Tuesday, March 29, 2016

Thuế giá trị gia tăng


Là sắc thuế đánh vào giá trị gia tăng. GTGT là giá trị tạo ra trong một chu kỳ kinh doanh.

Trường hợp khách hàng không đòi hỏi hóa đơn GTGT thì giá bán của nhà kinh doanh được thể hiện bằng công thức:
Giá bán kỳ vọng  = Giá vốn + Chi phí nhân công + Thuế lợi tức + Lãi của nhà đầu tư

Trừ giá vốn ra, Tổng = Chi phí nhân công + Thuế lợi tức + Lãi của nhà đầu tư được gọi là GTGT của hàng hóa. Hay GTGT = Chi phí nhân công + Thuế lợi tức + Lãi của nhà đầu tư.

Thuế GTGT = GTGT x thuế suất thuế GTGT
Thông thường, thuế suất thuế GTGT = 10%
Nghĩa là, Thuế GTGT = (Chi phí nhân công + Thuế lợi tức + Lãi của nhà đầu tư) x 10%, hay
Thuế GTGT = Chi phí nhân công x 10% + Thuế lợi tức x 10% + Lãi của nhà đầu tư x 10%

Với giả định, hóa đơn giá vốn đã được nộp thuế GTGT. Nếu trong cấu thành giá vốn có thành phần chưa đóng thuế GTGT thì nhà kinh doanh phải đóng bù khoản này thay cho nhà cung cấp.

Về mặt sổ sách, kế toán, viên có thể hạch toán tái phân bổ các khoản chi sao cho doanh nghiệp không có lãi trên sổ sách. Nhưng kế toán viên không thể hạ tiền công về số zero được vì không thực tế, và vì công nhân không cho phép.

Vậy, số thuế GTGT tối thiểu DN phải đóng là Chi phí nhân công x 10%.

Chi phí nhân công không chỉ là Tiền công mà còn nhiều hơn thế nữa. Tiền công của người lao động gồm Tiền lương tháng (hay tuần) + Tiền thưởng (định kỳ hay đột xuất).

Chi phí nhân công = Tiền công + BHXH + BHYT + BHTN + Kinh phí công đoàn

Theo chế độ 2016 BHXH = 26% Tiền lương, BHYT = 4.5% Tiền lương, BHTN = 2% Tiền lương và KPCĐ = 2% Tiền lương.
Tổng chi phí Nhân công = Tổng quỹ lương x 1.22

Chi phí nhân công = 1.325 lần Tiền công thực nhận

Thuế GTGT mà một doanh nghiệp phải đóng tối thiểu bằng
12.2% Tổng quỹ lương hoặc 13.25% tổng tiền công người lao động thực nhận. Hay nói cách khác, ngoài tiền lương phải chịu thuế GTGT, tiền đóng BH cũng phải chịu thuế GTGT.

Kết luận là, doanh nghiệp muốn giảm mức phải đóng thuế GTGT chỉ có 2 cách:
hoặc giảm tiền lương
hoặc thay thế nhân công bằng máy móc.

Tin bổ sung: Chế độ BHXH, BHYT và BHTN năm 2016 có thêm quy định về thu tiền lãi chậm đóng BH ngoài tiền phạt như trước đó.

69 comments:

  1. Chóng mặt quá thầy Lý ơi. Một người lao động cũng như một chủ doanh nghiệp kiểu gì cũng phải đóng trên 40% tổng thu nhập vậy sao lúc nào nhà nước cũng gào lên là vỡ quỹ BH, hết tiền không tăng lương, là abcxyz... là sao hả thầy? Tính ra em nhận lương 5tr một tháng thì các thứ thuế linh tinh cũng như BH đã ăn của em mất tiêu khoảng 3tr(lương thực nhận khoảng 8tr là em nhẩm nhẩm) huhu.

    ReplyDelete
  2. [si="6"]Đ/c Ngu kínhmến,

    Quỹ BHXH cho tới ngài hôm nai có sốdư gất lớn và hiện chưa cơquan có thẩmquyền nào rásoát đốichiếu sốdư dữ.

    Nên đ/c dùng từ "gào" cũng fải.

    Tươngtợ cơquan BHYT còn nợ (chưa thanhtoán, aka chiếmdụng) tiền BHYT của các bệnhviện, phòng khám...từ 12-24 tháng.[/si]

    ReplyDelete
  3. Dear thầy Lý,
    Đọc xong bài thì em hiểu là, phí BHXH gián tiếp làm tăng thêm thuế GTGT cho doanh nghiệp. Không hiểu,các người làm chính sách có hiểu được các điều này không?

    ReplyDelete
  4. Spirit,

    Thuế VAT đánh vào chi phí nhân công của DN, trong đó bao gồm tiền lương và các loại phí BHXH, BHYT và BHTN.

    ReplyDelete
  5. Thầy Toét ơi, thuế GTGT vậy càng khuyến khích cắt giảm nhân công lao động và thay thê bằng máy móc ạ. Và thuế này chỉ áp cho lĩnh vực sản xuất phẩy không ạ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Sản xuất và buôn bán gọi chung là kinh doanh, tức là đều đầu tư nhằm thu lời.

      Chính sách thuế VAT không khuyến khích sử dụng lao động.

      Delete
  6. Bác lý, em cộng hết thấy tới 1.345 lận mà.

    ReplyDelete
  7. Có vẻ như đề tài kinh tế khô khan. Tham khảo hình ảnh vậy

    [img]https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xta1/v/t1.0-9/12928349_247920338887070_474642423758814151_n.jpg?oh=08a46d33a8e8350c2e43810eefaf69d3&oe=5771E158[/img]

    ReplyDelete
  8. Liên quan đến VAT có rất nhiều điều để thảo luận. Từ nhu cầu thu ngân sách đến chính sach đầu tư ra nước ngoài.

    ReplyDelete
  9. Dear thầy Lý,
    Em hiểu một cách sơ lược như vầy, thuế GTGT là đánh trên phần thặng dư vốn.
    Như vậy, lượng tư bản sẽ chảy về nơi có thuế suất GTGT thấp.
    Thầy Lý thông thái, bớt chút thời gian thông não cho dân ngu này vậy

    ReplyDelete
  10. Giávốn nếu như banđầu đã nộp VAT rồi đến lúc bán chịu thêm VAT lần nữa là chồng thuế phải không mụ Toét? Mụ giảng thêm lần nữa về việc này đi ạ. Ở nước ngoài nó có thế không? Khấutrừ chỉ được hưởng phần VAT cho giá vốn mua vào. Không hiểu hàng qua tay nhiều lần thì mất baonhiêu.

    ReplyDelete
  11. Spirit,
    Thuế VAT đánh trên phần gtgt chứ không phải "thặng dư vốn". Tức là khâu nào làm tăng giá trị thì chỉ đánh thuế phần làm tăng giá trị.

    ReplyDelete
  12. Lìn
    Khâu trước đã đóng thuế VAT rồi thì khâu sau chỉ đóng phần "gia tăng" thôi.

    Tuy nhiên, gia tăng vì bất kỳ lý do gì cũng phải chịu thuế dù đó là thuế như thuế nhập khẩu, hay thuế thu nhập, hay các khoản tích lũy cho tương lai như bhxh, bhyt và bhtn.

    ReplyDelete
  13. Có vẻ như nhiều bạn chưa hiểu thuế VAT,

    Bạn mua vật tư giá 11 đồng (trong đó có 1 đồng thuế VAT). Bạn thuê người, tổ chức kinh doanh, bán ra với giá 16.5 đồng là giá thị trường.

    Trong lãi gộp 5.5 đồng đó có 0.5 đồng là thuế VAT mà bạn phải đóng, 5 đồng là giá trị gia tăng.

    Trong 5 đồng GTGT đó bạn phải trả công thợ là 3 đồng, 1 đồng bạn đóng BHXH, BHYT và BHTN cho thợ. Trừ tiền thuê đất 0.5 đồng, bạn được hưởng 0.5 đồng. Những người sau đây phải đóng thuế VAT:

    - Thợ 30 cents
    - BHXH của thợ 10 cents
    - Người cho thuê nhà 5 cents
    - và bạn 5 cen
    Tổng cộng VAT là 50 cents.

    ReplyDelete
  14. Đúng là tôi không hiểu thật. Trước giờ tôi không nghĩ tách ra theo chi phí kinh doanh như mụ. Vậy là rõ rồi.

    ReplyDelete
  15. Dear thầy Lý,
    Trích:
    "Bạn mua vật tư giá 11 đồng (trong đó có 1 đồng thuế VAT). Bạn thuê người, tổ chức kinh doanh, bán ra với giá 16.5 đồng là giá thị trường."
    Nếu bán món hàng ra với giá 16.5 đồng thì phải nộp thuế VAT là: 10%*16.5=1.65 đồng
    Thuế VAT đầu vào đã nộp, được khấu trừ là: 10%11=1.1 đồng
    Số thuế VAT thực nộp: 1.65 - 1.1 = 0.55 #0.5 ( theo cách tính của thầy)
    Em hiểu sai chỗ nào nhỉ?

    ReplyDelete
  16. Trong 11 đồng đầu vào chỉ có 1 đồng thuế.

    Công thức giá bán = giá trị được tạo ra + 10% VAT

    VAT = giá trị mới được tạo ra x 10%

    ReplyDelete
  17. Thuế VAT chiếm 1/11 giá bán (not 1/10).

    ReplyDelete
  18. Cám ơn thầy. Nó phải là thế này:
    số VAT thực nộp = 1.65/11 - 1.1/11= 0.5 đ

    ReplyDelete
  19. Em vẫn typing sai.
    số VAT thực nộp = 16.5/11-11/11=0.5 đ

    ReplyDelete
  20. Hay quá anh Lý. Trước giờ tôi bị đớp mất bao nhiêu tiền vô lý mà không biết. Nay nhờ anh, tôi vẫn bị đớp, he he. Nhưng mà tôi đã biết bị đớp ở đâu.

    ReplyDelete
  21. Nhờ bác Lý giảng thêm về thuế tự vệ, các cá mập trong tháng 3 vừa rồi kịp nhập gần 2 triệu tấn thép -> lợi nhuận khủng, giá thép trong 2 tuần cuối tháng 3 tăng 35-40% dân xây dựng phát rầu!

    ReplyDelete
  22. Dinh Nguyen,

    Thuế tự vệ là một rào cản nhằm ngăn hàng hóa nhập khẩu để giữ giá hàng trong nước. Bạn hình dung thương lái ta ùn ùn mang nông sản sang TQ bán. Khi đã thu mua đủ số thì họ đóng cửa biên giới bằng các biện pháp "quản" lý.

    Làm như vậy để hàng nhập lô trước của họ bán được mà không phải hạ giá.

    Thép VN trong thời gian qua cũng vậy. Các nhà máy thép nhập thép TQ về để gia công chế biến. Trong khi Cầu không tăng thì các đơn vị khác thi nhau nhập thép giá rẻ cũng từ TQ về để cạnh tranh.

    Thấy nguy cơ đầu cơ lỗ vốn, họ mới vận động áp thuế tự vệ để chặn thép nhập.

    ReplyDelete
  23. con Rit ngu nhể,

    1) Giá mua VL: 10 đồng
    VAT (10%): 1 đồng (a)
    Tổng: 11 đồng

    2) Giá bán SP: 15 đồng
    VAT (10%): 1.5 đồng (b)
    Tổng: 16.5 đồng

    Vậy tổng VAT phải nộp là (a)+(b)=1+1.5=2.5 đồng??? SAI

    khoản (a) sẽ được hoàn lại nếu lỡ nộp rồi, hoặc sẽ khấu trừ khoản (a) khi nộp khoản (b),

    có phải như vậy không thưa thầy Lý?

    ReplyDelete
  24. Tấc đất tấc vàng,

    Ý nghĩa của "khấu trừ" là thế này: Bạn mua sản phẩm (dịch vụ) từ nhà cung cấp, bạn phải mua cả VAT của nó, nếu không bạn phải trả VAT thay cho nhà cung cấp.

    Hay nói cách khác, bạn giữ hộ VAT của Nhà cung cấp và giao lại VAT của bạn và của NCC cho người mua.

    ReplyDelete
  25. Trước tôi học kếtoán ra đó mụ Lý. Thế mà kiếnthức kanhtế là 1 con số âm mới đau(tức là hiểu sai các kiếnthức, kháiniệm). Đã muốn theo FMBA của con Zì mà thấy dường như không theo nủi. Học đâu quên đó. Nhẽ đầuóc không hợp mới họcthuật. Nhất là tính toán thì tưduy không được mạchlạc lắm. Mụ có nhời khuyên nào không?

    Tôi cũng chưa làm ăn riêng chính thức bao giờ. Toàn làm culi thôi nên giờ muốn làm ngoài mà lại sợ thua mụ ạ. Mụ có cách nầu vượt qua giai đoạn này không?

    ReplyDelete
  26. Lìng có phải là một người gia cảnh đủ đầy thành ra không có ý chí phấn đấu, không có mục đích học hành.

    ReplyDelete
  27. Mô tả VAT bằng một thí dụ hạch toán thì không khó, nhưng không dùng con số mà làm người nghe hiểu được thì rất khó.

    Sắc thuế này gây bất lợi cho người lao động ở chỗ chủ DN giảm mức thu dụng nhân công, nhưng lại có cái hay cho chủ DN. Đó là do không khống chế tỷ lệ chi phí nhân công trong giá thành nên chủ DN có thể nhét những chi tiêu cá nhân họ vào chi phí của DN.

    ReplyDelete
  28. Tôi hiểu mình phải làm gì gòi. Trước con Zì nó cũng zạy mà không nghe.

    Tiện thể mụ cho tôi hỏi chút là trong bài "Biến sự kiện thành cơ hội" làm sao mụ có thể xác định được thị phần bán lẻ điện thoại di động của các hãng bán lẻ như TGDD, FPT...? Lấy số liệu và phân tích bằng cách nào?

    Cám ơn mụ.

    Trích:

    "Bạn Nguyễn Đức Bảo tự tin về thị phần của chuỗi FPT shop nhỉ,

    Tỷ trọng thị phần lớn lại không nằm ở các chuỗi cửa hàng (có thương hiệu) mà lại nằm ở các cửa hàng cá thể nhỏ lẻ chuyên kinh doanh ĐTDĐ. Tổng các CH loại này chiếm tới 50& thị phần; một chuỗi các CH bán ĐTDĐ không phải FPT chiếm 25% thị phần và đang có xu hướng tăng; 25% còn lại là miếng bánh dành cho các chuỗi CH ĐTDĐ khác trong đó có FPT. Theo ước lượng của tớ, FPT chiếm khoảng 8% thị phần ĐTDĐ. Và thị phần này của họ mong manh lắm, đối thủ trực tiếp của họ là Trần Anh và Viễn Thông A."

    ReplyDelete
  29. Thành anh Chuối. Tôi muốn biết cách làm cơ. Như vậy là côngty ngâmcứu thịtrường kia xácđịnh bằng doanhthu. Hi vọng học tới Marketing con Zì sẽ dạy cách làm ngâmcứu.

    ReplyDelete
  30. Giá bán kỳ vọng = Giá vốn + Chi phí nhân công + Chi phí lãi vay ngân hàng + Thuế lợi tức + Lãi của nhà đầu tư

    ---

    Xin bổ sung thêm "Chi phí lãi vay ngân hàng" trong công thức của bác Lý.

    ReplyDelete
  31. Bựa Bựa,

    Không cần chi phí tài chính đó. Vì có nó thì lợi túc của nhà đầu tư giảm. Nói cách khác, CP tài chính không phải động lực tạo ra GTGT.

    ReplyDelete
  32. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  33. Bác Lý:

    Mặcdù chiphí tàichính làm giảm lợitức của nhàđầutư, tuynhiên thựctế là nhàđầutư vẫn tiếptục đi vay để đầutư mởrộng sảnxuất.

    Lýdo là vì phần lợinhuận kỳvọng vẫn lớn hơn phần chiphí tàichính.

    [img]http://media.doisongphapluat.com/2015/12/06/dau_tu_bds.jpg[/img]

    Đứng trên gócđộ cơquanthuế thì chiphí tàichính không là độnglực tạora GTGT, tinhiên, trên gócđộ của ngườitiêudùng và doanhnghiệp thì chiphí tàichính cũng là độnglực tạo ra GTGT nếu ngườitiêudùng và doanhnghiệp nhận thấy rằng việc đi vay vẫn có lợi thì họ sẽ tiếptục vay để chitiêu.

    ReplyDelete
  34. Cám ơn bác Lý còm 24 nhưng tôi vẫn không hiểu _ vì đẩy hàng tồn sẽ xung đột lợi ích với bên thuế vụ, với lại bên công thương còn sẵn sàng bù lỗ 8-10 nghìn tỉ cho đầu tư hạ tầng?! Quyết sách ảnh hưởng nhiều đến các bên như vậy mà được ban hành một cách nhanh chóng đến lạ!

    ReplyDelete
  35. Dinh Nguyen,

    Đơn giản là họ áp "thuế tự vệ" cho đến khi lô hàng mà họ nhập từ trước được bán hết. Bán xong rồi thì không cần tự vệ nữa, để tiếp tục nhập khẩu thép cho chu kỳ sau.

    ReplyDelete
  36. lÝ Toét ( 29 ) Đầu phải cái gì cũng bùa CP nhân công sang CP khác đã có VAT đâu thầy, nhứt là CP xây lắp bị áp mã.Các cụ làm dịch vụ, nhứt là mảng tư vấn lo sốt vó. Luật An nam dù như rừng cũng không thể đặc khít khịt.
    Thầy lý cho em hỏi : CP nhà ở cho cán bộ công nhân viên có dính với BHXH không ạ ? Tks thầy, chúc thầy khỏe để khai sáng cho dân đen

    ReplyDelete
  37. Tớ có nói "bùa" gì đâu. Chỉ là chính sách thuế VAT sẽ không khuyến khích sử dụng nhân công. Về lâu dài người lao động bị ép giá và xã hội không thể thịnh vượng được. Chỉ còn mỗi cách moi tài nguyên lên ăn.

    BHXH chỉ gắn với tiền lương.

    ReplyDelete
  38. Thày Lý dự 1 - 2 năm sau khi không còn xin được ODA và vay tiền giá rẻ, mà lại đáo hạn nợ nước ngoài, chuyện gì sẽ xảy ra ở Xứ Ta? Có thể bán thêm cổ phần các DNNN? lại in tiền chăng? Đâu là cứu cánh trước mắt và lâu dài?

    ReplyDelete
  39. huong nguyen,

    Đến tuổi cai sữa rồi thì phải tập ăn dặm. Lại tiếp tục tăng thuế, DNNN có gì đâu để bán.

    ReplyDelete
  40. Thật tội cho người dân lao động và cac doanh nghiệp tư nhân làm ăn chân chính, vì nguồn tiền trả nợ nước ngoài là đây chứ đâu. À quên, vẫn còn chút tài nguyên để mang ra bán!

    ReplyDelete
  41. Luật BHXH 2016 gom luôn các loại trợ cấp vào rổ tính phí BHXH mà cụ Lý ( trừ phi cụ xây nhà lưu trú cho CB-CNV ở free )
    Tài nguyên em thấy chả có nhiêu để bán, trừ đất

    ReplyDelete
  42. Người tiêu zùng sẽ là người trả thuế VAT nặng nhất !

    ReplyDelete
  43. Thông,

    Thuế đánh vào NTD thì người ta phải giảm chi tiêu
    Thuế đánh vào DN, thực chất là đánh vào CP nhân công thì DN buộc phải giảm lương nhân viên.

    Cả 2 yếu tố ấy kéo sức mua xuống.

    Hách,
    Xay nhà trọ thì dễ rồi, nhưng đất?

    ReplyDelete
  44. Thuế VAT các zoanh nghiệp đều có thể điều chỉnh để fải trả thật ít thậm chí không fải trả xu nầu .
    Hiện nay các cơ quan thuế vụ ở châu âu cũng bó tay mí các công ty trung jan về vấn nạn này !
    Ở đây nếu bị fát hiện thì chỉ bị quy vầu tội chưa trả thuế chứ không fải là lừa đảo hay chốn thuế !
    Nhưng nếu các công ty mà tìm cách hoàn thuế VAT thì bị kiểm tra ngay và luôn nói cho nhanh nà nhà nước chỉ có thu ít hay nhiều nhưng lấy cắp của nhà nước thì cực khó !
    Các zoanh nghiệp bán lẻ thì 100% fải trả thuế VAT thuế Vat này như anh đã biên họ đã tính vào já thành sản fẩm khi đến tay người tiêu zùng vì vậy em mới nói người tiêu zùng fải trả nặng nhất !
    Lúc nào có thời jan em sẽ biên tỉ mỉ về vấn đề đều chỉnh thuế Vat của các công ty bên em, tất cả đều tìm khe hở của luật chứ không fạm luật !

    ReplyDelete
  45. Lý Thông,

    Ở nơi nào phải xuất hóa đơn doanh thu, ở nơi đó có VAT. Có những nơi VAT thu trước khi xuất hiện doanh thu, đó là quan thuế aka hải quan. Cho nên đã xuất hóa đơn doanh thu thì không thể tránh được thuế VAT. DN nào bán hàng tiền mặt, không phải xuất hóa đơn thì tránh được thuế này.

    VAT đánh vào người mua, người bán chỉ thu giùm cho sở thuế.

    Đúng là, việc "chậm đóng thuế VAT" bản chất là chiếm dụng của sở thuế vì người mua đã thanh toán rồi. Thực tế, sở thuế chỉ cho nợ thuế VAT những doanh nghiệp nào lỗ.

    Với hạch toán của doanh nghiệp, nói chung các chi phí mua nguyên vật liệu trực tiếp đã được đóng thuế, nên DN phải đóng phần VAT của chi phí nhân công. Đây là điểm hạn chế của thuế VAT, không khuyến khích những DN sử dụng nhiều nhân công.

    Còn việc lạm dụng hoàn thuế ở VN rất phổ biến. Nhiều DN xuất khẩu kiếm lời nhờ hoàn thuế. Điều kiện cần của họ là chứng từ xuất khẩu.

    ReplyDelete
  46. Cụ Lý,
    Đất có thể thuê ( Em thấy cũng kha khá bọn FDI chơi chiêu này. Vừa tăng chi phí đầu vào định kỳ vừa được khấu hao tài sản gắn liền với đất lại né được ông BHXH )
    Ở góc độ người đứng đầu DN thì luật thuế VAT & BHXH là 2 đòn chí mạng, với các cụ sản xuất và thương mại thì còn đỡ chứ mảnh dịch vụ tư vấn thì nan giải. Thậm chí em còn tính tới bài khoán việc cho lính part time ( giảm số lượng ăn lương cố định ) để kéo lại mém 10 pour cent tax sur la valeur ajoutée, và chỉ phải nộp NSNN trên 20% - impôt sur le revenu de l'entreprise cho phần còn lại... Cụ cho em hỏi bài này có khả thi ? Em lo nỗi ông BHXH tóm ông part time của em mà xiến luôn thì tiệt đường.
    Cụ coi còn sắc thuế nào khả dĩ bày nốt cho B vắt kiệt sữa lừa luôn thể.

    ReplyDelete
  47. Mời cụ relax tí ti [youtube]http://www.youtube.com/watch?v=4VDFZGl8RRc[/youtube]
    Em có nhã ý tặng cụ 01 cặp thử vị mà không biết đường nào cho tiện.

    ReplyDelete
  48. Em ngu không biết chèn vi déo từ youtube, cụ chèn lại giùm ... he he

    ReplyDelete
  49. Dear thầy Lý,
    Thầy có nhìn nhận gì về vụ rò rỉ này? không biết thực hư như thế nào
    offshoreleaks.icij.org
    Mấy đại gia Việt nam đã vội vã lên truyền thông phân bua. Tiếc rằng, không có tên quan chức cấp cao nào của VN
    Vụ này có sẽ dẫn đến hệ lụy gì không, thưa thầy.

    ReplyDelete
  50. Thầy Lý viết về chính sách kinh tế cứ gọi là No1 nhưng tiếc thầy viết ít quá. Tôi mà làm Thủ tướng tôi gông cổ thầy về bắt làm cố vấn an ninh quốc gia về kinh tài chứ chẳng đùa đâu.

    ReplyDelete
  51. Thầy Lý confirm dùm em nick facebook của Thầy có bị Hack không? Hay là chính chủ?

    ReplyDelete
  52. Lâu quá không được gặp bác Lý,

    Nếu bác vẫn online cho cháu hỏi thăm sức khỏe bác nhé

    Luôn hi vọng bác luôn khỏe mạnh để vỡ lòng tiếp cho bọn cháu

    ReplyDelete
  53. 0902635491
    cảm ơn bài viết của bạn, bạn cung cấp nhiều tin tức hay và bổ ích, thanks
    BÁN NHÀ DĨ AN BÌNH DƯƠNG | BÁN ĐẤT DĨ AN | BÁN ĐẤT LONG THÀNH |

    ReplyDelete
  54. Hi, tôi có 2 câu hỏi (ngu) thế này:

    - Người lao động (cũng là người tiêu dùng), phải đóng 2 lần thuế VAT, khi nhận lương và khi mua hàng?

    - Thuế VAT, thực chất là do DN đóng, hay người tiêu dùng đóng?

    ReplyDelete
  55. Chăn Ướt,

    - Người-laođộng {employee} phải đóng VAT khi muahàng only, VAT cho lương của người-laođộng do người-sửdụng-laođộng {employer} đóng - khoản này cuốicùng lại được đưa vầu giá bán để nã lên đầu ngườimua hànghóa/dịchvụ.
    Điều này dẫn đến tăng giá bán, giảm sức-cạnhtranh.
    Để giữ/tăng sức-cạnhtranh, người-sửdụng-laođộng có xuhướng giảmthiểu chiphí laođộng, theo 2 cách, giảm tiềnlương hoặc thaythế người bằng máymóc.
    - Thuế VAT, thựcchất là do người-tiêudùng {end-user} đóng, chứ gì nữa.

    ReplyDelete
  56. mụ Toét bỏ blog luôn rồi à, chả thấy bót bài nữa

    ReplyDelete
  57. Blog này của thầy hay quá, thế mà đéo biết, ĐCM!

    ReplyDelete
  58. thuyết này hay nhưng k phải ai cũng biết áp dụng
    ---------------------------------maybaogocu-----------------------------------------------
    Bán máy bào gỗ đã qua sử dụng tốt nhất tại tphcm

    ReplyDelete
  59. Mô tả VAT bằng một thí dụ hạch toán thì không khó, nhưng không dùng con số mà làm người nghe hiểu được thì rất khó.
    ve may bay di dien bien gia re
    san ve may bay di con dao re nhat

    ReplyDelete
  60. Chủ đề tăng thuế suất VAT đang nóng bỏng, em đào lại chủ đề của thầy để nghiên cứu, tuy nhiên có chỗ chưa hiểu:
    - VAT được tính trên phần chệch lệch giá giữa bán và mua (khi đọc trên tờ khai VAT), như thế phần VAT đã được tính bởi tất cả các chi phí kinh tế liên quan để rồi tạo nên giá bán, hay nói cách khác giá bán phụ thuộc vào chi phí kinh tế (not chiphí kế toán), vì thế kế toán đâu cần phân bổ các khoản chi phí khác về zero làm gì để kéo VAT xuống (về mặt sổ sách)?

    ReplyDelete

Ghi một nhận xét:
- Mã tô màu: [co=#color]txt[/co]
- Chữ đậm (nghiêng): <b(i)>câu muốn in đậm (nghiêng)</b(i)>
- Chèn link: <a href="URL">text</a>
- Chèn hình: [img]URL hình ảnh, jpg, png, etc[/img] hoặc [im=URL]
- Cho phép chèn mã Emoticons của Yahoo
- Chèn video từ youtube: [youtube]URL của youtube[/youtube]
Định dạng video như thế này: http://www.youtube.com/watch?v=FV6WC89gWUQ (xin lưu ý: http không có s)