Saturday, November 26, 2011

Điểm tin nổi bật tuần qua

1. Đội tuyển bóng đá ô lim pic Việt Nam (gọi tắt là U-23) chỉ qua được vòng loại

Người ta lý giải bằng kỹ thuật, đó là lực lượng yếu, thời gian chuẩn bị ít. Lại có người nói vuốt đuôi rằng, bóng đá khu vực nay đã đổi thay, ngầm ý nói Thái Lan hay VN chựng lại các nước thuộc eo biển Mallacca tiến bộ nên đổi ngôi. Ngoài ra nghi ngờ bán độ trong dư luận có lẽ không nên kể ra ở đây vì đã có sĩ quan an ninh được cử đi để nắm đội.

Lý giải thuyết phục nhất đó là thiếu tiền thưởng. Ngoài 2 lời hứa tiền thưởng từ 2 vị mỗi người nửa triệu đô, đội U-23 mùa này không được doanh nghiệp nào treo giải thưởng cả. Ông bầu Đức Gia Lai và ông Lê Hùng Dũng đồng chủ tịch 2 doanh nghiệp ngân hàng Eximbank và Vàng SJC treo thưởng nếu U-23 vô địch SEA GAMES. Do vậy mà sau khi thua trận bán kết, đội U-23 Việt Nam không còn động lực thi đấu giành giải ba nữa vì có đoạt giải cũng chỉ được thưởng 1 tỷ đồng cho vòng loại.

2. Ý kiến cho rằng không cần có luật biểu tình.

Ý kiến không cần có luật biểu tình của Đại biểu QH Hoàng Hữu Phước cũng chỉ là một ý kiến bình thường của một vị Dân biểu nhưng lại được dư luận thảo luận sôi nổi, có phần đả kích và tấn công cá nhân. Phẩn đối lại, một vị Đại biểu quốc hội khác là ông Dương Trung Quốc cho rằng cần phải có luật. Đáng chú ý là trong nghị trường quốc hội có 4 vị ủng hộ ông Phước và không ai ủng hộ ông Quốc.

Nó bình thường thôi, bởi vì cả 2 ông Phước và Quốc đề có nhiệm vụ xuân thu nhị kỳ đến hội trường Ba Đình để gật ( tức đồng ý không phải ngủ gật). Cũng không ai để ý rằng trước đó ông Thủ tướng thay mặt Bộ Chính trị công bố quyết định cần phải soạn luật Biểu tình để chế tài những người không xin phép.

3. Công bố một nghị định ban hành cách nay một tháng xem việc giao dịch vàng và ngoại tệ là bất hợp pháp gây ra làn sóng công chúng đổ xô đi mua vàng.

Nghị định 95 qui định rằng Kể từ 20/10/2011, sử dụng vàng, ngoại tệ trong thực hiện mua bán, niêm yết, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ không chỉ bị phạt nặng, mà tang vật cũng sẽ bị tịch thu đưa vào ngân sách nhà nước.

Có nghĩa là từ nay vàng và ngoại tệ tuy chưa được đặt ra ngoài vòng pháp luật nhưng đã mất hết những chức năng vốn có của nó, chỉ còn lại chức năng duy nhất là để cất trữ.

4. TTg Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.

Nhắc lại chuyện cũ, sau Hiệp định Paris 1973 VNCH không tiếp tục được viện trợ nên dần dần mất ưu thế về quân sự. Do dồn sức vào phòng thủ trên bộ nên đã bị Trung Quốc chiếm mất Hoàng Sa đầu năm 1974. Chính quyền VNDCCH bàng quan với sự kiện này nếu không nói là ủng hộ tình hữu nghị quốc tế vô sản.

Biện pháp hòa bình là thế nào? Là không dùng vũ lực, là không cần chiến tranh nóng, là ngoại giao mà không có pháo hạm.

Có khả thi không? Có, cái gì cũng có thể dùng tiền mà mua được kể cả quần đảo Hoàng Sa. Tất nhiên ta không có dự trữ ngoại tệ dồi dào thì ta phải nhượng quyền khai thác dầu và nhượng quyền đánh cá trên biển. Ta có quyền cắm lá cờ đỏ một ngôi sao vàng và tổ chức tua du lịch ra Hoàng Sa với giá vé chưa chắc đã rẻ hơn nếu mua tua từ Trung Hoa đại lục.

Sunday, November 20, 2011

Phản đối thép Việt bị điều tra chống bán phá giá tại Mỹ

Thép Việt

Đáp ứng đòi hỏi của các đại gia thép như Allied Tube & Conduit, JMC Steel Group, Wheatland Tube và U.S. Steel Corp. Sở Thương mại Liên bang Mỹ (DOC) đã chính thức điều tra các công ty thép Việt Nam bán phá giá sản phẩm thép ống vào nội địa nước Mỹ với doanh số vẻn vẹn 27.5 triệu đô la.

Lâu nay Việt Nam được biết đến như là một quốc gia nhập khẩu thép, là khách hàng đứng thứ hai về nhập khẩu thép từ Trung quốc sau Hàn quốc. Tuy nhiên, thép nhập khẩu từ Trung quốc chỉ chiếm 34% tổng lượng thép nhập khẩu. Mỗi khi giá phôi thép thế giới tăng làm tăng giá thép thành phẩm trong nước. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu nói lên Việt Nam là một quốc gia nhập khẩu chứ không phải xuất khẩu thép.

Mua thép thỏi từ Trung quốc vận chuyển về Việt Nam, luyện cán rồi vận chuyển sang Mỹ với cước phí vận tải đắt đỏ không phải là biện pháp kinh doanh tốt.

Mặt khác thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết 11, đã đẩy lãi suất ở Việt Nam lên cao hàng đầu khu vực nếu không muốn nói là nhất với lãi vay bình quân 20%. Điều này làm tăng chi phí đầu vào của các ngành sản xuất nói chung và ngành luyện cán thép nói riêng.

Chi phí cao như vậy khó có thể chở nguyên liệu từ nước ngoài về, gia công chế biến rồi chở sang Mỹ mà có lời được. Chỉ có thể là ngành xuất khẩu Việt Nam bán thương hiệu xuất xứ (made in VN) cho nước ngoài bán thẳng sản phẩm thép ống qua Mỹ với danh nghĩa hàng Việt.

Thép Trung quốc

Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mọi quyết định điều hành đều phù hợp thông lệ quốc tế và pháp luật của Việt Nam.

Cho nên việc điều tra Việt Nam bán phá giá thép ống vào thị trường Mỹ của Sở Thương mại Liên bang là việc làm thiếu thiện chí, cố tình phá hoại Hiệp định Xuyên Thái bình dương (TPP) khi mới còn sơ khai.

Phim Tàu phụ đề tiếng Việt
Nguồn tham khảo:
10 công ty thép VN bị kiện (TN)
Việt Nam là nước nhập khẩu thép lớn thứ hai của Trung Quốc
Giá phôi thép thế giới lên mạnh đã khiến giá thép trong nước tăng cao từng ngày
Lãi suất ở VN cao hàng đầu khu vực

Friday, November 11, 2011

Vinashin bị kiện và những hệ quả


Vinashin đã chính thức bị chủ nợ nước ngoài khởi kiện. Tuy nhiên tin này không được mọi người quan tâm lắm.

Xin nhắc lại những sự kiện liên quan. Năm 2007 Vinashin vay 600 triệu Mỹ kim (thu lãi trước) từ một nhóm chủ nợ trong đó có Elliot do Credit Suisse cầm đầu. Khoản nợ này được trả góp làm 10 kỳ mỗi kỳ 6 tháng, 60 triệu kỳ đầu tiên đáo hạn vào ngày 20/12/2010. Trước hạn Vinashin bắn tiếng đe dọa chủ nợ: Nếu dồn Vinashin vào cảnh vỡ nợ, phá sản, các ngân hàng chủ nợ 600 triệu USD cũng không thu được đồng nào. Đàm phán sao đó, chủ nợ cho Vinashin vay 60 triệu đô trong một năm với lãi trả trước 6.8 triệu đô. Sự việc diễn ra như vậy cho đến hốm nay một mình Elliot đâm đơn kiện Vinashin tại tòa Anh quốc.

Sự việc không chỉ liên quan đến một mình Vinashin là sẽ có tác động đến mọi công dân mang quốc tịch Việt Nam.

Các chủ tàu Việt Nam khi neo đậu tàu ở cảng nước ngoài có nguy cơ bị giam tàu, đòi những khoản nợ không liên quan gì đến con tàu hay công ty vận tải biển của họ. Nghe vô lý nhưng rất tiếc thực tiễn quốc tế lại cho phép bắt vạ tàu của một nước để đòi tiền đối tác cùng quốc tịch.

Tín dụng quốc gia bị đánh sụt, những doanh nghiệp tư nhân phát hành trái phiếu sẽ phải chịu phân lời cao do phải gánh thêm bảo hiểm. Năm ngoái trái phiếu của Hoàng anh Gia lai phải tăng phân lời từ 8% lên 9.875%.

Trong tổng số nợ 4.4 tỷ đô la của Vinashin có 600 triệu từ nhóm Credit Suisse, 750 triệu từ bán trái phiếu chính phủ. Nếu 600 triệu không trả được thì số phận của 750 triệu kia sẽ ra sao. Xin nhắc lại 750 triệu này dân Việt Nam phải trả cho trái chủ.

Chính phủ đã tuyên bố không có liên quan đến việc nợ nần của các công ty quốc doanh. Việc này tạo ra tiền lệ một ông quan đầu tỉnh vùng biên bán đi vài ngàn km vuông đất cho nước ngoài thì chính phủ cũng không có trách nhiệm gì và những ai biểu tình đòi chủ quyền quốc gia sẽ phạm tội gây rối.

Thursday, November 3, 2011

Đừng để những tai nạn trở thành lãng xẹt

Gần đây liên tiếp những tai nạn dẫn đến chết người hoặc bị thương trầm trọng. Xin đơn cử mấy trường hợp sau: Cửa cuốn đóng mở bằng điện đè chết bé 4 tuổi, nổ sập nhà do rò rỉ ga bếp, chết do điện giật trong khi đang thi công đường dây tải điệnbị điện giật do kiểm tra xe bị rò điện.

Báo chí rùm beng, các forum bàn tán rôm rả, các kết luận đều cho là do bất cẩn và rồi đâu lại vào đấy mà hoàn toàn không có sự phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân gây ra tai nạn để có biện pháp phòng ngừa và chế tài cho người vi phạm.

Vụ cửa cuốn đè chết bé 4 tuổi, thủ phạm và nạn nhân cùng trong một gia đình. Nếu thủ phạm là người ngoài hẳn đã bị truy tố với tội danh Thiếu trách nhiệm gây hậu quả chết người. Sự bất bình đẳng này là nguyên nhân không ngăn ngừa được những sai lầm tương tự. Người ta lý luận rằng thủ phạm đã mất mát to lớn xem như đó là sự trừng phạt của lương tâm rồi nên không cần phải chế tài của luật pháp nữa. Theo quan điểm luật pháp thì không phải như vậy, thủ phạm phải bị kết án nhưng cho hưởng án treo vì nhân đạo.

Vụ nổ sáng nay tại khu nhà ở Đại học Bách khoa Hà Nội làm thiệt mạng 2 em bé đang độ tuổi đi học và làm phỏng nặng 2 người lớn. Tai nạn xảy ra do sự không hiểu biết - ga nấu bếp là một chất nổ. Sở dĩ các hãng điều chế ga bắt buộc phải pha mùi vào khí hóa lỏng (gọi tắt là ga) thương phẩm để cho người tiêu dùng nhận biết sự hiện diện của chất nổ này trong phòng kín. Khi xảy ra rò rỉ khí ga, việc đầu tiên là mở thông thoáng các cửa có thể mở được và sơ tán khẩn cấp cho khi nồng độ khí ga trong không khí trong phòng giảm đến an toàn, lưu ý tránh sự xuất hiện của tia lửa hay lửa ngọn. Và buổi sáng định mệnh hôm nay, điều kiêng kỵ đã xảy ra - bật lửa để kiểm tra có phải ga hay khí gì khác.

Ông tài xế ở Đà Nẵng bị thương do không tuân thủ quy trình làm việc. Khi điều khiển nâng thùng tự đổ, ông đã để thùng xe bằng thép chạm vào đường dây trung thế, điện theo xe truyền xuống đất gây cháy tại điểm tiếp đất là bánh xe. Thay vì điều khiển hạ thùng xe xuống rồi mới được rời khỏi xe, ông đã giữ nguyên tư thế chạm dây điện rồi vội vã xuống xe để bị điện giật gây phỏng nặng.

Vụ tai nạn dẫn đến chết người trong khi thi công đường dây điện do làm sai quy phạm thi công, có lỗi từ chủ đầu tư cho đến nhà thầu và kỹ sư chỉ huy thi công. Kỹ sư chỉ huy công trường phải biết vùng ảnh hưởng của điện trường cao thế để có biện pháp thi công cụ thể. Nhưng theo lời kể của người trong cuộc, tại công trường không có kỹ sư. Nếu không có kỹ sư, nhà thầu không đủ năng lực kỹ thuật thi công và bảo đảm an toàn. Trong những vụ án như thế này, người ta hay nói đến người công nhân bị thiệt mạng là công nhân tự do nên không có bảo hiểm. Ô hay, chế độ ta theo tư tưởng lý luận của giai cấp công nhân mà mỗi khi công nhân chết lại rũ sạch trách nhiệm thế này thì làm sao bảo đảm giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lật đổ chủ nghĩa tư bản được.

Wednesday, November 2, 2011

Đô la hay tiền Việt, anh chọn ai? hay khía cạnh kinh tế của taxi chặt chém

Sự kiện Tài xế taxi thu quá cước nói lên điều gì. Taxi Hà Nội nói riêng và dịch vụ ở Hà Nội nói chung đầy những thủ đoạn nhằm bắt chẹt khách du lịch đến Hà Nội.

Hoan nghênh Công an TP Hà Nội đã kịp thời điều tra và tìm thấy tay tài xế không may mắn bị phát giác. Đồng thời cảm ơn hai vị khách quý, nhờ có hai vị mà một thủ đoạn bất lương của tài xế taxi bị phanh phui. Tuy tài sản bị mất của khách là đáng kể (giá trị tương đương 6 tháng lương tối thiểu) và công an Hà Nội phải bỏ nhiều công sức và tâm huyết để tìm ra nhưng đối tượng chỉ có thể bị xử lý hành chính.

Hai du khách trên là quan chức cảnh sát hình sự từ nước bạn Singapore, họ có kinh nghiệm về việc ghi lại hãng xe, bảng số xe và thời gian vụ việc diễn ra. Nếu là một du khách bình thường, quá sốc trước tình thế gần như bị trấn lột, liệu họ có đủ bình tĩnh để ghi lại những thông số cần thiết để trình báo với công an.

Lý lẽ của giá cả dịch vụ ở Hà Nội là: Người địa phương hàng ngày sử dụng dịch vụ này được hưởng giá thấp - đúng giá, còn lữ khách năm thì mười họa mới đến Thủ đô một lần thì trả cao hơn là lẽ tất nhiên.

Ví đựng "đô la" bị bỏ lại tại tiệm vàng Hữu Nghị 69 Cổ Nhuế (Hà Nội)

Tuy nhiên đó mới chỉ là nhận định Tiêu cực , trong khi báo chí chưa điều tra rõ ràng về hành vi của người tài xế thì không được vội vàng kết luận theo hướng có hại cho anh ta. Theo luật, cá nhân không được phép dùng ngoại tệ để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy sẽ đưa đến một kết luận khác đó là hai vị khách nước ngoài đã vi phạm hành chính về việc sử dụng ngoại tệ, số ngoại tệ bằng đô la Mỹ và bạc Singapore sử dụng để thanh toán tiền cước taxi sẽ phải được lập biên bản, bị tạm giữ và chỉ trả lại trước khi khách xuất cảnh.

Ta cho rằng người tài xế taxi gian dối là đã đặt trong một giả định là anh ta có khả năng nhận biết được tiền mặt do du khách trả là tiền nước ngoài và nó có giá trị. Trong hoàn cảnh có nhiều tội phạm tiền giả người nước ngoài trà trộn với du khách, mà du khách lại không có tiền đồng để trả như trên đồng hồ tính cước đã đưa người tài xế taxi vào hoàn cảnh khó xử. Anh ta là người chấp hành tốt pháp luật Việt Nam thì sẽ chỉ cầm tiền của du khách như là tiền cọc để rồi sẽ nhận thanh toán cước từ khách bằng tiền đồng. Anh ta tạm giữ của khách $200 và S$100 không thể nói là bắt buộc khách trả 6 triệu được.

Rõ ràng nhà báo đã có não trạng đô la hóa nên suy luận rằng người tài xế taxi cũng bị đô la hóa. Đặt tít báo giật gân mà lại thiếu trung thực, đô la là đô la, triệu đồng là triệu đồng, không thể lẫn lộn hai thứ ấy được. Để tránh oan sai cho đương sự ta hãy đặt giả thiết, anh ta là một trong những người tích cực chống đô la hóa nền kinh tế. Đôi khi chỉ một bài báo thiếu thiện chí làm thay đổi số phận một con người.