Mỗi khi có quyết định tăng giá xăng có hiệu lực, bao giờ báo chí cũng biết trước vài giờ và hiện tượng xảy ra là nhà nhà chạy ra trạm xăng tranh nhau mua xăng để đổ cho ... đầy bình. Thái độ của người vừa đổ đầy bình xăng có tổng dung tích 1 gallon là mãn nguyện, cảm hạnh phúc hơn nhiều lần so với người không có cơ hội đổ xăng vào lúc này.
Một quyết định, dù là cấp công ty tư nhân thôi cũng còn có yếu tố bí mật ở trỏng, tại sao một quyết định cấp bộ (do Bộ phó Nguyễn Tiến Thỏa ký) mà lại rò rỉ ra ngoài như thế. Nếu nói về yêu cầu lan tỏa của quyết định này đến đồng loạt các cây xăng trong cả nước cũng không đúng luôn. Đơn giản là lênh truyền cho các công ty đầu mối phân phối xăng dầu, tự nó sẽ truyền xuống các đại lý.
Giả sử bộ phải truyền tới từng trạm xăng đi nữa cũng không thể để lọt ra ngoài được. Trong cuộc Tổng Tiến công và Nổi dậy Tết Mậu Thân, thông tin được truyền xuống từng cấp cơ sở nhưng mà có bị lộ bí mật đâu. Vậy chỉ có giải thích duy nhất là Bộ cố ý để lọt thông tin trước giờ hiệu lực của quyết định. Nhưng Bộ cố ý làm chuyện đó để làm gì, câu trả lời chấp nhận được đó là "Để cho dân hạnh phúc" trong một chốc, một lát.
Thursday, March 31, 2011
Wednesday, March 30, 2011
Báo cáo về kỳ họp thứ 9 QH khóa 12
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 12 kết thúc chiều 29/3/2011 thành công tốt đẹp. Ngoài những tin đã đưa như bàn thảo xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; thông qua 3 dự án luật; không thông qua Luật Thủ đô, các phóng viên báo chí đã có những tin bài đặc sắc xứng đáng với danh hiệu Báo chí Cách mạng.
Khoảnh khắc làm việc của lãnh đạo đã được các phóng viên chọn góc nhìn minh họa đặc tả.
Hai vị lãnh đạo tối cao đang chăm chú chép bài trên cái nền là các đại biểu khác mỗi người mỗi vẻ, người quay trái, người quay phải, người ngước lên, kẻ nói chuyện riêng. Thông thường ở xứ ta làm chức vụ từ giám đốc trở lên là không cần phải tự ghi chép rồi, việc ghi chép hay ghi âm hoặc quay phim chụp ảnh thường do các thuộc cấp thực hiện. Làm lãnh đạo chỉ cần xem thái độ của cử tọa ra sao để có cách ứng xử tương ứng.
Điểm nhấn thứ hai là nhà sử học đại biểu Dương Trung Quốc, ông Quốc có phát biểu 2 ý quan trọng, đó là:
- Các đại biểu chưa tự giác hát quốc ca
- Sao Luật Biển mãi chưa hoàn thiện để thông qua.
Làm đại biểu quốc hội không nhất thiết phải phát biểu, càng không nên phát biểu những vấn đề không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình. Chẳng hạn như là làm nhà văn thì không nên góp ý về chuyên môn đường sắt; làm sử gia thì không nên góp ý về lãnh vực khai khoáng, nhất là thứ phức tạp như bauxyt. Ở đây, ông Quốc nên trình bày một dự án luật về lịch sử như là sự thực về Phan Thanh Giản, công lao của Lê Văn Duyệt và nhất là công đức của nhà Nguyễn.
Phát biểu của ông Quốc, dân gian gọi là trớt quớt bởi vì: điều chúng ta quan tâm để hoàn thiện trước mắt là Luật Rừng, chứ không phải là Luật Biển. Riêng Luật Biển, phía nước bạn TQ cùng chế độ chính trị, đã hoàn thiện nên ta có thể dựa vào đó để mà áp dụng, không nhất thiết phải soạn thảo rồi biểu quyết đưa vào áp dụng phải mất một thời gian chờ các Nghị định và Thông tư hướng dẫn.
Trước đây chuyên gia ta trợ giúp nước bạn Lào công tác xây dựng chính quyền. Ngoài tư tưởng chỉ đạo từ phía ta, nước bạn Lào đề nghị bộ Hải sản trong cơ cấu chính phủ. Phía ta ngạc nhiên hỏi lại - Lào làm gì có biển, giống như VN cũng có bộ Văn Hóa - bạn Lào đáp.
Khoảnh khắc làm việc của lãnh đạo đã được các phóng viên chọn góc nhìn minh họa đặc tả.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
chăm chú ghi chép ý kiến đóng góp của các đại biểu chiều 25/3.
Ảnh: Tiến Dũng.
chăm chú ghi chép ý kiến đóng góp của các đại biểu chiều 25/3.
Ảnh: Tiến Dũng.
Hai vị lãnh đạo tối cao đang chăm chú chép bài trên cái nền là các đại biểu khác mỗi người mỗi vẻ, người quay trái, người quay phải, người ngước lên, kẻ nói chuyện riêng. Thông thường ở xứ ta làm chức vụ từ giám đốc trở lên là không cần phải tự ghi chép rồi, việc ghi chép hay ghi âm hoặc quay phim chụp ảnh thường do các thuộc cấp thực hiện. Làm lãnh đạo chỉ cần xem thái độ của cử tọa ra sao để có cách ứng xử tương ứng.
Điểm nhấn thứ hai là nhà sử học đại biểu Dương Trung Quốc, ông Quốc có phát biểu 2 ý quan trọng, đó là:
- Các đại biểu chưa tự giác hát quốc ca
- Sao Luật Biển mãi chưa hoàn thiện để thông qua.
Làm đại biểu quốc hội không nhất thiết phải phát biểu, càng không nên phát biểu những vấn đề không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình. Chẳng hạn như là làm nhà văn thì không nên góp ý về chuyên môn đường sắt; làm sử gia thì không nên góp ý về lãnh vực khai khoáng, nhất là thứ phức tạp như bauxyt. Ở đây, ông Quốc nên trình bày một dự án luật về lịch sử như là sự thực về Phan Thanh Giản, công lao của Lê Văn Duyệt và nhất là công đức của nhà Nguyễn.
Phát biểu của ông Quốc, dân gian gọi là trớt quớt bởi vì: điều chúng ta quan tâm để hoàn thiện trước mắt là Luật Rừng, chứ không phải là Luật Biển. Riêng Luật Biển, phía nước bạn TQ cùng chế độ chính trị, đã hoàn thiện nên ta có thể dựa vào đó để mà áp dụng, không nhất thiết phải soạn thảo rồi biểu quyết đưa vào áp dụng phải mất một thời gian chờ các Nghị định và Thông tư hướng dẫn.
Trước đây chuyên gia ta trợ giúp nước bạn Lào công tác xây dựng chính quyền. Ngoài tư tưởng chỉ đạo từ phía ta, nước bạn Lào đề nghị bộ Hải sản trong cơ cấu chính phủ. Phía ta ngạc nhiên hỏi lại - Lào làm gì có biển, giống như VN cũng có bộ Văn Hóa - bạn Lào đáp.
Sunday, March 27, 2011
Ai đang đầu cơ vàng, đô
Bên lề họp Quốc hội báo Đầu tư phỏng vấn TS Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, về chính sách vàng và ngoại tệ, ông Kiên đã cung cấp một số thông tin đáng lưu ý.
Theo ông số người không bị ảnh hưởng bởi chính sách cấm vàng và ngoại tệ bao gồm:
- 7 triệu công chức viên chức nhà nước ăn lương từ ngân sách
- 13 triệu công nhân trong các ngành nghề với thu nhập bình quân 2 triệu/tháng
- Hàng chục triệu nông dân
- Hàng triệu người hưởng lương hưu
Tuy không đề cập đến người thất nghiệp nhưng có lẽ ông cũng ám chỉ đến thành phần này. Ông khẳng định số bị ảnh hưởng là những kẻ đầu cơ, “lướt sóng” trên thị trường vàng, thị trường ngoại tệ, mà những hoạt động đầu cơ lướt sóng này không được khuyến khích, vì đã gây bất ổn đến nền kinh tế.
Để hiểu rõ hơn việc ông phân trần rằng nhà nước không cấm giao dịch vàng và ngoại tệ, phóng viên hỏi ông đã từng mua đô "đúng nơi quy định" lần nào chưa, ông giả lả "Theo tôi được biết ..." Ông có mặt tốt đó là chân thật, ông chưa từng đến những "nơi quy định" đó thật. Cái mà theo ông biết, là phí 2% nó giống như một loại lệ phí sử dụng đô la khi đi nước ngoài hoặc gửi ra nước ngoài với mục đích học tập.
Về vấn đề phá giá đồng bạc tuy ông thừa nhận tuy Đồng có giảm giá so với đô nhưng ông lại nói dối rằng tiền đồng không giảm giá so với các đồng bạc khác trong khu vực. Lấy số liệu giá mua đồng Baht Thái từ NH Ngoại Thương Việt Nam, tại 3 thời điểm:
27/3/2011 : 677.79 / 711.52 đồng
27/9/2010 : 623.26 / 649.87 đồng
27/3/2010 : 576.01 / 601.72 đồng
Cuối cùng ông nhận định lãi suất USD ở VN cao nhất nhì thế giới, gấp nhiều lần tại quê hương đồng đô la. Theo ông đây là điều bất hợp lý. Tại sao các ngân hàng lại không biết điều đó - lãi suất USD quá cao.
Xin nói thêm ông tiến sĩ này nguyên là Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan, ngành nghề mà người ta phải chạy cả trăm ngàn đô để kiếm một chân kiểm hóa.
***
Nếu nhà nước chỉ phải trả bình quân 2 triệu đồng / tháng cho 7 triệu công chức, viên chức vị chi ngân sách hàng năm phải chi tới 168 ngàn tỷ đồng tương đương hơn 8 tỷ đô la. Thành phần này là cốt cán của chế độ không thể là khách hàng tiêu thụ những tô phở bò Kobe đáng giá 850 ngàn đồng mỗi tô đang được cổ vũ ở đây. Rốt cuộc của ngon vật lạ cũng chỉ dành để dâng cho những kẻ gây bất ổn cho nền kinh tế.
Xem chi tiết bài phỏng vấn ở đây Chỉ những người đầu cơ mới hoang mang.
* Ăn theo TS Kiên, xăng lên giá chỉ có ai đi xe máy mới hoang mang.
* Đồng chí Thứ trưởng Tư pháp cũng góp phần phá hoại chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô do chính phủ phát động. Thay vì gửi tiền vào Ngân hàng lấy lãi và góp phần ổn định vĩ mô, ông Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp lại để tiền mặt trong ngăn kéo bàn làm việc. Số tiền là 245 triệu đồng và 2 ngàn USD. Ai cũng giữ tiền riêng thế này làm sao có tiền lưu thông, làm tăng lãi suất huy động dẫn đến hàng loạt hệ lụy lạm phát khác.
Theo ông số người không bị ảnh hưởng bởi chính sách cấm vàng và ngoại tệ bao gồm:
- 7 triệu công chức viên chức nhà nước ăn lương từ ngân sách
- 13 triệu công nhân trong các ngành nghề với thu nhập bình quân 2 triệu/tháng
- Hàng chục triệu nông dân
- Hàng triệu người hưởng lương hưu
Tuy không đề cập đến người thất nghiệp nhưng có lẽ ông cũng ám chỉ đến thành phần này. Ông khẳng định số bị ảnh hưởng là những kẻ đầu cơ, “lướt sóng” trên thị trường vàng, thị trường ngoại tệ, mà những hoạt động đầu cơ lướt sóng này không được khuyến khích, vì đã gây bất ổn đến nền kinh tế.
Để hiểu rõ hơn việc ông phân trần rằng nhà nước không cấm giao dịch vàng và ngoại tệ, phóng viên hỏi ông đã từng mua đô "đúng nơi quy định" lần nào chưa, ông giả lả "Theo tôi được biết ..." Ông có mặt tốt đó là chân thật, ông chưa từng đến những "nơi quy định" đó thật. Cái mà theo ông biết, là phí 2% nó giống như một loại lệ phí sử dụng đô la khi đi nước ngoài hoặc gửi ra nước ngoài với mục đích học tập.
Về vấn đề phá giá đồng bạc tuy ông thừa nhận tuy Đồng có giảm giá so với đô nhưng ông lại nói dối rằng tiền đồng không giảm giá so với các đồng bạc khác trong khu vực. Lấy số liệu giá mua đồng Baht Thái từ NH Ngoại Thương Việt Nam, tại 3 thời điểm:
27/3/2011 : 677.79 / 711.52 đồng
27/9/2010 : 623.26 / 649.87 đồng
27/3/2010 : 576.01 / 601.72 đồng
Cuối cùng ông nhận định lãi suất USD ở VN cao nhất nhì thế giới, gấp nhiều lần tại quê hương đồng đô la. Theo ông đây là điều bất hợp lý. Tại sao các ngân hàng lại không biết điều đó - lãi suất USD quá cao.
Xin nói thêm ông tiến sĩ này nguyên là Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan, ngành nghề mà người ta phải chạy cả trăm ngàn đô để kiếm một chân kiểm hóa.
***
Nếu nhà nước chỉ phải trả bình quân 2 triệu đồng / tháng cho 7 triệu công chức, viên chức vị chi ngân sách hàng năm phải chi tới 168 ngàn tỷ đồng tương đương hơn 8 tỷ đô la. Thành phần này là cốt cán của chế độ không thể là khách hàng tiêu thụ những tô phở bò Kobe đáng giá 850 ngàn đồng mỗi tô đang được cổ vũ ở đây. Rốt cuộc của ngon vật lạ cũng chỉ dành để dâng cho những kẻ gây bất ổn cho nền kinh tế.
Xem chi tiết bài phỏng vấn ở đây Chỉ những người đầu cơ mới hoang mang.
* Ăn theo TS Kiên, xăng lên giá chỉ có ai đi xe máy mới hoang mang.
* Đồng chí Thứ trưởng Tư pháp cũng góp phần phá hoại chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô do chính phủ phát động. Thay vì gửi tiền vào Ngân hàng lấy lãi và góp phần ổn định vĩ mô, ông Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp lại để tiền mặt trong ngăn kéo bàn làm việc. Số tiền là 245 triệu đồng và 2 ngàn USD. Ai cũng giữ tiền riêng thế này làm sao có tiền lưu thông, làm tăng lãi suất huy động dẫn đến hàng loạt hệ lụy lạm phát khác.
Friday, March 25, 2011
Điểm tin kinh tế ngày 25 tháng 3 năm 2011
TS Phạm Ngọc Long nửa đe dọa, nửa thăm dò khi viết bài Tuyên chiến với “vàng hóa, đô la hóa” đăng trên VEF. Bản tin WSJ châu Á bình luận Kinh tế VN tiếp tục mất cân đối (Vietnam Economy Plagued by Imbalance). Đặc biêt Thanh niên đăng lại bào của báo Người Lao Đông bài viết Việt Nam nhảy vọt về chỉ số niềm tin. Chúng ta cùng tìm hiểu thông điệp đằng sau những bài viết ấy là gì.
Cùng với tin công khai đợt phát hành trái phiếu 24/3 hoàn toàn thất bại, không bán được một đồng trái phiếu nào. Trước đó phiên giao dịch ngày 24/2, đấu thầu 6 ngàn tỷ đồng do Kho bạc Nhà nước phát hành kỳ hạn 3 năm, 5 năm và 10 năm chỉ bán được 825 tỷ đồng (tỷ lệ 13,75%); phiên giao dịch ngày 17/3, chào bán 3 ngàn tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, 5 năm và 10 năm chỉ duy nhất 1 khách hàng trúng thầu kỳ hạn 10 năm, lãi suất 11,5%, khối lượng 30 tỷ đồng (tỷ lệ 1%).
Về cán cân mậu dịch, thứ trưởng Nguyễn Thành Biên công bố thâm thủng tháng Ba 1.15 tỷ đô so với 1.11 tỷ đô của tháng Hai. Số liệu tương ứng xuất khẩu 7.05 tỷ đô so với 4.85 tỷ đô, nhập khẩu 8.20 tỷ đô so với 5.96 tỷ đô. Xuất nhập đều tăng mà nhập có xu hướng tăng nhiều hơn. Cho thấy đòn bẩy tỷ giá từ 11/2 không có tác dụng gì cả, nghĩa là chỉ xuất khẩu những gì đã nhập khẩu trước đó. Trị giá tiền đồng thấp khiến những người làm công chật vật do hàng hóa tăng đột ngột.
Kinh tế trưởng HSBC Sherman Chan nhận định tỷ lệ lạm phát của Việt Nam dường như không có dấu hiệu giảm ít nhất là đến hết quý III vì giá lương thực và giá dầu trên thế giới tăng. Một luận điểm đáng nghi ngờ là Chan tin rằng việc tăng 2% lãi suất thêm nữa trong quý II sẽ giúp lạm phát giảm đi còn một con số trong quý IV.
Tuy nhiên chúng ta nên tin vào chính sách điều hành kinh tế của chính phủ, thâu tóm vàng trong dân khiến cho vàng trên thị trường ngày một hiếm đi và trở nên đắt đến mức không ai thèm giữ vàng nữa.
Cập nhật
Từ 9/5, chỉ cho vay ngoại tệ nếu khách hàng cam kết có ngoại tệ trả nợ
Nếu không còn vàng và đôla?
Tác giả: Huỳnh Thế Du
Thực ra, sự hỗn loạn của vàng và đôla chỉ là hậu quả chứ không phải nguyên nhân của bất ổn vĩ mô ...
Bản tin NHNN giới hạn cho vay ngoại tệ của Bloomberg
Cùng với tin công khai đợt phát hành trái phiếu 24/3 hoàn toàn thất bại, không bán được một đồng trái phiếu nào. Trước đó phiên giao dịch ngày 24/2, đấu thầu 6 ngàn tỷ đồng do Kho bạc Nhà nước phát hành kỳ hạn 3 năm, 5 năm và 10 năm chỉ bán được 825 tỷ đồng (tỷ lệ 13,75%); phiên giao dịch ngày 17/3, chào bán 3 ngàn tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, 5 năm và 10 năm chỉ duy nhất 1 khách hàng trúng thầu kỳ hạn 10 năm, lãi suất 11,5%, khối lượng 30 tỷ đồng (tỷ lệ 1%).
Về cán cân mậu dịch, thứ trưởng Nguyễn Thành Biên công bố thâm thủng tháng Ba 1.15 tỷ đô so với 1.11 tỷ đô của tháng Hai. Số liệu tương ứng xuất khẩu 7.05 tỷ đô so với 4.85 tỷ đô, nhập khẩu 8.20 tỷ đô so với 5.96 tỷ đô. Xuất nhập đều tăng mà nhập có xu hướng tăng nhiều hơn. Cho thấy đòn bẩy tỷ giá từ 11/2 không có tác dụng gì cả, nghĩa là chỉ xuất khẩu những gì đã nhập khẩu trước đó. Trị giá tiền đồng thấp khiến những người làm công chật vật do hàng hóa tăng đột ngột.
Kinh tế trưởng HSBC Sherman Chan nhận định tỷ lệ lạm phát của Việt Nam dường như không có dấu hiệu giảm ít nhất là đến hết quý III vì giá lương thực và giá dầu trên thế giới tăng. Một luận điểm đáng nghi ngờ là Chan tin rằng việc tăng 2% lãi suất thêm nữa trong quý II sẽ giúp lạm phát giảm đi còn một con số trong quý IV.
Tuy nhiên chúng ta nên tin vào chính sách điều hành kinh tế của chính phủ, thâu tóm vàng trong dân khiến cho vàng trên thị trường ngày một hiếm đi và trở nên đắt đến mức không ai thèm giữ vàng nữa.
Cập nhật
Từ 9/5, chỉ cho vay ngoại tệ nếu khách hàng cam kết có ngoại tệ trả nợ
Nếu không còn vàng và đôla?
Tác giả: Huỳnh Thế Du
Thực ra, sự hỗn loạn của vàng và đôla chỉ là hậu quả chứ không phải nguyên nhân của bất ổn vĩ mô ...
Bản tin NHNN giới hạn cho vay ngoại tệ của Bloomberg
Thursday, March 24, 2011
Dân chủ x-cà
Một thread có hơn triệu views của x-cà là VN sẽ hết sạch ngoại tệ vào tháng 10/2011
thread này đã có 1180 pages cho đến giờ đạt 1,469,000 (làm tròn) views. Thread này do thành viên Dr Tran (gọi tắt là Trần (không truồng)) khởi xướng và bảo vệ.
Do những phát biểu không êm tai mà Trần bị các mods nhắc nhở những lỗi trình bày, và những lỗi không tôn trọng thành viên khác (mà thực chất là ban điều hành x-cà như Cym, Neo ...).
TV mang tên Văn Minh với slogan "Đuôi con chó ..." (anh/chị ta xóa rồi) được ban điều hành giao nhiệm vụ làm mod và không được nhiều thành viên đồng tình. Trong khi làm mod TV Văn Minh nhiều lần vi phạm luật x-cà (gọi Dr Tran là Đóc) trong đó có điều "cấm thành viên gọi thành viên khác bằng viết tắt hay xuyên tạc chữ nghĩa, nhưng không bị xử lý gì cả.
Đỉnh điểm là trong khi TV Dr Tran lan man về triết học và xã hội trong thread kinh tế (mà anh ta khởi xướng) đã bị mod Văn Minh nhắc nhở, ghi bút đỏ và chuyển bài. Dr Tran tiếp tục mắng BDH với kết quả là Innova cho Dr Tran cai cà phê 3 ngày với lý do clone nick. Dr Tran sử dụng 2 nick ai cũng biết và không có phản đối gì, kể ca khi anh ta poll chọn ban điều hành.
Kết luận cuối cùng là chủ x-cà, tinman (tên thật là Mạc gì đó) ban nick Dr Tran và các clone trong 1 tháng kể từ ngày hôm nay 23/3/2011 cho tới 23/5/2011.
X-cà còn ngắc ngoải là nhờ những tay phù phiếm như Dr Tran hay the viewplatform. Tin cập nhật là ban điều hành đã cách chức mod của Văn Minh - lý do không xác đáng, Khoai Tây Chiên - lạc đường, Neo - đầu nóng
thread này đã có 1180 pages cho đến giờ đạt 1,469,000 (làm tròn) views. Thread này do thành viên Dr Tran (gọi tắt là Trần (không truồng)) khởi xướng và bảo vệ.
Do những phát biểu không êm tai mà Trần bị các mods nhắc nhở những lỗi trình bày, và những lỗi không tôn trọng thành viên khác (mà thực chất là ban điều hành x-cà như Cym, Neo ...).
TV mang tên Văn Minh với slogan "Đuôi con chó ..." (anh/chị ta xóa rồi) được ban điều hành giao nhiệm vụ làm mod và không được nhiều thành viên đồng tình. Trong khi làm mod TV Văn Minh nhiều lần vi phạm luật x-cà (gọi Dr Tran là Đóc) trong đó có điều "cấm thành viên gọi thành viên khác bằng viết tắt hay xuyên tạc chữ nghĩa, nhưng không bị xử lý gì cả.
Đỉnh điểm là trong khi TV Dr Tran lan man về triết học và xã hội trong thread kinh tế (mà anh ta khởi xướng) đã bị mod Văn Minh nhắc nhở, ghi bút đỏ và chuyển bài. Dr Tran tiếp tục mắng BDH với kết quả là Innova cho Dr Tran cai cà phê 3 ngày với lý do clone nick. Dr Tran sử dụng 2 nick ai cũng biết và không có phản đối gì, kể ca khi anh ta poll chọn ban điều hành.
Kết luận cuối cùng là chủ x-cà, tinman (tên thật là Mạc gì đó) ban nick Dr Tran và các clone trong 1 tháng kể từ ngày hôm nay 23/3/2011 cho tới 23/5/2011.
X-cà còn ngắc ngoải là nhờ những tay phù phiếm như Dr Tran hay the viewplatform. Tin cập nhật là ban điều hành đã cách chức mod của Văn Minh - lý do không xác đáng, Khoai Tây Chiên - lạc đường, Neo - đầu nóng
Ai đúng, Ai sai?
Tin "tốt" - Lạm phát sẽ xuống rất nhanh trong hai, ba tháng tới đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị (SGTT) với nội dung là ý kiến quý báu của Kinh tế trưởng WB khu vực Đông Á. Nội dung bài viết nói rằng chính phủ đã thành công trong việc ổn định vĩ mô chống lạm phát. Nghi vấn trong bài ở chi tiết tác giả Tư Giang viết "Hiện tại, nếu chính phủ có những quyết định đúng đắn, thì người dân và doanh nghiệp sẽ lại chuyển từ tiền đồng sang đô la Mỹ, và Việt Nam lại có thể tăng dự trữ ngoại hối. Điều tương tự cũng đã xảy ra vào đầu năm 2008." hết trích, hy vọng anh ấy viết nhầm hay muốn gửi gắm thông điệp gì đây.
Tin chưa kiểm chứng - Vietnam Bonds Drop on Expectations Inflation Will Accelerate từ Bloomberg (tạm dịch là Trái phiếu VN rớt giá do kỳ vọng lạm phát tăng). Phố Tường (WSJ) bình luận Giá vàng $1438 mỗi oz chưa phải là kỷ lục.
Trong khi tin "bình dân" lại viết Thực phẩm đồng loạt “sốt” giá trên toàn quốc từ Dân Trí ngày 23/3/2011. Mừng khởi nghĩa Ba Tơ 11/3/1945. Biết tin ai bây giờ.
Kết luận: cho tới giờ, Vàng vẫn là Vàng
Tin chưa kiểm chứng - Vietnam Bonds Drop on Expectations Inflation Will Accelerate từ Bloomberg (tạm dịch là Trái phiếu VN rớt giá do kỳ vọng lạm phát tăng). Phố Tường (WSJ) bình luận Giá vàng $1438 mỗi oz chưa phải là kỷ lục.
Trong khi tin "bình dân" lại viết Thực phẩm đồng loạt “sốt” giá trên toàn quốc từ Dân Trí ngày 23/3/2011. Mừng khởi nghĩa Ba Tơ 11/3/1945. Biết tin ai bây giờ.
Kết luận: cho tới giờ, Vàng vẫn là Vàng
Dân giữ vàng có sinh lợi không
Đọc thấy bài hay trên mạng, phải copy đề phòng họ xóa mất
(VEF.VN) - Để đưa vàng đang cất trữ trong dân cư vào nền kinh tế, ông Nguyễn Thanh Trúc, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tổng công ty Vàng Agribank Việt Nam, đưa ra hai khuyến nghị.
Theo tính toán của các doanh nghiệp, lượng vàng lưu giữ trong dân là 500 tấn (khoảng 25 tỷ USD).
Trả lời báo Đầu tư, ông Trúc đưa ra hai phương án để huy động vàng trong dân nhằm đưa vào nền kinh tế với tỷ lệ an toàn tuyệt đối:
Thứ nhất, và cũng là dễ nhất, các ngân hàng thương mại huy động vàng trong dân, sau đó gửi vào ngân hàng nước ngoài và dùng chính số vàng đó làm tài sản thế chấp để vay lại ngoại tệ của các ngân hàng nước ngoài.
"Tôi đã hỏi mấy ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và họ cho biết là sẵn sàng nhận vàng tiết kiệm của chúng ta làm tài sản thế chấp để cho vay USD. Nếu huy động tiết kiệm được 100 tấn vàng (khoảng 5 tỷ USD), thì chúng ta có thể vay 4 tỷ USD", ông Trúc cho hay.
Thứ hai, là cách mà công ty Vàng Agribank từng làm trong những năm 2007-2008, khi Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng và kinh doanh vàng tài khoản.
Người dân đang tích trữ khoảng 500 tấn vàng (ảnh SGTT)
Cụ thể, ở những thời điểm giá vàng trong nước rẻ hơn giá vàng thế giới mà vàng trong tài khoản tiết kiệm còn dư, thì sẽ cho xuất khẩu để thu ngoại tệ. Sau đó, mua ngay một lượng vàng tài khoản đúng bằng số vừa bán để chốt giá mà chỉ phải trả 7% tiền đặt cọc. Khi cần vàng để trả cho người dân, công ty mới chuyển hết tiền và đưa vàng về.
Ngoài ra, theo ông Trúc, cần phải giảm thuế xuất khẩu vàng. Việc đưa thuế xuất khẩu vàng lên 10% như hiện nay là vô lý, bởi thuế càng cao thì xuất lậu vàng càng lớn.
Ông Trúc nhận xét, quản lý thị trường vàng không phải là quá khó, bởi thực tế, nhiều nước làm rất tốt việc này. Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đã ngỏ lời với Hội đồng Vàng thế giới và họ cho biết là sẵn sàng tham gia bàn thảo với Việt Nam để tìm phương pháp quản lý thị trường vàng Việt Nam.
Nhiệm vụ đặt ra với quản lý thị trường vàng nước ta là phải quản lý các doanh nghiệp (DN) mua bán vàng, chứ không thể bắt người dân chỉ được bán mà không được mua. Nhiều nước hạn chế kinh doanh vàng vật chất (vàng cao tuổi) bằng cách quy định chỉ một tỷ lệ nhỏ cửa hàng vàng bạc được bán loại vàng này.
Theo bạn, hai đề xuất trên của vị lãnh đạo của Agribank kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam có khả thi? Ngoài ra, để huy động vàng trong dân, cần thêm những biện pháp gì? Làm sao có thể thuyết phục người dân từ bỏ thói quen tích trữ vàng lâu nay?
Mời các bạn cùng tham gia tranh luận, đóng góp ý kiến về vef@vietnamnet.vn.
Nguồn: http://vef.vn/2011-03-23-hai-de-xuat-huy-dong-vang-trong-dan
(VEF.VN) - Để đưa vàng đang cất trữ trong dân cư vào nền kinh tế, ông Nguyễn Thanh Trúc, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tổng công ty Vàng Agribank Việt Nam, đưa ra hai khuyến nghị.
Theo tính toán của các doanh nghiệp, lượng vàng lưu giữ trong dân là 500 tấn (khoảng 25 tỷ USD).
Trả lời báo Đầu tư, ông Trúc đưa ra hai phương án để huy động vàng trong dân nhằm đưa vào nền kinh tế với tỷ lệ an toàn tuyệt đối:
Thứ nhất, và cũng là dễ nhất, các ngân hàng thương mại huy động vàng trong dân, sau đó gửi vào ngân hàng nước ngoài và dùng chính số vàng đó làm tài sản thế chấp để vay lại ngoại tệ của các ngân hàng nước ngoài.
"Tôi đã hỏi mấy ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và họ cho biết là sẵn sàng nhận vàng tiết kiệm của chúng ta làm tài sản thế chấp để cho vay USD. Nếu huy động tiết kiệm được 100 tấn vàng (khoảng 5 tỷ USD), thì chúng ta có thể vay 4 tỷ USD", ông Trúc cho hay.
Thứ hai, là cách mà công ty Vàng Agribank từng làm trong những năm 2007-2008, khi Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng và kinh doanh vàng tài khoản.
Người dân đang tích trữ khoảng 500 tấn vàng (ảnh SGTT)
Cụ thể, ở những thời điểm giá vàng trong nước rẻ hơn giá vàng thế giới mà vàng trong tài khoản tiết kiệm còn dư, thì sẽ cho xuất khẩu để thu ngoại tệ. Sau đó, mua ngay một lượng vàng tài khoản đúng bằng số vừa bán để chốt giá mà chỉ phải trả 7% tiền đặt cọc. Khi cần vàng để trả cho người dân, công ty mới chuyển hết tiền và đưa vàng về.
Ngoài ra, theo ông Trúc, cần phải giảm thuế xuất khẩu vàng. Việc đưa thuế xuất khẩu vàng lên 10% như hiện nay là vô lý, bởi thuế càng cao thì xuất lậu vàng càng lớn.
Ông Trúc nhận xét, quản lý thị trường vàng không phải là quá khó, bởi thực tế, nhiều nước làm rất tốt việc này. Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đã ngỏ lời với Hội đồng Vàng thế giới và họ cho biết là sẵn sàng tham gia bàn thảo với Việt Nam để tìm phương pháp quản lý thị trường vàng Việt Nam.
Nhiệm vụ đặt ra với quản lý thị trường vàng nước ta là phải quản lý các doanh nghiệp (DN) mua bán vàng, chứ không thể bắt người dân chỉ được bán mà không được mua. Nhiều nước hạn chế kinh doanh vàng vật chất (vàng cao tuổi) bằng cách quy định chỉ một tỷ lệ nhỏ cửa hàng vàng bạc được bán loại vàng này.
Theo bạn, hai đề xuất trên của vị lãnh đạo của Agribank kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam có khả thi? Ngoài ra, để huy động vàng trong dân, cần thêm những biện pháp gì? Làm sao có thể thuyết phục người dân từ bỏ thói quen tích trữ vàng lâu nay?
Mời các bạn cùng tham gia tranh luận, đóng góp ý kiến về vef@vietnamnet.vn.
Nguồn: http://vef.vn/2011-03-23-hai-de-xuat-huy-dong-vang-trong-dan
Wednesday, March 23, 2011
Hàng giả, anh là ai
Giới khảo cổ phân biệt các niên đại là Thời kỳ Đồ Đá, Đồ Đồng và Đồ Sắt. Có người nói đùa giai đoạn quá độ của ta đang vào Thời kỳ Đồ Đểu, Đểu là tiếng lóng chỉ đồ giả. Người ta làm hàng giả tức là nhái một sự vật hay hiện tượng có thật và có giá trị, thí dụ như làm vàng giả, bằng giả v.v...
Gúc trên mạng với từ khóa "giả" được các tin điển hình sau:
- Giả danh cảnh sát giao thông để "phạt" người đi đường
- Giả danh cán bộ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để lừa đảo
- Giả danh cán bộ tòa án để lừa tiền chạy án
Việc giả danh cảnh sát giao thông chứng tỏ
1. Người tham gia lưu thông khi phạm luật giao thông đường bộ hay tìm cách "cưa đôi" với CSGT mà không cần biết tới chứng minh thư của viên CSGT.
2. Hiện tượng trong ý (1) là có thật và nhất là rất phổ biến.
Việc giả danh cán bộ Tập đoàn Dầu khí nói lên:
1. Làm ngành dầu khí kiếm được rất nhiều tiền so với ngành khác
2. Cán bộ Dầu khí rất được nể trọng và người ta ít nghi ngờ về nhân thân.
Việc giả danh cán bộ tòa án nêu bật:
1. Việc chạy án ngày nay là công việc rất bình thường và phổ biến
2. Giá "chạy án" tương đối rẻ, chỉ một vài triệu đồng, mại dô mại dô.
3. Cán bộ tòa án "cải thiện" bằng gì theo nghĩa làm nghề nào ăn nghề nấy?
Gúc trên mạng với từ khóa "giả" được các tin điển hình sau:
- Giả danh cảnh sát giao thông để "phạt" người đi đường
- Giả danh cán bộ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để lừa đảo
- Giả danh cán bộ tòa án để lừa tiền chạy án
Việc giả danh cảnh sát giao thông chứng tỏ
1. Người tham gia lưu thông khi phạm luật giao thông đường bộ hay tìm cách "cưa đôi" với CSGT mà không cần biết tới chứng minh thư của viên CSGT.
2. Hiện tượng trong ý (1) là có thật và nhất là rất phổ biến.
Việc giả danh cán bộ Tập đoàn Dầu khí nói lên:
1. Làm ngành dầu khí kiếm được rất nhiều tiền so với ngành khác
2. Cán bộ Dầu khí rất được nể trọng và người ta ít nghi ngờ về nhân thân.
Việc giả danh cán bộ tòa án nêu bật:
1. Việc chạy án ngày nay là công việc rất bình thường và phổ biến
2. Giá "chạy án" tương đối rẻ, chỉ một vài triệu đồng, mại dô mại dô.
3. Cán bộ tòa án "cải thiện" bằng gì theo nghĩa làm nghề nào ăn nghề nấy?
Friday, March 18, 2011
Đọc báo bạn
Với tiêu đề Gỡ dần bài toán tỷ giá, lãi suất và lạm phát tác giả Phạm Đỗ Chí đã phân tích Tiền Đồng tăng giá, dự trữ ngoại tệ tăng chỉ bằng một vài biện pháp hành chính, đó là
1. Tăng lãi suất làm cung tiền giảm, các doanh nghiệp buộc phải bán đô để lấy vốn sản xuất
2. Việc hạn chế đi đến cấm kinh doanh vàng kim loại làm cho vàng trong nước rẻ hơn vàng thế giới. Giới buôn sẽ xuất vàng đi bán lấy ngoại tệ.
Tiếp theo là đồng chí Chí đá quả bóng sang cho Ngân hàng nhà nước (NHNN), rằng thì mà là các ngân hàng thương mại (NHTM) có bán đô cho người mua hay không là do các quyết định từ NHNN. Chích sách cơ chế đã tốt rồi đấy nhé, điều hành ra sao là do NHNN, đ/c Giàu nhớ nhé trông mong cả vào đ/c đấy!
***
Và NHNN đã đề xuất biện pháp, theo đó Nới lỏng đô la và siết chặt vàng
NHTM và khách hàng tự thỏa thuận về giá Đô la trong kỳ hạn từ 3 tháng đến 1 năm. Mặt khác chỉ bán đô la cho DN xuất khẩu, sau khi bán được hàng thu được đô, DN phải bán lại cho ngân hàng. Đối với DN nhập khẩu chỉ cho vay đô khi DN chứng minh được rằng họ có nguồn ngoại tệ. Với cá nhân có nhu cầu mua ngoại tệ ngân hàng sẽ thu 2% phí .
Về vàng, dứt khoát cấm giao dịch tự do. NHNN sẽ mua vàng nhưng không bán, người dân sẽ chỉ được bán cho NHNN và không thể mua từ NHNN.
Thực ra tự do sở hữu và mua bán vàng hay đô là quyền tự vệ về kinh tế tối thiểu và là quyền bất khả xâm phạm của người dân. Quyết định trên đây của NHNN thú vị ở chỗ: hôm nay cấm vàng, dân phải bán rẻ cho các đại gia. Khi dân bán hết vàng lấy tiền rồi sẽ có quyết định cho tự do giao dịch vàng, lúc này ai sẽ là người có lợi.
***
Trong một tuyên bố khác của Phó Thủ tướng kết luận người dân được sở hữu và mua bán vàng với một số đầu mối được NHNN cho phép (có lẽ lại thu phí).
Nền kinh tế phi sản xuất lại quá nhỏ bé nên chỉ một số tiền nhỏ có thể làm cho thị trường chao đảo.
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật: cấm vàng hay cấm đô, cái đó không quan trọng, cái cấp thiết bây giờ là mọi nguồn vốn cần phải tập trung cả vào đây - BĐS. Bất động sản là gốc của tăng trưởng. Bất động sản là một dạng của cải. Bất động sản là tất cả.
1. Tăng lãi suất làm cung tiền giảm, các doanh nghiệp buộc phải bán đô để lấy vốn sản xuất
2. Việc hạn chế đi đến cấm kinh doanh vàng kim loại làm cho vàng trong nước rẻ hơn vàng thế giới. Giới buôn sẽ xuất vàng đi bán lấy ngoại tệ.
Tiếp theo là đồng chí Chí đá quả bóng sang cho Ngân hàng nhà nước (NHNN), rằng thì mà là các ngân hàng thương mại (NHTM) có bán đô cho người mua hay không là do các quyết định từ NHNN. Chích sách cơ chế đã tốt rồi đấy nhé, điều hành ra sao là do NHNN, đ/c Giàu nhớ nhé trông mong cả vào đ/c đấy!
***
Và NHNN đã đề xuất biện pháp, theo đó Nới lỏng đô la và siết chặt vàng
NHTM và khách hàng tự thỏa thuận về giá Đô la trong kỳ hạn từ 3 tháng đến 1 năm. Mặt khác chỉ bán đô la cho DN xuất khẩu, sau khi bán được hàng thu được đô, DN phải bán lại cho ngân hàng. Đối với DN nhập khẩu chỉ cho vay đô khi DN chứng minh được rằng họ có nguồn ngoại tệ. Với cá nhân có nhu cầu mua ngoại tệ ngân hàng sẽ thu 2% phí .
Về vàng, dứt khoát cấm giao dịch tự do. NHNN sẽ mua vàng nhưng không bán, người dân sẽ chỉ được bán cho NHNN và không thể mua từ NHNN.
Thực ra tự do sở hữu và mua bán vàng hay đô là quyền tự vệ về kinh tế tối thiểu và là quyền bất khả xâm phạm của người dân. Quyết định trên đây của NHNN thú vị ở chỗ: hôm nay cấm vàng, dân phải bán rẻ cho các đại gia. Khi dân bán hết vàng lấy tiền rồi sẽ có quyết định cho tự do giao dịch vàng, lúc này ai sẽ là người có lợi.
***
Trong một tuyên bố khác của Phó Thủ tướng kết luận người dân được sở hữu và mua bán vàng với một số đầu mối được NHNN cho phép (có lẽ lại thu phí).
Nền kinh tế phi sản xuất lại quá nhỏ bé nên chỉ một số tiền nhỏ có thể làm cho thị trường chao đảo.
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật: cấm vàng hay cấm đô, cái đó không quan trọng, cái cấp thiết bây giờ là mọi nguồn vốn cần phải tập trung cả vào đây - BĐS. Bất động sản là gốc của tăng trưởng. Bất động sản là một dạng của cải. Bất động sản là tất cả.
Tuesday, March 15, 2011
Đô la hóa
Đô la hóa là việc sử dụng đô la như là tiền tệ, bao gồm cả việc sử dụng đô la cho các chức năng của tiền tệ như thanh toán, định giá, cất trữ thay thế cho nội tệ. Đô la hóa xảy ra khi cư dân của một xứ sử dụng ngoại tệ song song hoặc thay thế cho nội tệ. Thuật ngữ đô la hóa không chỉ áp dụng cho việc sử dụng của đồng đô la Mỹ, mà gọi chung cho việc sử dụng một loại ngoại tệ khác thay thế cho nội tệ.
Những xứ sử dụng hoàn toàn đô la Mỹ
* British Virgin Islands
* Caribbean Netherlands (from 1 January 2011)
* East Timor
* Ecuador từ 2000
* El Salvador từ 2001
* Marshall Islands
* Federated States of Micronesia
* Palau
* Panama từ 1904
* Turks and Caicos Islands
Những xứ sử dụng đô la Mỹ song song với nội tệ
* Cambodia (dùng Cambodian Riel trong giao dịch chính thức nhưng thương giới chỉ giao dịch đô la Mỹ)
* Lebanon (cùng với bảng Lebanese)
* Liberia
* Zimbabwe
Những xứ sử dụng đô la như là phương tiện yết giá thanh toán và cất trữ
* Việt Nam
Ngoài USD các tiền khác được sử dụng là euro, đô la New Zealand, quan Thụy Sĩ (Liechtenstein), rupee của Ấn Độ (Bhutan and Nepal), và đô la Úc đã được sử dụng ở nhiều nước khác để đô la hóa. Ngoài ra, lira Thổ Nhĩ Kỳ (lãnh thổ Bắc Síp thuộc Thổ), shekel của Israel (đất Palestinian), và rúp của Nga (Abkhazia and South Ossetia) và yuan Trung Quốc được sử dụng trên thực tế tại các quốc gia lân cận.
Đô la hóa có thể được chính quyền công nhận chính thức hay không công nhận nhưng sử dụng trên thực tế. Ưu điểm chính của đô la hóa là kỷ luật tài chính và do đó ổn định tài chính tốt hơn và lạm phát thấp hơn.
Đô la hóa có thể là việc yết giá bằng đô la; hoặc có thể việc quy đổi các mức đầu tư lớn ra đô la, chẳng hạn như gọi dự án 500 tỷ yen là 6.1 tỷ USD; hoặc tại VN năm 1976 trả tiền mệnh giá 6 đồng cho 1 lít xăng giá 3000 đồng.
Thực tế người ta đô la hóa nhưng lại không chính thức thừa nhận. Dầu mỏ trong nước khai thác được, công nghệ hóa dầu đã có nhưng lại bán xăng với giá thành tính bằng đô la là một ví dụ.
Những xứ sử dụng hoàn toàn đô la Mỹ
* British Virgin Islands
* Caribbean Netherlands (from 1 January 2011)
* East Timor
* Ecuador từ 2000
* El Salvador từ 2001
* Marshall Islands
* Federated States of Micronesia
* Palau
* Panama từ 1904
* Turks and Caicos Islands
Những xứ sử dụng đô la Mỹ song song với nội tệ
* Cambodia (dùng Cambodian Riel trong giao dịch chính thức nhưng thương giới chỉ giao dịch đô la Mỹ)
* Lebanon (cùng với bảng Lebanese)
* Liberia
* Zimbabwe
Những xứ sử dụng đô la như là phương tiện yết giá thanh toán và cất trữ
* Việt Nam
Ngoài USD các tiền khác được sử dụng là euro, đô la New Zealand, quan Thụy Sĩ (Liechtenstein), rupee của Ấn Độ (Bhutan and Nepal), và đô la Úc đã được sử dụng ở nhiều nước khác để đô la hóa. Ngoài ra, lira Thổ Nhĩ Kỳ (lãnh thổ Bắc Síp thuộc Thổ), shekel của Israel (đất Palestinian), và rúp của Nga (Abkhazia and South Ossetia) và yuan Trung Quốc được sử dụng trên thực tế tại các quốc gia lân cận.
Đô la hóa có thể được chính quyền công nhận chính thức hay không công nhận nhưng sử dụng trên thực tế. Ưu điểm chính của đô la hóa là kỷ luật tài chính và do đó ổn định tài chính tốt hơn và lạm phát thấp hơn.
Đô la hóa có thể là việc yết giá bằng đô la; hoặc có thể việc quy đổi các mức đầu tư lớn ra đô la, chẳng hạn như gọi dự án 500 tỷ yen là 6.1 tỷ USD; hoặc tại VN năm 1976 trả tiền mệnh giá 6 đồng cho 1 lít xăng giá 3000 đồng.
Thực tế người ta đô la hóa nhưng lại không chính thức thừa nhận. Dầu mỏ trong nước khai thác được, công nghệ hóa dầu đã có nhưng lại bán xăng với giá thành tính bằng đô la là một ví dụ.
Monday, March 14, 2011
Ngân hàng đối mặt với hỗn loạn(?)
Năm 2010 trong sóng gió của kinh tế thế giới, chính phủ VN đã vững vàng chèo chống con thuyền kinh tế VN vượt những bãi lầy hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng đạt tỷ lệ 8.5%. Trong các ngành kinh tế chủ đạo của đất nước, ngành ngân hàng đã thành công rực rỡ về thành tích lợi nhuận và cả về mục tiêu kinh tế - xã hội. Thế mà bọn tư bản thối nát lại chỉ ra rằng ngân hàng là khâu yếu nhất trong hệ thống kinh tế VN. Dưới đây là bài viết đăng trên Reuters.
Ngày 14 tháng 3 năm 2011 - Lạm phát tăng, nếu không được quản lý đúng cách, có thể làm cho các ngân hàng trượt dốc không phanh. Áp lực lạm phát gần đây kết hợp với nhiều năm tín dụng tăng trưởng nóng, chi phí đi vay cao đang đe dọa phẩm chất tín dụng ngành ngân hàng. Mặc dù các ngân hàng đã kháng cự được với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện đại, S&P cho rằng sự kết hợp cả 3 yếu tố trên có thể dẫn đến tổn thất tài sản nếu không được quản lý đúng mức. Báo cáo trước đây đã đề cập đến 3 ngân hàng Vietcombank BIDV và Techcombank có nguy cơ cao rủi ro mất mát tài sản.
Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đã làm tăng rủi ro của hệ thống. Chính phủ Việt Nam đã hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngân hàng còn 20% vào năm 2011. Theo chúng tôi (S&P) mục tiêu này còn quá cao, ước tính vào khoảng 120% GDP vào thời điểm 31 tháng 12 năm 2010 trong kết quả tăng trưởng tín dụng 28% năm 2010 so với mục tiêu 25% chính phủ đề ra. (Theo tính toán của chúng tôi, tín dụng thực sự của VN khiêm tốn là 180% gấp rưỡi so với "số đẹp" của S&P. Tổng tín dụng trong hệ thống là 3,680 ngàn tỷ đồng, riêng vốn để xây nhà mỗi năm cần 20 tỷ đô). VN trong những năm qua đã có nhiều năm tăng trưởng tín dụng cao đặc biệt là năm 2007 và 2009 bao gồm cả những khoản vay của khách hàng lớn sở hữu quốc doanh như Vinashin.
Lạm phát năm 2010 (thời điểm tháng Giêng 2011) là 12% so với 7.1% năm 2009 do chính sách nới lỏng tiền tệ nửa cuối năm 2010 để hỗ trợ tăng trưởng GDP cộng với giá hàng hóa trên thế giới tăng góp phần tăng lạm phát. Nếu lạm phát vẫn còn cao, tăng chi phí sẽ cản trở khả năng trả nợ của khách vay. Mặt khác các biện pháp quá hăng hái (siết chặt dự trữ) của chính phủ trong việc giải quyết lạm phát có tác động gây bất ổn và làm xói mòn lòng tin vào hệ thống ngân hàng, như trong năm 2008 lạm phát lên đến 28%.
Chi phí đi vay ở Việt Nam đã tăng mạnh. Đồng Việt Nam (VND) lãi suất cho vay đã tăng đến 18% cho một khoản vay 12 tháng so với 12% một năm trước đây (thực tế còn cao hơn 18%). Ngược lại, lãi suất cho vay bằng đô la lại chỉ ở mức 6%. Phân lời thấp này đã khiến nhiều doanh nghiệp vay bằng đô la. Như vậy khách hàng vay, đặc biệt là những người tạo ra doanh thu chủ yếu bằng tiền đồng, tăng rủi ro tỷ giá. Lạm phát cao ở Việt Nam trong những năm qua cũng đã làm suy yếu lòng tin vào tiền đồng. Kết quả là, dân chúng tìm nơi trú ẩn an toàn hơn ở vàng và đô la. Ngân hàng nhà nước phá giá tiền đồng 8,5% trong tháng 2 năm 2011 tiếp tục gây ra áp lực lạm phát nhiên liệu. (S&P hẳn khách sáo trong chuyện này, người dân phải móc thêm tiền đổ xăng còn chính phủ thêm lợi tức từ xuất khẩu dầu hỏa)
(phần còn lại chỉ là S&P lên mặt dạy đời về hoàn thiện quản lý)
Ngày 14 tháng 3 năm 2011 - Lạm phát tăng, nếu không được quản lý đúng cách, có thể làm cho các ngân hàng trượt dốc không phanh. Áp lực lạm phát gần đây kết hợp với nhiều năm tín dụng tăng trưởng nóng, chi phí đi vay cao đang đe dọa phẩm chất tín dụng ngành ngân hàng. Mặc dù các ngân hàng đã kháng cự được với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện đại, S&P cho rằng sự kết hợp cả 3 yếu tố trên có thể dẫn đến tổn thất tài sản nếu không được quản lý đúng mức. Báo cáo trước đây đã đề cập đến 3 ngân hàng Vietcombank BIDV và Techcombank có nguy cơ cao rủi ro mất mát tài sản.
Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đã làm tăng rủi ro của hệ thống. Chính phủ Việt Nam đã hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngân hàng còn 20% vào năm 2011. Theo chúng tôi (S&P) mục tiêu này còn quá cao, ước tính vào khoảng 120% GDP vào thời điểm 31 tháng 12 năm 2010 trong kết quả tăng trưởng tín dụng 28% năm 2010 so với mục tiêu 25% chính phủ đề ra. (Theo tính toán của chúng tôi, tín dụng thực sự của VN khiêm tốn là 180% gấp rưỡi so với "số đẹp" của S&P. Tổng tín dụng trong hệ thống là 3,680 ngàn tỷ đồng, riêng vốn để xây nhà mỗi năm cần 20 tỷ đô). VN trong những năm qua đã có nhiều năm tăng trưởng tín dụng cao đặc biệt là năm 2007 và 2009 bao gồm cả những khoản vay của khách hàng lớn sở hữu quốc doanh như Vinashin.
Lạm phát năm 2010 (thời điểm tháng Giêng 2011) là 12% so với 7.1% năm 2009 do chính sách nới lỏng tiền tệ nửa cuối năm 2010 để hỗ trợ tăng trưởng GDP cộng với giá hàng hóa trên thế giới tăng góp phần tăng lạm phát. Nếu lạm phát vẫn còn cao, tăng chi phí sẽ cản trở khả năng trả nợ của khách vay. Mặt khác các biện pháp quá hăng hái (siết chặt dự trữ) của chính phủ trong việc giải quyết lạm phát có tác động gây bất ổn và làm xói mòn lòng tin vào hệ thống ngân hàng, như trong năm 2008 lạm phát lên đến 28%.
Chi phí đi vay ở Việt Nam đã tăng mạnh. Đồng Việt Nam (VND) lãi suất cho vay đã tăng đến 18% cho một khoản vay 12 tháng so với 12% một năm trước đây (thực tế còn cao hơn 18%). Ngược lại, lãi suất cho vay bằng đô la lại chỉ ở mức 6%. Phân lời thấp này đã khiến nhiều doanh nghiệp vay bằng đô la. Như vậy khách hàng vay, đặc biệt là những người tạo ra doanh thu chủ yếu bằng tiền đồng, tăng rủi ro tỷ giá. Lạm phát cao ở Việt Nam trong những năm qua cũng đã làm suy yếu lòng tin vào tiền đồng. Kết quả là, dân chúng tìm nơi trú ẩn an toàn hơn ở vàng và đô la. Ngân hàng nhà nước phá giá tiền đồng 8,5% trong tháng 2 năm 2011 tiếp tục gây ra áp lực lạm phát nhiên liệu. (S&P hẳn khách sáo trong chuyện này, người dân phải móc thêm tiền đổ xăng còn chính phủ thêm lợi tức từ xuất khẩu dầu hỏa)
(phần còn lại chỉ là S&P lên mặt dạy đời về hoàn thiện quản lý)
Sunday, March 13, 2011
Kết hối ngoại tệ tại TQ
Xem phần 1 Kết hối ngoại tệ
TQ là nước thi hành chính sách kết hối ngoại tệ trong suốt thời gian 1994 đến 2007. Đặc điểm chính sách kết hối của TQ là:
1. Duy trì một tỷ giá cố định so với đô la Mỹ
2. Thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu đô la khi nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về nước
Mục tiêu của chính sách này là giúp các nhà đầu tư có kế hoạch kinh doanh dài hạn, sản lượng công nghiệp tăng trưởng trong một thời gian dài, ngoại tệ tích lũy được mỗi năm mỗi nhiều. Nền kinh tế hướng tới xuất khẩu tạo công ăn việc làm cho dân số tỷ dân TQ trong lúc đó lấy đi số công ăn việc làm tương ứng của các quốc gia nhập khẩu hàng hóa TQ. Các nước nhập khẩu hàng hóa từ TQ thường thâm hụt thương mại với TQ. TQ dùng khoản thặng dư này để đầu tư trở lại nước mà nhà đầu tư mang quốc tịch với hình thức mua trái phiếu như T-bond hay đầu tư vào những doanh nghiệp quốc doanh như Fannie Mei và Freddie Mc.
Thực chất của chính sách kết hối ngoại tệ TQ là neo đồng nội tệ yuan vào đô la Mỹ. Giá trị bạc yuan được bảo đảm bằng lực lượng lao động hùng hậu khát việc làm từ các miền quê hẻo lánh của TQ qua đó tạo ra một sản lượng hàng hóa đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng toàn thế giới.
Theo quy luật năng suất lao động tăng và mức lương của người công nhân không tăng tương ứng dẫn đến giá trị thực tế bạc yuan dần dần tăng lên và cao hơn giá trị mà tỷ giá được ngân hàng Trung ương cố định. Điều này lại càng có lợi cho nhà đầu tư đổ vốn ngoại tệ vào TQ và không nhà đầu tư nào phản đối việc kết hối ngoại tệ. Mặc dù thu nhập có tăng nhưng người công nhân TQ bị thiệt thòi nhưng lại không có quyền lên tiếng.
Với nguồn ngoại tệ dồi dào, ngân hàng trung ương TQ chủ động bơm hút lượng cung tiền ra thị trường bảo đảm giá trị bạc yuan ổn định, không lạm phát trong thời gian tương ứng.
(còn tiếp)
TQ là nước thi hành chính sách kết hối ngoại tệ trong suốt thời gian 1994 đến 2007. Đặc điểm chính sách kết hối của TQ là:
1. Duy trì một tỷ giá cố định so với đô la Mỹ
2. Thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu đô la khi nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về nước
Mục tiêu của chính sách này là giúp các nhà đầu tư có kế hoạch kinh doanh dài hạn, sản lượng công nghiệp tăng trưởng trong một thời gian dài, ngoại tệ tích lũy được mỗi năm mỗi nhiều. Nền kinh tế hướng tới xuất khẩu tạo công ăn việc làm cho dân số tỷ dân TQ trong lúc đó lấy đi số công ăn việc làm tương ứng của các quốc gia nhập khẩu hàng hóa TQ. Các nước nhập khẩu hàng hóa từ TQ thường thâm hụt thương mại với TQ. TQ dùng khoản thặng dư này để đầu tư trở lại nước mà nhà đầu tư mang quốc tịch với hình thức mua trái phiếu như T-bond hay đầu tư vào những doanh nghiệp quốc doanh như Fannie Mei và Freddie Mc.
Thực chất của chính sách kết hối ngoại tệ TQ là neo đồng nội tệ yuan vào đô la Mỹ. Giá trị bạc yuan được bảo đảm bằng lực lượng lao động hùng hậu khát việc làm từ các miền quê hẻo lánh của TQ qua đó tạo ra một sản lượng hàng hóa đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng toàn thế giới.
Theo quy luật năng suất lao động tăng và mức lương của người công nhân không tăng tương ứng dẫn đến giá trị thực tế bạc yuan dần dần tăng lên và cao hơn giá trị mà tỷ giá được ngân hàng Trung ương cố định. Điều này lại càng có lợi cho nhà đầu tư đổ vốn ngoại tệ vào TQ và không nhà đầu tư nào phản đối việc kết hối ngoại tệ. Mặc dù thu nhập có tăng nhưng người công nhân TQ bị thiệt thòi nhưng lại không có quyền lên tiếng.
Với nguồn ngoại tệ dồi dào, ngân hàng trung ương TQ chủ động bơm hút lượng cung tiền ra thị trường bảo đảm giá trị bạc yuan ổn định, không lạm phát trong thời gian tương ứng.
(còn tiếp)
Saturday, March 12, 2011
Kết hối ngoại tệ
Kết hối ngoại tệ là một chính sách quản lý vĩ mô của chính phủ những nước mà ở đó đồng tiền không có khả năng chuyển đổi hay nói cách khác chính phủ in tiền ra nhưng không bảo đảm rằng đó là một khoản nợ. Nói như vậy để giải thích tại sao những nền kinh tế nhỏ như Thái Lan hay Phi Luật Tân không bao giờ có kết hối. Tiền yuan của TQ không có khả năng chuyển đổi nhưng lại có sức mạnh bởi vì nó được bảo đảm bằng sản lượng hàng hóa đứng đầu thế giới của kinh tế TQ.
Đối tượng bị kết hối là các pháp nhân hay cá nhân trong nền kinh tế đó. Các pháp nhân thường là những doanh nghiệp liên quan tới buôn bán với nước ngoài hoặc gia công sản phẩm cho nước ngoài. Cá nhân là những thể nhân muốn bảo toàn vốn bằng việc tích lũy một phần ngoại tệ.
Kết hối có thể là:
1. Chuyển toàn bộ tài khoản ngoại tệ của trương chủ ra đồng nội tệ.
2. Giữ nguyên tài khoản ngoại tệ của trương chủ nhưng trương chủ không thể rút tiền mặt ra hoặc không được chuyển ngoại tệ cho một trương chủ khác. Chỉ có thể rút tiền ra bằng nội tệ với tỷ giá do chính quyền quy định.
3. Xem việc nắm giữ ngoại tệ dạng giấy bạc (bank note) là hàng cấm, là phạm pháp, có thể bị tịch thu.
Chính quyền sẽ ra văn bản hay ngầm ra lệnh Kết hối khi:
1. Không kiểm soát nổi giá ngoại tệ trên thị trường
2. Dự trữ ngoại tệ sụt giảm, mất tín nhiệm tín dụng với thế giới
3. Muốn có thêm ngoại tệ vào dự trữ quốc gia, tức là nhu cầu tăng cường tích lũy.
Thực hiện việc kết hối có thể bằng những cách sau:
1. Ngân hàng Nhà nước công bố một văn bản quy định rằng đến thời hạn hiệu lực ngày N, buộc các tài khoản ngoại tệ trong các ngân hàng thương mại phải bán toàn bộ hay một phần số ngoại tệ theo giá NHNN quy định. Giá quy định này thường thấp hơn so với giá thị trường vì nếu không thì đã không cần phải kết hối.
2. Cấm giao dịch ngoại tệ, xem ngoại tệ là bất hợp pháp sẽ bị phạt nặng hoặc thậm chí bị tịch thu.
Xem tiếp Phần 2 Kết hối ngoại tệ tại TQ
Đối tượng bị kết hối là các pháp nhân hay cá nhân trong nền kinh tế đó. Các pháp nhân thường là những doanh nghiệp liên quan tới buôn bán với nước ngoài hoặc gia công sản phẩm cho nước ngoài. Cá nhân là những thể nhân muốn bảo toàn vốn bằng việc tích lũy một phần ngoại tệ.
Kết hối có thể là:
1. Chuyển toàn bộ tài khoản ngoại tệ của trương chủ ra đồng nội tệ.
2. Giữ nguyên tài khoản ngoại tệ của trương chủ nhưng trương chủ không thể rút tiền mặt ra hoặc không được chuyển ngoại tệ cho một trương chủ khác. Chỉ có thể rút tiền ra bằng nội tệ với tỷ giá do chính quyền quy định.
3. Xem việc nắm giữ ngoại tệ dạng giấy bạc (bank note) là hàng cấm, là phạm pháp, có thể bị tịch thu.
Chính quyền sẽ ra văn bản hay ngầm ra lệnh Kết hối khi:
1. Không kiểm soát nổi giá ngoại tệ trên thị trường
2. Dự trữ ngoại tệ sụt giảm, mất tín nhiệm tín dụng với thế giới
3. Muốn có thêm ngoại tệ vào dự trữ quốc gia, tức là nhu cầu tăng cường tích lũy.
Thực hiện việc kết hối có thể bằng những cách sau:
1. Ngân hàng Nhà nước công bố một văn bản quy định rằng đến thời hạn hiệu lực ngày N, buộc các tài khoản ngoại tệ trong các ngân hàng thương mại phải bán toàn bộ hay một phần số ngoại tệ theo giá NHNN quy định. Giá quy định này thường thấp hơn so với giá thị trường vì nếu không thì đã không cần phải kết hối.
2. Cấm giao dịch ngoại tệ, xem ngoại tệ là bất hợp pháp sẽ bị phạt nặng hoặc thậm chí bị tịch thu.
Xem tiếp Phần 2 Kết hối ngoại tệ tại TQ
Friday, March 11, 2011
10 đặc điểm kinh tế VN năm 2011
1. Tiền Đồng phá giá mặc dù thâm thủng ngoại thương đã được kiều hối và đầu tư nước ngoài bù đắp
(tiên đoán thành sự thực của Chủ tịch Standard Chatered Bank)
2. S&P giảm mức tín nhiệm trả nợ của VN từ BB xuống hạng BB-, đồng thời trái phiếu của VN xuống hạng Junk Bond. Việc này ảnh hưởng đến Ngân hàng TM VN. So sánh chỉ số tương đương của Hy Lạp là BB+
3. Chính phủ phải đứng ra lãnh nợ, Nợ sẽ lên đến 60% GDP
4. Đợt bán 1 tỷ đô la trái phiếu đầu năm 2010, đến nay số này cũng được tính thành Junk Bond
5. Theo đánh giá của chính phủ lạm phát 2010 là 11.75% và nhập siêu 13 tỷ đô la
6. 80% nguyên liệu dùng để sản xuất là nhập cảng nên việc phá giá tiền đồng không đem lại sức cạnh tranh
7. Thứ trưởng Đặng Huy Đông tuyên bố VN cần 34 tỷ đô la vốn ODA trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 để đạt mức tăng trưởng GDP là 7%
8. Phó TTg Nguyễn Sinh Hùng cho rằng Việc điều hành của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng chưa thực sự nhất quán.
9. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP là 7%
10. Kết hối ngoại tệ và hạn chế buôn bán vàng vật chất
(tiên đoán thành sự thực của Chủ tịch Standard Chatered Bank)
2. S&P giảm mức tín nhiệm trả nợ của VN từ BB xuống hạng BB-, đồng thời trái phiếu của VN xuống hạng Junk Bond. Việc này ảnh hưởng đến Ngân hàng TM VN. So sánh chỉ số tương đương của Hy Lạp là BB+
3. Chính phủ phải đứng ra lãnh nợ, Nợ sẽ lên đến 60% GDP
4. Đợt bán 1 tỷ đô la trái phiếu đầu năm 2010, đến nay số này cũng được tính thành Junk Bond
5. Theo đánh giá của chính phủ lạm phát 2010 là 11.75% và nhập siêu 13 tỷ đô la
6. 80% nguyên liệu dùng để sản xuất là nhập cảng nên việc phá giá tiền đồng không đem lại sức cạnh tranh
7. Thứ trưởng Đặng Huy Đông tuyên bố VN cần 34 tỷ đô la vốn ODA trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 để đạt mức tăng trưởng GDP là 7%
8. Phó TTg Nguyễn Sinh Hùng cho rằng Việc điều hành của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng chưa thực sự nhất quán.
9. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP là 7%
10. Kết hối ngoại tệ và hạn chế buôn bán vàng vật chất
Mua bán ngoại tệ có được phép không?
Mấy ngày nay báo chí đưa tin mà điển hình là vụ giao dịch đô la bị bắt ngay tại ngân hàng làm cho dư luận hoang mang. Nếu mang đô đi bán chỉ được khoảng 21,450 như báo đăng nhưng nếu mua đô sẽ phải chịu với giá trên 22,000. Vậy thực hư ra sao và hành vi bắt bớ, lập biên bản và thu giữ của công an kinh tế có hợp pháp không?
Lâu nay việc mua bán ngoại tệ nhộn nhịp ngoài thị trường làm người ta nhầm tưởng rằng nước ta có nền kinh tế thị trường, nhưng thực ra là không phải. Các doanh nghiệp có chức năng mua bán ngoại tệ phải được cấp cái gọi là Giấy phép mua bán ngoại tệ mới được kinh doanh mặt hàng này, còn ngoài ra không có giấy phép này tức là kinh doanh bất hợp pháp. Vậy ai là người được cấp loại Giấy phép trên, chỉ có các ngân hàng thương mại dưới sự quản lý và điều hành của Ngân hàng Nhà nước mới được cấp giấy phép này. Tất cả những nơi trương bảng "Thu đổi ngoại tệ" mà không thuộc một ngân hàng nào có nghĩa là nơi không được phép. Đương nhiên các tiệm vàng không thể coi là nơi trao đổi ngoại tệ hợp pháp được. Cho nên cầm tờ $100 ra các tiệm vàng có nguy cơ bị công an kinh tế không đồng phục "lập biên bản". Lúc này bất biết nguồn ngoại tệ ở đâu ra cũng bị xem là "lậu".
Vậy có người hỏi người ta giao dịch 400 ngàn đô mới bị bắt, ta có vài ngàn chắc không bị sao cả. Bị bắt hay không bị bắt không phải do ít hay nhiều mà do may mắn hay xui rủi, vì có thể bị bắt mà không cần lệnh bắt phát đi từ "Viện kiểm sát". Nếu ít người mua bán đô rủi ro càng cao và ngược lại do lực lượng công an kinh tế có hạn nếu rải đều thì mỏng nhưng tập trung lại thì bắt "hàng lậu" rất hiệu quả. Khuyến cáo như vậy để mọi người cảnh giác nguy cơ mất vốn chực chờ nếu đưa đô ra thị trường vào thời điểm "nhạy cảm" này.
Lý luận căn bản ở xứ ta không phải là "Được làm những gì mà pháp luật không cấm" mà là "Không được làm những gì mà pháp luật chưa cho phép". Đơn giản nhất là đi ra đường mà không mang theo CMND, hoặc cưỡi xe gắn máy mà không mang theo đăng ký xe đã là vi phạm pháp luật rồi. Hoặc ra quán uống rượu với 5 người bạn khác là vi phạm Nghị định về cấm tụ tập nơi đông người.
Lưu hành tiền nước ngoài ở trong nước từ bao lâu nay đã là ngoài vòng pháp luật, có thời (trước 75 ở miền Bắc) còn cấm tư nhân kinh doanh vàng, các tiệm kim hoàn chỉ có chức năng sửa chữa và chế tác nữ trang để lấy công.
(còn nữa)
Lâu nay việc mua bán ngoại tệ nhộn nhịp ngoài thị trường làm người ta nhầm tưởng rằng nước ta có nền kinh tế thị trường, nhưng thực ra là không phải. Các doanh nghiệp có chức năng mua bán ngoại tệ phải được cấp cái gọi là Giấy phép mua bán ngoại tệ mới được kinh doanh mặt hàng này, còn ngoài ra không có giấy phép này tức là kinh doanh bất hợp pháp. Vậy ai là người được cấp loại Giấy phép trên, chỉ có các ngân hàng thương mại dưới sự quản lý và điều hành của Ngân hàng Nhà nước mới được cấp giấy phép này. Tất cả những nơi trương bảng "Thu đổi ngoại tệ" mà không thuộc một ngân hàng nào có nghĩa là nơi không được phép. Đương nhiên các tiệm vàng không thể coi là nơi trao đổi ngoại tệ hợp pháp được. Cho nên cầm tờ $100 ra các tiệm vàng có nguy cơ bị công an kinh tế không đồng phục "lập biên bản". Lúc này bất biết nguồn ngoại tệ ở đâu ra cũng bị xem là "lậu".
Vậy có người hỏi người ta giao dịch 400 ngàn đô mới bị bắt, ta có vài ngàn chắc không bị sao cả. Bị bắt hay không bị bắt không phải do ít hay nhiều mà do may mắn hay xui rủi, vì có thể bị bắt mà không cần lệnh bắt phát đi từ "Viện kiểm sát". Nếu ít người mua bán đô rủi ro càng cao và ngược lại do lực lượng công an kinh tế có hạn nếu rải đều thì mỏng nhưng tập trung lại thì bắt "hàng lậu" rất hiệu quả. Khuyến cáo như vậy để mọi người cảnh giác nguy cơ mất vốn chực chờ nếu đưa đô ra thị trường vào thời điểm "nhạy cảm" này.
Lý luận căn bản ở xứ ta không phải là "Được làm những gì mà pháp luật không cấm" mà là "Không được làm những gì mà pháp luật chưa cho phép". Đơn giản nhất là đi ra đường mà không mang theo CMND, hoặc cưỡi xe gắn máy mà không mang theo đăng ký xe đã là vi phạm pháp luật rồi. Hoặc ra quán uống rượu với 5 người bạn khác là vi phạm Nghị định về cấm tụ tập nơi đông người.
Lưu hành tiền nước ngoài ở trong nước từ bao lâu nay đã là ngoài vòng pháp luật, có thời (trước 75 ở miền Bắc) còn cấm tư nhân kinh doanh vàng, các tiệm kim hoàn chỉ có chức năng sửa chữa và chế tác nữ trang để lấy công.
(còn nữa)
Thursday, March 10, 2011
Nhật bản tài trợ 500 tỷ yen cho VN
Theo tin từ Vietnam News Service, Nhật Bản tài trợ cho 2 dự án đó là Tổ hợp hoàn chỉnh cảng Lạch Huyện và Sân bay Long Thành. Tổng số 2 gói xây dựng cơ sở hạ tầng trên là 500 tỷ yen. Chi tiết cụ thể sẽ được thảo luận trong cuộc họp tuần tới giữa Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc với đối tác có thẩm quyền của Nhật Bản.
Trong tổng số 140 tỷ của dự án Cảng Lạch Huyện có 120 tỷ từ chính phủ Nhật Bản và phần còn lại của tổ hợp 3 doanh nghiệp Nhật Itochu Corporation, Nippon Yusen KK and Mitsui OSK Lines Limited. Ba doanh nghiệp sẽ làm việc với Cục Hàng Hải VN để xây cảng và dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2015. Họ sẽ là người quản lý cảng cho đến khi thu hồi đủ vốn đầu tư. JICA sẽ xây dựng lịch trình chi tiết vào cuối tháng này.
Sân bay quốc tế Long Thành với dự toán 300 tỷ cho các hạng mục chính bao gồm cả hệ thống đường băng và hệ thống kiểm soát không lưu. 4 doanh nghiệp Nhật Bản là Mitsubishi Corporation, Taisei Corporation, Japan Airport Consultants Inc và Narita International Airport Corporation sẽ nghiên cứu và trình báo cáo chính phủ 2 nước VN và NB vào cuối năm nay, vốn do JICA tài trợ. Dự kiến sân bay sẽ đảm nhiệm 90% lưu lượng quốc tế và 20% lưu lượng nội địa, sản lượng 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Nguồn
Trong tổng số 140 tỷ của dự án Cảng Lạch Huyện có 120 tỷ từ chính phủ Nhật Bản và phần còn lại của tổ hợp 3 doanh nghiệp Nhật Itochu Corporation, Nippon Yusen KK and Mitsui OSK Lines Limited. Ba doanh nghiệp sẽ làm việc với Cục Hàng Hải VN để xây cảng và dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2015. Họ sẽ là người quản lý cảng cho đến khi thu hồi đủ vốn đầu tư. JICA sẽ xây dựng lịch trình chi tiết vào cuối tháng này.
Sân bay quốc tế Long Thành với dự toán 300 tỷ cho các hạng mục chính bao gồm cả hệ thống đường băng và hệ thống kiểm soát không lưu. 4 doanh nghiệp Nhật Bản là Mitsubishi Corporation, Taisei Corporation, Japan Airport Consultants Inc và Narita International Airport Corporation sẽ nghiên cứu và trình báo cáo chính phủ 2 nước VN và NB vào cuối năm nay, vốn do JICA tài trợ. Dự kiến sân bay sẽ đảm nhiệm 90% lưu lượng quốc tế và 20% lưu lượng nội địa, sản lượng 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Nguồn
Chia buồn
Được tin GS Triết học Phạm Công Thiện pháp danh Nguyên Tánh đã qua đời ngày 8/3/2011 tại Houston, Texas.
Tuesday, March 8, 2011
Một loại tội phạm mới?
Một loại tội phạm mới không đâu có đó là "giả danh tình báo". Họ mang thẻ cán bộ tình báo kiếm tiền bằng cách nhận chạy án, hoặc can thiệp vào cơ quan các cấp để dàn xếp, hoặc chạy các dự án béo bở. Nghề này kiếm tiền tương đối dễ dàng trong một xã hội nhân trị như chúng ta ngày nay.
Tấm thẻ là thật do Mặt trận Tổ quốc cấp và để tạo lòng tin họ dùng thủ thuật tự xưng là "con rơi của một cán bộ cao cấp". Thủ thuật này dễ dàng tạo được lòng tin ngay cả với một số doanh nhân thành đạt. Tại sao chỉ nhận vu vơ là con rơi của cán bộ cao cấp mà dễ dàng tạo lòng tin sắt đá như vậy.
Người ta không thể không tin một người là "con rơi của cán bộ cao cấp" bởi hai lý do. Một là cán bộ cao cấp có nhiều quyền thế và tiền bạc nên khả năng rất lớn là ở đâu cũng có con rơi. Truy tìm con đẻ của cán bộ thì dễ chứ con rơi thì không thể, bởi chính cán bộ ấy cũng không có thể nhớ hết con rơi của mình. Hai là đã là con cán bộ thì "không việc gì là không thể", làm đến UV TƯ còn được nữa là chỉ làm lãnh đạo ngành tình báo.
Tấm thẻ là thật do Mặt trận Tổ quốc cấp và để tạo lòng tin họ dùng thủ thuật tự xưng là "con rơi của một cán bộ cao cấp". Thủ thuật này dễ dàng tạo được lòng tin ngay cả với một số doanh nhân thành đạt. Tại sao chỉ nhận vu vơ là con rơi của cán bộ cao cấp mà dễ dàng tạo lòng tin sắt đá như vậy.
Người ta không thể không tin một người là "con rơi của cán bộ cao cấp" bởi hai lý do. Một là cán bộ cao cấp có nhiều quyền thế và tiền bạc nên khả năng rất lớn là ở đâu cũng có con rơi. Truy tìm con đẻ của cán bộ thì dễ chứ con rơi thì không thể, bởi chính cán bộ ấy cũng không có thể nhớ hết con rơi của mình. Hai là đã là con cán bộ thì "không việc gì là không thể", làm đến UV TƯ còn được nữa là chỉ làm lãnh đạo ngành tình báo.
Monday, March 7, 2011
Thịt rùa Hồ Gươm, một món ăn
Thịt rùa dân ta đã biết ăn từ lâu. Theo nghĩa thông thường con Rùa là là loài bò sát 4 chân mai cứng và đặc biệt mai có nhiều mảnh ghép lại do mai liền bị vỡ do bị rơi xuống đất theo sự tích Hạc cõng Phật Bà đi lấy kinh. Còn loài mai liền là con Ba Ba hay Cua Đinh, một giống khác khổng lồ gọi là con Giải. Và Rùa Hồ Gươm là con Giải này.
Miền Trung du Bắc bộ, con Giải từ lâu đã được xem là món thực phẩm bổ dưỡng và dùng để chữa bệnh. Thịt để chế biến, nấu cà ri, nấu chuối mẻ và hầm thuốc bắc. Mai, yếm và móng dùng để nấu cao gọi là Cao Quy Bản, có giá trị nhất là đối với phụ nữ.
Miền Trung du Bắc bộ, con Giải từ lâu đã được xem là món thực phẩm bổ dưỡng và dùng để chữa bệnh. Thịt để chế biến, nấu cà ri, nấu chuối mẻ và hầm thuốc bắc. Mai, yếm và móng dùng để nấu cao gọi là Cao Quy Bản, có giá trị nhất là đối với phụ nữ.
Giải
Người dân đầm Minh Quân Trấn Yên, Yên Bái trước đây vẫn thường bắt Giải để ăn thịt. Họ dùng súng quân dụng SKS (hay được gọi là CKC - xê ka xê) để bắn hạ đem về cả xóm chia nhau để cải thiện (đời sống). Ông Bốn người đang giữ một cái mai làm kỷ niệm, cái mai này trước đây được thầy thuốc trả giá tương đương 2 tấn gạo mà ông chưa bán.
Người dân đầm Minh Quân Trấn Yên, Yên Bái trước đây vẫn thường bắt Giải để ăn thịt. Họ dùng súng quân dụng SKS (hay được gọi là CKC - xê ka xê) để bắn hạ đem về cả xóm chia nhau để cải thiện (đời sống). Ông Bốn người đang giữ một cái mai làm kỷ niệm, cái mai này trước đây được thầy thuốc trả giá tương đương 2 tấn gạo mà ông chưa bán.
Sunday, March 6, 2011
Giấy Chứng chỉ vàng là gì?
Gần đây có "sáng kiến" Nhà nước phát hành Chứng chỉ vàng thay thế cho vàng vật chất. Chứng chỉ vàng là gì và chúng ta đã từng có nó bao giờ chưa?. Trong quá khứ ta đã từng có thời kỳ dùng giấy thay cho vàng, đó là thời kỳ Thực dân cai trị.
Trước đây tiền có mệnh giá cơ bản là Chinh, 10 Chinh là 1 Tiền và 60 Tiền là 1 Quan hay Quan Tiền, vì thế cho nên đồng bạc phật lăng của Phú Lãng Sa mới được gọi là đồng Quan. Cho đến khi Thực dân Pháp vào Đông Dương, nước ta chưa bao giờ gọi đơn vị tiền tệ là Đồng cả.
Thực dân Pháp xâm lược Đông Dương với mục đích khai thác thuộc địa, qui hoạch đô thị theo kiểu Pháp, xây cất nhà cửa theo kiểu Pháp và thâm độc hơn nữa là hệ thống hành chính và giáo dục kiểu Pháp. Và trong quá trình vận hành kinh tế Đông Dương, bọn thực dân đã phát hành cái gọi là Bạc Đông Dương và bạc Hoa xòe hay Piatre với đơn vị là Đồng.
Tại sao lại là Đồng mà không phải là Kẽm hay Chì. Trở lại với định nghĩa cơ bản của tiền tệ, tiền là vật chất có giá trị ít hao mòn trong quá trình sử dụng dùng để trao đổi hàng hóa hay mua dịch vụ. Với định nghĩa này Tiền chỉ có thể là Vàng hay Bạc và đồng bạc Đông Dương chỉ là tấm giấy chứng nhận của chủ nhân nắm giữ một số vàng tương ứng với mệnh giá của tờ bạc.
Ở nước ta Vàng được lường bằng đơn vị Lạng (Lượng), Đồng Cân hay Đồng (Chỉ) và đơn vị nhỏ hơn nó là Phân (1/100 Lượng) hay Ly (1/1000 Lượng). Đồng bạc Đông Dương do thực dân Pháp phát hành có giá trị 1 Đồng Cân Bạc nên được gọi là Đồng kể từ lúc đó. Nếu bây giờ ai có bạc Đông Dương thì sẽ được Ngân hàng Pháp Quốc thanh toán với giá trị 1 Đồng tương đương với 1 Chỉ bạc. Thực tế thì giá trị của Đồng bạc Đông Dương lại lớn hơn nhiều lần giá trị 1 Chỉ bạc do giá trị thời gian.
Và bây giờ lịch sử lặp lại. Dân chúng nước Việt hãy đồng thanh đề nghị Nhà nước cho phát hành tiền vàng theo lý luận bạc Đông Dương để được thuận lợi nhiều mặt.
Trước đây tiền có mệnh giá cơ bản là Chinh, 10 Chinh là 1 Tiền và 60 Tiền là 1 Quan hay Quan Tiền, vì thế cho nên đồng bạc phật lăng của Phú Lãng Sa mới được gọi là đồng Quan. Cho đến khi Thực dân Pháp vào Đông Dương, nước ta chưa bao giờ gọi đơn vị tiền tệ là Đồng cả.
Thực dân Pháp xâm lược Đông Dương với mục đích khai thác thuộc địa, qui hoạch đô thị theo kiểu Pháp, xây cất nhà cửa theo kiểu Pháp và thâm độc hơn nữa là hệ thống hành chính và giáo dục kiểu Pháp. Và trong quá trình vận hành kinh tế Đông Dương, bọn thực dân đã phát hành cái gọi là Bạc Đông Dương và bạc Hoa xòe hay Piatre với đơn vị là Đồng.
Tại sao lại là Đồng mà không phải là Kẽm hay Chì. Trở lại với định nghĩa cơ bản của tiền tệ, tiền là vật chất có giá trị ít hao mòn trong quá trình sử dụng dùng để trao đổi hàng hóa hay mua dịch vụ. Với định nghĩa này Tiền chỉ có thể là Vàng hay Bạc và đồng bạc Đông Dương chỉ là tấm giấy chứng nhận của chủ nhân nắm giữ một số vàng tương ứng với mệnh giá của tờ bạc.
Ở nước ta Vàng được lường bằng đơn vị Lạng (Lượng), Đồng Cân hay Đồng (Chỉ) và đơn vị nhỏ hơn nó là Phân (1/100 Lượng) hay Ly (1/1000 Lượng). Đồng bạc Đông Dương do thực dân Pháp phát hành có giá trị 1 Đồng Cân Bạc nên được gọi là Đồng kể từ lúc đó. Nếu bây giờ ai có bạc Đông Dương thì sẽ được Ngân hàng Pháp Quốc thanh toán với giá trị 1 Đồng tương đương với 1 Chỉ bạc. Thực tế thì giá trị của Đồng bạc Đông Dương lại lớn hơn nhiều lần giá trị 1 Chỉ bạc do giá trị thời gian.
Và bây giờ lịch sử lặp lại. Dân chúng nước Việt hãy đồng thanh đề nghị Nhà nước cho phát hành tiền vàng theo lý luận bạc Đông Dương để được thuận lợi nhiều mặt.
Friday, March 4, 2011
Quan công ngồi ghế đẩu
2011-03-04
Posted by
Nguyễn Xuân Nghĩa
at
08:27
Nguyễn Xuân Nghĩa & Đinh Quang Anh Thái - "Giờ Giải Ảo" ngày 20100802
Quan công, ông là ai?
ĐQAThái: Như
mỗi tối Thứ Ba, đây là chương trình Giờ Giải Ảo của kinh tế gia Nguyễn
Xuân Nghĩa, phát thanh trên làn sóng 1190AM của đài NVR và trên mạng
lưới điện toán toàn cầu kxmx.com cùng trang nhà của nhật báo Người Việt.
Chúng tôi là Đinh Quang Anh Thái, xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa.
Thưa
ông Nghĩa, trong một chương trình trước đây, ông có nhắc đến nhân vật
Quan Công của truyện Tam Quốc Chí khiến nhiều thính giả lấy làm thú vị
và còn yêu cầu ông vui lòng khai triển thêm. Ông nghĩ sao về lời yêu cầu
này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Đây là một chuyên vui buồn lẫn lộn.
- Vui vì một nhân vật lịch sử lại được coi như ông Thánh nhờ sự tô vẽ của một cuốn tiểu thuyết cực hay là Tam quốc chí Diễn nghĩa.
Nó cho thấy sức mạnh của nghệ thuật! Nhưng hơi buồn vì một ông thánh
thật của ta, là Đức Thánh Trần, tức là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn,
nhân vật lịch sử và anh hùng của dân tộc lại không được nhiều người
trong chúng ta sùng bái như vậy! Chìm sâu bên dưới là tâm lý lãng mạn
của dân mình. Nhưng nói đến điều này thì cũng nên cẩn thận vì chúng ta
không nên xúc phạm vào đức tin của người khác. Vì vậy, tôi xin đề nghị
là chúng ta xét lại thực chất của nhân vật Quan Công thôi. Còn lại thì
mọi người đều có quyền tự do chiêm bái!
ĐQAThái:
Ông thận trọng giao hẹn như vậy rồi thì ta bắt đầu tìm hiểu hành trạng
và sự nghiệp của nhân vật Quan Công, hay Quan Vân Trường... Như ông vừa
nói, đấy là một nhân vật lịch sử, tức là một người có thật?
Nguyễn Xuân Nghĩa: -
Đấy là nhân vật có thật vào cuối đời Đông Hán bên Tầu và có góp phần
xây dựng lên một trong ba nước của thời phân tranh Tam Quốc - từ năm 220
đến 280. Trong thời kỳ đó, nước ta vẫn còn bị ách Bắc thuộc và thực tế
bị cai trị bởi nhà Đông Ngô của Tôn Quyền, một chế độ cai trị thuộc loại
hà khắc nhất khiến Bà Triệu đã khởi nghĩa. Bà Triệu có lẽ sinh vào năm
225 và khi khởi nghĩa thì bị Tôn Quyền sai Lục Dận là cháu Lục Tốn sang
làm Thứ sử Giao Châu với quân binh qua tiêu diệt sau sáu tháng giao
tranh. Bà Triệu phải tự trầm vào năm 248, ở tuổi rất trẻ là 23. Chúng ta
đọc Tam Quốc mà ít liên hệ đến chuyện đau thương của đất nước mình vào
giai đoạn ấy.
-
Trở lại Quan Công, ông ta có thể sinh năm 162 tại tỉnh Hà Đông, nhưng
chắc chắn là mất vào năm 220, là khi cục diện tam phân vừa mới bắt đầu.
Quan Công có tên tự là Vân Trường hay Trường Sinh, thiếu thời là nhà
nghèo, đi bán đậu phụ kiếm sống, nhưng giỏi võ và có tinh thần nghĩa
hiệp. Chính là vì tính nghĩa hiệp ấy nên đã giết người và đi trốn. Trong
lúc đi trốn tại huyện Trác ở tỉnh Hà Bắc, ông gặp Lưu Bị là người có họ
rất xa với Hoàng đế nhưng nhà cửa sa sút nên làm nghề đan dép và bện
chiếu để kiếm ăn. Người thứ ba là Trương Phi, cũng sinh tại huyện Trác
và là tay khá giả nhất trong ba anh em kết nghĩa ở vườn đào, mà vườn cây
trồng đào này nằm trong trang trại của Trương Phi.
ĐQAThái: Như vậy, trong ba anh em kết nghĩa, hai người anh là Lưu Bị và Quan Công đều nghèo cả và khá giả nhất chính là Trương Phi?
Nguyễn Xuân Nghĩa:
- Ông ta tánh tình bột trực, nhưng không phải là vô mưu và cũng là
người đề nghị lập bàn thờ kết nghĩa anh em. Sau khi kết nghĩa, họ hưởng
ứng lời kêu gọi của triều đình mà đi dẹp loạn Khăn Vàng và dần dần nổi
tiềng từ đó. Truyện Tam Quốc dựng ra thành tích đầu tiên của Quan Công
là chém tướng Hoa Hùng của Đổng Trác thật ra là chuyện hư cấu. Lưu Bị
không dự hội nghị các chư hầu do Viên Thiệu triệu tập để đánh Đổng Trác
và Quan Công cũng không tham dự trận này mà Hoa Hùng chết vào tay Tôn
Kiên. Chuyện sai khác giữa lịch sử và tiểu thuyết thì nhiều lắm, ta
không thể bàn hết ở đây mà chỉ nên tập trung vào con người của Quan
Công.
ĐQAThái: Ông thấy Quan Công không được ở những điểm gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa:
- Mùa Thu năm 198, Tào Tháo và Lưu Bị hợp quân đi đánh Từ châu để trừ
Lã Bố. Quan Công dự trận bao vây này và trong bước đường cùng, Lã Bố
dâng vợ mình cho Quan Công để lấy lòng và nhờ ông nói giúp với Tào Tháo.
Quan Công ngờ nghệch hỏi Tháo rằng mình có được nhận người đàn bà ấy
không, Tào Tháo bảo là được. Nhưng vì thấy Quan Công cứ hỏi thêm mấy lần
nữa, Tào Tháo bèn để ý và sai ông mang vợ Lã Bố tới xem mặt. Thấy nàng
đẹp quá, Tào Tháo giữ lại cho mình!
- Chúng ta
đều hiểu là trong chiến tranh thời cổ, đàn bà chỉ là chiến lợi phẩm mà
phe chiến thắng có thể chiếm đoạt. Nhưng cách Quan Công xử trí với vợ
của Lã Bố thì cũng hơi lạ, cũng háo sắc và ngây thơ khi để nàng lọt vào
tay Tào Tháo! Chuyện này cũng vui đấy chứ và có được chép trong bộ sử
nhà Thục là Thục chí! Những chuyện lặt vặt ấy có nhiều lắm, nhưng
cho thấy con người đạo đức đạo mạo đầy khí tiết của Quan Công khi đốt
đuốc suốt đêm đọc kinh Xuân Thu bên ngoài phòng của Nhị Tẩu, hai bà Cam
và My phu nhân của Lưu Bị, thì hơi nặng phần trình diễn!
ĐQAThái:
Quý thính giả đang theo dõi chương trình Giờ Giải Ảo với ông Nguyễn
Xuân Nghĩa. Nói về Quan Vân Trường, người ta ngợi ca lòng trung dũng
nghĩa hiệp, nhưng một kỳ trước ông lại nói đến khí độ kiêu mạn hẹp hòi
của nhân vật này. Ông nêu ra vài thí dụ được không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: -
Phe Tây Thục của Lưu Bị có ngũ hổ tướng là Quan Vũ, Trương Phi, Triệu
Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu, mà Quan Vũ là người đứng đầu vì vừa giỏi võ
vừa là em kết nghĩa của Lưu Bị. Nhưng thật ra, nói về tài năng quân sự,
chưa chắc ông đã vượt nổi Triệu Tử Long là tay có võ công rất cao mà
cực kỳ gan dạ và mưu lược khi thất thế và phải phá vòng vây. Trong suốt
câu chuyện, ta không hề thấy Triệu Tử Long kèn cựa với ai, nhưng thấy
Quan Công háo thắng và khinh người, kể cả với Triệu Vân mà Triệu Vân vẫn
nhịn được. Chính Triệu Tử Long mới xứng đáng là một danh tướng kiệt
xuất và có đức độ.
- Về phần
Quan Vân Trường, khi nghe tin Mã Siêu đến hàng Lưu Bị ở Tây Xuyên, con
người khí độ hẹp hòi ấy lập tức viết thư hỏi Gia Cát Lượng, rằng tài
năng Mã Siêu có thể so sánh với ai. Gia Cát Khổng Minh bèn trả lời: "Mã
Siêu chỉ có thể sánh với Trương Phi chứ không thể siêu phàm như ngài
được!" Quan Công rất khoái và đem thư khoe mọi người! Khi Lưu Bị tự xưng
là Hán Trung Vương và phong lão tướng Hoàng Trung làm Hậu tướng quân
thì Tiền tướng quân là Quan Vũ bất mãn không nhận ấn tín vì nghĩ rằng
mình bị coi như ngang hàng Hoàng Trung!
ĐQAThái: Đó là chuyện bên trong, với bên ngoài, Quan Vụ còn phạm những sai lầm gì khác?
Nguyễn Xuân Nghĩa: -
Khổng Minh Gia Cát Lượng có người anh cả là Gia Cát Cẩn làm quan bên
triều Đông Ngô. Lúc khởi nghiệp, Lưu Bị chiếm lấy Kinh Châu của Đông Ngô
và hẹn là sẽ trả lại sau khi lấy được Tây Xuyên. Sau này, Ngô Tôn Quyền
thấy phe Bắc Thục quá mạnh nên sai Gia Cát Cẩn qua gặp trấn thủ Kinh
Châu là Quan Vũ để kết thông gia. Gia Cát Cẩn dâng đề nghị của Tôn Quyền
là xin con gái của Quan Công lấy con trai của mình. Quan Công ngắt lời:
"Con gái ta là hổ nữ làm sao có thể phối hôn với con trai Đông Ngô
là khuyển tử được? Ngươi chớ nói thêm, nếu ta không nể ngươi là bảo
huynh của quân sư Gia Cát Lượng thì ngươi ắt là mất đầu!" Quan Công
quên mất Tôn Quyền thuộc loại thế gia vọng tộc đất Giang Đông khi mình
còn đẩy xe đi bán tầu hủ, và càng quên là Tôn Quyền cũng là anh vợ của
Lưu Bị chứ có hèn kém gì?
- Quan
trọng nhất, Quan Công quên hẳn chiến lược hòa Ngô để cự Ngụy do Gia Cát
Lượng vạch ra, lại còn nhục mạ Tôn Quyền và hăm dọa Gia Cát Cẩn! Ông đã
vì tánh kiêu mạn gây bất mãn cho một đồng minh và quả nhiên là làm Tôn
Quyền nổi điên nên kết hợp với Tào Tháo và dụng mưu cho Quan Công khinh
địch mà vào tròng và để mất Kinh Châu. Và mất mạng. Sau đấy, đến lượt
Lưu Bị thiếu sáng suốt, quên hẳn chuyện lớn là diệt Bắc Ngụy để khôi
phục nhà Hán. Ông ta cho rằng Quan Công đã chết thì mình chẳng còn thiết
gì đến phú quý vinh hoa - chẳng hóa ra là muốn làm thiên tử thì vì phú
quý chứ không vì bá tánh - lại nhất định cầm quân đánh lại Đông Ngô để
trả thù rồi cũng mất mạng! Gánh giang sơn vì vậy lại trút trên vai Gia
Cát Lượng!
ĐQAThái: Thưa
ông, một trong những lời phê phán nặng nhất về Quan Vân Trường là ông
ta đã để thất thủ Kinh Châu và làm hại cho sự nghiệp của Lưu Bị. Như ông
vừa trình bày thì đúng như vậy. Nhưng ai là người đề ra chiến lược này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trong bộ Tam quốc, ta biết Lưu Bị đã ba lần tìm tới Khổng Minh qua chuyện "tam cố thảo lư"
tức là Lưu Bị ba lần thăm lều cỏ để mời Khổng Minh ra giúp mình, và ta
để ý tới sự sốt ruột và kiêu căng của Quan Vũ và Trương Phi. Thật ra,
theo bộ sử Thục chí thì chính Khổng Minh ở tuổi 27 tìm đến Lưu Bị đã 47 tuổi để đề nghị chiến lược đời sau gọi là "Long Trung quyết sách".
- Long
Trung là tên đất ngụ cư của Khổng Minh khi ông nghiền ngẫm cục diện tan
nát của nhà Hán và đề ra chiến lược là giúp Lưu Bị củng cố sức mạnh tại
đất Thục thành một trong ba lực lượng, sau ta gọi là Ngụy-Thục-Ngô với
chủ trương là hòa với phe Đông Ngô của Tôn Quyền để đương cự địch thủ
chính và mạnh nhất là phe Bắc Ngụy, của Tào Tháo. Sau trận Xích Bích thì
cục diện ấy thành hình, nhưng lại sớm tan vỡ sau khi Khổng Minh giúp
Lưu Bị chiếm được gần trọn vẹn đất Tây Xuyên. Sai lầm lớn nhất là giao
cho Quan Công trấn giữ Kinh Châu, đó là sai lầm của Khổng Minh vì ông
biết rõ tính tình của Vân Trường. Nhưng bản thân Khổng Minh phải đi vào
Tây Xuyên nên không thể giao cho ai khác và trước khi đi căn giặn mãi mà
không có kết quả cũng vì sự kiêu căng nông nổi của Quan Vân Trường. Đời
sau thì nói là vì trời không tựa nhà Hán, thực sự thì vì người chứ
không vì trời!
- Trong một kỳ
khác, ta sẽ tìm hiểu vì sao Quan Công lại được sùng bái như vậy. Khôi
hài nhất là Việt Nam có nhiều nơi thờ Quan Thánh Đế Quân mà cũng chẳng
phải là do người Hoa lập ra. Thí dụ như:
1. Đền Ngọc Sơn hồ Hoàn Kiếm trước đây từng là nơi thờ Quan Thánh.
2. Đền Quan Công ở bến Tây Luông, cách cổng thành Thăng Long 2 dặm.
3. Miếu Quan Đế do Bỉnh Trung Công thời Hậu Lê xây dựng ở phường Hà Khẩu, nay là phố Nguyễn Trung Trực ở Hà Nội.
4. Miếu Quan Thánh ở xã Năng Tịnh, huyện Mỹ Lộc tại Nam Định
5. Đền Quan Đế ở xã Vân Trai, huyện Ngọc Sơn ở Thanh Hoá
9. Đền Quan Công ở Hội An, tỉnh Quảng Nam
11. Đền thờ Quan Thánh tại Vũng Tàu.
Tuần tra tùy tiện
Một tai nạn cho người đang làm nhiệm vụ đã làm thiệt mạng 2 nhân viên công lực. Việc đi tuần tra đường phố là việc làm hàng ngày của các chiến sĩ công an giao thông. Cảnh sát giao thông tuần tra theo đơn vị 2 người bằng xe mô tô công vụ. Mỗi xe do một chiến sĩ cầm lái và một chiến sĩ ngồi sau. Người ngồi sau có nhiệm vụ quan sát và dừng phương tiện lưu thông để lập biên bản hoặc phạt tiền (nếu có). Xe mô tô công vụ là xe mô tô 2 chỗ ngồi dung tích lớn thường là trên 175cm3 và có từ 2 xi lanh trở lên.
Biến cố tai nạn trên đây mô tả chiếc xe bị nạn mà trên đó có 2 chiến sĩ ngồi mang biển số 30H2-7313, đây là bảng số xe gắn máy 2 bánh dân sự có dung tích xi lanh dưới 175cm3 mà người trong nghề có thể biết được chính xác địa phương chủ chiếc xe đăng ký thường trú.
Báo động một hiện tượng các chiến sĩ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ bằng xe riêng. Việc lạm dụng này dẫn đến những hậu quả xấu như sau:
1. Thiệt hại về tài sản riêng hoặc tài sản của người thân. Trường hợp này chiếc xe chắc chắn bị hưu hỏng và có nguy cơ không sử dụng được vì kiêng xe đã bị đụng.
2. Tai nạn xảy ra vào ban đêm cho thấy việc tuần tra được khởi hành từ nhà riêng thay vì từ đơn vị trực, và nhiều khả năng chiến sĩ không mặc đồng phục cảnh sát. Nguy cơ cao là người bị đuổi trong đêm cho rằng bị cướp nên đã manh động để tự vệ.
Biến cố tai nạn trên đây mô tả chiếc xe bị nạn mà trên đó có 2 chiến sĩ ngồi mang biển số 30H2-7313, đây là bảng số xe gắn máy 2 bánh dân sự có dung tích xi lanh dưới 175cm3 mà người trong nghề có thể biết được chính xác địa phương chủ chiếc xe đăng ký thường trú.
Báo động một hiện tượng các chiến sĩ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ bằng xe riêng. Việc lạm dụng này dẫn đến những hậu quả xấu như sau:
1. Thiệt hại về tài sản riêng hoặc tài sản của người thân. Trường hợp này chiếc xe chắc chắn bị hưu hỏng và có nguy cơ không sử dụng được vì kiêng xe đã bị đụng.
2. Tai nạn xảy ra vào ban đêm cho thấy việc tuần tra được khởi hành từ nhà riêng thay vì từ đơn vị trực, và nhiều khả năng chiến sĩ không mặc đồng phục cảnh sát. Nguy cơ cao là người bị đuổi trong đêm cho rằng bị cướp nên đã manh động để tự vệ.