Cây lúa là gì
Cây Lúa là một loại cỏ có hạt ăn được. Hạt lúa là một loại ngũ cốc dừng làm lương thực cơ bản. Mỗi văn hóa dùng những loại hạt lúa khác nhau làm lương thực. Người Lào ăn nếp; người Miên và người Việt ăn gạo; người Âu ăn lúa mỳ; người Mỹ latin ăn bắp. Người Việt mỗi năm sản xuất trên 40 triệu tấn.
Lúa để làm gì
Lúa gạo là cây lương thực chính. Gạo để nấu ra cơm và làm các loại bánh và thương phẩm có nguồn gộc từ bột gạo. Gạo còn được dùng để xuất khẩu, với số lượng trên 3 triệu tấn hàng năm. Trong đó 40% lượng gạo xuất khẩu cho thị trường Philippines. Giá gạo xuất khẩu là 500 đô la mỗi tấn hoặc trên số đó chút đỉnh, không đáng kể.
Người Việt trồng lúa ra sao
Trong một thời gian dài chúng ta chỉ có một vụ lúa mùa. Lúa mùa làm đòng đúng vào tiết thu phân và trổ bông quãng Rằm tháng Một. Lúa chín sau trổ quãng một tháng và gặt xong là ăn Tết nguyên đán. Lịch sử sau đó có giống lúa có nguồn gốc Chiêm thành nên được gọi là lúa chiêm. Lúa chiêm chịu được lạnh nên được cấy vào dịp cận Tết, cấy xong nghỉ ăn Tết.
Cách làm lúa truyền thống hoàn toàn dựa vào thiên nhiên, không cần bón phân. Kết quả là cho ra năng suất thấp (theo định nghĩa ngày nay), cả thế giới thiếu lương thực. Việt Nam chỉ thiếu lương thực cục bộ, tức là có vùng thừa vùng thiếu. Nếu phân bổ toàn quốc thì có thể thừa một ít.
Theo trào lưu "Cách mạng xanh" của thế giới, các nhà khoa học nông nghiệp của Việt Nam đã tạo ra giống lúa Thần nông, cải thiện năng suất đáng kể. Giống lúa Thần nông đầu tiên được tạo ra vào năm 1966 tại Viện Lúa gạo thế giới IRRI(1) đóng ở Philippines được đặt tên là Thần nông 8. "Cách mạng" ở đây là Thần nông 8(2) mang lại năng suất vượt trội bằng việc áp dụng chặt chẽ công thức phân bón hóa học và thuốc trừ sâu tổng hợp. Đặc điểm của cơm nấu từ gạo loại này ăn rất dở. Bây giờ người ta không gọi là lúa Thần nông nữa mà gọi là IR-504XX. Gạo này rẻ nhất thị trường và được dùng để xuất khẩu.
Lợi tức trồng lúa như thế nào
Theo điều tra của các nhà khoa học lần theo chuỗi giá trị: nông dân trực tiếp trồng lúa hưởng trên 70% lợi nhuận của chuỗi. Tỷ lệ lợi nhuận dành cho thương lái, doanh nghiệp thu mua và nhà máy xay xát lần lượt là 15%, 7% và 6%. Tính theo đơn vị thì nông hộ tính bằng triệu; thương lái tính bằng vạn; nhà máy tính bằng ngàn và doanh nghiệp tính bằng trăm. Lợi nhuận tuyệt đối nằm ở đâu thì độc giả dễ dàng tính ra.
Hiện tại của ngành trồng lúa gạo
Nông dân canh tác các giống lúa lai hoặc giống nhập theo nhu cầu thị trường.
Đất đồng bằng sông Hồng có diện tích tập trung nhưng sở hữu manh mún, lại ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất, chế tạo và xây dựng gia cư. Nên hiện nay đồng bằng Bác bộ không còn trồng lúa do không hiệu quả. Nông nghiệp miền Bắc chỉ còn trồng rau màu và cây ăn trái.
Đất lúa miền Trung thì nhỏ, quy mô mỗi hộ sản xuất nông nghiệp tính bằng sào Trung bộ (cải tiến) tương đương 1/20 ha hay 500m2(3). Thu hoạch bằng máy và phơi nắng thủ công rồi cất trữ trong nhà. Lúa miền Trung để tự tiêu trong gia đình hoặc lưu thông trong vùng.
Sản lượng lúa quốc gia tập trung nhiều nhất ở Tây Nam bộ. Quy mô canh tác lúa ở đây tính bằng công(3). Một nông hộ ở đây canh tác từ 20 công trở lên dù đất thuê hay đất của chủ sở hữu. Canh tác bằng máy và nhân công thuê mướn nên 1 người có thể lãnh trên 100 công hay 15ha. Nông dân trồng lúa nhưng không giữ lúa trong nhà. Tới vụ thu hoạch sẽ có cò lúa làm môi giới cho thương nhân tới mua lúa tươi và trả tiền tại ruộng. Những năm trước, giá lúa ngang trên dưới 6 ngàn đồng 1 kg lúa tươi.
Các công đoạn sau thu hoạch do thương nhân phối hợp với doanh nghiệp và nhà máy xay xát. Sấy khô lúa tại nhà máy. Năng lượng sấy lấy từ đốt trấu.
Nông dân trực tiếp trồng lúa chịu chi phí vốn sản suất trong suốt vụ. Chi phí vốn của hệ thống thương lái - nhà máy - doanh nghiệp bán gạo bình quân chỉ 1 tháng. Chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong 1-2 năm gần đây tăng gấp 2 làm lợi tức của nông hộ giảm. Vụ Đông - Xuân 2022-2023 giá lúa ngang tăng lên 6,500-7,000 đồng/kg lúa tươi do cầu tăng.
Tương lai của ngành trồng lúa gạo
Giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao đã tạo ra giới hạn của "cách mạng xanh" - sản xuất lúa với mục tiêu năng suất bất chấp chất lượng. Xu hướng không thể đảo ngược là thay thế phân bón hóa học và thuốc BVTV tổng hợp bằng canh tác hữu cơ và phòng ngừa sâu bệnh bằng các chế phẩm sinh học. Tài nguyên đa dạng thực vật và số lượng chất thải nông nghiệp dồi dào cho phép sản xuất vật liệu vật tư nông nghiệp với giá rẻ hơn vật liệu hóa học và tổng hợp mà năng suất không thua kém.
Chú thích:
(1) Viện Lúa lẽ ra đóng ở Việt Nam nhưng vì tình trạng chiến tranh thời đó nên được dời qua Manila xứ Phi.
(2) Sau 75 ở miền Bắc cũng có giống lúa được đặt tên là Nông nghiệp 8, không biết có liên hệ gì không.
(3) Từ khi người Pháp (Tây) sang khai hóa, họ dùng đơn vị thước tây (mét) để chuẩn hóa đơn vị đo ruộng đất. Thước đo là cây tầm dài 3 mét. Sào Bắc bộ là 40 tầm vuông; sào Trung bộ là 60 tầm vuông; công Nam bộ tương đương diện tích hình vuông có cạnh là 12 tầm. Theo đó sào BB có diện tích 360m2; sào TB 540m2 và công 1,296m2. Thực tế, công cày, công sạ, công rải phân thuốc và công cắt lúa tính 1ha cho 7 công