Hạ tuần 10/2016 vừa qua, sau một cuộc họp với các nhà cung cấp dịch vụ ĐTDĐ (nhà mạng), bộ TTTT ban hành văn bản quy định các nhà mạng phải thu hồi tất cả các SIM ĐTDĐ đã được kích hoạt, khỏi các kênh phân phối. Với lý do: sim rác gây bất ổn xã hội.
Với dân số trăm triệu người, Việt Nam là một thị trường ĐTDĐ đầy tiềm năng.
Các hãng cung cấp dịch vụ ĐTDĐ và ước chừng số thuê bao
- Viettel (của Quân đội) 35 triệu
- Mobifone (VNPT) 20 triệu
- Vinaphone (VNPT) 17 triệu
- Vietnamobile (Hanoi Telecom và Hutchison) 3.5 triệu
- GTel (của Công An) 1.7 triệu
- sim rác các loại 50 triệu,không tính các loại sim data.
Thị phần trên ổn định trong nhiều năm và sẽ tiếp tục ổn định trước khi có Thông tư của bộ TTTT.
Sim rác, được định nghĩa là những sim được người dùng dùng hết cước rồi bỏ đi mà không nạp thêm tiền. Theo đó, tất cả những sim 11 số của các nhà mạng lớn và phần lớn sim của các nhà mạng nhỏ là sim rác.
Nhờ sự ra đời của Viettel, ĐTDĐ trở thành phổ biến đối với tất cả những người biết nói. Và người sử dụng ĐTDĐ chia ra làm 3 loại theo tên của 3 nhà mạng. Các phân khúc trên thị trường chỉ là biểu hiện của cạnh tranh giữa các loại sim rác.
Sim rác sẵn có trên thị trường tạo ra nhu cầu sắm thêm sim thứ 2, thứ 3 để tận dụng giá cước rẻ và khuyến mãi. Do đó, có lúc "số thuê bao ĐTDĐ" lên tới 120 triệu, nghĩa là nhiều hơn cả dân số.
Nhưng, thu nhập của nhà mạng đến từ việc tiêu thụ cước của người dùng chứ không phải phát triển thuê bao rác. Việc chạy đua phát hành sim rác cũng chỉ có mục đích giữ thị phần hay không cho các nhà mạng nhỏ lấn thị phần. Chi phí chạy đua này dẫn đến thỏa hiệp hưu chiến giữa các nhà mạng với nhau.
Thực chất, tin nhắn rác không phải là nguyên nhân như bộ TTTT nói. Người viết bài này đã lâu không nhận được tin nhắn rác, nên không phiền. Các cuộc gọi từ các em bán hàng qua điện thoại thì lại không xuất phát từ sim rác.
(còn nữa)