Xem bài trước Bảo toàn vốn và vai trò của giới đầu cơ
Dòng ngoại tệ ra vào nền kinh tế VN khá phong phú. Bao gồm nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và cả nông phẩm. Xuất khẩu hàng gia công, nông phẩm thô và nông phẩm đã qua chế biến. Một dòng tiền quan trọng đi một chiều là tiền gửi về nuôi thân nhân và tiền thu nhập từ tiền công lao động ở ngoài nước. Theo tiết lộ của ông Cao Sỹ Kiêm mặc dù hàng năm nhập siêu khoảng 10 tỷ đô nhưng ta vẫn cân đối được và có dư ngoại tệ, phải hiểu đây là nguồn thu ròng, thuần túy là đem đô la nhập cảnh. Lý giải như vậy để cho thấy việc thất quân bình lưu chuyển tiền tệ là không xảy ra.
Ngân sách hàng năm được chính phủ công bố chiếm khoảng 30% GDP từ nguồn thuế và nguồn lợi khoáng sản. Ngân sách này ngoài chi tiêu cho việc trả lương cho 7 triệu công chức còn là chi cho lễ hội và các di tích lịch sử và đầu tư vào các "nắm đấm" hay các tập đoàn quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong toàn nền kinh tế. Các khoản chi này thường là không có giới hạn và vượt ra ngoài so với khoản bội chi công bố 5-7%. Để hỗ trợ cho các khoản chi này cần dùng 2 biện pháp: một là nới rộng lưu lượng tiền tệ, hay nói cách khác là in thêm tiền; hai là lấy từ túi dân chúng.
Hàng năm chúng ta xuất dầu thô và nhập nhiên liệu với một sản lượng ổn định. Về nguyên tắc ta bán dầu giá cao thì mua xăng về giá cao, tổng đại số thu - chi của cả nền kinh tế không thay đổi mấy. Vai trò của tỷ giá bắt đầu thể hiện ở đây, khi giá đô giảm nghĩa là nguồn thu từ dầu sẽ giảm tính theo Đồng và số tiền người dân phải trả để mua xăng sẽ giảm đi, nghĩa là ngân sach bị thiệt (tính theo Đồng) và người dân được lợi. Ngược lại khi giá đô tăng lên so với Đồng, người dân phải móc hầu bao nhiều hơn cho cùng một lượng xăng đổ và số tiền tăng lên tương ứng bên ngân sách. Bài toán thâm hụt ngân sách đã được giải trong điều kiện phải hạn chế số tiền Đồng in ra.
Có thể nói việc tăng tỷ giá đô hay phá giá tiền Đồng là chủ trương, vừa là mục đích vừa là phương tiện để cân đối ngân sách.
Dòng ngoại tệ ra vào nền kinh tế VN khá phong phú. Bao gồm nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và cả nông phẩm. Xuất khẩu hàng gia công, nông phẩm thô và nông phẩm đã qua chế biến. Một dòng tiền quan trọng đi một chiều là tiền gửi về nuôi thân nhân và tiền thu nhập từ tiền công lao động ở ngoài nước. Theo tiết lộ của ông Cao Sỹ Kiêm mặc dù hàng năm nhập siêu khoảng 10 tỷ đô nhưng ta vẫn cân đối được và có dư ngoại tệ, phải hiểu đây là nguồn thu ròng, thuần túy là đem đô la nhập cảnh. Lý giải như vậy để cho thấy việc thất quân bình lưu chuyển tiền tệ là không xảy ra.
Ngân sách hàng năm được chính phủ công bố chiếm khoảng 30% GDP từ nguồn thuế và nguồn lợi khoáng sản. Ngân sách này ngoài chi tiêu cho việc trả lương cho 7 triệu công chức còn là chi cho lễ hội và các di tích lịch sử và đầu tư vào các "nắm đấm" hay các tập đoàn quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong toàn nền kinh tế. Các khoản chi này thường là không có giới hạn và vượt ra ngoài so với khoản bội chi công bố 5-7%. Để hỗ trợ cho các khoản chi này cần dùng 2 biện pháp: một là nới rộng lưu lượng tiền tệ, hay nói cách khác là in thêm tiền; hai là lấy từ túi dân chúng.
Hàng năm chúng ta xuất dầu thô và nhập nhiên liệu với một sản lượng ổn định. Về nguyên tắc ta bán dầu giá cao thì mua xăng về giá cao, tổng đại số thu - chi của cả nền kinh tế không thay đổi mấy. Vai trò của tỷ giá bắt đầu thể hiện ở đây, khi giá đô giảm nghĩa là nguồn thu từ dầu sẽ giảm tính theo Đồng và số tiền người dân phải trả để mua xăng sẽ giảm đi, nghĩa là ngân sach bị thiệt (tính theo Đồng) và người dân được lợi. Ngược lại khi giá đô tăng lên so với Đồng, người dân phải móc hầu bao nhiều hơn cho cùng một lượng xăng đổ và số tiền tăng lên tương ứng bên ngân sách. Bài toán thâm hụt ngân sách đã được giải trong điều kiện phải hạn chế số tiền Đồng in ra.
Có thể nói việc tăng tỷ giá đô hay phá giá tiền Đồng là chủ trương, vừa là mục đích vừa là phương tiện để cân đối ngân sách.