Saturday, April 9, 2011

Chống vào đâu?

Ngôi nhà nghiêng bắt đầu được sửa chữa. Việc đầu tiên mà nhà thầu tiến hành đó là chống đỡ để cho nhà được ổn định, khỏi nghiêng thêm. Theo góc độ ảnh chụp, người ta đặt điểm tựa chống vào đáy công son của phần ban công kín thuộc nhịp giữa, bên hông ngôi nhà. Thực chất diện tích ban công kín này là một phần diện tích bên trong nhà.

Cặp công son này có vai trò chịu trọng lực toàn bộ phần nhô ra khỏi cột chịu lực từ tầng 1 (miền Bắc gọi là tầng 2) đến nóc. Nguyên lý làm việc của cặp công son này là mô ment âm, chịu lực từ trên xuống.

Biện pháp thi công của nhà thầu là chống vào đáy công son ở vị trí đầu mút, rồi lực được đẩy từ dưới lên. Không sao cả nếu lực này không vượt quá trọng lượng của ban công kín đặt lên công son. Nếu độ nghiêng của nhà lớn lực để chống phải tăng lên và dễ dàng vượt qua trọng lượng kia để có nguy cơ phá hủy kết cấu công son. Và nếu như khi thiết kế, kỹ sư đã tính trước sự cố này nên đã bố trí thép chịu lực hai chiều thì cái Nếu kia sẽ không cần đặt ra nữa.

Tụi Tây thối nát nó bảo: với những cái nếu, có thể bỏ Ba Lê trong cái chai xì dầu.

4 comments:

Cô Cấn said...

Em chưa đến hiện trường,nhưng bác KHÁNH là chuyên gia thật đấy.Nguyên nhân lún thường là do tay hàng xóm.Còn việc lớn hơn em chỉ biết dựa cột mà nghe.

Cô Cấn said...

Bác LÝ.Bác H đang làm gì đấy?

Lý Toét said...

Tớ có hỏi bạn bè ở HN về nghi vấn kết cấu trên. Họ trả lời rằng: Ông Thần đèn làm như vậy để yên lòng người dân và chính quyền địa phương. Trước khi cái công xon bị phá hủy 2 cái thanh chống bằng thép đã bị cong rồi nên phản lực lên đáy công xon là không đáng kể.

Cô Cấn said...

TỨ TỨ hay Ô.3t có thể mầu hình nền?
Hỏi vu vơ em chẳng để làm gì,tò mò thôi BÁC LÝ đừng cười.