Saturday, November 24, 2012

Chợ chưa họp kẻ cắp đã đến

Xem trước:
- Biện pháp thu phí lưu hành xe máy

Theo tiến độ, phí sử dụng đường bộ sẽ được áp dụng từ 1/1/2013 tới đây. Thực chất đây là một loại Thuế đánh trên đầu các phương tiện, tương tự như Thuế thân thời chế độ Thực dân Pháp, đánh trên mỗi suất Đinh.

Theo tính toán của Bộ GTVT, thu từ thuế này sẽ đem lại cho NSNN 7.8 ngàn tỷ đồng mỗi năm (4.6 ngàn tỷ đồng từ ô tô và 3.2 ngàn tỷ đồng từ xe máy). Để bạn đọc tiện so sánh, 4.6 ngàn tỷ đồng là dự kiến lãi trước thuế năm 2012 của ngân hàng Eximbank. So với ngân hàng thì sự đóng góp của các đầu phương tiện không phải là gì ghê gớm lắm.

Có vẻ như các đối tượng chịu loại thuế này đồng ý với chủ trương thu như là một hành động yêu nước để góp phần vào ngân sách nhà nước ngày càng thiếu hụt. Duy có phương thức thu đang gây ra nhiều tranh cãi.

Theo dự thảo thông tư do Bộ GTVT soạn thảo, Thuế sử dụng đường bộ sẽ do cơ quan đăng kiểm thu. Tổng số tiền thu được sẽ phân bổ như sau:
1% cho trạm Đăng kiểm trực tiếp khám xe
3% cho Cục Đăng kiểm

Một ngành thu tiền cho ngân sách quốc gia đó là ngành Thuế. Ngành thuế không trực tiếp đi thu của doanh nghiệp hay của người lao động. Doanh nghiệp tự đóng thuế của doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân của người lao động cho Kho bạc. Cán bộ thuế chuyên trách chỉ cần kiểm tra sổ sách của doanh nghiệp xem đã đóng thuế chưa mà không cần phải nhận tiền từ tay doanh nghiệp hay người lao động. Trên thực tế, phương pháp này hữu hiệu đến mức hầu như không có cá nhân nào lãnh tiền từ sổ lương bị lọt sổ.

Cơ quan đăng kiểm không phải là cơ quan chuyên trách về tài chính nên việc giao cho họ thu tiền Thuế  sử dụng đường bộ mỗi khi phương tiện đến khám xe là không hợp lý. Sẽ làm cồng kềnh bộ máy đăng kiểm và sẽ phát sinh chuyện nhập nhèm tiền bạc mà ai cũng có thể nhìn thấy trước. So với số tiền mà ngành thuế thu được hàng năm thì  Thuế sử dụng đường bộ quá nhỏ bé (tương đương với 2-3% tổng số thuế).

Tuy nhiên, cơ quan đăng kiểm lại có vai trò quan trọng trong việc hoàn thành công tác thu Thuế sử dụng đường bộ. Đó là, Đăng kiểm ra điều kiện Chỉ tiến hành khám xe và cấp chứng nhận đăng kiểm cho những xe nào đã đóng Thuế sử dụng đường bộ tại Kho bạc.

Bộ GTVT có toan tính gì khi giao Đăng kiểm thu tiền?


Chú thích:

Thuế: Khoản bắt buộc mà doanh nghiệp hay người lãnh lương phải đóng để hình thành nên ngân sách nhà nước (NSNN).
Bắt buộc: cứ mỗi hoá đơn mua hàng phải nộp 10% thuế VAT cho ngân sách mà người tiêu dùng không có quyền lựa chọn Từ chối. Lương từ 6 triệu đồng/tháng trở lên thì phải đóng thuế TNCN mà không có ngoại lệ.

Phí: khoản tiền dịch vụ phải đóng cho cơ quan chuyên trách. Phí không nộp cho Ngân sách, dùng để cơ quan chuyên trách trang trải những chi phí nội bộ. Đó là: phí VISA, phí làm bảng số 50 ngàn.
Nếu bạn không ra nước ngoài thì bạn không bao giờ phải đóng phí VISA, cũng vậy nếu bạn không đăng ký xe cá nhân thì không phải nộp phí bảng số. Đây là sự lựa chọn.

Nguồn tham khảo:
- Từ 1-1-2013 thu phí sử dụng đường bộ
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/517663/Tu-1-1-2013-thu-phi-su-dung-duong-bo.html
- Dự kiến số tiền thu được từ Phí sử dụng đường bộ
http://www.ktdt.com.vn/news/detail/349427/nam-2013-can-tren-11-000-ty-dong-cho-quan-ly-bao-tri-duong-bo.aspx
- Ngành game Việt Nam dự kiến thu 4.600 tỉ trong năm 2012
http://ictnews.vn/home/Game/21/Nganh-game-Viet-Nam-du-kien%C2%A0thu-4600-ti-trong-nam-2012/103815/index.ict
- EIB đặt chỉ tiêu 4,600 tỷ đồng lãi trước thuế năm 2012
http://vietstock.vn/2012/05/eib-dat-chi-tieu-4600-ty-dong-lai-truoc-thue-nam-2012-737-222194.htm
- Trích lại cho Đăng kiểm
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20121122/doanh-nghiep-gop-y-ve-phi-su-dung-duong-bo.aspx

44 comments:

  1. Dear anh Lý,

    Ý anh rất hay trong vụ này đã xử lý gọn giữa hai cơ quan Kho bạc và Đăng kiểm. Theo ý của em thì có hai vấn đề, 1: họ không biết nên mới làm như vậy, 2: họ biết nên mới làm như vậy?

    Góp ý với anh thêm về thuế thu nhập cá nhân: hiện nay em không phải chờ đến thu nhập trên 6 triệu mới phải chịu thuế mà chỉ trên 4 triệu là cá nhân đã phải đóng thuế rồi vì em không phải nuôi ai.

    Nếu anh có 1 con nhỏ (hoặc 1 mẹ già) - gọi là 1 người phụ thuộc vào anh thì anh được nâng lên thêm 1,6 triệu nữa tức là trên 5,6 triệu anh mới phải chịu thuế. Vậy nếu anh muốn trên 6 triệu mới chịu thuế thì anh phải chứng minh là anh có hơn 1 người phụ thuộc. Giả sử anh có 2 con nhỏ thì khi đó anh trên 7,2 triệu mới phải chịu thuế. Còn không thì anh phải chờ đến 1/7/2013 thì tình hình có thể sẽ đỡ hơn khi luật thuế mới được áo dụng: trên 9 triệu mới phải đóng thuế cho cá nhân và mức miễn trừ cho người phụ thuộc là 3,6 triệu/người.

    Em cũng không chắc là tình hình tiền bạc lúc đó sẽ như thế nào. Đáng lẽ nên áp dụng mức mới này vào 1/1/2013 thì dân cũng đỡ hơn trong mùa cuối năm sắp đến.

    TrinhCTSC

    ReplyDelete
  2. Chào A Lý:
    Có lẽ là vắt mũi bỏ mồm rùi. Chắc sắp tới sẽ trở về kiểu Bang hội như ngày xưa.

    ReplyDelete
  3. EM thì không đồng ý với quốc hội về vụ thu phí "Đinh xe" này! Nó thấp quá chẳng đáng là bao mà còn chia cho bên đăng kiểm nó "cắt cò" nữa.

    Bên GTVT họ đăng rất cần tiền để phát triển cơ sở hạ tầng để làm tiền đề cho sự phát triển đất nước. Theo em nên tăng gấp 10 lần như thế thì mới đủ.

    Đã thu ít còn bị nói này nói nọ, thà thu cục lớn 1 lần luôn đi cũng chỉ nghe y như vậy thôi, túi còn được nhiều tiền. Chán!!!

    ReplyDelete
    Replies
    1. che't cuoi ca'i anh xa long nay,

      luong cong nhan nhan toi ~2tr/thang -> 24tr/nam. ma thue xe may da 600k/nam # 2.5% nam rui, the ma con thap.

      chi muon mu'c anh mot cai. anh khong thuong dong loai anh ah

      Delete
  4. Ông mua xăng dầu nhiều nghĩa là ông sử dụng đường nhiều, mua xăng dầu ít là sử dụng ít. Tính luôn vào giá xăng dầu cho nhanh. Mà tốt nhất tăng giá xăng dầu lên 50 ngàn cụ một lít khi lại hay.

    ReplyDelete
  5. nhung cai to het rui thi phai lay nhung cai nho nhat thui, phai gianh mieng an khi con co the cho'

    ReplyDelete
  6. Thu tiền theo đăng kiểm quá gọn nhẹ so với tiền điện nước...etc. Mà cũng cần "Chuyên trách tài chính ư". Thôi lạy Mụ. Đừng quá phức tạp hóa vấn đề. Đằng nào thì lương công chức bộ máy chế độ này khủng có 1 không 2 trên quả đất rồi.

    ReplyDelete
  7. Sao bác không tính hộ bác Huệ số thất thu do sưu cao thuế nặng.Thuế càng cao thì số người trốn thuế càng nhiều...

    ReplyDelete
  8. Dear all,

    Bài viết này hưởng ứng Dự thảo thu phí sử dụng đường bộ.
    Bộ não của bộ GTVT rất thông thái. Ban đầu, họ tính gắn trên mỗi xe một bộ máy kiểm soát giống như xe taxi, các phương tiện trả tiền chính xác và sòng phẳng trên từng km.

    Phương án tiếp theo là cấp cho mỗi xe một sổ hộ khẩu, nhưng hàng năm xe phải trình diện ở Đăng kiểm nên thu ở đang kiểm là một lựa chọn. Bộ GT muốn ôm đồm việc thu tiền thay cho Bộ Tài chính sẽ làm tăng cơ cấu nhân sự vốn đã cồng kềnh trong bộ này. Việc ôm đồm đó tiềm ẩn nguy cơ thất thoát, làm mất đi tính chất cao đẹp của việc thu phí này.

    @ Trinh,
    Lựa chọn 2 có lẽ đúng với thực tế hơn: họ biết nên mới làm như vậy
    Tớ đã kiểm tra lại, khởi điểm thuế TNCN đúng là 4 triệu

    @ Việt,
    Đúng vậy, bộ GT tính toán tiền thu từ các loại ô tô trên toàn quốc chỉ bằng lợi nhuận trước thuế của NH Eximbank là 4.6 ngàn tỷ đồng. Đúng là chẳng thấm vào đâu so với nguồn thu bị thiếu hụt do DN đóng cửa hàng loạt.

    @ Lưu Văn Thêm,
    Người ta đã tính đến biện pháp thu qua xăng rồi nhưng ... bất cập, vì đây là "sáng kiến" của bộ GTVT nhưng người được hưởng lại là các công ty xăng dầu vốn đã quá no đủ.

    @ Chán Đời,
    Mụ làm kỹ sư có, làm quản lý từng, thế mà phát biểu như vậy coi sao đặng. Một đứa thu tiền bên Kho bạc làm việc bằng 10 đứa bên Đăng kiểm. Năng suất lao động như mụ đề nghị thì lấy đâu ra mà mua nhà chung cư ... ế.

    @ Cán,
    Những ai vi phạm pháp luật về thuế đều sẽ bị trừng trị thích đáng, từ hành chính đến hình sự. Còn những Tập đoàn nhà nước như Vinashin hay Vinalines thì họ làm gì chỉ những người có thẩm quyền mới được phép biết. Còn quần chúng chỉ có quyền Không biết, Không bàn, Không kiểm tra.

    ReplyDelete
  9. Kết hợp luôn cho khỏe Mụ Lý ơi , bày nhiều mâm bát, chạy ngược chạy xuôi mất công tôn của. Thu tiền thì có gì cao siêu đâu, hơn nữa gắn liền với đăng kiểm cho nó tiện và ràng buộc. Em sợ nhất là cảnh đi kho bạc nộp tiền vi phạm giao thông lắm rồi. Đành đưa mẹ cho Cam biết sai luật nhưng đở tốn công rườm rà.

    Vấn đề là sợ lươn lẹo thì đó là biện pháp quá đơn giản của nhà cầm quyền.
    Hơn nữa đồng tiền thu ở Lừa giao ai thu đi nữa thì dùng đúng mục đích sử dụng hay không có trời mà biết. Và anh cam đoan kể cả tiền thuế, tiền vay nước ngoài ... B chưa bao giờ sử dụng đúng mục đích.

    Cho nên mụ Lý tính chặn cướp ở ngọn hay ở gốc đây???

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ chẳng tính cướp của ai cả, chỉ là thu sao cho triệt để. Ngân quỹ cho duy tu cầu đường có nhiều mới có hợp đồng cho mụ chứ.

      Delete
  10. He he. anh nói là "chặn cướp" theo í đề bài, chứ có nói cướp đâu???

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bộ GTVT xà xẻo qua Đăng kiểm 4% khoản thu chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện lớn là nhiều khả năng Đăng kiểm thịt luôn 100% nếu không qua Kho bạc mà để Đăng kiểm tự thu tự báo cáo.

      Vấn đề vĩ mô là ở chỗ đó.

      Delete
  11. Tôi thấy không riêng gì thu phí sử dụng đường bộ mà sắp tới (khoảng từ 3->5 năm nữa) sẽ thêm rất rất nhiều các loại phí, thuế, đăng ký, kiểm định, kiểm dịch,giấy chứng nhận...đc khai sinh. Thậm chí cá độ đá bóng, cho phép mở casino có ngừơi Việt tham gia, hay hợp pháp hoá mại dâm để tăng nguồn thu cho ngân sách cũng không có gì lạ, tại sao bác Lý lại gọi "tương tự như thuế thân thời thực dân Pháp" đc? Với vai trò của bác Lý là phải cố vấn cho Bê làm cái nào thì thu được nhiều, hoặc chỉ ra thêm các phương án khác..chứ kêu ca là cớ làm sao??

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ có kêu ca gì đâu nhỉ,

      Dân Tây tuy lười biếng nhưng họ có nền tài chính mẫu mực. Học được những gì của Tây là tốt cái đó.

      Delete
    2. Bác Lý đổi vai nên thấy khác khác, ở vở CCV cứu BDS bác Lý sắm vai hay vậy mà sang đây lại đổi nên nhà cháu nói thế ấy mà..

      Delete
  12. "Có vẻ như các đối tượng chịu loại thuế này đồng ý với chủ trương thu như là một hành động yêu nước để góp phần vào ngân sách nhà nước ngày càng thiếu hụt."
    Vậy làm sao thế bày tỏ ý rằng các đối tượng này KHÔNG đồng ý với chủ trương này?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dân ta đã bao giờ được lựa chọn cái gì. Tốt nhất là ngoan ngoãn làm theo, bằng không Ách sẽ nặng hơn, Tròng sẽ chặt hơn.

      Các doanh nghiệp lũ lượt đóng cửa, thất thâu thuế nặng, không thu thêm thì In tiền à. Mà in tiền thì giãy nảy lên "lạm phát" nhưng vẫn cứ phải sống.

      Delete
  13. Ý của bác Lý chí phải, nhưng các cơ quan ở Việt Nam hành xử theo lợi ích cục bộ. Cho bộ tài chính/thuế dính vào thì tiền về ngân sách nhà nước, bộ giao thông muốn làm gì cũng khó, phải thỉnh thị, trình bày. Trong khi đó, nếu tiền do Đăng kiểm là con của bộ thu, dù thất thoát, thì bộ cũng có tiền trong tay. Đồng tiền liền khúc ruột.
    May mà dạo này Mèo lại đi xe đạp. Nếu mọi người tiếc tiền thì chuyển sang đi xe đạp/xe đạp điện. Mèo ủng hộ 'sáng kiến' này nếu phải thu, không phản đối được, vì hy vọng lương thưởng của những người làm ở Đăng Kiểm sẽ tăng lên. Bác Cục Trưởng chỉ còn đương chức một năm nữa, tiếc quá.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Không nên dùng cá biệt để áp dụng cho toàn cuộc,
      Trước đây, bộ GT không có thu mà ngân sách cấp cho Bộ này trong xây dựng cầu đường lúc nào cũng cao nhất trong các ngành.

      Ta phải nghĩ khác. Bạn đang làm ra tiền, chuyện thu phí chỉ như tăng giá đổ xăng. Nhưng đối với người thất nghiệp thì lại khác, kịch bản Tắt đèn mà các anh đang ở lầu son gác tía chưa thấy.

      Delete
  14. Theo ý trên của bác trên thì dân ta không được lựa chọn gì ngoài ngoan ngoãn làm theo. Nếu dân ta không muốn làm theo, thì hãy lựa chọn cách phản kháng hoặc, bác nào thất nghiệp thì hãy đi xe đạp, đi phương tiện công cộng, đi bộ,....? đó cũng là một cách phản kháng đấy thôi.
    Các bác quen đi xe ô tô, xe máy quen, nên nghĩ đi xe đạp thế nào? Đầy người làm nhàn hạ, thời gian không bó buộc, nhà gần, vẫn thích sử dụng xe máy. Nếu mình đã nghèo, mà kêu than về việc đánh phí sử dụng trong khi không có cách phản đối thì sao không chuyển phương tiện.
    Ý Mèo 'đồng tình' với bộ GT ở chỗ cho Đăng kiểm thu, vì lý do hết sức cá nhân, như vậy, người thân của Mèo sẽ có thêm thu nhập. He he. Đằng nào tiền nhân dân, vào túi nhà nước, không vào túi ông này cũng vào túi ông khác, mà thôi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ đang bàn ở góc độ kinh tế, không dám bàn sang kinh doanh hay tư lợi.

      Dân mình làm gì có cửa kêu than, những kêu than đều là từ một thế lực nào đấy.

      Thí dụ: đang có xu hướng bỏ điều khoản "xe chính chủ" trong NĐ71, không phải vì bọn blogers kêu than mà vì khoản thu này có thể kích hoạt sự nổi loạn nào đó. Một chiếc xe chở hàng giá trị còn lại là rất thấp, nếu bị bắt có thể chiếc xe này sẽ thành ngọn đuốc. Hoặc, cán bộ phường đến nhà kẻ thất nghiệp thu phí xe gắn máy, khả năng không ít là tên này sẽ bị chém.

      Thời buổi kinh tế khó khăn, chi tiêu của dân chúng không được rộng rãi, nhất là buộc họ phải nhịn ăn để đóng phí sẽ dễ nổi khùng.

      Nhưng NSNN thiếu hụt, vẫn phải thu, bằng cách tăng giá xăng. Đó là đáp án.

      Delete
  15. hehe... cụ Lý lúc này có vẻ bi quan quá nhỉ... trời sinh voi ắt sinh cỏ mà cụ... như ba em từ tư sản chuyển qua vô sản trong vòng có một tháng mà vẫn sống tốt đó thôi... hehe...

    ReplyDelete
    Replies
    1. thây lý nói thế mà anh thịnh kêu bi quan, để tôi cho anh xem, bi quan là thế nài nài,

      [img]http://4.bp.blogspot.com/-M1NgU7-8kE4/TX7o7tJZUmI/AAAAAAAAJTQ/6e5ejHx2i6I/s1600/tutu_suicide_mogo.jpg[/img]

      Delete
  16. Lo ngại Quỹ Bảo trì đường bộ thiếu minh bạch (Người lao động)
    Đề án do anh Thăng lập, tự phong là Chủ tịt hội đồng thu tiền

    Xem tại đây
    http://nld.com.vn/20121126112747994p0c1002/lo-ngai-quy-bao-tri-duong-bo-thieu-minh-bach.htm

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bọn Hiệp hội vận tải vẫn đang chọc gậy bánh xe vào phương án của Thăng Đinh

      http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/11/kien-nghi-thu-phi-bao-tri-duong-bo-qua-xang-dau/

      Delete
    2. Chân gỗ của Thăng đấy.

      Delete
  17. Các bác xem con số dưới có cơ sở không.

    AnonymousNovember 26, 2012 6:01 PM

    Dư nợ ngân hàng 2,9 triệu tỷ,trong đó tài sản được thế chấp bằng bất động sản chiếm 67% dư nợ ngân hàng, tương đương 1,93 triệu tỷ. Nợ xấu BĐS cũng phải chiếm ít nhất vào 60% dư nợ BĐS, cũng vào khoảng 1,162 triệu tỷ( 58 tỷ đô).Nợ DNNN gần 1,29 triệu tỷ,nợ xấu của DNNN không dưới 60% dư nợ DNN, vào khoảng 774.000 tỷ (38,7 tỷ đô).Tổng nợ xấu toàn bộ hệ thống vào khoảng 1,93 triệu tỷ (96,8 tỷ đô).DNN nợ nước ngoài 120 tỷ đô, nhà nước nợ nước ngoài 210 tỷ đô. Nhà nước, ngân hang, doanh nghiệp hết tiền. Bội chi ngân sách 155.000 tỷ. Nguồn chi ngân sách từ thuế không thu được : 200.000 doanh nghiệp phá sản, 200.000 doanh nghiệp chết lâm sang, còn lại 200.000 doanh nghiệp hoạt động. Nước ngoài không cho vay, vì bội tín vụ Vinasin. Nguồn trả lương từ thuế cho: khối hành chính, các đoàn thể, quân đội, công an, hưu trí…sẽ gặp khó khăn vì hết tiền. Tổng số nợ hiện nay tính cả nợ xấu trong nước là 400 tỷ đô

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cái comment này xuất hiện nhiều trên các blog, không hiểu tác giả lấy số liệu đâu ra. Thử tra trên các báo lề phải thì:

      1. Tính đến ngày 2011/12/31 tổng số nợ phải trả của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước1,29 triệu tỷ. Rõ ràng đến thời điểm này trong năm 2012, con số trên sẽ phải phình ra không biết bao nhiêu mà lần.

      2. Tính đến ngày 2012/31/5 nợ xấu là hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% tổng dư nợ,do đó dư nợ ngân hàng toàn hệ thống khoảng 2,7 triệu tỷ.. Sau khi cái cơ cấu lại không biết con số này giảm đi hay chưa trong 6 tháng cuối năm.

      3. Tính đến 2012 tổng nợ nước ngoài của Việt Nam 48,9 tỷ USD

      Ngoài ra, nợ xấu Bđs vốn nằm phần lớn trong nợ xấu ngân hàng nên vốn không cần phải tính thêm. NN đang gia tăng nhiều biện pháp thu thuế nên vấn đề bội chi không phải là lớn.

      Delete
    2. Ôi nhiều triệu tỉ, nhiều số 0 quá ong cả đầu.

      Sao mà thấy toàn nợ là nợ thế này. Làm thống đốc tối ngày lo mấy cái này không cũng đủ mệt.

      Được cái cân bằng lại là tối về nhà đếm các con số dương thực hưởng cũng hay hay.

      Delete
  18. Dear all,
    Về số liệu kinh tế

    Trong chế độ quản lý kinh tế không minh bạch của ta, con số chỉ có trọng số chưa đến 10% "vật liệu" để đưa ra nhận định. Thỉnh thoảng các bạn nhận được tin sốc mà không biết vì sao là vì lý do những số liệu mà bạn biết rất nhợt nhạt trong bức tranh kinh tế VN.

    Vì con số chiếm trọng số nhỏ nên con số Tổng dư nợ tín dụng 3 triệu tỷ đồng là một số tương đối. Bạn có thể lấy 2.7 triệu tỷ hay 3.3 triệu tỷ cũng chẳng làm sao cả. Thậm chí các bạn lấy con số 2 triệu tỷ thì sự việc vẫn không khác về bản chất.

    Số liệu mà tớ có được:
    - Tổng dư nợ 3 triệu tỷ, trong đó
    - Dư nợ thế chấp bằng BĐS chiếm 60% tổng dư nợ
    - Nợ xấu trên 10% (NHNH tính chỉ 8.86%, quốc tế đánh giá gấp 4 lần) tổng dư nợ
    - Dư nợ đầu tư trực tiếp vào BĐS chỉ khoảng 200 ngàn tỷ

    Thất thu thuế là do hàng loạt DN đóng cửa (1/3 đến 1/2 tổng số DN đăng ký)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dear Chú Lý&All
      Spirit có một thắc mắc, Không biết chủ nợ của khối dư nợ 3 triệu tỷ đồng gồm có các thành phần kinh tế nào và cơ cấu ra sao?

      Delete
    2. Dân ta làm được 100 thì để dành hết 50, đóng thuế 30 còn chi tiêu chỉ có 20 thôi, đấy là tính bình quân. Còn phân chia theo phân phối thì chia thành 3 loại:
      - Hạ đẳng: làm không đủ bỏ vào miệng, loại này không có của để dành
      - Trung đẳng: loại này nếu tiêu pha thoải mái thì hơi thiếu, nhưng chi tiêu tối thiểu, ăn uống hợp lý thì cũng có của ăn của để.
      - Thượng đẳng: loại này tiêu một mình thì không hết, nhưng nếu trợ giúp cho nhiều người hoặc con cái cờ bạc nghiện hút thì không có dư nhiều
      Ngoài ra, một thiểu số thượng thượng đẳng, tiêu nhiều đời không hết, cỡ này chỉ có vài chục người.

      Ai có của để dành nhiều thì gửi ngân hàng nhiều.

      Delete
    3. Dear chú Lý:
      Cháu diễn giải nội dung trên, chú xét xem có đúng không:
      _ Hạ đẳng: bần cố nông, bần nông, nông dân, công nhân, làm công ăn lương, buôn bán nhỏ lẻ, không nghề nghiệp...
      - Trung đẳng: cán bộ công chức, viên chức, ông chủ nhỏ, tiểu thương...
      - Thượng đẳng:ủy viên trung ương, bộ trưởng, bí thư tỉnh ủy, tỉnh trưởng, đại gia ( chưa sụp)...
      - Thượng thượng đẳng: các bậc khai quốc công thần, mẫu nghi thiên hạ

      Delete
    4. Đại gia chỉ ở hạng Trung đẳng. Những ai muốn ngoi lên Thượng đẳng,
      hoặc sẽ bị lôi xuống như bầu Kiên
      hoặc bị xén thông qua việc trả lãi ngân hàng, rồi sẽ bị ngân hàng thâu tóm như bầu Đức. Giống quan hệ mặt rô - gái điếm nhỉ.

      Delete
  19. Bọn chúng tính toán thế nào để ra con số 3.5 lần nhỉ?

    Thăng Đinh mồm cá ngão

    ReplyDelete
    Replies
    1. Qua vụ này, thấy Thăng Đinh chỉ là thứ Thiên lôi. Biểu phí do bộ Tài quyết định, can gì đến bộ Giao thông.

      Delete
  20. Thử chèn hình:

    [img]http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/Share/a2a1f5bd9a2fc528672acf6bfcb2301a/2012/09/07/BankCrossV2BankBank.png[/img]

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cái mũi tên Tim Tím đó đẻ ra lạm phát đấy. Tất cả tội lỗi từ "thao túng" đến "nợ xấu" từ đó mà ra.

      Delete
    2. Uôi uôi nhìn cứ như sơ đồ sinh sản của vi khuẩn virus ấy nhở.

      Delete
  21. Nói dở vụ vay nợ của Lừa nhân.

    Khi thị trường đang lên, các con giời đua nhau mở rộng sản xuất, vay ngân hàng để thêm vốn làm ăn, lợi nhuận ầm ầm nên trả lãi ngân hàng là chuyện nhỏ. Khi thị trường xuống, đòn bẩy chính là cây gậy phang vào lưng Lừa doanh. Vấn đề chính là vốn của Lừa doanh quá ít mà lại muốn "làm ăn nhớn" nên kết quả như vầy.
    <a href="http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/12/chi-phi-tai-chinh-an-mon-loi-nhuan-doanh-nghiep/>Bị ngân hàng hút máu</a>

    ReplyDelete
  22. Cán bộ thuế chuyên trách chỉ cần kiểm tra sổ sách của doanh nghiệp xem đã đóng thuế chưa mà không cần phải nhận tiền từ tay doanh nghiệp hay người lao động

    Cán bộ thuế không nộp hộ tiền thuế, đối tượng chịu thuế tự phải nộp. Nếu không nhận bất cứ tiền gì thì kể cũng quá ngạc nhiên ở xứ thiên đường.

    Mụ sửa giùm đường link ở comment trước hộ tui. Thành cứu

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cán bộ thuế không trực tiếp nhận tiền thuế DN đóng, không có nghĩa là cán bộ thuế không nhận tiền không phải là tiền thuế.

      Còn ở đây, cơ quan đăng kiểm trực tiếp thu tiền của người thọ thuế (cầu đường bộ).

      Delete

Ghi một nhận xét:
- Mã tô màu: [co=#color]txt[/co]
- Chữ đậm (nghiêng): <b(i)>câu muốn in đậm (nghiêng)</b(i)>
- Chèn link: <a href="URL">text</a>
- Chèn hình: [img]URL hình ảnh, jpg, png, etc[/img] hoặc [im=URL]
- Cho phép chèn mã Emoticons của Yahoo
- Chèn video từ youtube: [youtube]URL của youtube[/youtube]
Định dạng video như thế này: http://www.youtube.com/watch?v=FV6WC89gWUQ (xin lưu ý: http không có s)