thuỷ điện hoạt động.

    [img]http://www.heralddeparis.com/wp-content/plugins/wp-o-matic/cache/fb646__46225488_hydropower_dam_466.gif[/img]

    ReplyDelete
    Replies
    1. Kinh tế là bao hàm cả Chính trị và Kỹ thuật rồi

      Thực tế, EVN muốn khai thác nhưng lại muốn trao trách nhiệm cho Thủ tướng. Dĩ nhiên, vì sinh mạng chính trị, TTg phải cân nhắc có lợi hơn là làm liều.

      Trong bài tớ đã phân tích, chấn động lớn nhất được ghi nhận là 150 trong khi đập chịu đựng được tới 350

      Bài toán này của tớ cho phép vỡ đập, để đỡ mất công phá dỡ. Chi phí 4 tháng khai thác đủ để di dời dân cư. Khai thác tối đa, nếu may mắn tuổi thọ nhà máy được 5 năm thì xem như đã hoàn vốn.

      Delete
    2. Bac Ly lieu qua! Chi thay qua chu trong vao van de lai lo cua Song Tranh, ma quen mat 40.000 dan bo xu voi 10 trieu dong cho moi mang.
      Het suc bat ngo voi bac!
      Co khac gi voi phuong cham cua canh tai xe hien nay "tha can chet con hon de thuong tat"

      Delete
  4. Mụ Toét,

    Khen Mụ với bài viết định lượng. Khen câu kết.

    Là Hạ Dân, các Bợm không cần phải biết các con số/thông số chính xác đến vậy. Cái thấy rõ là lợi thế thu hồi vốn đầu tư nhanh như vậy mà Bê không làm!?

    Bê không ngu! Bê không làm vì đơn giản, nếu làm nó sẽ vỡ!

    Xem Bê làm. Đừng nghe Bê phán.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đừng đề cao B quá như thế. Không hẳn là B khôn hơn hết thảy, cách khôn của B là thay vì nuôi gà thì B lại giết gà. Nhưng chắc chắn B rất giỏi trong nghề cai trị. Chắc chắn sẽ vỡ đập nhưng không phải ngay bây giờ.

      Delete
  5. Dear all,

    Sau sự cố rò rỉ đập Sông Tranh 2, báo chí được phép vào cuộc tạo ra các cuộc tranh cãi triền miên về việc Có hay Không tiếp tục khai thác TĐ ST2.

    Khác với các đập vòm phổ biến trên thế giới, Đập ST 2 là loại đập Trọng lực. Đặc điểm của đập trọng lực là, về nguyên tắc, chỉ trọng lượng của khối đập thôi cũng đủ vững mà không cần móng liên kết với nền đá gốc. Các kỹ sư đã tính toán đầy đủ ma sát và moment kháng lật vào trọng lượng. Vì thế có thể loại trừ nguyên nhân vỡ đập do cột nước.

    Người ta bỏ ra rất nhiều thì giờ để tranh cãi về lý thuyết trong khi hoàn toàn có thể thực nghiệm được. Hãy xem đây như là một thí nghiệm lớn, đến giới hạn nào thì đập vỡ. Đến khi đập vỡ, ta có thể bán bản quyền cho các trường đại học nổi tiếng trên thế giới đến hiện trường để có số liệu thực nghiệm.

    Bài viết đã Phân tích giá thành xây dựng rồi so với giá bán điện để cho độc giả thấy không có ngành nào hoàn vốn nhanh bằng thủy điện. Nên làm thủy điện là một lĩnh vực hấp dẫn khó có thể khước từ.

    Chúng ta, hãy can đảm nhào vô thủy điện. Một phụ nữ như bà Như Loan (mẹ của Kường đô la) là một trong những người đàn bà dấn thân vào thủy điện.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chê cồng nầy của Mụ. Mụ lại xa lông nữa rồi.

      Lưu ý Mụ, Đập có thể không bị lật, không bị trượt, nhưng lại có thể bị gãy!

      Tương tự, cái tháp Nam Định móng không lún mà tháp gãy trong khi tháp Pisa ở Ý lợn móng lún nghiêng mà không gãy.

      Mọi số liệu, dữ liệu khảo sát thiết kế Bê có trong tay đầy đủ. Hơn ai hết Bê biết sức khỏe của đập.

      Là Hạ Dân đơn giản Mụ chỉ cần đặt dấu hỏi: Sao thấy ngon mà Bê không đớp?!

      Delete
    2. Phèo,

      Có vấn đề về đọc hiểu không nhỉ
      Tớ chỉ nói đến những cái người ta chưa nói.

      Delete
    3. Câu hỏi trên có phải của Mụ Toét hông ta? Đừng nói Mụ đang già đi đấy!

      Delete
    4. Hay là tớ có vấn đề đọc hiểu?

      Delete
  6. Bần Lừa,
    Bạn phải nhìn tổng thể ngành năng lượng. Thừa là so với công suất phát lên lưới của toàn ngành trong đó có một phần lớn nhiệt điện chạy dầu và chạy than. Hiện nay, thủy điện chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc, số thiếu đó hiện nhập khẩu từ TQ.
    Giá 700 đ/kWh cũng vậy, đây là giá mà ngành điện ép khi mua điện của các DN ngoài ngành, còn giá bán điện hiện nay bình quân không nhỏ hơn 1500 đ/kWh. Bài toán này tính toán lợi ích của ngành điện chứ không phải của chủ nhà máy thủy điện tư nhân. Được biết, TĐ ST2 là do EVN đầu tư.

    Lừa Nhanh,
    Để đập vỡ kéo theo 4 vạn dân chết đuối so với kiếm được bộn tiền rồi mới vỡ đập, dân được di dời cũng hoàn toàn thỏa mãn. Cái nào uy tín hơn cái nào

    Quang Vinh,
    Âm mưu gì thế.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ý em là B hiện tại cũng ko nắm phần chắc là liệu chạy có vỡ đập hay không, thế nên câu dầm câu dề cho cứt trâu hóa bùn cũng là một trong nhiều bài hay được áp dụng. Đến khi B có thể tương đối xác định tuổi thọ của cái đập thì nó sẽ được sử dụng ngay và luôn. Còn khi chưa xác định được B vẫn ngâm dấm thôi.

      Delete
    2. Thế nên người ta mới gọi là "Tính già hóa non". Không muốn đền bù dù chỉ mất 4 tháng doanh thu, đến nay ngưng phát điện đã 8 tháng. Tuy chỉ là thiệt hại cơ hội nhưng cơ hội này là hiện thực.

      Delete
  7. Mụ Toét. Hiện tại thủy điện này vẫn xả nước qua ngỏ tubin. Việc chạy để phát điện và không phát điện cũng chẳng khác gì lắm (mực nước chạy phát điện 145m/140m mực nước chết). Hơn nữa nếu sự cố vỡ đập thì ảnh hưởng dân sinh và hạ tầng tới Hội an. Nên phương án của mụ giống như ngứa đâu gãi đó mà thôi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ô hay, mụ này kỹ sư mà phát biểu thế hả. Xả nước có tải phải khác với xả nước không tải chứ.

      Delete
  8. Em dùng thuyết âm mưu cho máu. Cứ cho rằng cái đập ST2 chắc như quả núi, vậy tại sao chưa cho hoạt động? Phải tung hoả mù, tung tin như con đập sắp vỡ đến nơi để cho dân vùng hạ lưu tự động và nhanh chóng di dời ra khỏi vùng đệm xả lũ, chấp nhận đền bù ít hoặc chả cần đền bù.
    Và như vậy sau này có nhỡ tay xả lũ ẩu, ENV cũng khỏi phải dính vào ba vụ kiện tụng đau đầu phết.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có muốn "ăn dày" cũng vừa phải thôi chứ, ai lại "ăn cả tất" như thế.

      Chỉ vì không muốn mất có 4 tháng doanh thu để đền bù di dời mà để "treo đập" thì đâu phải là người khôn.

      Delete
  9. Nói để Mợ Lý và các bà con yên tâm , Đập TĐ ST2 có chờ đến 100 năm nữa cũng Ko thể đổ vỡ được đâu mà đã sớm vội mừng . Theo kết quả của cuộc Đại Hội thảo ( Ngày 09/11/2012 tại Thủ đô Hà nội ) của hơn 200 nhà Khoa học hàng đầu VN về Địa chất công trình và Môi trường về " Chuyên đề Ổn định của Đập TĐ ST 2 " thì :
    - Đập được Thiết kế chịu được động đất cấp 5,5 độ Richter .
    - Nền móng Đập TĐ ST 2 được đặt trên nền đá GNEIS vững chắc , có Cường độ chịu tải là 900-1000 Kg/cm2 , mặt đá rất ít bị nứt nẻ , những chỗ nứt nẻ nhỏ đã được trám bằng màng chống thấm của Ngoại . Loại Đá này có Góc Nội ma sát và Lực Dính kết rất lớn ( 51 độ và 580 KPa ) . Như vậy loại Đá này có thể chịu được cột Bê tông cao tới 900 : 2,6 = 346 mét , mà hiện nay chỉ phải chịu cột bê tông cao có 120 mét , quá an toàn .
    - Đứt gãy cấp độ 2-3 có khả năng gây Địa chấn trong vùng là Đứt gãy Hưng nhượng - Tà vi thì lại Ko chạy qua khu vực Đập TĐ ST 2 .
    - Khi Hồ được tích với cột nước cao 100 mét , sẽ gây ra Động đất kích thích , mà ĐĐ KT này ko thể vượt qua cấp 5 độ Richter . Theo quy luật thì ĐĐ KT có tần suất giảm dần theo thời gian .
    - Hiện tại Đập có rò rỉ nước là do các khuyết tật nhỏ trong Thi công , và mức độ rò rỉ nằm trong Giới hạn cho phép .
    Như vậy chúng ta cứ vô tư mà yên tâm đi , tránh xì xào gây hoang mang trong Cộng đồng !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu chỉ để "Yên tâm" thôi thì Lá cải đã không phải tốn nhiều giấy mực. Search trên Google với key là "thủy điện sông tranh 2" có 6 triệu rưỡi kết quả chỉ trong 1/4 sec.

      Delete
  10. Các cô, có hay không việc định hướng vỡ TĐ xong chanh 2? anh nghi ngờ rất, đcmnc nếu có nguy cơ vỡ mà dự tính trước được thì B sẽ chỉ đạo âm thầm xử lý, làm đéo gì có chuyện public thông tin ào ào thế, mà theo rất nhiều chiên da thì xong chanh 2 rất khó vỡ, vậy thì ý đồ gì đai.

    Đâu dễ tiếp cận xong chanh 2 để moi thông tin, gòi đâu dễ để các kền kền xã ào ạt ào ạt trên lá cải, nếu sự việc thật sự nghiêm chọng, dụ nài nghi ngờ quá. Phải chăng B đã tìm ra nguồn thu nào mới từ việc đóng cửa xong chanh 2?

    ReplyDelete
  11. Bác Lý lo B vỡ,dù sao B cũ vẫn tốt hơn B mới!

    ReplyDelete
  12. Chời, phải la thiệt to, la tùm lum lên thì mới nặn ra được nhiều tiền chứ. Yên tâm, thế nào cũng đền bù di dời, dân 1 đồng tiền di dời, cán bộ 3 đồng tiền công giúp dân di dời, chỉ đạo hay chỉ đại cái gì đó. Còn chờ bên tài chính phân bổ nguồn mà, chuyện đâu còn có đó.

    ReplyDelete
  13. Có chăng là thuỷ điện và điện hột nhưn, cái nào cũng có cái nguy cả. Tôi thiết nghĩ thay vì nói là thằng này xấu thì mày chẳng đẹp thì B nên tuyên truyền điện hột nhưn có những biện pháp an toàn, bla bla... để dọn đường cho dự án điện hột nhưn. Có chăng cũng tại vì trước đây B có mắc tóc về bài nầu đó rằng đồng chí anh em Tung Của xây điện hột le sát với Lừa giới, nguy này hại kia...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Luận đề này khá hợp tình hợp lý. Giương đông kích tây sẽ tạo được hiệu quả to lớn. Nếu tiếp tục bơm tin kiểu như làng ung thư vì ở cạnh nhà máy nhiệt điện... thì điện hột nhơn phải là lựa chọn tất yếu của lịch xử. Giấc mơ nuke đẹp như chưa bao giờ.

      Delete
  14. Bây giờ đặt tiếp dấu ? Tại sao lại không chọn công nghệ của Mẽo, Pháp. Các công nghệ này được giới chiên da oánh giá là đỉnh nhất. Tại vì bọn này quá thực dụng, chỉ quan tâm tới xèng.
    Nhựt và Nga là đối thủ liền kề với nước mẹ. Việc tạo liên danh kìm hãm Tào có thể được đặt lên bàn thoả thuận khi có hứng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hi bee.

      Vấn đề của Bựa Jin đặt ra tui cũng thấy hợp lý! Các báo lá cải mà được la rùm lên như vậy thì phải có giấy phép chính chủ.

      Về lựa chọn công nghệ thì theo tôi hiện có thèng nào đó phá đám và hiện giờ chưa có xiền. Giờ đang lo đau đầu vụ "nợ xấu", mà tụi cho vay hiện giờ nó đang dòm xem xử lý ra sao?

      Vấn đề B quan tâm là tiền vào túi B là trên hết!!! Tụi Tây Mẽo thì vụ này ít quá lại nguy hiểm như vụ Tiền Polyme, mịa nó có tí tiền mà nó làm rùm beng. Còn anh Tàu thì mấy chuyện tiền nong là chuyện nhỏ (like!) nhưng đang trong quá trình dập tắt tụi phản động chống Tàu!!!!!!!!!!!! Còn Nhật với Nga thì là phương án B cũng tạm.

      Delete
  15. Hơn 600 Lá cải đua nhau đưa tin về Nguy cơ vỡ đập TĐ ST 2 là làm theo chỉ đạo mà thôi . Nhân vụ rò rỉ rồi liên tục Động đất xảy ra quanh khu vực TĐ ST 2 này , các Bò nhà ta mở chiến dịch đưa tin dồn dập là một mũi tên trúng nhiều đích :
    - Dân trong vùng người nào yếu tim thì đi tìm vùng khác mà sinh sống .
    - Có Lý do chính đáng để hàng năm xin Quốc hội , Chánh phủ kinh phí duy tu , sửa chữa , khắc phục sự cố ( Tiền công sửa hết 1 đồng thì tiền công đi xin là 9 đồng ) .
    - Từ đó , có căn do để đẩy nhanh xúc tiến việc Thi công nhà máy điện Hạt nhân .
    - Từ TP Hội an , kẻ một đường vuông góc với Bờ biển dài 20 Km , lấy sang ngang 20 km , Địa dư này sẽ được quy hoạch là TP Du lịch Sinh thái lý tưởng nhất Khu vực Đông Nam Á . Lúc đó Hồ ST 2 đựoc cải tạo đẹp như Công viên Đầm Sen .
    - v.v...

    ReplyDelete
  16. Dear all,
    Bài toán của tớ là: EVN cứ tiếp tục khai thác năng lượng nước từ thủ điện Sông Tranh để thu hồi vốn. Việc khai thác này bất chấp đập có vỡ hay không.

    Nếu vỡ, chỉ mất tiền 4 tháng doanh thu để đền bù di dời. Dự án này chắc chắn sẽ không có khiếu kiện vì sau khi đền bù đất này sẽ bỏ hoang chờ lũ chứ không làm "khu dân cư sinh thái." Khuyến mãi với bà con, khi nào đập vỡ rồi thì bà con cứ quay về nền cũ mà ở.

    Chi phí đền bù thực tế có thể gấp 4 lần chi phí tính toán ở đây, theo thông lệ như phân tích của Uyên. Những chi tiết này Quần chúng "Không biết, Không bàn, Không kiểm tra."

    Còn nếu đập không vỡ thì tiền xây dựng nhà máy được hoàn vốn sau 5 năm vận hành.

    Các bạn khác có ý về Diện Nguyên tử, rất hay, tớ sẽ bàn ở cồng kế tiếp.

    ReplyDelete
  17. Về dự án điện hạt nhân ở VN,

    Trước đây, các nhà máy cán thép mọc như mưa, ngành điện dù tăng trưởng hàng năm 20% cũng không đáp ứng được, nên phương án Điện hạt nhân được đặt ra.

    Nay, kinh tế đi xuống, ngành xây dựng đình trệ, BĐS đắp chiếu nên Cầu về điện không còn căng nữa. Nhà máy thủy điện có thể dừng mà không tốn phí, còn nhà máy điện hạt nhân mỗi lần dừng máy chí phí cao gấp bội so với phí vận hành. Đặt vấn đề Điện hạt nhân vào lúc này là không thích hợp.

    Ở VN, trở ngại của nhà máy điện hạt nhân không phải là:
    - chi phí xây dưng
    - kỹ thuật xây dựng
    - ảnh hưởng môi trường, vì người dân xung quanh không sợ ngay cả điện cao thế chạy trên đầu.

    Trở ngại chính lại là: người vận hành.
    Không phải vì người VN không học được kỹ thuật hạt nhân, mà vì là người hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý, vận hành nên họ biết chắc chắn họ sẽ là người lãnh đủ khi tai nạn xảy ra.

    Hãy liên hệ với đề nghị của một vị ĐB QH: lương công nhân vận hành điện nguyên tử cao hơn lương bộ trưởng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nói đi nói lại thì nguyên nhân chính là từ năm ngoái tới nay không bị thiếu điện, không bị cắt điện luân phiên.
      Đèn tích điện, bộ kích điện năm trước bán rất chạy, hầu như nhà nào cùng trang bị, đến năm nay chả ai để ý nữa.

      Delete
  18. Lão mới mời một số đại gia qua đây chơi mã chứng khoán ST2

    ReplyDelete
  19. Các chuyên gia đau đáu lo cho BDS đây. Báo Thanh Niên mới họp hôm qua xong. Mời đọc thông tin.

    Gỡ tồn kho BDS

    Lúc đầu tưởng có tên bựa nào vào bình luận bên dưới, thì ra là cốp bài của Alan Phan.

    ReplyDelete
  20. Có vẻ giải pháp của Qua về gom vàng trong dân đang được thực hiện tốt.

    Nâng cao giá vàng trong nước, kiểm soát gom đô la mua vàng, thực hiện việc đổi vàng công vênh, vàng non-SJC, vàng SJC có bao nhựa cũ với giá chênh lệch 3-4 triệu đồng so với vàng "chính chủ", đưa tin ầm ỉ... thế là dân đen rụt rịch đào vàng đem bán.

    Cô Bình đang rất hả hê với giải pháp này. Cô xứng đáng được khen ngợi và tặng 1/3 giải Nô Ben.

    Đợi khi thị trường BDS phình to trở lại, cô sẽ được tặng nốt 2/3 giải còn lại. Cheeers!

    Hãy tận dụng các cơ hội làm giàu chính đáng, các cô.

    ReplyDelete
  21. Mụ Lý cho anh cái link nào nói thuỷ điện sông Tranh 2, 5 năm hoàn vốn anh coi thử. Zụ này anh nghe hơi bị chói tai. Đầu tư thuỷ điện chưa có tiền lệ này, nhất là giá xây lắp của mấy tập đoàn 90-91. Anh nghĩ bèo gì cũng trên 15 năm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bắt quả tang mụ này không đọc hoặc đọc hời hợt, đọc cũng như không đọc.

      Tớ không có thời gian tìm link của ai cả, đã chứng minh ở trong bài

      Gợi ý: key là những từ "tỷ đồng"

      Delete
  22. Bản chất 5100 tỷ lừa cho 191M là tỷ suất đầu tư quá cao. Thực tế các dự án thuỷ điện càng lớn thì tỷ suất đầu tư càng giảm, trong khi đó các doanh nghiệp chỉ đầu tư cở 1 triệu usd cho 1M (So sánh thuỷ điện ST2 cũng chỉ 3700 tỷ, nếu tổ máy của Tàu còn rẻ nữa) mà còn trả lãi vay chết chìm. Bài toán hoàn vốn cũng dài lòng thòng đấy, hổng tính nhẩm rồi phán đâu.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đừng làm rắc rối vấn đề như thế
      Hãy đưa cho một bà nội trợ tính xem hoàn vốn trong bao lâu.
      Tớ tính rộng rãi như váy ngủ. Nếu tính 3700 tỷ thì hoàn vốn chỉ sau 3 năm

      Máy Tàu giá rẻ nhưng phí bảo trì cao, xét về giá thành chưa chắc đã rẻ hơn.

      Delete
  23. Dear Lọc Kinh,

    Key của chính sách BĐS là:
    - Không phá (giảm) giá BĐS
    - Không đánh thuế BĐS

    Bằng cách âm thầm nâng giá, các ngân hàng đã mua gom được 100 tấn vàng. Các ngân hàng mua vàng bằng tiền chưa có đối tượng xin vay.

    Mọi năm tăng trưởng tín dụng 20-35% năm nay zero nhưng thực tế là âm vì không ai dám vay. Số dôi ra đó dùng để mua vàng với kỳ vọng giá vàng sẽ tăng trong tương lai.

    Vấn đề là các NHTM đã giao NHNN thâu tóm số vàng này lấy CCV. Bí mật này sẽ được NHNN bật mí nay mai.

    NHNN sẽ dùng số vàng này tạo ra đòn bẩy tín dụng thông qua các gói "bơm tiền" kích hoạt thị trường BĐS.

    Con bệnh hấp hối thường rất tỉnh táo.

    ReplyDelete
  24. Theo EVN nếu đầu tư với tỷ suất 25 tỷ lừa/1M và điều kiện thuận lợi về đường đấu nối. Giảm công suất vô ích, hiệu suất khai thác cao,lãi ngân hàng dưới 10%/ năm và mua bán điện vừa đá bóng vừa thổi còi, thì hoàn vốn cở 10 năm. Cho nên ST2 muốn hoàn vốn thì cũng cở 15 năm chạy tốt, Mụ Toét ạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đó là họ dùng kỹ thuật để lòe nhau thôi.

      15 năm họ thu được 20.4 ngàn tỷ đồng
      đầu tư 5.1 ngàn tỷ đồng là đã tính lãi trong đó rồi.

      Hãy so sánh sản lượng của nhà máy với hóa đơn tiền điện thì biết mỗi năm họ kiếm bao nhiêu.

      Với tư cách là nhà mua điện, mụ có biết cơ sở của mụ để cos phi thấp hơn 0.95 thì bị phạt bao nhiêu, biết không.

      Hãy đóng cả 2 vai: nhà mua điện và nhà bán điện.

      Delete
  25. Dear all,

    Bài viết của tớ rất ngắn, chỉ 546 từ, chưa đầy 1 trang A4, nên không có chuyện "bôi" ra để trả bài. Mọi từ trong nội dung bài đều có ý nghĩa cả.

    Bài toán kinh tế của tớ không phải tính theo lối dùng thuật ngữ kinh tế để chẻ sợi tóc làm 4 như các kinh tế gia. Mục đích là để cho lãnh tụ đọc, họ đọc hiểu thậm chí không bằng bà già không biết chữ.

    ReplyDelete
  26. Đưa nội trợ tính thì em chịu. Giá điện thì tuỳ theo mùa mưa nắng. Hiệu suất khai thác thì giỏi nhất cở 60%. Ngân hàng 5100 tỷ lãi luỹ tiến, bảo hành, bảo trì, vận hành, đường dây thợ thầy như kiến. Có những dự án thuỷ điện tỷ suất đầu tư cũng chỉ 1triệu USD/M mà tiền bán điện và trả lãi vay như hai đường song song hổng biết bao giờ thu gốc. Trong khi luận chứng của nó cũng chỉ 10 năm hoàn vốn.

    Cho nên theo anh nghĩ việc hoàn vốn chẳng qua đối với EVN cũng chỉ là trò bịt bợm. Cùng lắm thì 100 năm sau hoàn vốn cũng chẳng chết ai. Lỗ thêm vài ngàn tỷ cũng như không, có gì phải lo chạy ra điện để kiếm tiền trong khi nó cứ rung đất ầm ầm.

    Việc càng đầu tư thì càng nhiều đường dầu hồi là cơ bản hơn sợ uổn tiền vì không phát điện Mụ ạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ nói về "giá phải trả" hay quan hệ chi phí - lợi tức, không dám lạm bàn về mánh khóe ở đây. Mánh khóe kế toán "tăng chi phí, giảm doanh thu" thì xứ Lừa là bậc thầy.

      Sổ sách dù thế nào đi nữa thì cái lãi đó là thực tế, vấn đề là ở xứ Lừa cái lãi đó phải chi cho rất nhiều nơi, thậm chí nhiều hơn cả thu nhập của người bỏ tiền đầu tư. Nó chỉ là sự phân phối lại tiền lãi mà thôi.

      Phân tích để thấy chẳng có gì lời hơn thủy điện cả.

      Delete
  27. Em nghĩ rằng cụ chân dòi đã tính khá sát đấy cụ Lý.

    Thủy điện chỉ phát huy sức mạnh vào mùa mưa, nhưng lúc đó thì hàng dội chợ nên khó bán, trong khi mùa khô khan hàng thì bị thiếu nước... rồi lãi vay ngân hàng hàng năm phải trả lãi cở 700 tỷ nữa, chưa kể đoạn trả vốn cũng mất toi hết 1000 tỷ, rồi chi phí khấu hao, vận hành, bảo trì bảo dưỡng, bôi trơn các cái thì lời ròng cở 50 tỷ là mừng húm rồi cụ Lý ơi. Giờ Sông tranh 2 giống như cái "gân gà" của Ngụy vương Tào Tháo... hehe...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Các bạn không có lấy một phép toán mà chỉ cảm tính như thế, tớ chê.

      Chỉ việc bỏ ra 4 tháng doanh thu để di dời dân đi chỗ khác. Phát điện 5 năm thì có vỡ đập thì cũng huề vốn. Còn hơn ngồi đó tranh luận suông chẳng ra xu nào, đến nỗi chính quyền địa phương cạn tiền lễ tân từ chối tiếp khách Trung ương.

      Delete
  28. hehe... cụ Lý lập luận và đưa ra giải pháp trên các con số lạc quan quá mức, còn em và cụ chân dòi lập luận trên các con số gần với sự thật cho nên nó ra cái "gân gà". Khác nhau ở điểm ấy... hehe

    ReplyDelete
  29. 5100 tỷ là tổng mức đầu tư bao gồm cả Chổi cùn + Rẻ zách rùi.
    Mần đập là để tích nước phát điện thì làm j có mùa.

    ReplyDelete
  30. Cô Són hổng hiểu rồi. Nhiều thủy điện mùa mưa không bán được điện mà phải xả điện vì dư điện. Trong khai thác bán điện thì vị trí thủy điện rất quan trọng. Mùa dư điện thì người ta chỉ sử dụng cho những vị trí gần nhất để giảm tiêu hao dây dẫn và biến thế kích, hạ điện. Mùa mưa mà bán được thì giá chỉ cở 1/3 giá mùa nắng là may, nhất là khu vực miền trung tiêu thụ điện ít mà vận chuyển điện thì dài.

    Ngược lại mùa nắng thì đúng là nhờ tích nước. Nhưng cũng chỉ được 3/12 tháng mà thôi. Anh đang mần 3 thủy điện : Tà thàng Lào cai, đa dâng, đa cho mo Đà lạt. Tính chiện hoàn vốn 15 năm toát hết mồ hôi, còn đang tính chiện hạ thế bán cho dân để tăng doanh thu, có mà đếm cua trong lổ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mụ Chán Đời chỉ biết thi công chứ có khai thác điện lực đâu.

      Cái lối thiết kế ở đâu "3 tháng chạy 9 tháng nghỉ" thế?

      Điện từ nhà máy hoà lên lưới, sau đó EVN điều tiết. Trường hợp mạng cục bộ do: xa lưới điện quốc gia, cung cấp cho một phụ tải ổn định như luyện nhôm, luyện cán thép.

      Hệ thống phát điện không chỉ có thuỷ điện mà còn có nhiệt điện. Khi dư tải người ta tắt máy nhiệt điện chứ không ai xả bỏ nước.

      Nếu làm 15 năm mới thu hồi vốn thì tớ chẳng cần làm thuỷ điện. Chỉ cần gửi ngân hàng.

      Tớ tính 5 năm thu hồi vốn là tính cho EVN. Còn mần mướn cho EVN thì chỉ cho phép lãi vừa đủ thôi chứ.

      Delete
  31. He he. Anh có nói 3 tháng chạy chín tháng nghĩ đâu. Chỉ nên hiểu 3 tháng giá cao cở 1500đ/KW còn lại chín tháng là giảm dần xuống 500đ/kW hoặc nghĩ luôn nếu quá dư điện.

    Ai không biết điện hòa lên đường 500KV. Nhưng ví dụ thủy điện sông Tranh lúc cả nước thừa điện, thủy điện này hòa lên lưới quốc gia, nhưng nguồn tiêu thụ chính thì tại miền nam chẳng hạn. Bao nhiêu lần kích lên để giảm thất thoát, và điện trở dây dẫn quá dài ngốn dẫn đến lượng tiêu hao rất lớn, do đó EVN mua giá rẻ để bù. Chỉ còn 500đ/KW. Nếu cao hơn thì sử dụng 100 công suất thủy điện khác hoặc nhiệt điện gần nơi tiêu thụ hiệu quả hơn.

    Đó là sự thật. Cho nên ở VN, việc bố trí các khu công nghiệp còn quá khập khiểng, Tập trung lớn ở hai đầu đất nước dài loằng ngoằng cũng là một thất bại cho thủy điện.

    Anh lập luận chứng để đầu tư 3 thủy điện trên bằng nguồn vốn vay RP Nhật mà sao hông biết. Cái Tà thàng đã phát điện nhưng đang kiểm toán lại hiệu quả cho 15 năm còn mướt mồ hôi. Hehe. Mụ đừng chủ quan. Hiện tại cổ phiếu thủy điện chỉ còn 10 tỷ/ 1M mà cổ phiếu còn ngóc đầu không nỗi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. hehe... cụ chân dòi phân tích thấu đáo... tuy nhiên đôi chổ cũng đã bị nhiễm tính lạc quan quá mức của cụ Lý rồi... vào mùa mưa thì giá thủy điện sẽ gần với 0VNĐ/1KWh đó cụ... thậm chí với giá đó mà còn phải năn nỉ EVN nó mới mua... hehe... mùa khô thì chỉ bán được với giá 1000VNĐ nhưng chỉ phát có nữa công suất thiết kế thôi vì thiếu nước.

      Làm thủy điện không dễ ăn đâu, lạng quạng là ôm đầu máu đó... nhưng mà sao thiên hạ lao vào nhỉ? cụ chân dòi có thể tiết lô chút đỉnh lý do được không? em cảm ơn trước.

      Delete
  32. Đúng rồi Cô Cống. Thủy điện nhiều lúc phải bán 0đ hoặc 1đ còn hơn là " xả điện" rất nguy hiểm. Anh lạ gì chuyện này. Nhất là cấu tạo thủy điện cao độ đập tràn quá cao. Nước lũ về hông chạy máy để xả nước cũng chết.

    Nhưng đây đang nói giá EVN bán cho EVN của thủy điện ST thì cũng có tính tương đối.

    Mụ Lý chơi kiểu tính rợ bà nội trợ rồi phán như thần. Hehe. Đầu tư thủy điện lãi nhất với điều kiện có nguồn tiêu thụ trực tiếp, không qua đường 500KV thì còn nghe được. Thôi chuyển đề tài, chọt nữa mụ nhãy cởn lên đó. Hehe.

    ReplyDelete
  33. Mai anh sẽ viết tại sao. Chi tiết chứ chúc đỉnh làm sao hiểu. Hehe

    ReplyDelete
  34. Dear all, đặc biệt là Chán Đời và Thịnh

    Các bạn nói không sai trong lĩnh vực kinh doanh nhưng hoàn toàn trật trong kinh tế.

    Hao hụt truyền tải 5%
    Hao hụt biến áp 1%
    Hao phí vô công không quá 5%
    Giá bán điện thì các bạn tự tính
    Sản lượng tớ chỉ tính cho 80% công suất

    Các bạn bán rẻ cho EVN là bởi vì độc quyền, bị EVN ép giá. Các bạn có thể không thu được lợi nhuận nhưng EVN thu được, người mua điện phải trả giá cao. Nghĩa là giá tính toán trên là nên kinh tế Lừa phải trả, còn các bạn kinh doanh có thu được hay không lại là chuyện khác.

    Tớ tính toán dưới góc độ EVN chứ không phải nhà thầu cho EVN. Mà TĐ ST2 này là cuea EVN.

    Tại sao nhà Phú Mỹ Hưng đắt là thế mà tại sao ông chủ tịch phải nhảy lầu. Đó là sự khác nhau giữa kinh tế và kinh doanh.

    ReplyDelete
  35. Làm dịch vụ taxi với vốn ban đầu khoảng 1 tỷ. Thời gian hoàn vốn 4 năm, chưa tính lãi vay phải trả (vốn CSH tự bỏ ra), chưa tính khấu hao. Vậy là lời hay lỗ các bác.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ở xứ ta, mua được chiếc xe đã là có lời rồi. Nếu không tại sao phải lót tay cho dealer để sớm có xe.

      Delete
  36. Lâu rồi không thăm blog cụ Lý, dạo này nhiều bài hay quá.

    Đồng ý với cụ trên góc nhìn kinh doanh, và tính toán bài toán cực hạn như vậy là có lý, hê hê. Tuy nhiên hình như là chưa có nơi nào dám chơi kiểu như cụ nói, mà chắc cụ biết thừa chuyện đó. Cụ chọc rất đúng chỗ ngứa, hị hị.

    BTW, cái thủy điện này chẳng qua là một quân tốt mới được sang sông trên bàn cờ. con tốt đã sang sông thì tuy là có nguy hiểm hơn các con tốt khác 1 chút nhưng so với xe pháo mã thì việc vây bắt nó là chuyện không có gì quá khó. Và nhất là sau khi con tốt này đã hoàn thành nhiệm vụ, thì nó sẽ phải bị hi sinh (để đổi lấy 1 quân có lợi hơn).

    Còn cái vụ đập có vỡ được hay không thì có trời mới biết, vì không ai kiểm chứng được các thông số kỹ thuật báo lá cải đưa ra là chính xác hay không. Bê không khù khờ đến nỗi không thể đánh giá được đập có vỡ được hay không, cho nên theo iem thì bà con cứ kiên nhẫn chờ thêm chút nữa là sẽ biết ngay thôi.

    Thiển ý của em chỉ có vậy.



    ReplyDelete
  37. Làm thủy điện không dễ ăn đâu, lạng quạng là ôm đầu máu đó... nhưng mà sao thiên hạ lao vào nhỉ? cụ chân dòi có thể tiết lô chút đỉnh lý do được không? em cảm ơn trước.@ Cống.
    .......

    Làm thuỷ điện doanh nghiệp lao vào vì nhiều lý do và nhiều mục đích. Anh ví dụ một trường hợp doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, Còn DNNN thì khỏi bàn.

    Doanh nghiệp cô Công chẳng hạn có quan hệ tốt với tỉnh A và được giao đầu tư một thuỷ điện.

    Theo nguyên tắc Cô Công phải có 30% vốn đối ứng. Nhưng cô Công tay không bắt giặc thì bằng cách nào đây? và hầu hết như vậy trừ các Doanh nghiệp có vốn cổ phiếu hiệu quả.

    Cách giải. Theo quy định vốn đối ứng của cô Công bằng một xác nhận ngân hàng nếu cô đủ trình lươn lẹo thì tốt, còn không cô phải chứng minh bằng sản lượng cô đã thi công cho thuỷ điện đó.

    Đầu tiên cô lập luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư, bám theo hai tiêu chí. (Để duyệt dể dàng và đương nhiên có bôi trơn).

    a. Tỷ suất đầu tư < 25 tỷ/M
    b. 70% gồm giá trị đập, nhà máy, hệ thống truyền dãn điện. 30% phụ trợ gồm hệ thống giao thông , bãi thải, bãi thi công, hạ tầng công vụ, thiết kế...etc.

    Thực tế nếu địa hình thuận lợi cô chỉ cần suất đầu tư cở 18 tỷ/M. Nhưng cô điều chỉnh dự toán tổng mức lên 24 tỷ/M chẳng hạn. Thường là phụ trợ chừng 10% cô phải nâng lên xấp xỉ 30% vì việc này thi công trước và nó chứng minh cho vốn đối ứng của cô, bằng cách thay đổi số liệu khảo sát, tăng khối lượng, cự ly vận chuyển, cấp đất đá, định mức...etc.

    Có thể thực hiện phụ trợ bằng vốn tự có ( nếu có) hoặc ký hợp đồng trả sau với các đơn vị khác để thực hiện.

    Bằng hồ sơ nghiệm thu có KCS theo quy định hiện hành cô Công sẽ chứng minh được 30% vốn đối ứng mà chỉ nợ nhà thầu khác hoặc chỉ bỏ 10% vốn tổng dự toán. ( việc này phải thoả thuận hợp đồng với nhận thầu B về giá trị ảo , tốt nhất nên tự thi công).

    Việc tiếp theo cô Công sẽ tìm đối tác đầu tư cho vay 70% tổng mức bằng ngân hàng nước ngoài, trong nước hoặc quỷ tín dụng...

    Khi ký được hợp đồng vay vốn và giải ngân bằng chính hồ sơ nghiệm thu đập và nhà máy, cô Công sẽ trở thành một chủ đầu tư thật còn ngon hơn Huỳnh Ngọc sĩ vì đây là vốn cô nhận nợ chứ không phải vốn nhà nước.

    Cô có quyền kí hợp đồng nhiều đối tác từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ và thoả thuận % .

    Và dĩ nhiên khi hoàn thành dự án đưa vào khai thác cô đã hưởng lợi giá trị cô điều chỉnh tăng, thậm chí được thêm % chặt chém bọn nhà thầu khát việc bằng vốn vay ngân hàng.

    Trường hợp khai thác ít hiệu quả thì cô có thể xin kéo dài thời gian khai thác từ 10 năm lên 15 năm vì nguyên nhân khách quan chẳng hạn.

    Vì vốn vay là trung dài hạn nên nhân hàng sẽ thu từ tiền bán điện nên áp lực trả nợ cũng đơn giản.

    Doanh nghiệp có đồng ra đồng zô ổn định vì cô ngắt một phần tiền bán điện để trả chi phí vận hành.

    Sẽ không xãy ra nợ xấu vì điện không đóng băng như BĐS.

    Trường hợp xấu nhất thì cụt lửa nằm trên tay ngân hàng, còn ở chợ đâu có bán thịt của cô.

    Đó là nội dung trả lời câu hỏi trên, có gì thắc mắt anh sẽ giải thích thêm.






    ReplyDelete
    Replies
    1. Ngân hàng cho dự án thuỷ điện vay tiền là phẻ. Chỉ cần rót tiền theo tiến độ thi công. Tuy nhiên, cũng có rủi ro nếu không được phát điện như ST2. Đó là lý do tớ viết bài này.

      Delete
  38. Bài của anh Chán Đời đầy đủ quá.
    ---

    Trong bài tính của cụ Lý, giá bán điện rất hời. Cụ Lý cho giá ấy có cơ sở vì ST2 là con của EVN.

    Em nghĩ, bài tính của cụ Lý còn thiếu dữ liệu là lượng điện cung cấp hiện nay có thiếu không? Nếu thiếu thì tính toán của cụ Lý cũng tạm ổn.

    Nếu thừa, tức là EVN có thể mua điện từ các nguồn khác với giá rất rẻ, có khi cho không, như anh Chán Đời cho biết. Vậy, để ST2 chơi không lại lợi hơn và không mất tiền đền bù.

    Em hiểu nôm na vậy.



    ReplyDelete
  39. Quí 1 2012 thời điểm khát nước mà thủy điện Vĩnh sơn - Sông Hinh bán giá chỉ có hơn 300đ/ KW, chính vì vị trí quá xa Gòn Và Nụi. Cho nên chưa chắc khan điện mà giá cao cô Giá ạ.

    [img]http://ns0.upanh.com/b3.s34.d1/fdd306ae2c94c242e556ae1485456671_51163110.td.700x0.jpg[/img]

    ReplyDelete
    Replies
    1. VS SH hết khấu hao cả 4 năm nay rồi Anh Dòi.

      Delete
    2. Hình như vậy. Thủy điện Vĩnh sơn hết khấu hao , Sông Hinh hình như còn và Thượng Công tum đang chuẩn bị phát điện.

      Việc hết khấu hao hay không chẳng liên quan gì tới giá điện. Vì Giá là của EVN định đoạt.

      Delete
  40. Ai dà... thiệt không thể dùng từ ngữ gì để diễn tả cảm xúc của em khi đọc bài reply của cụ chân dòi, quá tuyệt vời, đọc vài cuốn sách kinh tế học chắc cũng không thể sáng ra hơn so với bài viết súc tích của cụ... cái củ sọ u tối của em đã được khai thông. Tạ ơn cụ lần nữa.

    ReplyDelete
  41. Thầy Lý có thời gian giải thích dùm em cái vụ này với ạXe ben đụng vỡ đập thủy điện. Có khi nào lại như vụ bọn trẻ trâu ngứa chân đạp vỡ mấy cây bê chông cốt tre chắn bên đường ngày nào không nhỉ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Công trình sập thì chắc chắn có cái gì đó sai rồi. Cái tệ nhất của những người có trách nhiệm ở đây là đổ thừa cho người chết. Tường đập bị sập đổ lấp xà bần lên chiếc xe và đè chết tài xế trong xe.

      Bạn để ý cái tai nạn trong thành phố, xe tông vào dải phân cách có làm gãy vỡ cái gì không. Còn hiện trường vụ vỡ đập là mảng tường dày 1m cao 20m dài 60m đổ sập, nát vụn.

      Delete
    2. Dear bác Lý!
      Chán với mấy anh phóng viên, suốt ngày cứ viết viết, chụp chụp mà chả có gì mới, rảnh rỗi sinh nông nổi mạo muội vẽ cái hình với cái thắc mắc hỏi bác
      sơ phác mô hình thuỷ điện dak mek 3
      [img]http://picshare.vn/photos/20121128135409324213382.jpg[/img]
      đang thi công thì bị cái xe ben nó va
      [img]http://picshare.vn/photos/20121128135409335132918.jpg[/img]
      và từ [img]http://image.tin247.com/dantri/121127083541-451-799.jpg[/img]
      Có phải tường đập phía thượng lưu chỉ có 1 lớp cốt thép như hình trên thì nguyên nhân sập có phải từ đây ko?
      [img]http://picshare.vn/photos/20121128135409300191082.jpg[/img]

      Delete
    3. Có một thành viên (chandoi) lý giải theo cách này:
      [img]http://ns7.upanh.com/b6.s11.d1/b61a2254ce239abc23be679066f49094_51248177.ggg.700x0.jpg[/img]

      Theo đó bức tường chỉ có tác dụng bảo vệ đập bằng đất khỏi xói mòn bởi nước.

      Những gì tớ thấy trong bức ảnh thì, tường bê tông này thậm chí còn không có lưới thép cấu tạo.

      Delete
  42. Có lưới thép chống va đập lớp ngoài:
    [img]http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/11/29/09/20121129092610_hinh%202.jpg/img]

    Vẫn có thép cấu tạo liên kết tường và móng:[img]
    http://dantri4.vcmedia.vn/I3KdHJtU0B3ELPKGaTLe/Image/2012/11/vodap1-a4417.jpg
    [/img]

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có lưới thép chống va đập lớp ngoài:
      [img]http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/11/29/09/20121129092610_hinh%202.jpg[/img]

      Vẫn có thép cấu tạo liên kết tường và móng:
      [img]http://dantri4.vcmedia.vn/I3KdHJtU0B3ELPKGaTLe/Image/2012/11/vodap1-a4417.jpg[/img]

      Delete
  43. Thép cấu tạo liên kết tường và móng:

    [img]http://dantri4.vcmedia.vn/I3KdHJtU0B3ELPKGaTLe/Image/2012/11/vodap1-a4417.jpg[/img]

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vâng, công nhận VN mình là "kường quốc thủy điện" với số lượng nhà máy thủy điện nhiều nhất thế giới.

      Sao tấm hình trên không có thép, còn tấm hình này thép là đạo cụ để chụp hình thì sao.

      Delete
  44. @ Chandoi: Đồng quan điểm với bác về việc nhà thầu sai về phương pháp thi công.

    Tuy nhiên cũng không phải phương pháp thi công như bác đề xuất là hợp lý " Đắp lên 1m rồi lu lèn chặt, gọt khuôn rồi đổ bê tông, chờ đạt 75%R rồi cứ thứ tự từng lớp mần tiếp thì OKE".
    Làm như vây không ổn tý nào bác à.
    Đây không phỉ là đập tự nhiên không có taluy, cao 20m nên không thể đắp đất trước rồi gọt làm khuôn được ( giả thiết ruột đập là đất chứ không phải là bê tông nghèo như thiết kế).
    Vậy phải tạo khuôn trước. Và cái non của thằng kỹ thuật thi công đập chính là ở chỗ này, các bác ạ, thật đau lòng.

    Nhiều khi tai nạn xẩy ra do sơ suất những cái nhỏ nhất :

    - Nhìn bê tông chắc chắn là không có lấy một tý nước bảo dưỡng nào, các bạn đừng chủ quan vấn đề này nhé.
    - Vì nóng ruột đẩy nhanh tiến độ nên chắc chắn bê tông thành chưa đạt cường độ thì đã thi công tiếp, dẫn đến rạn nứt và giảm cường độ đó là lỗi thứ 2.
    - Thép cấu tạo, chống va đập rất tiếc lại được rút ruột khi lên cao dần, hehe có lẽ các chú ấy nghĩ nó là thép chịu lực chắc?.
    - Chủ quan, cứ nghĩ là giống thi công đập bình thường nên đắp đất dày vượt quá tiêu chuẩn quy định nhiều lần ( kiểu 1m như bác Chandoi đề xuất).

    Bấy nhiều cũng đủ cho việc gì đến sẽ phải đến.

    ReplyDelete
  45. Chào anh Hiểu. Khi nói đắp 1m đối với người không đồng môn thì cũng chẳng sao. Còn đối với người đồng môn phải hiểu là đắp từng lớp theo quy trình, K theo thiết kế > k95. 20,30,40 cm tùy theo công nghệ lu.

    Đắp 1m hoặc hơn tí mục đích vì chiều cao đất đắp đủ K ổn định để gọt đổ bê tông tường. Nên nhớ tường thượng lưu thường dạng này thiết kế đứng hoặc giật cấp chứ không ta luy ngược.



    Dĩ nghiên anh muốn vẽ hươu vượn vẫn được nhưng lúc này anh phải tính tường chịu lực xô ngang và cốt thép chịu lực.( thể hiện dốt nát ,tốn kém)

    Bàn chiện kỹ thuật chuyện nóng ruốt có thuốc chửa nóng ruột. 24h đủ cừờng độ thiết kế luôn vẫn dể dàng.

    Vấn đề là tường đập thượng lưu thiết kế không tính toán lực xô ngang( bằng BTCT)chứ không phải là về cường độ BT đạt. Nếu đổ BT trước, đạt cường độ mà đổ đất vào đầm rung để đạt K thì cũng tiêu.

    Nếu thực tế đập mà đắp từng lớp hơn 1m thì chưa chắc tường đó đã đổ bạn hiểu ạ, vì lực xô ngang sẽ yếu hơn trong quá trình lu.

    Bạn Hiểu tìm ở đâu ra trên trái đất này ruột đập là bê tông nghèo????

    Vì đã BT nghèo thì sao xập được.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chandoi : Tôi đọc bài báo thân đập được thiết kế là bê tông mác 150# này, và tôi hiểu là bê tông nghèo, không biết có đúng không?


      "Bàn chiện kỹ thuật chuyện nóng ruốt có thuốc chửa nóng ruột. 24h đủ cừờng độ thiết kế luôn vẫn dể dàng." nếu họ ý thức được điều này thì tôi còn nói làm gì nữa, hic hic.

      "Nếu thực tế đập mà đắp từng lớp hơn 1m thì chưa chắc tường đó đã đổ bạn hiểu ạ, vì lực xô ngang sẽ yếu hơn trong quá trình lu." Bác xem hình, đồng thời lưu ý
      đập cao 20m, giả thử làm như bác thì phải làm 20 lớp, vậy mong bác giải thích dùm làm sao mà khẳng định là lực xô ngang sẽ yếu hơn?. Và độ vênh giữa lớp đất cao hơn lớp bê tông là 1m, liệu có an toàn khi thi công không bác?

      À mà tôi xem hình thấy chúng nó cũng chia thành nhiều lớp đổ bê tông đấy, Bác là người có kinh nghiệm, theo bác họ đổ bê tông trước rồi đắp đất,hay đắp đất trước rồi đổ bê tông?

      Delete
    2. hình như là hieu chưa đọc kỹ bài viết của cụ chân dòi, để em mạn phép cụ diễn giải lại: đắp đất cao cở 1m và dùng xe lu chặt thì bức tường đất đã ổn định, gọt đất và đổ bê tông thì khối tường đất và bê tông trở thành một khối và bê tông không chịu lực xô ngang.

      Nếu xây vách bê tông trước rồi đổ đất và lèn thì bê tông sẽ chịu lực ép từ trong phần đất đang bị dồn nén tác động, nếu moment uốn lớn đến một mức nào đó, ứng suất kéo trong tường bê tông vượt giới hạn gây phá hủy... và tèo téo teo... em hổng rành về kỹ thuật lắm cho nên sẽ có chổ phát biểu không đúng... bác thông cảm.

      Delete
  46. Hi all,

    Tớ không biết thiết kế đập này nên không dám bàn. Theo hình chụp mảng tường đập bị vỡ thì đây là đập xây bằng đất giống như đập Sông Đà - Hoà Bình. Bê tông cốt thép chỉ là lớp áo bảo vệ kết cấu thân đập. Mà tường bê tông dày cat thước như vậy, theo quy phạm mỗi mặt phải có một lưới thép cấu tạo. Đó là tính toán trong trường hợp nước không thấm qua đập, không phá huỷ thân đập bằng đất.

    ReplyDelete
  47. Trả lời bạn Hiếu:

    Bê tông nghèo M<100 chủ yếu làm lớp đệm, xốp, rổng, dể thấm, TL riêng nhẹ cho nên không ai thiết kế cho thân đập. BT mác 150 là bê tông chịu lực có tính toán.( Dùng sai định nghĩa)

    Người ta đắp đất thân đập có nhiều ưu điểm hơn BTN vì nó ổn định , tăng độ chặt theo thời gian còn BTN thì ngược lại thủy hóa theo thời gian.

    Sử lý thấm cục bộ thân đập bằng đất dể dàng, triệt để, còn BTN thì bó tay.

    Nên nhớ đập chịu lực xô ngang của nước nhờ tỉnh tải.

    Thực tế TB lu VN hiện tại <40T thì áp lực giản dần trên nền đất đến 0.5m là còn lại không đáng kể nên khi đắp 1 lớp 1m thì lực xô ngang sẽ giảm nhất là 0,5m lớp dưới chỉ chịu tỉnh tải.

    Trụ cầu mênh mông nước , nhà cao tầng trụ ngoài còn đổ BT được, thì 1m âm có một bên là tường cứng bằng đất đầm chặt có khó lắm không? 20m là bao.

    Và nếu lu nền trước chặt 3 lớp = 1m, xén khuông, đổ BT thì áp lực xô ngang của tường phía dưới chịu sẽ không đáng kể (= 0 vì lóp đất dưới đã đạt K nên không nở hông). Và trường hợp đáng tiếc không xãy ra.

    ReplyDelete

Ghi một nhận xét:
- Mã tô màu: [co=#color]txt[/co]
- Chữ đậm (nghiêng): <b(i)>câu muốn in đậm (nghiêng)</b(i)>
- Chèn link: <a href="URL">text</a>
- Chèn hình: [img]URL hình ảnh, jpg, png, etc[/img] hoặc [im=URL]
- Cho phép chèn mã Emoticons của Yahoo
- Chèn video từ youtube: [youtube]URL của youtube[/youtube]
Định dạng video như thế này: http://www.youtube.com/watch?v=FV6WC89gWUQ (xin lưu ý: http không có s)