Sunday, March 24, 2013

Bế tắc của kinh tế VN và lối thoát (2)

Xem trước
Bế tắc của kinh tế VN và lối thoát (1)
Phát hành Chứng chỉ thay thế vàng vật chất  
Nợ xấu đe dọa ai

III. Giải pháp triệt để
Phần trước đã phân tích nguyên nhân gây ra bế tắc kinh tế chính là ở BDS ế đọng. Tuy rất nhiều người không có nhà ở, phải ở thuê trong các căn nhà trọ chật hẹp, nhưng thị trường BDS lại khủng hoảng vì dư Cung. Bài toán đặt ra là biện pháp để triệt tiêu lượng BDS "dư" này. (1)

Theo các chuyên gia, để giải quyết lượng dư này cần thời gian đến 6 năm, đặc biệt là BDS sẽ mất 60% giá trị. Nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN không thể chấp nhận mất mát này. (2)

Hậu quả của việc "dư" Cung BDS là, Ngân hàng dư tiền phải nhờ đến NHNN giải cứu bằng cách mua trái phiếu. Trong khi doanh nghiệp vì kẹt nợ BDS mà không được ngân hàng tiếp tục cho vay vốn đầu tư sản xuất.

Bế tắc không phải ở tất cả BDS trên thị trường, mà chỉ những BDS được đầu tư bằng nguồn tiền vay. Có 2 loại tín dụng liên quan đến BDS,

một là tín dụng BDS, vay tiền để đầu tư BDS. Loại này không nhiều. Là nhà đầu tư thứ cấp sẽ cắt lỗ sau 1 năm đầu tư không hiệu quả. Nhà đầu tư dự án cũng đã cắt lỗ với chiết khấu 20-30%, và đã rút khỏi dự án BDS từ lâu.

hai là tín dụng thế chấp bằng BDS, loại này chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt là thế chấp BDS để đầu tư BDS, bao gồm cả loại đã được hưởng chiết khấu 20-30% được kể ra ở trên.

Biện pháp khả thi, giải quyết được tất cả các nút thắt ở trên là: Nhà nước quốc hữu hóa các BĐS đang đóng băng trên thị trường. Thanh toán cho các chủ sở hữu những BDS này bằng,
hoặc Chứng chỉ vàng,
hoặc bằng trái phiếu thời hạn 10 năm.

Nhà đầu tư BDS sẽ dùng CCV hoặc trái phiếu để thanh toán nợ cho ngân hàng. Tài sản được quốc hữu hóa này như cái van điều tiết, nhà nước sẽ bán ra để kiếm lời nộp ngân sách khi công chúng nào có nhu cầu. Và hơn hết, trong tay Nhà nước, những BDS này không bị mất giá.

Khi không còn ách tắc trong BDS nữa, không còn "nợ xấu", kinh tế VN sẽ lấy lại tốc độ tăng trưởng vực dậy tất cả các ngành kinh tế còn lại. Các doanh nghiệp bị vướng vào BDS sẽ tấp nập đến vay tiền ngân hàng để tiếp tục chu kỳ sản xuất mới.

Chú thích:
(1) Lượng "dư" này so với bình quân dân số thì VN chỉ bằng 1/10 của TQ
(2) Dù đời sống công chúng sa sút mọi mặt, Nhà nước vẫn vượt chỉ tiêu thu ngân sách 2012

Tuesday, March 12, 2013

Bán xăng cho Kampuchea là ích nước lợi nhà

Xem trước:
- Ngành kinh doanh hot năm 2013: xăng dầu và vàng 

Xăng dầu nhập tiểu ngạch vào Kampuchea

Sau những năm tháng miệt mài đầu tư để tăng trưởng, kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu bế tắc. Nguyên nhân là đầu tư tăng trưởng liên tục vào BĐS nhưng đầu ra đầu ra lại giảm dần. Kinh tế thế giới suy thoái là yếu tố gây trở ngại cho Xuất khẩu. Thị trường trong nước thì kiệt quệ sức mua. Trừ xăng dầu và các loại thực phẩm thiết yếu, hầu hết hàng hóa trong tình trạng ế ẩm. Bán được hàng là vấn đề sinh tử và là nhu cầu bức xúc vào lúc này.

Một mặt hàng đang được bán chạy là xăng dầu bán lẻ xuất qua biên giới bằng con đường tiểu ngạch được tiêu thụ ở thị trường Kampuchea.

Xăng dầu bán lẻ là xăng dầu đã đóng các loại thuế và nộp phí bình ổn cho nhà nước.
- Các loại thuế bao gồm: Thuế nhập khẩu 12%, Thuế TTĐB 10%, Thuế VAT 10%.
- Các loại phí bao gồm: Phí cầu đường 1000 đ/lít, Phí bình ổn 1000 đ/lít.

Giá xăng này đã bao gồm các loại thuế, phí cho ngân sách và lãi cho DN

Nếu không tính lãi của doanh nghiệp buôn bán xăng dầu, mỗi lít xăng nhập về bán lẻ phải đóng thuế và phí cho nhà nước giá trị tương đương 1/2 lít.

Do thuế nhập khẩu xăng của Kampuchea là 15% cao hơn ở VN, các thứ thuế và phí khác tương đương nên hiện nay xăng dầu được tiểu thương mua gom theo giá bán lẻ, chở sang bán ở Kampuchea  kiếm lời.

Xăng dầu xuất sang Kampuchea qua con đường tiểu ngạch đã phải gánh tất cả những thứ thuế và phí cho chính phủ Việt Nam. Hoạt động thương mại trên đây đã đem lại lợi ích:
- cho nhà nước bằng thuế và phí xăng dầu, tương đương 1/2 giá nhập khẩu
- cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của VN
- cho tiểu thương buôn bán tiểu ngạch sang Kampuchea

Thất thoát (nếu có) ở đây chỉ là thuế nộp cho Bộ Tài chính Việt Nam mà lẽ ra số tiền này phải nộp cho cho chính quyền quốc gia Kampuchea.

Sunday, March 10, 2013

Bế tắc của kinh tế VN và lối thoát (1)

Xem trước:
- Chỉ có vàng trong công chúng mới cứu được BĐS 
- Phát hành Chứng chỉ thay thế vàng vật chất 
- Nợ xấu đe dọa ai
- Lợi ích của thuế tiền gửi
 
I. Tiền trong ngân hàng thì thừa mà BĐS thì không bán được
Sản lượng kinh tế Việt Nam vẫn đều đặn tăng trưởng. Tăng trưởng GDP năm qua tuy không cao nhưng còn hơn nhiều nền kinh tế khác trên thế giới.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế VN mấy năm gần đây ngày càng chậm lại. Lý do mấu chốt đã được các chuyên gia và các cấp có thẩm quyền xác nhận là do bế tắc đầu ra của BĐS. Khai thông được thị trường BĐS sẽ tạo thuận lợi cho các lĩnh vực mũi nhọn của kinh tế VN như chế tạo VLXD, vận tải biển, vận tải đường bộ.

Sự trì trệ các ngành kinh tế kể trên phá vỡ kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Nguồn huy động không giảm mà giảm đầu ra làm ứ đọng tiền mặt tại ngân hàng. Cộng với Cơ quan quản lý vốn nhà nước như SCIC cũng không biết làm gì với đồng vốn đang có ngoài việc ký thác cho ngân hàng lấy lãi.

Ngân hàng thừa vốn phải gửi NHNN hoặc gửi lẫn nhau lấy lãi hoặc dùng lượng tiền lớn chiếm ưu thế trên thị trường để tạo sóng vàng, sóng chứng khoán kiếm lãi. Cách này lại không có tính chất lâu dài.

Hậu quả là người lao động mất việc, gia nhập đội quân thất nghiệp($)

II. Các biện pháp được đề nghị

Các biện pháp hành chính như giảm thuế, giãn thuế đểu không giải quyết được vì không có người mua, chưa có doanh thu nên chưa phát sinh thuế.

Đề xuất thu thuế lãi tiền gửi nhằm hướng đồng vốn vào BĐS thay vì gửi ngân hàng. Ý tưởng này kỳ vọng giảm bớt áp lực tiền gửi cho ngân hàng, người gửi tiền sẽ đầu tư vào BĐS. Ngay từ đầu, đề xuất này đã vấp phải sự chống đối kịch liệt của mọi giới, kể cả những người không chịu tác động của đề xuất này - những người không có tiền gửi hoặc số tiền gửi không quá 500 triệu đồng.

Thị trường BĐS đóng băng trong khi ngân hàng không có người vay thì ứ đọng vốn đầu ra. Khai thông kinh tế bằng cách làm thế nào để đồng vốn đang dư thừa ở ngân hàng chuyển vào để tiêu thụ các sản phẩm của  thị trường BĐS.

Hạ giá BĐS để bán tháo, thu hồi vốn thì không ổn, bởi vì lâu nay tăng trưởng BĐS lâu nay đóng vai trò đầu tàu, tăng trưởng BĐS chiếm tỷ trong cao trong tăng trưởng kinh tế.

Đề nghị của ngành xây dựng là cho người lao động vay để mua nhà, thế chấp bằng chính căn nhà đó. Không khả thi vì vấp phải trở ngại ($), người lao động không đủ sống nên không có khả năng góp tiền mua nhà.

Giải pháp được các nhà chuyên môn đặt ra được xem là khả thi là, nhà nước phải can thiệp để cứu thị trường BĐS là điều kiện tiên quyết. Nhưng cứu như thế nào thì các chuyên gia chưa có đề án cụ thể.

Xin mời xem tiếp: III. Các giải pháp triệt để.

Saturday, March 2, 2013

Lợi ích của thuế tiền gửi


Thuế trên lãi tiền gửi ngân hàng (Deposit interest retention tax - DIRT) là một sắc thuế lạ nhưng không mới. Nó được áp dụng lần đầu ở Ái Nhĩ Lan năm 1980. Tại Ireland, thuế suất hiện tại là 33% trên lợi tức tiền gửi. Một xứ khác cũng áp dụng sắc thuế này là nước Bulgarie, một nước cựu XHCN với thuế suất 10%.

Sắc thuế này có tác dụng đòn bẩy kích thích tiêu dùng. Thay vì ký thác cho ngân hàng lấy lãi, người dân tiêu thụ hàng hóa thúc đẩy sản xuất góp phần tăng trưởng GDP. Về phương pháp luận, thuế DIRT là một loại thuế thu nhập. Cơ bản sắc thuế DIRT là tích cực.

Sau những năm tháng tăng trưởng nóng nhờ vào khai thác các nguồn tài nguyên, kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn thoái trào, ngân sách trông chờ một phần lớn vào thuế đánh trên tiêu thụ nhiên liệu của dân chúng. Khai thác sắc thuế DIRT vào lúc này bổ sung nguồn thu ngân sách là một chủ trương đúng đắn (*).

Trong bối cảnh nền kinh tế chạy theo quyền lợi của các nhóm lợi ích (**), lấy việc xây dựng BĐS làm mũi nhọn tăng trưởng dẫn đến tài sản tích tụ vào các ngân hàng và các BĐS. Người đề xuất đánh thuế DIRT là ông Chủ tịch Hiệp hội BĐS.

Lẽ thường, cơ quan đề nghị và soạn thảo dự luật thuế phải là bộ Tài chính, người điều hành ngân sách quốc gia. Trong bối cảnh bất động sản ế ẩm vì giá cao quá khả năng thanh toán, việc để ông Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản đề nghị Nhà nước thu Thuế trên lãi tiền gửi ngân hàng lại là một việc làm không nghiêm túc.

Phản ứng tức thời của dân gian là: thuế này nhằm cứu nhóm lợi ích BĐS chứ đâu nhằm vực dậy kinh tế. Đây là hành vi cố ý tạo ra một Lời đề nghị khiếm nhã. Sự lố bịch cố ý tạo ra này thể hiện ý chí của một thế lực cố gắng phá hoại một chính sách đúng đắn.

Chú thích:
(*) Hiện số dư nợ trong toàn hệ thống là hơn 3 triệu tỷ đồng, ước tính số dư tiền gửi bình quân là 2.5 triệu tỷ. Nếu lấy bình quân lãi suất tiền gửi 8%, thuế trên lãi tiền gửi 10% ta có lượng thu thêm cho ngân sách là:
2500 ngàn tỷ x 8% x 10% = 20 ngàn tỷ đồng
Con số này tuy nhỏ nhưng bằng 3% tổng thu ngân sách và gấp 4 lần tổng số tiền mà người dân đi xe gắn máy phải đóng trên cả nước.
(**) uyển ngữ ám chỉ mafia nhà nước.


Tham khảo:
- Quốc hội Bulgaria thông qua thuế DIRT vào tháng 10 năm 2012 thuế suất khởi điểm 10%
- Thuế DIRT ở Ireland