Saturday, August 6, 2011

Chúng ta học Sử để làm gì

Xin dẫn lời "Giáo sư sử học"Dương Trung Quốc, ông ấy nói đại ý người ta học sử kém bởi vì học sử không kiếm ra tiền, nếu học sử mà kiếm được 3 nghìn đô la mỗi tháng người ta sẽ đổ xô vào học sử.

Cảm ơn "giáo sư"nói rất đúng, và còn đúng hơn nữa khi mà "giáo sư" dạy bảo người ta rằng nên học bóng đá để kiếm được nhiều tiền hơn. Đấy là những cái đúng của "giáo sư". Sau đây tôi sẽ vạch ra những cái sai của "giáo sư".

Những người tụ tập ở công viên Canh nông ( bây giờ bị đổi thành Lê nin) là để người ta làm cái chuyện nhắc lại lịch sử với chính quyền đấy ông ạ. Nếu học sử chỉ để kiếm tiền người ta sẽ không làm cái việc mà theo ông là vô bổ như thế.

Nói như ông thì ai thèm mất nguyên cả buổi sáng, né tránh đủ loại an ninh để diễu hành với khẩu hiệu " Hoàng Sa là của VN". Hay là ông bảo người ta giương cao biểu ngữ Hoàng Sa hay biểu ngữ vô lý đường lưỡi bò là những việc làm vô ích vì những việc như vậy không những không được tiền mà còn lãnh tai ương.

Ông, Dương Trung Quốc thử bảo với người Do Thái rằng quý vị chống Quốc xã là việc làm vô ích, không kiếm ra tiền. Nói thực, người ta sẽ cắt cổ ông, lấy huyết để tế thần.

Còn ở xứ mọiVN , ông hòa chung với người biểu tình, ông rỉ tai họ, quý vị mần trò này không có cắc bạc nào đâu. Người ta không vả vào mặt ông mới là chuyện lạ.

Thiếu gì cách để ve vãn cường quyền, ông chọn cách tệ như vậy. Cường quyền chả cần ba nghìn đô la mong ước của ông.

P/S
Đồng chí Dương Trung Quốc nói ở đây
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/08/khong-nen-day-su-theo-kieu-danh-do-tri-nho/

25 comments:

tualua said...

Bác Toét phải thông cảm cho bác Cuốc chớ, vào cái thời buổi kinh tế thị trường định hướng XHCN đang khó khắn thế này phải làm cái gì kiếm chút cơm chút cháo mà còn nuôi gia đình chớ bác.
Mà thấy bác Cuốc cũng lạ, bác ấy cũng nhờ sử học mà lên tới chức ông Nghị vậy mà sao không định hướng cho lớp trẻ học hỏi như Bác ấy nhỉ. Lớp trẻ giờ học sử cũng cố gắng được như vậy bác Cuốc thôi thì cũng là công thành danh toại rồi nhể. Hay là bác ấy cho là cái nghề Sử của mình nó bạc nên ko dám khuyến khích thế hệ trẻ nhỉ? :)

Lý Toét said...

@ Từa Lưa,

Bác Cuốc được cha mẹ khéo đặt tên, tên chi không đặt lại đặt TQ. Biết đâu bác ấy được cử làm Dân biểu QH cũng chỉ vì cái tên hợp mốt.

Tớ trách là bác ấy pha trò vô duyên thì ít mà bác ấy xem sử là phương tiện sinh nhai, nên vô tình (không biết có hữu ý hay không) chà đạp lên những người có sử trong đầu mà bất chấp cường quyền, hy sinh thời gian cá nhân, xuống đường chống bá quyền.

Hieu said...

Tôi thấy Bác Quốc nói Chí phải, nhưng có lẽ chỉ nên nói điều đó trên bàn rượu thì hợp tình huống. Chứ trong cuộc họp, có báo Chí thì lẽ nên tìm Lý do khác đẹp đẽo mà ngụy biện.

Ở cái xứ mọi này, yêu nước đôi khi cũng chuốc tai họa. Vậy nên phí thời gian công sức mà đi biểu tình rồi rước hoạ về.

Mà cơm áo gạo tiền chưa lo được, lại đi vác tù và hàng tổng.

Trước kia, đi học mang tính chống đối, cho qua chuyện. Chứ giờ đi học thì lẽ nghiên cứu mục đích, đối tượng nghiên cứu của môn học trước, rồi sau đó mới đi vào chi tiết từng bài của môn học.

Lý Toét said...

Ông Quốc được thiên hạ biết đến với tư cách là "nhà sử học". Ông ấy đem chuyện tào lao bên bàn rượu để pha trò với báo chí là việc làm vô trách nhiệm.

Ổng nói về boxyt thì tha hồ vì khai khoáng và chế biến nguyên liệu không phải nghề của ông ấy.

Cô Cấn said...

Ở nhà mình Tát được người mà lại tát được nhiều người-đau phết.

linhtinh said...

Chú Lý Toét chắc chắn là AN HOÀNG TRUNG TƯỚNG rồi

THƯỢNG ĐỒNG NAI said...

Bác Lý toét nói có "lý" chứ không lý ra "toét" như bác Trung Quốc họ Dương này vậy>Cám ơn bác Lý Toét

Lý Toét said...

Dear Linh Tinh,
Tớ không phải là An Hoàng Trung Tướng, tất nhiên.
Tuy nhiên, blog An Hoàng Trung Tướng có rất nhiều thông điệp, nhiều thông tin và trao đổi cởi mở. Đây là webblog rất nên đọc.

ht3i said...

Người ta đã chẳng bảo bác Quốc là Nhà sử học trong Quấc hội và là đại biểu quấc hội trong hội Sử gia là giề.

Ở xứ Lừa ta thì chỉ nên xem món Sử như là món Đạo đức thời tiểu học và món GDCD thời trung học mà thôi. Đừng phức tạp vấn đề. Bác Lý nói đúng, phải đọc thuộc lòng chính kiến của "người khác" chẳng phải là việc khó khăn nhất sao, đặc biệt trong thời đại tương tác này.

ht3i said...

Hôm vừa rồi em xem chương trình thảo luận về thực trạng học sử Việt giữa 1 ông GS, 1 bác giáo viên, 1 học sinh giỏi sử và tất nhiên là 1 em xi nữa.

Đại để là cũng loanh quanh, có bác GV hơi hướng phản động nhưng cũng lè nhè tí thôi. Còn bạn học sinh thì bẩu em thích môn sử để yêu tổ quấc vì không thể hiểu làm sao mà các anh hùng ngày xưa chỉ nhõn một nhúm quân mà có thể thắng được những "29 vạn" rồi "50 vạn" quân địch hung tàn. À thì ra bạn ấy học sử như kiểu học chiện cổ tích, thú ra phết he he.

Meo Luoi said...

Hôm trước thấy tít giật trên Vnexpress, Mèo chẳng đọc. Nay thấy các bác bàn nhiều quá, đành ngồi đọc vậy.
Ông DTQ đúng là đại biểu quốc hội nổi tiếng, ông như tài tử Brat Pitt trong chính trường VN. Người ta yêu Brat vì anh đẹp trai, còn người ta yêu ông Quốc vì ông nói hay, bất luận vấn đề ra sao.
Nhưng lần này, ông Quốc thậm sai rồi. Thực lòng, ông lại chỉ đang nói đến bộ phận nhỏ nhoi làm công tác liên quan trực tiếp đến sử, thế nên ông mới phân bì về 3.000 đô hay gì gì đó. Chứ như Mèo, mặc dù chẳng có làm gì liên quan đến sử, nhưng thực sự cũng rất mong biết tường tận sử nhà. Chỉ có điều, đọc sử nước ta thật khó. Cho những người ít chữ như Mèo, thì cần những câu chuyện, những điển tích, những bộ phim,... dễ nhớ và dễ thẩm. Chứ bắt Mèo học cả 12 năm học sử, mà thầy cô chỉ nhăm nhăm kiểm tra học thuộc lòng, thì làm sao mà yêu mà nhớ được.

Lý Toét said...

Dear ht3i,

Em học sinh giỏi đó nói dối như vẹm, có khả năng là cán bộ nguồn sau này đấy.

Học Việt Sử thực ra không khó, nó giống như luyện công, phải thuộc khẩu quyết và không được luyện công khác ngoài chính thống. Khẩu quyết đó là:
+ BH là người sáng lập và rèn luyện DCSVN
+ Những nhà CM không phải DCS đều thất bại bởi vì họ cải lương
+ DCSVN là chính nghĩa và là lãnh đạo duy nhất.

Học thuộc lòng các giai đoạn LS, cái này dễ, tổng cộng chia nhỏ được khoảng 10 giai đoạn.

Mỗi giai đoạn thuộc nhiệm vụ cách mạng, vai trò của đảng, những thắng lợi then chốt.

Nhiệm vụ thì chỉ loanh quanh 2 ngọn cờ. Mỗi ngọn cờ đó lại bao gồm nhiều ngọn cờ khác.

Nguyên tắc là đùng nghĩ tới sự kiện đó nó có thật hay không có thật, ta làm bài cốt lấy điểm.

Lý Toét said...

Không chỉ Việt sử mới có những vấn đề liên quan đến sự thật, mà sử thế giới cũng không khá hơn.

Đáng buồn là Chính nghĩa thuộc về kẻ thắng cuộc. Học trò phương Tây hay giải bài toán phân tích tính chính nghĩa của 3 ông Hitler, Stalin và những ông Đồng Minh còn lại.

Ông Hítler với ông Stalin lại cùng một bản chất - lãnh đạo tập trung - biện pháp triệt để, nên những biện pháp trại tập trung của 2 ông cơ bản giống nhau. Nên 2 ông là đồng minh của nhau thỏa thuận phân chia Âu châu - ông Xít chiếm phía đông, ông le chiếm phía tây.

Nhưng ông Le lại cho rằng mục tiêu của ông Xít là vì quyền lợi của các lãnh chúa đảng viên của ông còn ông Le lại vì toàn dân Đức thượng đẳng. Ông Le ra lệnh cho ông Porsche thiết kế chiếc xe chở 4 người với giá rẻ và tiết kiệm xăng để sao cho mỗi gia đình Đức đều có thể mua được.

BS Hồ Hải said...

Hehehe, giáo dục học của mình là chính trị học chứ có phải giáo dục đâu?

Còn ông nghị sử công này cũng giống mấy ông nghị Thuyết, nghị Cuông thôi. Các ông được mớm mồi để làm một bài phát biểu với cái gọi là "phản biện" rồi đưa cho Bê duyệt xong lên hót thôi.

Mấy ông nghị chỉ gật mà không nói còn đỡ hơn mấy ông nghị "phản biện" ý.

Tầm Phào said...

Thanks bác Lý Toét, em cũng chỉ là 1 tay tầm phào thôi nhưng mỗi khi nghe gã đầu bạc DTQ chém gió là em muốn đi vào WC ói.

Lý Toét said...

@ Tầm Phào,
Hãy thông cảm cho các "ông nghị" xứ mình, ai dựng các ông (bà) ấy lên thì thì người ấy có quyền sai bảo là đúng lẽ rồi. Các cụ mình nói "ăn cơm chúa múa tối ngày" nghĩa là ai trả tiền thì phục vụ cho người ấy.

Xứ người, dân biểu muốn ứng cử phải vận động chữ ký, khi tranh cử phải vận động gây quỹ, nói toạc ra là xin tiền cử tri để vận hành bộ máy. Cho nên vị dân biểu có thể khéo léo lừa gạt cử tri nhưng không thể trắng trợn chà đạp lên cử tri.

Trái với xứ người, ở xứ ta không có dân biểu thực thụ mà cũng không có cử tri thực thụ, chỉ có những tấn tuồng mà ta buộc phải coi, buộc phải vỗ tay.

Saigonesevn said...

Rõ chán, chẳng biết đượng nào mà lần.

Cô Cấn said...

Sức khỏe của bác LÝ thế nào mà ít bài?

"SỨC KHỎE CỦA ĐỒNG CHÍ LÀ TÀI SẢN SẢN QUỐC GIA"

Lý Toét said...

Cảm ơn Đậu Tương,

Tớ vẫn khỏe. Gay quá, tiền cứ đi đâu hết. Người có tiền thì lo tẩu tán ra nước ngoài, người cần tiền thì chay đôn đáo khắp nơi.

Cô Cấn said...

Động viên các Cụ một chút.Tiền là những con số 0,Sức khỏe là con số 1.

Anonymous said...

Tôi thực tình không quan tâm lắm đến cái sự kiện "Điểm không lịch sử" này lắm, vì thấy nó cũng bình thường như bao chuyện đã qua trên báo chí VN. Tựu trung, thấy mọi người bàn nhiều đến 3 vấn đề:
1. Sự kiện trời sập khi có hàng ngàn điểm 0 môn lịch sử trong kỳ thi vừa qua.
2. Bài trả lời PV của ông BT, phê phán khi ông nói đó là việc "bình thường".
3. Phê phán ông DTQ khi so sánh thu nhập của người đi làm có liên quan đến sử và phần còn lại.
4. Phê phán về cách viết sử (và cũng là cách viết sách GK) của VN và cách dạy môn sử ở nhà trường.

Lạm bàn như sau:
Có một thống kê rằng, đối với dân VN, có hơn 60% tin vào những gì đăng tải trên báo chí. (quý vị thử xem có đúng không?) Do đó, sự kiện này đăng báo, ngay tức thì làm xôn xao ngỏ vắng liền mà không thấy ai đặt câu hỏi, ai tiết lộ thông tin này và có mục đích gì? nguồn này có đáng tin cậy hay lại như những lần trước (các bác nhớ lại vụ 5 Cam và PMU18 sẽ thấy cách tác nghiệp của báo chí VN). Và không thấy ai quan tâm số hàng ngàn bài đó nằm trong tới tổng số bao nhiêu thí sinh? Một con số rất quan trọng để đánh giá. (Không thấy bất cứ nguồn nào nêu con số này). Vậy thì đã rõ, đề tài này được đăng báo có mục đích. Trong khi đó, có ai thống kê có bao nhiêu điểm không môn toán, môn văn, môn xyz nào đó không? Không khéo lại bị xỏ mũi dắt dây bởi bàn tay vô hình mà không tỏ.
Điểm không, hay điểm thấp trong thi cử là đều bình thường, nhất là kỳ thi đại học, còn điểm cao thì mới là chuyện khó, chuyện hiếm. Đó là chuyện xưa như trái đất, từ ngày có thi cử kiểu loại trực tiếp. (Thi tốt nghiệp không nằm trong nhóm này).
Kế tiếp, theo nhìn nhận hiện nay của tôi, những học trò giỏi thường đăng ký các trường Kinh tế, Kỹ thuật ( mà phải nghành hót nhé, chứ địa chất hay cơ khí cũng ít lắm), ngoại ngữ, y khoa ... tóm lại là những nghành học có thể đảm bảo dể dàng có việc làm và có thu nhập cao sau khi ra trường.(Nhất Y nhì dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm). Đó là xu thế tự nhiên không bàn cải. Đó là tình cảnh chung của các nghành liên quan đến khoa học xã hội.
(còn tiếp)

nhandang said...

giáo sư sử học rất oai.Tình sử của minh nhu thế nào nhỉ.đối xử với dân mình như thế nào.sử sự như người có học thì rất dể như cũng rất khó như bác DTQ

Anonymous said...

(tiếp theo)
Đã nhiều người bàn vấn đề này với nhiều góc độ khác nhau, do đó, tôi thử phân tích 1 góc độc khác có ít người nói đến về vấn đề này.
Tôi đã từng nghe nhiều lời khuyên, cho tôi và cho người khác, rằng nên chọn nghành nghề phù hợp và mình yêu thích khi thi ĐH, và rằng, không phải ai cũng có khả năng để chọn nghành mình thích khi tham dự kỳ thi sinh tử này dựa trên đánh giá khả năng học tập của mình so với bạn bè. Các nghành khối C thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số HS vừa tốt nghiệp PTTH, và thường đa số là các thí sinh có học lực không cao (tôi xin lổi, nhấn mạnh từ “đa số” chứ không phải là “tất cả”). Mặt khác, tâm lý của đa số người Việt hiện tại vẫn còn tư duy “học để làm quan”, do đó hầu hết đều muốn học ĐH, để làm “thầy” thiên hạ, chứ ít ai muốn làm thợ. Và khi thiếu tự tin vào sức học của mình nhiều HS không muốn làm thợ đã đăng ký dự thi khối C, với suy nghỉ chỉ cần học thuộc lòng – quá đơn giản. Nhưng, với khả năng và trình độ hạn chế, số HS này vẫn không thê tiêu hóa nổi lượng dữ kiện không lồ đó với cách học vẹt.
Quý vị thử nhìn xem các HS khá giỏi khác, mặc dù không có ý định dự thi khối C, họ vẫn có khả năng để hấp thụ và tiêu hóa lượng kiến thức lịch sử đó dể dàng, không chỉ qua sách GK, mà từ nhiều nguồn tư liệu khác.
(còn tiếp)

Lý Toét said...

Tám Huế viết tiếp tham luận, ta cùng bàn, đề tài thú vị lắm.

Anonymous said...

(tiếp theo)
Phương pháp học tập, hay nói rộng ra là phương pháp tư duy (tham khảo “Mind map”), rất quan trọng, nó quyết định rất lớn đến sự thành công của HS, ngoài các yếu tố khác như tố chất, giáo viên, môi trường … Nhưng thực sự phương pháp học tập không nằm trong chính khóa, chỉ là những hướng dẫn của các giáo viên và HS nào ý thức được thì quý, không thì thôi.
Môn Sử nói riêng và các môn khoa học xã hội nói chung không được đánh giá và quan tâm đúng mức của xã hội và nhà trường. Đa số mọi người quan niệm đây là môn học “gạo”, tức là cứ nấu lui nấu tới cũng nhừ, Đó là quan điểm sai lầm mà ít người để ý. Với các HS khá giỏi, có phương pháp học tập tốt, thì các môn như sử / địa không là vấn đề đối với họ khi phải trả bài, có khi họ thuộc bài ngay sau bài giảng của giáo viên.
Ông BT nói sự kiện này là bình thường thì cũng không sai, nếu đặt nó trong bối cảnh hiện nay.
Tôi thấy người ta lấy lý do môn lịch sử bị chính trị hóa để biện chứng cho sự kiện này là không hợp lý Vì đó là một phạm trù hoàn toàn khác. Nó chỉ đúng khi kết quả là từ một khảo sát quy mô với nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, chứ đây đơn giản là một kỳ thi đại học, có tính chất loại trừ nhau.
Cheers,