Wednesday, April 20, 2011

Thân phận mong manh của tài xế

Gần đây liên tiếp những vụ tự gây ra tai nạn của tài xế xe tải - hàng hóa vật tư trên thùng xe cán bẹp ca bin gây thương vong cho tài xế và người ngồi bên trong buồng lái - dân dã gọi là tự tay bóp giái. Sau đây là những vụ điển hình.

- Trụ bêtông dồn về phía trước, đè bẹp cabin, tài xê thương nặng, phụ xe chết tại chỗ. Xa lộ Hà Nội, Q9.


- Xe chở thép tấm đè bẹp ca bin, QL5


- Xe chở thép cuộn, đứt dây chằng, đè chết tài xế, ĐL Nguyễn Văn Linh


Tâm lý tài xế rất chủ quan, họ cho rằng ngồi trong ca bin nghĩa là vững chắc như ngồi trong lô cốt. Thực ra độ vững chắc của ca bin xe tải chỉ vững chắc với xe máy thôi, chứ nó rất yếu ớt so với ca bin xe đối đầu, và càng yếu hơn nữa nếu so với hàng hóa trên xe.

Nguyên lý của những tai nạn loại này là do Lực Quán Tính - giới vật lý gọi là Lực Ảo - gây ra, khối hàng càng lớn thì lực này càng lớn, tất nhiên. Và tai nạn chỉ xảy ra với xe đang chạy, vậy còn nguyên nhân tốc độ nữa. Vậy quan hệ khối lượng với tốc độ trong trường hợp này thế nào?

Khi xe chở hàng đang chạy, cơ năng của khối hàng trên xe là W=mv2/2, trong đó m là khối lượng và v là vận tốc, lưu ý yếu tố vận tốc có tỷ lệ bậc 2 nghĩa là động năng của khối hàng tỷ lệ với bình phương vận tốc. Khi hãm xe lại nghĩa là làm giảm động năng của khối hàng xuống. Lực làm giảm này là ma sát với sàn xe hoặc lực biến dạng xích neo, dây buộc - tạm gọi là Lực Hãm Nội Bộ - nó chỉ phát sinh khi phanh xe để giảm tốc độ. Nếu những lực hãm nội bộ này không đủ lớn thì cơ cấu tạo ra Nó bị phá hủy, kết quả là khối hàng lao về phía trước cán nát ca bin.

Nói dài dòng như vậy để cho thấy nguyên nhân tai nạn là do tốc độ nhiều hơn là do khối lượng.

Biện pháp an toàn:
1. Tốc độ chạy xe an toàn
2. Tăng cường cơ cấu tạo ra lực hãm nội bộ
3. Đặt ca bin phía đằng sau

2 biện pháp (1) và (2) ai cũng biết nhưng không thèm thực hiện. Với biện pháp (3) chưa có tiền lệ nên khuyến cáo tài xế xe tải ham tốc độ có thể đổi nghề sang lái tàu thủy.

28 comments:

Cô Cấn said...

Hàng hóa ở hình 1 bác LÝ bảo là cái gì?

bao le said...

thích nhất cái biện pháp thứ 3 của bác Lý.
Nhưng mà nếu an toàn cho tài xế theo biện pháp 3 thì lại gây tai nạn cho nhiều người khác.hehehe

Nguyễn Quang said...

Chác gì đã an toàn, nhỡ cái xe nó tông từ đằng sau thì ngỏm củ tỏi chứ còn à. theo tớ đặt ở giữa là tốt nhất. hi hì

Lý Toét said...

Có người đề nghị với tớ là, trong khi chưa có chuẩn cabin ô tô phía sau như tàu thủy, tài xế có thể sáng tạo bằng phương pháp đi lùi vừa an toàn mà lại đỡ tốn xăng (điều này nghi quá)

Hàn Sĩ said...

hi cụ Lý và các bác, em bị mất nick chả rõ lý do, nay rỗi vô còm thử xem có ổn không.

Hàn Sĩ said...

Em muốn bổ xung tí đỉnh về ba cái vụ chở hàng và thắng gấp:

Nhờ ơn Đảng và chính phủ cho nên em thường xuyên phải kiểm tra bài vở con cái nên cũng biết ít nhiều về vật lý. Luật 2 cụ Newton nói là lực F = m.a = m. dv/dt
trong đó dv là sự thay đổi về tốc độ, dt là khoảng thời gian thay đổi.
Khi mấy chú tài đang chạy với tốc độ V, muốn thắng gấp để V về 0 thì dv = V -0 = V.

Từ "gấp" có liên quan đến dt, càng gấp thì dt càng bé, do đó gia tốc a của chiếc xe sẽ càng lớn, và lực quán tính (xét trong hệ qui chiếu không quán tính gắn liền với chiếc xe) Fqt (của hàng hóa) = m.a = m.V/dt sẽ càng lớn và chú tài sẽ nhanh về gặp cụ Mác cụ Lê... hehe...

Do đó để đừng sớm phải đi gặp cụ Mác-Lê thì các chú tài cần phải:
1. Buộc hàng cho chắc vào
2. Đạp ga vừa thôi (cái này thì ảnh hưởng đến nồi cơm... hơi khó)
3. Không thắng quá gấp (thà phụ người chớ không để người phụ... hehe...)
4. Trở thành ông chủ và trả vô lăng lại cho người khác... hehe...
Em vừa đọc bài nước mắm của cụ Lý, xưa ba em có xưởng làm nước mắm nên em cũng biết chút đỉnh nghề này... còn cái vụ nước mắm giả thì công thức dể òm: nước lã + đường + muối + màu + hương. Nước mắm giả bán tràn lan ở thị trường vì phù hợp với túi tiền dân nghèo.
chúc cụ và các bác ngày mới vui vẻ vô đều đều

Lý Toét said...

Cảm ơn Trương Công Thịnh,

Tớ viết bài này cho dân Kỹ thuật đọc nên không dám Múa rìu qua mắt thợ.

Tốc độ mà tớ muốn nói là tốc độ thắng hay nói chữ là yếu tố dt (đen ta tê).

Nước mắm ở đây theo nghĩa là nước mắm thương hiệu, không phải loại "nước mắm" ai cũng có thể chan thoải mái ở nhà ăn tập thể.

chandoi said...

Hehe. công thức trên hổng đúng cho chở hàng hóa như mấy cuộn sắt ở trên.

Phang_Phập said...

DCM, ở quê ra đi xe sợ VCL, đi đường 1A qua đoạn Cầu Gie- Pháp Vân mà 3 lần xe dồn toa, tắc đường tẹo. Lói chung anh bẻ vô lăng đã năm thứ 12 rồi, dưng lần nào cầm vô lăng cũng có 1 nỗi sợ vô hình, kể cả lần đầu mới bẻ năm 2001 cho đến hôm nay. Cứ lên xe là anh sợ, thế mới tài. Nên anh rất thích một câu nói của 1 thằng trong phin lồn gì của Mẽo về đua xe là: SỰ DŨNG CẢM ĐƯA ANH VƯỢT LÊN PHÍA TRƯỚC NHƯNG SỰ SỢ HÃI MỚI ĐƯA ANH ĐẾN ĐÍCH. DCM, anh đọc mãi đọc mãi thấy rất đúng đéo thừa 1 chữ nào, tiên sư thằng Mẽo, hay thật.

Lý Toét said...

Lên xe hay nói chính xác là mỗi khi ôm vô lăng mà sợ mới là điều đáng ngại. Sợ thì không nên ôm vô lăng mà nên ngồi sau người lái.

Bài này tớ viết về an toàn khi chạy xe (tải). Nhiều xe hàng buộc hàng rất cẩu thả. Không hiểu sao cho tới giờ vẫn chất cuộn thép lá lên sàn xe như những con lăn, tiện hơn hay để chất được nhiều cuộn thép hơn.

Thép xuất xưởng thế này
[img]http://www.stainlesssteelcoilb2b.com/vi/productpic/pb_un7c1343453483.jpg[/img]

Đến khi vận chuyển thì thế này
[img]http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/8f/95/11x.jpg[/img]
[img]http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/8f/95/13x.jpg[/img]

chandoi said...

Vấn đề đưa công thức vào thì cũng phải chú thich cho rõ. Hehe.

Lý Toét said...

Sai chỗ nào thì phản biện đi chớ.

chandoi said...

Sai chổ m tĩnh = const và m khi xe chạy phụ thuộc vào ma sát nội vật liệu. nên W cũng biến đổi bình phương( sai số công thức trên lớn).

Lý Toét said...

Ma sát đáng kể gì so với cái quả ru lô nặng 2 chục tấn ấy, chính xác là 27 tấn.

chandoi said...

Hehe. Í tui nói công thức tính lực dồn khi phanh ( quán tính) W = mv2/2. Nếu chở vật liệu rời, vật liệu đặc, và chất lỏng thì W theo m tĩnh hoàn toàn hông đúng.

Lý Toét said...

Đúng rồi, chở đá, chở cát (khối lượng hạt tính bằng gram) thì đâu có gây tai họa cho tài xế. Trong bài tớ nói đến chở thép roller, cừ bê tông ly tâm, là những thứ khối lượng tính bằng tấn mà ma sát tính bằng kgf. Những vật chở trên xe đếm được trên đầu ngón tay.

Xem trong 2 hình ở trên, sợi xích ma ní ràng kiểu đó có đáng kể gì.

chandoi said...

Thực tế các tài xế chở chất lỏng non kinh nghiệm thắng gấp cũng tử hoài hoài. Cái này còn nguy hiểm hơn chở vật liệu nặng. Thường vật liệu nặng thì khó chạy nhanh hơn những xe chở chất lỏng nên cũng ít thắng gấp hơn.

Lý Toét said...

Chở chất lỏng chỉ bị lật nguyên cả xe, nếu bẹp ca bin chỉ là do rủi ro. Còn chở ru lô như ở trên có nhiều nguy cơ hàng hóa chở trên xe cán dẹp lép ca bin. Hai cái đó khác nhau về mức độ nguy hiểm.

chandoi said...

Hehe. Chết có số.

chandoi said...

Thực tế khi trọng lượng m lớn thì sức ì cũng rất lớn. Đồ thị liên quan giữa công suất động cơ và tải trọng ( tạm tính cho độ dốc đường =0) là đường cong lồi. Trong khi đó W tính theo công thức trên lại là đồ thị ax2. Thực tế việc dùng các cáp neo định hình nó cũng có Ba rem quy định về tải trọng, nhưng việc tai nạn thì thường do sơ xuất hoặc ẩu tả.
Đã so xuất và ẩu tả thì ngủ trong nhà vẫn tèo. hehe

Lý Toét said...

Vấn đề là thân Lừa không nhận thức được việc bảo vệ cho chính mình. Thợ hồ không mang dây bảo hiểm với lý do vướng và giảm năng suất. Tài xế chở thép cuộn không yêu cầu đóng gông mà chỉ ràng cho có.

Viết linh tinh... said...

Mụ Lý nói câu này anh chê. Lừa nhận thức được nguy hiểm hết chứ đéo phải không, con Chân Dòi vào cồng phơm cho anh cái, địt mẹ hợ hồ dây đéo đâu mà mang, thằng đéo nào mà trang bị bảo hộ an toàn lao động đéo đâu. Nhưng công trình mà thằng có thằng nước ngoài thì dây đầy đủ thế mới đau chứ, địt mẹ thân lừa phát nữa.
Nói chung là mụ Lý phải bẩu là địt mẹ công trình, xe cộ cứ để cho Tai nó làm, chứ để cho lừa thì đéo có cái gì cả, mẹ nó chứ.
Con Chân Dòi vào mau đi nào

Lý Toét said...

Thế thì mụ Le quên mẹ nó tính sĩ diện của Lừa rồi. Vì sĩ diện mà không đòi hỏi chủ phải cấp cho dây bảo hiểm, rồi tự AQ rằng đeo dây vào giảm năng suất.

Lý Toét said...

Biết là chết hay thương tật thì chẳng thằng nào dám liều đâu.

Viết linh tinh... said...

Đâu có sĩ diện gì chứ, đứa nào đòi dây bảo hiểm thì mặc nhiên là nghỉ mẹ nó đi, bản thân thằng chủ cũng đéo hơi đâu mà trang bị thêm một đống chi phí cho an toàn lao động mụ Lý ạ, mụ biết thừa điều đó mà, Lừa mà, địt mẹ. Vì lừa nên có chết, thương tật thì tự chịu, chỉ là thằng nào thương hại thì cho dăm ba chục chai rồi im mõm.
Nói chung là lừa thì đéo ra cái thể thống gì với an toàn lao động cả, vụ này chỉ có con Chân Dòi là rõ nhất.

Lý Toét said...

Đấy là tại vì mụ Chân Dòi chứ đâu phải vì bần nông Lừa không tiếc cái mạng rẻ của mình.

chandoi said...

Nói chung Định mức, đơn giá Lừa bèo bọt, Hổng có chi phí bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn.
Mà Nhà thầu mần thiệt nghiêm túc về bảo hộ lao động tiêu chuẩn quốc tế thì chắc hông bao giờ trúng thầu vì vượt giá trần.

Trách là trách ai đó theo chủ nghĩa Mac.

Thực tế ai cũng sợ chết vì tai nạn. Nhưng thử hỏi hối bao cấp, cứ vài ngày là có một xe tuột xuống vực đèo cao như Hải vân, Đèo cả, Cù mông... Đến nỗi phải làm đường cứu nạn , cứ xe mất thắng là chun vào đó, ít nhứt cũng còn xác. Vậy nhưng người ta vẫn Bắc Nam liên tục chấp nhận số phận như trộm chó thời nay.

Hehe. Chết có số. Nhưng số phận người bị theo ông Mac quá nhỏ bé so với bọn zãy chết thì chịu thôi.


Lý Toét said...

Lý giải rất nhân văn.