Wednesday, June 13, 2012

Những việc cần làm trước khi khởi sự một doanh nghiệp

Lãi suất ngân hàng hạ, vấn đề lại được đặt ra là đầu tư tiền bạc tiết kiệm được vào đâu? Tiếp tục gửi tiết kiệm hay đầu cơ BĐS hay vàng hay đô chờ giá lên kiếm lời. Một trong những giải pháp đầu tư là tự mình đứng ra kinh doanh trên thương trường. Ta thường thấy trên phim ảnh doanh nhân là những người bận rộn, ăn mặc tươm tất, đi khắp nơi trên Trái đất, gặp gỡ với các chính trị gia và các doanh nhân khác để ký kết hợp đồng.

Thông tin trên báo đảng về việc kiếm tiền hấp dẫn càng thêm thôi thúc như là Kiếm chục triệu mỗi ngày nhờ trà chanh, mía đá vỉa hè; hoặc Bán trà đá sắm iphone, mặc hàng hiệu, cưỡi SH; hoặc Buôn trứng vịt, mỗi tháng lãi không dưới 15 triệu.

Dù bán trà đá hay quỹ đầu tư Quantum của tỷ phú Soros cho đến những tổ hợp đa quốc gia như Airbus đều có đặc điểm chung Đó là những doanh nghiệp tức là có sổ sách và hạch toán lời lỗ.

Làm chủ một doanh nghiệp tức là tự ta làm chủ hay ta làm thuê cho chính ta. Ta có thể thoải mái về giờ giấc hoặc phải thức khuya dậy sớm để lo cho sản nghiệp. Để quyết định thành lập một doanh nghiệp cần thẩm định qua 2 bước

bước 1, ý tưởng thành lập doanh nghiệp đã chín chắn hay chưa
bước 2, chuẩn bị vận hành doanh nghiệp đó như thế nào, đó là lập đề án kinh doanh là một trong những công việc mà một ứng viên phải làm để chứng minh năng lực trước hội đồng quản trị cho vị trí giám đốc điều hành (CEO).

Ở bước thứ nhất, chúng ta cần trả lời một số câu hỏi:

1. Tại sao chúng ta muốn làm chủ một doanh nghiệp?
Nếu chỉ đơn thuần tìm một công ăn việc làm thì làm công cho người khác có thể thu nhập ít hơn nhưng chắc chắn ít rủi ro hơn.

2. Có kinh nghiệm gì có liên quan đến ngành nghề mà ta dự định làm?
Nếu chưa thì phải dành thời gian để tích lũy kinh nghiệm về ngành nghề ta dự định làm. Nội dung cần nắm chắc là công nghệ, đặc thù ngành nghề.

3. Ta đã có kỹ năng giao tiếp với khách hàng hay chưa?
Kỹ năng giao tiếp là phẩm chất cần phải có của doanh nhân. Tạo ra một sự tin cậy trong giao tiếp với đối tác là điều kiện cần để có khách hàng.

4. Có hay không sự hỗ trợ từ người thân trong gia đình?
Nếu người thân phản đối nghĩa là ý tưởng kinh doanh có vấn đề hoặc không tưởng

5. Đã có kinh nghiệm về quản trị tài chính, kế toán không?
Nhiều người than bán hàng không ế, có doanh thu mà sao vẫn lỗ.

6. Có kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực tiếp thị quảng cáo hay không?

Bước thứ hai là đề án vận hành doanh nghiệp:

1. Đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào? Sản xuất hay thương mại hay dịch vụ.

2. Sản phẩm do doanh nghiệp làm ra là gì?
Có thể là pha chế trà chanh bán cho học trò; có thể là buôn trứng vịt dưới quê bán lên thành phố; có thể mang tiền qua TQ nhập hàng về bỏ sỉ; có thể là dịch vụ giao nhận hàng hóa kho bãi etc

3. Doanh nghiệp của chúng ta tham gia vào thị trường nào? Khả năng bành trướng thị trường trong tương lai, dự định chiếm lĩnh bao nhiêu % thị trường. Làm thế nào để chiếm lĩnh một thị phần trong thị trường mà chúng ta đang nhắm đến.

4. Ai sẽ là đối thủ cạnh tranh? Điểm mạnh và điểm yếu của chúng ta, những mặt nào khiến ta chiếm ưu thế so với đối thủ cạnh tranh. Ta có ưu điểm gì so với đối thủ. Làm sao khắc phục được những nhược điểm của chúng ta.

5. Vốn liếng cần thiết là bao nhiêu, bao giờ bắt đầu có lời. Nếu có lời thì bao nhiêu trong một chu kỳ kinh doanh.

6. Tiêu chuẩn thuê mướn nhân viên, huấn luyện nhân viên như thế nào

7. Trong điều kiện nào thì đóng cửa doanh nghiệp?

Nếu trả lời thông suốt và nắm vững vấn đề thì tiêp tục những thủ tục để thành lập doanh nghiệp. Nếu phát hiện khó khăn, trở ngại thì tạm dừng để điều chỉnh rồi thẩm định lại.

Còn khi đã đưa doanh nghiệp vào họat động mới phát hiện những khó khăn thì vừa mất tiền, mất thời gian và có khi mất hết cả cơ nghiệp.

136 comments:

Quê Hương said...

Bác nên gửi bài này cho các DNNN.

Lý Toét said...

Tớ xin mượn lời của Giáo sư Nguyễn Cao Hách đại ý, Doanh nghiệp dưới chế độ cộng sản không hạch tóan lời lỗ mà chỉ phục vụ nhiệm vụ chính trị lâu dài.

Củ Chuối Tây said...

Từ ngày đầu ông Cụ về làm kách mệnh là để tạo ra sự lan tỏa của thế giới đỏ xuống phương Đông, đoàn kết thế giới đại đồng nên con cháu cụ vẫn làm vậy.

Hoang Anh Tuc said...

Làm vệ tinh cho một vài DNNN cũng phất nhanh, các ông lớn nầy rất khoái dùng outsourcing cho chuyên nghiệp.

Memory'S Blog said...

Đại diện thương mại & nhượng quyền thương mại có vẻ ổn đo đầu tư không nhiều mà hiệu quả cao :)

Lý Toét said...

Dear all,

Đây là đề tài mới, khái niệm cho sự khởi nghiệp kinh doanh.
Các cụ thường nói, "thấy người ăn khoai vác mại đi đào". Không phải thấy người ta bán trà đá kiếm ngày chục triệu là ta cũng có thể làm được như vậy.

Sản xuất thì phải đầu tư chiều sâu, cần vốn nhiều mà lại vòng xuay vốn dài, đòi hỏi những nhà đầu tư lớn mà trường vốn. Cần phải một nhóm người hùn vốn mới có thể làm được.

Đầu tư dịch vụ tài chính đòi hỏi sâu hơn nữa, cần phải am hiểu kinh tế (không phải kinh doanh), quốc tế. Cần thông tin chính xác và kịp thời, huy động nguồn nhân lực lớn và một thế lực vốn mạnh đứng sau.

Đầu tư làm dịch vụ có vẻ như ai cũng có thể làm được, và có thể chỉ cần một mình. Xe ôm là một dịch vụ thuộc loại đơn giản nhất, nhưng vẫn mang đầy đủ yếu tố doanh nghiệp.

Xin mời mọi thành viên tiếp tục bàn luận.

spirit said...

Thưa chú Lý
Với sự điều hành của chính phủ Việt Nam, các chính sách về xã hội, thủ tục hành chính, kinh tế vĩ mô thay đổi như thay áo đến dân đen còn lao đao thì lấy đâu ra môi trường lành mạnh cho tư doanh phát triển.
Các nhà đầu tư nước ngoài cũng không còn muốn thấy hấp dẫn vì thị trường thu hẹp do lạm phát, lao động tay nghề thấp, nhân công không rẻ và sự điều hành giật cục của chính phủ.

Meo Luoi said...

Bán trà đá kiếm chục triệu ư? Trừ phi: 1. bạn có người thân quen ở phường, bảo kê cho bạn 2. bạn là anh chị máu mặt ở khu vực đó. Còn không, bạn đừng mơ. Địa điểm đẹp là các bãi vỉa hè, những khoảng đất trống có cây xanh, gần trường học, nhà thờ,... bạn thử ngồi đó bán hàng xem, các chú trật tự phường sẽ đuổi bạn ngay, trừ 2 điều trên. Và khi bạn làm ăn được, thì người ta sẽ hất bạn ra để thế ngay.

Meo Luoi said...

Bác Lý,
bán hàng online cũng khá ổn nếu có ý tưởng tốt, nguồn hàng phong phú, đẹp, uy tín.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể kinh doanh đồ game (mấy game VLTK,...) tập hợp một nhóm để chơi, nhặt đồ, mua bán, mất thời gian và một tí tiền internet.
Thế còn việc viết blog có thể là dịch vụ kinh doanh tốt ở VN không bác Lý nhỉ?
Riêng Mèo xác định đi làm thuê, thu nhập thấp và rủi ro thấp hơn chút (không có rủi ro thua lỗ, mất tiền, nhưng bây giờ rủi ro thất nghiệp cũng rất cao).

Lý Toét said...

Dù thu nhập thấp người ta cũng phải ăn hàng ngày. Đây chính là mảng dịch vụ có thể làm được với quy mô gia đình.

Ngay cả hình thức kinh doanh bán cơm trắng cho người lao động cũng phải có lãi người ta mới làm.

Miễn là đừng phân biệt ngành nào hèn, ngành nào sang.

Có dịch vụ mới tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội, còn đầu cơ đô với vàng không tạo ra giá trị gia tăng mà chỉ làm tăng chi phí. Tuy nhiên, mua vàng bỏ hũ chôn dưới đất để giữ của lại là chuyện khác.

Lý Toét said...

Thông tin này dễ dàng tìm thấy trên báo đảng. Tuy nhiên, muốn thực hiện phải có đề án vạch ra những khó khăn gặp phải, chứ không phải cứ "vác mai đi đào" là có khoai ăn.

Lý Toét said...

Cho đến giờ bán hàng online quy mô nhỏ ở VN chưa có tiềm năng bởi những lý do sau:

- phẩm chất hàng hóa ở ta thường là rất kém (thực tế là hàng giả)
- chưa có thói quen mua hàng bằng "chuột", dù lượng người dùng internet cao. kể cả có tìm thông tin hàng hóa trên internet nhưng lại mua bán trao tay.
- những người mua hàng online chủ yếu là mua dịch vụ ở nước ngoài hoặc đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn.

Khi nào mà bất kỳ chỗ bán hàng nào cũng có khe quẹt thẻ mới có thể bán hàng online với quy mô nhỏ được.

spirit said...

Đa phần các hàng, quán ăn cũng chỉ là lấy công làm lời thôi, tạo công ăn việc làm cho gia đình. Nhưng trong lúc khó khăn kinh tế, người dân giảm chi tiêu đến mức nhỏ nhất có thể, các dịch vụ ăn uống này cũng ế ẩm
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/75744/hang-quan--tieu-thuong-gong-minh-de-song-sot.html
Người dân tích trữ từng chỉ vàng để dự phòng khi có việc lớn xảy ra, nhất là ốm đau, bệnh tật,thất nghiệp...Càng khó khăn, người ta càng đề phòng rủi ro cao

Lý Toét said...

Có vẻ như mọi người chỉ quan tâm đến cách kiếm tiền chứ không thực sự quan tâm đến cách giữ tiền sao cho không để bị mất.

Các quan ngành ngân hàng thường hay nói "Không có chuyện lãi thực dương", điều đó có nghĩa là gửi tiền ngân hàng sẽ được NHNN in tiền ra để trả lãi thông qua các đợt gọi là "bơm" tiền. Nay, NHNN đã hạ lãi suất và còn đe dọa hạ nữa.

Yeu que huong said...

Bổ xung thêm đó là : việt nam chưa phát triển những cổng thanh toán chuyên nghiệp , dù có đi chăng nữa chắc cũng chẳng ai dám mạo hiểm với độ an toàn của các cổng thanh toán việt nam ! Nơi mà sử dụng thẻ tín dụng đánh cắp rất phổ biến !

Yeu que huong said...

Một điều chủ quan tôi thấy thế này ! Nước ta vốn là một nước nông nghiệp trước kia , từ khi mở cửa hội nhập có một bộ phận nhỏ thích nghi nhanh và kiếm tiền cực nhanh lại không phải đổ sức nhiều ! Dân ta thấy cày ruộng vất vả quá nên ai cũng bấm bụng lao vào học những ngành học được gọi là hot , giàu lên bất chợt nhờ bán đất (mặc dù trình độ thì ...), chứng khoán ! Cứ thế nhiều người nhìn thấy kiếm tiền thời buổi giờ dễ như vậy thì việc gì phải đổ mồ hôi đi cày , ấy thế cho nên kể cả các vị nông dân học chưa hết cấp 3 cũng lao vào những ngành nghề kiếm tiền đơn giản ! Sống như vậy quen rồi , giờ chịu khổ không đc có lẽ là điều dễ hiểu!

Yeu que huong said...

Ý tôi muốn nói là kiếm tiền nó dễ như vậy nên họ không còn tư duy giữ tiền sao để bị mất vì nó không đáng !

spirit said...

Những người kiếm được nhiều tiền thì họ sẽ biết cách giữ, còn đa phần người lao động cũng chỉ đủ "vắt mũi bỏ miệng" thôi.

Lý Toét said...

Đúng, cả xứ không đáng tin cậy. Tại sao, phải chăng đó là ưu việt XHCN?

Lý Toét said...

Vấn đề là những người "kiếm tiền dễ" lại chiếm một tỷ lệ rất ít và đa số còn lại không thể có điều kiện như họ.

Tiền đầu tư thì mất 1 xu cũng đáng, còn tiền chi tiêu hay từ thiện thì tiền tỷ cũng không đáng. Đó là vấn đề.

Lý Toét said...

Tiền để chi tiêu thì không bàn tới "cách giữ" vì đó là tự do của mỗi người. Cái tớ đang bàn là tiền đầu tư, tức là tiền đã chuyển thành vốn - tư bản.

Yeu que huong said...

Đúng là vậy , bộ phận nhỏ có kiếm tiền dễ thì họ sẽ ko nghĩ tới việc bảo toàn vốn nữa ! Còn bộ phận lớn thì như bạn Spirit nói ...làm gì có tiền mà bảo toàn!

nhan said...

Khởi nghiệp KD ở VN cần phải suy tính kỹ, quan trọng nhất là đầu ra, có sẳn rồi là một lợi thế lớn, loại hình nào cũng được: sản xuất, thương mại (bán sỉ/lẻ), dịch vụ
Mỗi loại hình đều cần vốn, con người, mô hình vận hành.
Mỗi người sẽ có năng lực phù hợp cho từng vị trí. Lãnh đạo cần tầm nhìn bao quát, khả năng thuyết phục, động viên dẫn dắt người khác theo mình dựng nghiệp. Quản lý cần chú ý chi tiết, khả năng tổ chức, sắp xếp công việc và con người để bộ máy vận hành tốt.
Không phải ai cũng phù hợp để trở thành doanh nhân, nếu không có năng khiếu thì phải thật sự có động lực rất mạnh mẽ và phải nỗ lực rất nhiều mới thành công.
Ở VN có nhiều doanh nhân nhờ mối quan hệ mà xây dựng được sự nghiệp lớn, tuy nhiên nếu không đủ bản lĩnh thì sớm muộn cái gì của Ceasar cũng trả lại cho Ceasar

LNVT said...

Thời điểm kinh tế suy thoái hay hưng thịnh đều có cơ hội làm ăn. Tuy nhiên thì trong bối cảnh VN hiện giờ, kinh tế co cụm, tiêu dùng sụt giảm, xuất khẩu khó khăn, thậm chí nguy cơ lạm phát cực lớn thì có lẽ rất khó cho những người khởi nghiệp.

Ở VN thì có lẽ câu hỏi: đầu ra cho sản phẩm có ổn định không? cũng cần phải cân nhắc.

Đối với 1 số ngành thì chi phí "lót tay", chi phí ngoài thuế cũng là 1 chi phí đáng kể phải tính toán.

Lý Toét said...

Đã là vốn thì ai cũng cần bảo toàn cả, người càng giàu thì sự "bảo toàn" càng dữ dội. Khổng lồ như Lehman Brothers không bảo toàn cũng đổ.

Ở ta thì khác, như ngân hàng đâu cần phải bảo toàn vì đã có nhà nước mua nợ.

Còn tiền xài thì chỉ có tiêu đi chứ có tích đâu mà "bảo toàn".

Lý Toét said...

Đầu ra, cái đó là điều kiện đủ. Còn điều kiện cần là bảo toàn vốn và bảo đảm doanh thu.

Doanh nhân không nhất thiết phải veston cà vạt, đi máy bay. Doanh nhân có thể xắn móng lợn như là bà này http://bee.net.vn/channel/1988/201204/Nu-Gd-mac-dep-o-to-xin-nhung-luon-di-chan-dat-1832346/

vu cuong said...

Dear chú Lý,
Đọc các bài chú viết về kinh tế hay ghê, cảm ơn chú nhiều. Khi nào chú rảnh chú phân tích production possibilities frontier giữa sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong bối cảnh kinh tế hiện nay được không chú?
Thân chào chú.

Dương Thường Trực said...

Bác Lý,

Tớ làm ăn thường thất bại, vs tớ...tiền lời quá ít cũng là 1 thất bại. Hehe, và tớ hầu như ko ăn tiêu quá nhiều, cứ góp nhặt.....góp nhặt mà mãi hông giàu. Đùng phát, ông jà tớ để tớ thừa hưởng 30% cổ phần công ty....từ đó tớ đầu tư cái gì cũng thấy lời...chỉ khác là nhanh hay chậm thôi. Hiahia

Lý Toét said...

So với DN tư nhân thuần túy, DNNN có những đặc điểm sau:

- hiệu suất sử dụng vốn thấp hơn
- hiệu quả thấp hơn
- sử dụng lao động / vốn ít hơn

Nhưng theo định hướng XHCN, DNNN được ưu đãi trong:

- sử dụng vốn vay (không phải thế chấp)
- được sử dụng tài nguyên đât vô hạn

Thành quả đó là do: tiến lên CNXH là con đường mà nhân dân ta đã lựa chọn.

Dương Thường Trực said...

Bác Lý mần ơn lôi cồng tớ ra phát.
Hồi chiều cồng vẫn hiện, giờ lên mất tiêu luôn.

Lý Toét said...

Xin chúc mừng. Bài viết của tớ dành cho những người chưa từng kinh doanh, tức tay mơ. Cũng tương tự như bảng cửu chương với người học toán.

Thành said...

Dear Bác Lý !

Bác cho ra bài này đúng vào giai đoạn NHNN đưa ra ý tưởng thành lập một công ty với số vốn 100.000 tỷ VNĐ để mua lại nợ xấu của hệ thống ngân hàng, chắc không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên ạ ? Bác Lý mãi là bác Lý !

Mọi người có bán luận thì nên theo hướng này, đừng bạn luận ở mấy quán trà đá, buôn trứng vịt.....phí mất ý tưởng hay của bác ấy !

Cheers !

Lý Toét said...

Bà con ta đang tự sướng với di sản Cam Ranh:

- Cam Ranh là món quà hay vũ khí sát thương
- Nghi ngờ người Tàu dọ thám Cam Ranh
- và nhất là chuyến đáp Cam Ranh của Tổng trưởng Quốc phòng Cờ hoa Leon Panetta.

Chuyến thăm của gã Tổng trưởng chỉ là chuyện nội bộ của lính Mỹ. Không cờ hoa, không một quan chức nào của VN đón.

Thực ra, giá trị Cam Ranh không lớn trong chiến lược của Mỹ:

- Thời đồng minh với VNCH, Cam Ranh chỉ là căn cứ không quân nhưng không quan trọng bằng căn cứ Phan Rang, Nha Trang hay Biên Hòa.
- Học thuyết quân sự ngày nay, những căn cứ hải quân cố định như Subic Bay không còn quan trọng nữa.
- Tàu Byrd chỉ là chiếc tàu vận tải

Tỉnh lại đi, Cam Ranh chỉ có giá trị thương mại, là những giá trị mà dân thường không được hưởng.

Dương Thường Trực said...

Nếu thực như bác nói, hẳn kinh doanh ko hề đơn jản. Và tớ cam đoan, tớ bắt đầu làm gì đều ko tính đc ngần ý thứ...nhưng tớ nhận ra rằng, khi nta có nhiều tiền thì kinh doanh sẽ dễ dàng hơn ko có tiền.

Tớ thấy, dân ở Nụi và nhiều địa fương khác...xây nhà cho thuê, tháng tuyền kiếm dăm ba chục trẹo cụ. Đó cũng là hình thức kinh doanh phỏng?

Lý Toét said...

Bài viết của tớ lại chỉ dừng lại ở tầm mức trà đá, trứng vịt. Đừng mong chính quyền này đổ vì lý do kinh tế. Trước khi họ sụp đổ thì ta đã không còn nắm xương tàn. Cần phải gìn giữ những gì ta đang có, vì ngay cả gánh hàng rong cũng dễ dàng bị hốt lên xe của cảnh sát trật tự.

Lý Toét said...

Không phải người ta không tính mà là người ta làm quen tay như giấc ăn nếp ngủ. Y như ta bơi lội hay đi xe đạp, đâu cần phải suy nghĩ làm thế nào để giữ thang bằng.

Thực tế thì nhiều người thành lập doanh nghiệp và đã thất bại. Tớ đã đọc ở đâu đó thống kê rằng, 1/2 số doanh nghiệp đóng của sau 2 năm và đến 90% doanh nghiệp đóng cửa sau 5 năm. Chỉ có khỏang 2-4$ doanh nghiệp tồn tại sau 10 năm.

Những người tồn tại được, bằng cách này hay cách khác đã tuân thủ nguyên tắc bảo toàn vốn và doanh thu có tăng trưởng.

Dương Thường Trực said...

Về chiện Cam Ranh, or úynh nhao vs Tào thì tớ thấy Việt mình toàn thủ dâm tinh thần. Việt mình là gì mà Tào nó fải đánh? Đến Mỹ còn tránh Tào như hủi nữa kìa.

Yeu que huong said...

Đó là vì sao nếu Bill gate, steve job ,... nếu sinh ra ở việt nam sẽ bị gọi là điên ,vì họ không biết hối lộ và luồn lách mà chỉ dựa vào cái đầu và nỗ lực của bản thân!

Sói Đầu Đàn said...

thế mong nó đổ về cái gì hả bác

Hoang Anh Tuc said...

Là dân ngoại đạo, biết đến biz qua T. Harv Eker, Robert Kiyosaki etc. Nhưng các đại ca nầy chỉ viết về triết lý KD (biz philosophy), cái entry nầy lại đi vào vớn đề kỹ thuật biz, đi sâu vào thì thấy rất khô, khó tiêu chứ không được relax như khi đọc mấy anh mẽo trển. Xin bác Lý cho biết, với người KD thành công (ở mọi quy mô) thì triết lý kinh doanh có trước hay các phân tích kỹ thuật có trước, hay cả 2 đều xuất hiện cùng lúc khi dân biz khởi nghiệp.

Lý Toét said...

Tớ thử phân tích thế này có được không nhé,

Một người cần đi nghỉ mát bằng xe hơi. Nghỉ ở nơi nào tốt nhất là do người ấy chọn. Trên thực tế có nơi tốt có nơi không tốt bằng. Nhưng muốn được đến nơi mình muốn cần phải chạy xe đến đó.

Một người chưa biết lái xe, về nguyên tắc chạy mãi rồi cũng tới. Dù có thể bị phạt, có thể phải thay vài chiếc xe trong hành trình.

Người vừa học lái, mới có bằng, lái đúng kỹ thuật sẽ đến đích tuy vất vả. Do chưa thạo nên sơ ý chạy ẩu ânh có thể bị tông, có thể bị phạt.

Người lái thạo, chạy xe như một cuộc đi chơi, có thể thưởng thức cả việc lái xe chứ không đơn thuần là một công việc.

Ông boss ngồi xe limo thì không cần lái nữa, nhưng biết chọn cho mình một tài xế ưng ý.

Ý tưởng, hoài bão, mơ ước thì ai cũng có, không nhiều thì ít. Nhưng để biến ý tưởng thành hiện thực cần phải tuân thủ kỹ thuật. Nhiều người không biến ý thành thực được nên thất vọng hết ước mơ.

Nghe triết lý kinh doanh thấy to tát, trong thực tế có những người chỉ theo đuổi những mục tiêu nho nhỏ như bán cafe như Stabuck, làm một website giao tiếp bạn bè như Zuckerberg. Ở gần ta có bà bán bún ra đi năm ngoái để lại gia tài ngàn tỷ là một thí dụ.

Lý Toét said...

Ai nói tụi Mỹ không biết hối lộ đấy?

Cô Cấn said...

Nếu không có cảnh đông tàn làm sao có cảnh huy hoàng ngày xuân.

Ý bác lý là:Kinh tế nhà nước chắc chắn sẽ sụp vào tương lai gần vậy là phải có thứ khác thay thế.Nói dễ hiểu hơn là những ai phụng sự KTNN liệu đi may còn kịp...

Theo quan điểm của em là những người làm kinh doanh rất gian khổ.Họ phải tái đầu tư 90% số tiền kiếm được mà số tiền này thực chất là phục vụ XH và của XH.Những người làm doanh nghiệp đa phần do bị buộc phải làm rồi quen.Tự mò đá qua sông thôi!

Củ Chuối Tây said...

@ Chú LysL Phiền chú xóa giùm cháu 2 comment ở trên.
@ Tuong Can: Đừng nghĩ mọi việc xa thế, nếu việc bơm 70.000 tỷ đồng/tháng thực hiện được thì không có mùa tàn đó. Hệ quả trực tiếp nhất là người dân sẽ gánh chịu lạm phát.
và với định hướng rất dõ là không có độc quyền xăng dầu, điện nước..v.v nên sẽ tiến hành òoàn thiện thủ tục thành lập công ty mua bán nợ 100 nghìn tỷ sẽ là cứu cánh rồi.

Trong việc kinh doanh như các phân tích trong bày của chú Lý rất chi tiết và chính xác. Cần cân nhắc và thẩm định kỹ càng thì sẽ hạn chế được rủi ro khi đi vào thực tế.

Lý Toét said...

Tớ không có nghĩ sâu xa như thế đâu. Tớ chỉ lưu ý những việc tối thiểu cần làm trước khi bỏ vốn vào kinh doanh.

Mà ngành nghề kinh doanh ở đây không phải cao xa gì mà chỉ ở mức trà chanh hay chế biến hotdog hay bán sò ốc đồ biển.

Tại sao phải mò mẫm khi ta đã nhìn thấy những gì đang chờ đón ở phía trước?

Hoang Anh Tuc said...

Phân tích SWOT cho dịch vụ vận tải XE ÔM (Doanh nghiệp tư nhân)
1. Điểm mạnh (S):
- Đã có phương tiện sẵn có.
- Thông thuộc đường phố nội thành.
- Có sức khỏe, trách nhiệm trong công việc.
2. Điểm yếu (W):
- Không thông thuộc đường ngoại thành
- Không làm việc fulltime, và 7 ngày trong tuần
- Chưa có mối quan hệ rộng để có nhiều khách hàng thường xuyên.
- Không dùng được đòn bẩy tài chính, nhân lực, tự làm lấy công làm lãi là chính.
3. Cơ hội (O)
- Thông thuộc đường xá, tình trạng giao thông, biết được đường nào, thời điểm nào nên đi để tránh tắc đường và kinh tế nhất.
- Có thể chuyển sang làm dịch vụ taxi vì lĩnh vực hoạt động là tương tự.
- Không chịu khoản thuế lợi tức nào (trừ mãi lộ), không phải làm báo cáo tài chính định kỳ.
- Ít có nguy cơ bị khách hàng xù nợ. Một ngày đẹp trời khách hàng bạn ế khách có thể thỏa thuận hàng đổi hàng (PS: khách hàng kinh doanh vốn tự có).
- Thông thuộc thói quen giao thông, có thể kiêm thêm vận chuyển hàng hóa. Khi có đủ vốn có thể nâng cấp phương tiện thành xe 4 bánh.
- Có được kỹ năng mặc cả thỏa thuận đối với các loại khách hàng khác nhau.
- Nếu tạo dựng được nhiều khách hàng quen, thường xuyên, sẽ đảm bảo được doanh thu tốt
4. Thách thức (T)
- Đây là lĩnh vực dễ tham gia, dễ từ bỏ nên cạnh tranh nguồn cung rất khắc nhiệt.
- Nếu không mãi lộ đúng lúc, đúng chỗ sẽ có nguy cơ thất thu
- Không cảnh giác sẽ có nguy cơ gặp cướp, nguy hiểm đến tính mạng.
- Tay lái không dẻo nguy cơ gặp tai nạn nghề nghiệp rất cao
- Khi luật thay đổi dễ phải giải nghệ (không biết là thời điểm nào)
- Giá nhiên liệu tăng cao sẽ khiến khách hàng có xu thế lựa chọn dịch vụ khác hoặc hạn chế đi lại.
- Chọn được địa điểm đẹp, ít bị cạnh tranh là yếu tố quyết định doanh thu.
- Khi mạo hiểm chở quá số khách quy định (2 khách trở lên), dễ bị thất thu do phạm luật.
- Nếu không tinh tường chọn nhầm khách hàng bựa sẽ không thu được phí vận chuyển đã thỏa thuận ban đầu.
$ Một số chỉ tiêu hoạt động:
- Vốn chủ sở hữu là phương tiện hành nghề: 21 triệu
- Điểm hòa vốn: 8500 km xe chạy có khách
- Số km chạy có khách để đảm bảo doanh thu tối thiểu : 50-80 km /ngày.
- Vốn lưu động: Chi phí xăng, nhớt, bảo dưỡng sữa chữa định kỳ, mãi lộ, điện thoại (nếu có nhiều khách quen), chi phí bảo hiểm phương tiện.

vu cuong said...

Dear chú Lý,
Khi hỏi dĩ nhiên cháu hy vọng chú viết một bài phân tích về vấn đề này như bài khởi nghiệp chẳng hạn. Nhưng dẫu sao những ý kiến của chú vẫn rất quí giá, cháu cám ơn chú đã trả lời sớm. Thân chào chú.

Củ Chuối Tây said...

Cháu thì cho rằng đây là sự định hướng có giá trị của chính khách với 700 loa làng thưa chú Lý.
Kích động tinh thần dân tộc cực đoan mà quên đi những khó khăn kinh tế hiện tại, để cho dân chúng được hả hê. Truyền thông nhà nước thì nửa kín nửa hở với các kiểu bài phân tích về vị thế của cảng nước sâu Cam Ranh v.v. Trong khi đó VN và Trung Hoa thì lặng lẽ họp bàn ở Hạ Long, Quảng Ninh về tiếp tục thích hợp trong tình hình mới.

Lý Toét said...

Luận chứng khá công phu,

Quá chú trọng tới khách hàng diện vãng lai. Bất cứ ngành kinh doanh nào, cần quan tâm chăm sóc kỹ lưỡng với khách hàng thường xuyên, khách hàng lâu năm và khách hàng thân thiết.

Khác với xe cá nhân, phương tiện xe ôm không đầu tư một lần mà đầu tư bằng thuê tài chính, hay nói cách khác là mua trả góp. Nếu sẵn có xe nhà thì cần phải trích khấu hao để tái đầu tư.

Cô Cấn said...

Cân nhắc nguyên nghĩa là nâng lên hạ xuống nhiều lần đồng nghĩa với do dự và khác nghĩa với cụm từ"Có gan làm giàu"

Những nghề thông thường vốn ít cạnh tranh rất khốc liệt,còn những nghề ăn theo DN nước ngoài,nghề có Hàm lượng kỹ thuật cao thì cần nhiều vốn.

Ai đang kinh doanh mà gặp bế tắc nên mạnh dạn hợp tác hoặc trao quyền điều hành cho người may mắn (Tài năng là phụ)

Lý Toét said...

Nếu tập lái xe trước để khi nào có cơ hội có xe là chạy được ngay, không cần phải cân nhắc có nên điều khiển xe hay không.

Hoang Anh Tuc said...

Mới đây VTV đưa tin nông dân Hà Lụi đốt rơm sau thu hoạch trên đồng, chắc để hun chuột, và chứng tỏ rằng Lụi tấc đất tấc vàng, ngay cả rơm rạ cũng không có đất để. Từng qua cánh đồng Đông Anh, Sóc Sơn vào buổi chiều tà sau vụ gặt mới thấy hết được cảnh sương khói miên man khắp cảnh đồng vô cùng lãng mạn, chỉ tội cái không khí ngột ngạt khó thở quá chời. Một vài suy luận từ vớn đề đốt rơm:
- Dân Lụi bi giờ không ăn nấm rơm
- Các quán cầy tơ Nhật Tân và lân cận không thui rơm
- Không bị cắt điện luân phiên nên dân không lo chất đốt nấu nướng

Lý Toét said...

Hà Nụi mở rộng trước đây là Hà Tây đã đốt rơm trên đồng và nấu nướng bằng bếp gaz lâu rồi, từ cả chục năm về trước.

Tớ hơi ngạc nhiên, nông gia ta thu nhập thấp (cỡ trên 1 triệu đồng/sào/vụ) mà chi phí rất sang: Rơm đốt bỏ, bón lúa bằng phân hóa học. Trước đây, người ta tuy không ủ phân như truyền thống châu Âu, nhưng người tận dụng làm nhiên liệu.

Dương Thường Trực said...

Tớ có đợt đi chùa Thầy bên Hà Tây về, người dân đốt rơm khói khắp đường đi xe qua không nhìn thấy gì...rất nguy hiểm...!! Nhưng khổ lắm, ko đốt thì ko biết làm gì...vì ko dùng, và tớ đoán, người dân mình chắc ko biết tận dụng làm nhiên liệu thế nào đâu...!

Lý Toét said...

"Nhiên liệu" là nói khoe chữ cho vui, nghĩa là để đốt. Ép rơm làm than tổ ong là một cách. Nhưng hiệu quả nhất là ủ rơm với phân gia súc, vừa sử dụng, vừa để bán cho dân Hà Nội làm vườn trên sân thượng.

Lý Toét said...

Hơm nay phá lệ nói chuyện xa vời một tý. Đáp lễ lời đề nghị thương lượng về chủ quyền Falkland - Malvinas, hãy nghe thằng cha Thủ tướng Bảo thủ David Cameron nói về lãnh thổ Falkland:

This is not some game of global monopoly – with nations passing a territory between them. It's about the Islanders determining their own future.
Nguồn: The Telegraph.

Tạm dịch:
Đây không phải là mua bán một lãnh thổ giữa các quốc gia với nhau. Mà là người dân đảo quyết định tương lai của chính họ.

Hóa ra quyền lợi của dân chúng mới là trọng chứ chủ quyền quốc gia chỉ là chuyện nhỏ.

Cô Cấn said...

Bạn nào sáng chế ra máy băm rơm đó là một đóng góp rất lớn.Chúng tôi đã có ý tưởng này nhưng thất bại.

Lý Toét said...

Sang Tàu mà đặt hàng, đầy.

Anonymous said...

Nông dân Giao Chỉ là 1 trong 2 lực lượng tiên tiến nhất lãnh đạo Giao Chỉ (lực lượng kia là công nhân) vì vậy so sánh nông dân với đám trí thức rõ ràng là sự xúc phạm nặng nề nông dân (đám trí thức nói chung tức là bao gồm cả: Lý Toét, Get, Bee).

Theo sách giáo khoa ngày xưa (thời mà người ta còn dùng "giỗ tổ" chứ không phải "dỗ tổ") thì đốt rơm trên đồng có tác dụng:

- Tiêu diệt các côn trùng, ấu trùng, trứng của các sinh vật phá hoại mùa màng

- Tro của rơm rất tốt cho ruộng đồng làm giảm lượng phân bón vụ mùa sau

- Bảo quản độ màu mỡ cho đất đặc biệt là trong điều kiện 1 năm 3 vụ lúa như hiện nay

Vì vậy việc đốt rơm trên cánh đồng là 1 cách làm rất khoa học mà chỉ người nông dân mới nghĩ ra, ngoài ra việc đốt rơm còn thể hiện 1 cách rõ ràng câu ngạn ngữ của Giao Chỉ: "xởi lởi trời cho", nghĩa là chỉ có những người rộng rãi, thoải mái tiêu pha mới giàu còn những kẻ ky bo, tiết kiệm thì không thể giàu được. Dẫn chứng:

- Bọn địa chủ ky bo keo kiệt bao giờ cũng bị chết tức tưởi: tham khảo truyện cổ tích Giao chỉ, hoặc số phận bọn địa chủ từ 1954 ở miền Bắc

- Châu Á có bọn Hàn quốc cũng ăn uống tiết kiệm (ăn hết đồ ăn, ăn cả nước) nhưng bọn Hàn ở phía bắc vẫn chết đói, vẫn phải ăn cả rễ cây (nguồn: báo Đảng)

- Châu Âu có bọn Đức còn ky bo, keo kiệt hơn bọn Hàn, kết quả là bọn Đức phía đông sống cực nghèo khổ so với dân các nước xung quanh (Pháp, Ý .v.v.) dù được Liên Xô hết lòng viện trợ

Kết luận: thiếu tư duy khoa học Mác-Nin, thiếu kiên định lập trường, thiếu tính Đảng thì suy nghĩ bao giờ cũng nông cạn

Anonymous said...

Văn hóa phương Tây và văn hóa phương Đông khác hẳn nhau, trong đó việc chủ quyền quốc gia mới là quan trọng (ở phương Đông) vì quốc gia là đại diện cho người lãnh đạo (Vua, Đảng) không thể xem thường, nhân dân phải có nghĩa vụ và trách nhiệm hy sinh lợi ích cá nhân cho quốc gia, lời Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã nói với tên thực dân Pháp: (đại ý) chúng tôi có thể hy sinh 10 người để giết 1 người của các ông, nhưng chúng tôi nhất định thắng. Ngày nay cũng thế, hàng trăm, hàng ngàn thanh niên trai tráng sẵn sàng lên đường để hy sinh cho lợi ích của quốc gia (tức lợi ích của Đảng) là 1 biểu tượng đáng để bọn phương Tây phải khâm phục.

Không hiểu dân tộc tính của dân tộc Giao Chỉ nên bọn Pháp, Mỹ thua là tất nhiên

Lý Toét said...

Những gì hay ho xứ ta, rốt cuộc đều của Pháp. Hầm rượu duy nhất ở VN cũng của Pháp.

Lý Toét said...

Tất nhiên đấy là sự lựa chọn của nhà nông nếu đốt có lợi cho họ. Cái gì nhiều chắc nó bị rẻ rúng.

Nhưng ông nào tính ra giá trị do rơm rạ đem lại 24 triệu đồng/ha năm thì tớ cho là nói quá. Vì sản lượng lúa ở Quảng Bình là 1.4 triệu đồng/sào vụ, rõ ràng giồng lúa lấy rơm lợi hơn lấy gạo.

Nguồn tham khảo:
http://laodong.com.vn/Lao-dong-cuoi-tuan/Xin-dung-dot-rom/25814.bld
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/95552/Lua-chat-nha-khong-ban-duoc.aspx

TranThai said...

Tình cờ đi ngang qua nhà bác Lý Toét thấy bác Lý & mọi người bàn chuyện trong và ngoài nước xôm tụ nghe có vẻ tào lao nhưng lại có duyên và có lý nên định đứng hóng hớt tham gia
- Ngoài Bắc thế nào không biết, nhưng trong Nam người dân chỉ đốt gốc rơm thôi ( cao 10-20 cm từ mặt đất ) còn thân rơm họ đem về nhà dựng nên cây rơm cao đến tận nóc nhà để dành nuôi trâu bò, làm nấm, ủ phân ... còn ở nhưng nước phương Tây, với nền khoa học kỹ thuật phát triển họ có 1001 cách để tận dụng rơm
- Cả Tây lẫn ta đều thấm nhuần 1 điểm quan trọng trong học thuyết kinh tế, để kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc kích thích tính chi tiêu trong dân, còn áp dụng học thuyết thì tuỳ thời điểm và tuỳ não của người vận dụng học thuyết .
- @ bác Lý Toét: cháu thấy bác nắm vững lý thuyết rồi, còn chần chờ chi mà không thực hành . Trà chanh, khoai nướng hay xe ôm đâu cần vốn lớn
-@chuankhongcanchinh: nếu tớ nhớ không lầm thì dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông dân chỉ thật sự không lo lắng đầu ra dưới thời ông Võ Văn Kiệt, nếu có nhớ lầm thì bổ sung hộ :))

Dương Thường Trực said...

@ Cần chỉnh

Tớ đã hỏi những thành phần của tinh hoa đó, hỏi họ đốt rơm làm gì? Đơn giản, họ chỉ trả nhời rằng đốt vì ko cần dùng, và hầu hết là họ đốt bên lề đường rồi vứt đấy ra về, còn đốt trên mặt ruộng là do lề đường ko còn chỗ thôi.! Nhưng tớ thật, ko phải ai có ruộng thu hoạch lúa cũng đốt rơm...! hay họ đốt thời gian khác nhau thì tớ ko biết...!

Nói đến ngạn ngữ "xởi lởi trời cho" của Việt, làm tớ nhớ đến 1 chuyện...! Cần chỉnh hẳn nhớ câu chiện anh hùng Núp của Nguyên Ngọc, hàng năm cứ đến mùa (mùa gì quên rồi) là anh hùng Núp lại cùng dân làng lên rừng đốt rừng để làm rẫy..! hehe, đó có gọi là xởi lời trời cho hông? Hay vì tầng lớp nông dân chỉ nghĩ được đến bực ý...!

@ Bác Lý

Câu chiện vs ông chiên ra nào tính 24 triệu đồng/ha rơm chắc hẳn có dụ ý...! Nếu nhà nước ko muốn dân đốt rơm nữa, thì phải giải quyết đc cái nguyên nhân đốt rơm nông dân họ đưa ra "ko dùng thì đốt". Nếu rơm mang lại lời lãi và quá giúp ích như thế, đề nghị 1 trong 2 lực lượng tiên tiến nhất ra tay cứu giai cấp mình...bằng cách thu mua rơm (vs giá cho không cũng được), ko thể nói khơi khơi...!

Lý Toét said...

Welcome Trần Thái,
Dear Trần Thái và Ghét,

Người ta không dùng mà đốt bỏ cũng là chuyện bình thường như tụi khai thác dầu đốt bỏ gaz vậy. Nhưng vấn đề là ở chỗ bỏ rơm nhưng tốn phí để mua phân hóa học về bón ruộng. Đừng nói rằng tăng chi phí kiểu này là kích cầu nhé.

Ở ta không những chi tiêu bình thường mà còn chi tiêu nhiều hơn thiên hạ, điển hình là số đầu xe RR, Bentley trên tổng số lượng xe cao hơn nhiều so với thế giới. Đối với giới "đầy tớ", hoặc giới "Nhân dân", chi tiêu của họ cao hơn chi tiêu của giới tinh hoa Mỹ quốc. Nên không thể vội vã kết luận rằng ta chi tiêu dè sẻn được.

Còn giới "chủ" tức giới "rào mồ hôi ráo tiền" họ cố gắng thu vén chi phí cho cuộc sống đô thị như là mua cơm trắng và đồ mặn tự nấu mà thu nhập chỉ đủ trả tiền trọ và tiền ăn. Nghĩa là so với thu nhập họ cũng chi tiêu rộng rãi đấy chứ.

Câu chuyện 24 triệu đồng ha năm không phải là không có lý, nó là bài toán kỹ thuật về sản phẩm thu được từ rơm thải, hay nói cách khác là "thiệt hại cơ hội" khi đốt bỏ rơm. Nếu là bài toán kinh doanh thì người ta đã áp dụng để kiếm lời rồi.

Đã đành việc tận dụng rơm không được nhà nước khuyến khích, nhưng nông dân cần năng động để thoát nghèo. Thấy sản lượng 1.4 triệu đồng/sào vụ mà thấy rầu, trừ chi phí giống và phân hóa học thì chẳng còn công.

Entry của bài này tớ viết để chia sẻ cho những ai thấy người ăn khoai thì ta cũng có thể vác mai đi đào được, không đến nỗi về tay không. Nó cũng nói lên rằng, trong kinh doanh tiền (tớ không nói vốn) không phải là tất cả.

Anonymous said...

Toàn bộ bài viết về thành lập doanh nghiệp của Lý Toét chỉ toát ra 1 ý: phải nghĩ cách kiếm tiền, làm sao kiếm được nhiều tiền với chi phí thấp nhất, làm sao kiếm được tiền lâu dài .v.v. tóm lại là bài viết chỉ có 1 chữ TIỀN và không gì ngoài TIỀN, thật là 1 bước thụt lùi ghê gớm khi Lý Toét đang sống trong đất nước XHCN mà mục tiêu của nó là công bằng, bình đẳng và không có người bóc lột người (tất nhiên vẫn có 1 số người công bằng hơn những người khác, bình đẳng hơn những người khác nhưng mục tiêu chung là vậy). Nếu ai cũng lập doanh nghiệp với mục tiêu như vậy (TIỀN) thì XH ta khác gì XH TBCN thời CNTB hoang dại? Thế những điều mà giáo dục đã dạy Lý Toét về mục đích của doanh nghiệp là nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho người lao động, đóng góp cao nhất cho Đảng-Nhà nước thì Lý Toét để ở đâu? Thiếu sót này là rất lớn, cần phải sửa ngay

Ý khác: với sức tiêu thụ giảm thê thảm như hiện nay, với việc Đảng-Nhà nước cấm kinh doanh buôn bán tiền ngoại tệ và vàng, với giá tiền gửi giảm như hiện nay, với tình hình nhà nước in tiền cứu BĐS .v.v. thì làm gì cũng sẽ lỗ, bản thân giữ tiền cũng lỗ chính vì vậy phương án kính doanh hiệu quả nhất chính là câu sờ lô gần: "Nếu có tiền ngày hôm nay hãy tiêu hết tiền ngày mai, vì ngày mai sẽ phải tiêu nhiều hơn để được như hôm nay" là 1 phương án kinh doanh rất hiệu quả. Xem thêm: tìm trên báo Đảng: dân chơi, ăn chơi, thác loạn, hàng hiệu, 2500usd, ngàn tỷ .v.v.

Quê Hương said...

Còn rất nhiều thứ nữa:
Đường rầy xe lửa, nhà hát lớn, các tòa nhà của các bộ, trường học, 36 phố phường, cầu đường, 3 chỗ nghỉ mát tốt nhất, v.v.

Chắc Kà Đao said...

Lạc đề một tí, nhưng hôm nay UBND TP đã chỉ đạo Sở GTVT xem xét cấm oto lưu thông vào QL1A đoạn qua Bình Chánh trong 1 thời gian nhất định để giải quyết tình trạng tai nạn GT tăng đột biến thời gian qua do né trạm thu phí Cao Tốc Trung Lương

Xem ra lý do này nhân văn hơn việc xây dựng trạm thu phí trên QL1A nhỉ.

Lý Toét said...

Ta cứ nhìn nhận trên quan điểm tích cực đi. Giảm giá qua cao tốc sẽ thu hút xe tải trở lại.

Thực tiễn bên Úc cũng xảy ra tương tự như thế này. Chính phủ Úc đã bãi bỏ thu phí cầu Westgate (Melb.) sau khi xe cộ né cầu mà chạy đường vòng. Xem bài Cầu Westgate xứ Úc thòi lòi ở đây.

Lý Toét said...

Công bằng mà cũng có công bằng hơn với công bằng kém, ngộ nhỉ.

Tiền chỉ là món trung gian để trao đổi, chứ có ai giữ làm gì. Muốn biết ai giàu có thế nào phải xem bất động sản của họ.

Lý Toét said...

Tất nhiên là những cái lớn do Tây xây dựng:

- Các đô thị VN theo lối hiện đại
- Hệ thống đường bộ
- Hệ thống đường sắt
- một số thành phố mới hoàn toàn

Tuy nhiên, những gì Tây xây dựng chỉ để hưởng lạc, không phải cơ sở kinh tế như ta xây dựng:
- Vinashin
- Vinalines
- hệ thống ngân hàng

Lý Toét said...

Một cách đưa tin mà không có thông tin,

Báo Thanh niên giật một cái tít giật gân Ấn tượng Su-27 trở về từ Trường Sa.

Hình ảnh thuyết minh cho bài báo là một tấm ảnh chụp 2 chiếc máy bay đen ngòm trên trời; một tấm chụp chiếc máy bay đang đáp (hoặc cất cánh) tại một đường băng nào đó; và 4 tấm hình chụp lưu niệm của 4 phi công, 8 nhân viên kỹ thuật cùng 4 sĩ quan lãnh đạo.

Không có điều gì chứng tỏ họ đã tuần thám Trường Sa. Không phải lá cải thì là gì.

Nguồn: báo Thanh niên.

Anonymous said...

Trước khi trao đổi phía người viết còm men cần phải có 1 số thông tin, cần được sự hồi đáp:

- Trường Sa là gì vậy?

- Nó nằm ở đâu? Có gần dãy Trường Sơn mà Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã quyết tâm đốt cháy cả giãy (theo SGK mới, SGK cũ viết là dãy)?

- Nó (Trường Sa) có giá trị gì?

- Nó (Trường Sa) thuộc ai quản lý? Hay nói cách khác nó là của ai? (phải chứng minh theo giấy tờ mua bán hợp pháp, có chữ ký, có con dấu)

- Giả sử nó thuộc Giao Chỉ (như lời bài viết) thì liệu mặc áo có in hình của nó (Trường Sa) hoặc có câu sờ lô gần: Trường Sa-Việt Nam (kiểu như Hà Nội-Việt Nam trên áo phông chẳng hạn) thì có bị làm khó dễ gì hay không?

Sau khi có thông tin thì mới có thể khẳng định được lá cải hay không, tuy nhiên có thể có nhận xét chắc chắn và rõ ràng là việc Lý Toét qui kết báo chí cách mạng là lá cải rất cảm tính và không có tính thuyết phục vì nếu Trường Sa là 1 xã nằm ngay cạnh sân bay quân sự Phù Cát (Bình Định) thì việc bay ngang qua đó là hết sức bình thường và không cần phải chứng minh. Dẫn chứng: 1 số người ở Sài Gòn, Đà Nẵng vẫn hàng ngày đi qua Trường Sa để đi làm và đi về cũng ngang qua Trường Sa để về nhà

Kết luận: Lý Toét kết luận quá vội vàng (báo lá cải) chứng tỏ khả năng tư duy không được khách quan, cần rút kinh nghiệm

Hoang Anh Tuc said...

Bác Lý nói đến việc đốt gas khi múc dầu để tránh khí nhà kính gì đó, mới đây trên VOA có bài về dầu lửa của Phi đen. Mấy tay ăng lê nói zằng bọn Phi bị lời nguyền aka “Resource Curse”, việc bọn nầy tìm thấy dầu múc bán cũng zống như chuyện trúng lotto. Nhìn qua Ả rập trùm khăn, tới gấu Nga cũng thấy tình trạng tương tự, mặc dù Nga là cường quốc có tài nguyên cực khủng. Với xứ Lừa cũng có zả thuyết cho zằng 1 trong những nguyên nhân Lừa hứng chịu dăm ba cuộc chiến thời 19xx là do mấy túi dầu ngoài biển hoa nam (gọi theo tên nước mẹ), hổng biết có trính sác không.

Lý Toét said...

Bài báo thiếu cái căn bản của báo chí là thông tin đi kèm theo thông điệp, có thể nói là thua cả báo là cải thông thường.

Nếu Trường Sa là một xã cạnh Phù Cát thì chỉ cần cỡi xe bò bận quần đùi không cần cỡi máy bay bận quân phục.

Chính vì không có không ảnh chụp Trường Sa của phi vụ nên mới đặt ra tính lá cải của bài báo.

Lý Toét said...

Khí gaz ở mỏ dầu không gây ra hiệu ứng nhà kính, mà nó gây ngạt cho công nhân vận hành và nguy cơ cháy nổ cho giàn khoan dầu.

"Lời nguyền" chắc không đúng đâu. Ăn tiêu phung phí thì mau nghèo thôi.

Tụi Ả rập tuy bị du sinh cộng ta chê học dốt, nhưng trên thực tế cho thấy ngược lại. Chính bọn Ả rập Trung Đông mới làm giá dầu thế giới chỉ qua các cuộc tán gẫu tại Vienna, còn Nga xô viết chỉ là kẻ ăn theo giá dầu.

Còn đổ thừa xứ Lừa chém giết lẫn nhau do mấy túi dầu ngoài khơi là sự bịa đặt ác ý. Muốn có quyền tước đoạt kẻ khác thì phải cầm quyền, muốn cầm quyền thì phải làm cách mạng, muốn mở rộng lãnh thổ thì phải gây chiến tranh. Hy sinh 5 triệu mạng lính cụ Hồ mà được cả miền Nam thì đó là giá hời.

b94 said...

Không biết CKCC không hiểu hay cháu không hiểu ý của bác nữa.
Dài dòng quá

Lý Toét said...

B94,
Lần này Thông điệp của Cần Chỉnh là rõ ràng:

- Trước khi ta tiến hành kháng chiến thần thánh, Trường Sa có phải là của cách mạng hay không
- Nếu Trường Sa là của ta, tại sao ta lại bắt bớ nhưng người mặc áo có dòng chữ "VN - Trường Sa"

Sau cùng, bạn Cần Chỉnh đã kết luận giùm: Trường Sa chỉ là một xã bên cạnh sân bay Phù Cát, giống như tên đường Trường Sa ven kinh Nhiêu Lộc, không hơn.

Hãy đọc ý, đừng nghe âm thanh nhiễu.

Anonymous said...

Trong thời đại ngày nay, khi báo chí thường xuyên cổ vũ những chuyện mà lẽ ra đó là chức năng bắt buộc phải làm như:

- Chiến sỹ công an dũng cảm bắt cướp (trách nhiệm công an là bắt cướp chứ còn gì nữa)
- Công chức văn phòng hành chính vui vẻ tiếp dân (trách nhiệm của công chức là giải quyết việc của dân chứ còn gì nữa)
- Bảo vệ khu phố đảm bảo an ninh trật tự (bảo vệ mà không bảo vệ thì còn làm gì nữa)
- Cảnh sát khu vực nắm vững địa bàn được phân công (CSKV không nắm khu vực thì còn làm gì nữa)
- .v.v. và .v.v.

Thì việc báo chí ca ngợi quân đội ta mặc quân phục, lái máy bay ngang qua xã Trường Sơn (có thể cạnh sân bay Phù Cát, cũng có thể ở huyện cạnh huyện Phù Cát - câu hỏi bên trên chưa có trả lời) thì là chuyện bình thường chứ còn gì nữa

Chịu khó đọc bài báo sẽ thấy thông điệp:

- Máy bay Su-27 nếu không mang vũ khí (xem hình) và mang bình xăng phụ thì có thể bay được 1300km mà không bị hỏng

- Nhân dân biết mặt đ/c Đại tá Phạm Xuân Thủy, Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn không quân 372

- Nhân dân biết mặt các đ/c lãnh đạo Trung đoàn 940

- Vùng đất Phù Cát tuy cằn cỗi (xem hình) những vẫn có thể có hoa đẹp (xem hình), như vậy đây là vùng đất trồng hoa rất tốt

Thông điệp là đấy chứ đâu nữa, rõ ràng Lý Toét có ác cảm với báo chí cách mạng, và cũng bướng nữa, rất đáng chê trách

Nói thêm: Liệu mang theo máy ảnh chụp hình Trường Sa có bay được 1300 km không nhỉ?

@B94: không hiểu thì đọc lại 1 lần nữa, đọc đến dấu chấm (hoặc xuống hàng) thì dừng lại, ngẫm nghĩ rồi đọc tiếp. Lưu ý: cách giải thích của Lý Toét không nhất thiết là ý của người viết

Thành Lợi said...

Không biết nói gì hơn là còm của Bác Lý và Bác Cần chỉnh vừa hay vừa hài và vừa có ý nghĩa. Khâm phục...khâm phục 2 tiền bối sát đất luôn. haha

Lý Toét said...

Đáp lại lời phê bình báo SGGP đổ thừa cho thương lái TQ, hôm nay báo SGTT lý giải dừa mất giá vì Dừa “chết” vì không có công nghệ chế biến (SGTT)

b94 said...

huhu thưa hai bác!
Cháu thấm rồi!

TranThai said...

Dear bác Lý Toét,
Như bạn bee trình bài ở trên, thành lập Doanh nghiệp tư nhân dịch vụ vận tải XE ÔM . Cháu cũng sẽ thành lập 1 doanh nghiệp tương tự để cạnh tranh với doanh nghiệp của bạn bee, nhưng được "điều chỉnh" để phù hợp với định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa: "Hợp Tác Xã Xe ôm Liên Tỉnh" :))

i) Ý tưởng: Giả sử bác Lý muốn đi từ TPHCM => Vũng Tàu (Khoảng cách: ~ 100 km)
+ Tiền vé di xe khách: ~ 55k VND
+ Nếu bác Lý lái xe 2 bánh cá nhân: 100 km <==> ~1,7 - 2lít xăng * 21k = 37,5 - 42k VND
+ Nếu cháu cũng là người đi TPHCM => Vũng Tàu cùng thời điểm với bác Lý, giả sử bác Lý cho cháu đi ké, cháu sẽ trả cho bác 25k VND ( sẽ có thương lượng )
Kết luận: cả bác Lý lẫn cháu sẽ tiết kiệm mỗi người ~1/2 chi phí
Ưu điểm: linh hoạt,...,(giảm lưu lượng giao thông, nhưng cháu đoán bác # chẳng để ý đến)
Khuyết điểm: đôi khi kén chọn đối tượng, các vấn đề an toàn cá nhân

ii) Giải pháp: cháu sẽ lập 1 trang web mà những người có nhu cầu đi lại như bác Lý và cháu nêu trên vào tạo tài khoản và thông báo nhu cầu cần đi/cần chở cho những thành viên khác biết (thời điểm, địa điểm, giá cả, nghề nghiệp, giới tính ...) và các thành viên tự thương lượng với nhau
- Sẽ có mục đánh giá các thành viên ( điểm nầy rất quan trọng )

iii) Hình thức thanh toán: tin nhắn dtdd (có thể mở rộng sang thẻ )
- Trước tiên HTX hay người quản trị trang web (admin) sẽ đứng ra trung gian cho mọi hình thức thanh toán: tổng đài dt - admin -ngân hàng (phần nầy khá phức tạp nên không trình bài ở đây) nhưng đại loại người chở chỉ nhận tiền khi admin nhận được xác nhận của khách đã đến nơi an toàn
- Có thể người chở và người đi liên lạc trực tiếp khi đã quen biết ( HTX sẽ mất tiền trung gian)

iv) Đối tượng
- SV tỉnh ( chủ yếu) nhưng sẽ mở rộng cho tất cả mọi người

v) Kết luận: đây chỉ giải pháp "lấy ngắn nuôi dài" tức để cho người dân quen với hình thức e-commerce (thương mại điện tử) mà sau đó sẽ có những dịch vụ qua mạng và những dịch vụ giá trị gia tăng khác (thanh toán chủ yếu bằng tin nhắn và được mở rộng sang thẻ khi có điều kiện thích hợp).
Mời các bạn cùng cho ý kiến nhé!

TranThai said...

@chuankhongcanchinh:..."Nếu có tiền ngày hôm nay hãy tiêu hết tiền ngày mai... " không cần đến lời góp ý nầy người dân cũng đã, đang và tiếp tục tiêu "bị" tiền mà không biết đến ngày mai . Trước hết, thêm vào
Từng nghe: những điểm ưu việt của chế độ XHCN [mà chuankhongcanchinh nêu trên], người dân [nghèo] phải được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe miễn phí, hỗ trợ nhà ở, con cái họ học hành không mất tiền ...
Vừa rồi: những chính sách nầy, qui đổi ra tiền "bị" tự nguyện tiêu bằng cách góp vào để các đại gia mua xe RR, Bentley hay cho các đại gia Vina phá (thay vì phải đóng vào quỹ phúc lợi cho người dân) .
Lại ngặt vì: tính Đảng không có nên họ để các đại gia làm càn
Thế mà: dân nghèo không dám đến bệnh viện, SV bỏ học… vì không có tiền.
Bởi thế: -canchinh?CHUẨN!!!-

Lý Toét said...

Cảm ơn tham luận của Trần Thái,

Ý tưởng share xe cộ này đã được một nhóm bạn thực hiện trên thực tế cách nay mấy năm, bằng cách chia sẻ thông tin trên internet. Rất nhiều người muốn "mua" nhưng không có người sẵn lòng "bán".

Trở ngại chính là người ta đi xe cá nhân phải chịu giá cao là vì người ta mua lấy sự tự do. Ngay cả những xứ giá xe ô tô tương đối và tuyệt đối rẻ, người ta cũng không sẵn sàng chia sẻ vì lý do này.

Thay thế nó có hình thức thuê xe trạm, người ta đến trạm nhận xe và lái đi, có thể trả xe ở bất kỳ trạm nào của hãng cho thuê xe. Đây là phương tiện vừa cá nhân vừa công cộng.

Ở ta cũng có thể áp dụng hình thức cho thuê như thế này, đòi hỏi nhiều người cho thuê xe tự lái lẻ tẻ tập hợp lại với nhau thành công ty. Phương pháp giao dịch điện tử là tối ưu. Người thuê không cần thế chấp mà ngân hàng sẽ là người bảo lãnh. Nhưng rất tiếc ngân hàng ở ta chỉ quan tâm đến cho vay chứng khoán và BĐS.

Lý Toét said...

Dân ta muốn tiêu hết tiền lắm - tức làm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu - nhưng không dám mà phải để dành đề phòng lúc sa cơ. Tiền để dành này hoặc gửi TK, hoặc mua vàng mua đô.

Dân ta - miền Bắc XHCN đã có thời kỳ trẻ em đi học không mất tiền, đi bệnh viện nói chung là miễn phí và được cơ quan cho phép, tùy đẳng cấp tức là bênh viện thường, bệnh viện E, bệnh viện Việt xô. Ngay tới giờ nhiều người vẫn tự hào về việc có tiêu chuẩn nằm ở Việt xô, tuy rằng về thực chất đây chỉ là nơi an dưỡng chứ không phải nơi điều trị.

Người ta tạo ra bất công trong xã hội như vậy để mỗi cá nhân phải "phấn đấu" gia nhập hàng ngũ lãnh đạo để được ăn trên ngồi trốc.

Lý Toét said...

Đề án cứu Vinashin,

Giao cho Vinashin thí điểm đóng 22 tàu vỏ thép trị giá 120 tỷ đồng cho ngư dân Quảng Ngãi với danh nghĩa để "an toàn hơn cho ngư dân".

Nếu thành công sẽ là dự án đóng 24 ngàn tàu đánh cá vỏ thép thay cho số tàu vỏ gỗ tương đương. Đây là thông tin đáng lưu ý cho các doanh nghiệp nhỏ sản xuất tàu đánh cá vỏ gỗ, kịp thời chuyển đổi.

Nguồn: http://giaothongvantai.com.vn/kinh-te/cong-nghiep-gtvt/201203/Thay-tau-ca-vo-go-thanh-vo-thep-Ngu-dan-an-toan-Vinashin-duoc-loi-35218/

Quê Hương said...

Theo tôi nghĩ thì đi chung xe là một giải pháp tương đối tốt cho những người làm cùng công sở, hãng, v.v. và ở gần nhà nhau.
Mỗi người lái xe một tuần.
Hay ít ra chọn một ngày trong tuần đi chung xe.
Mỗi người ý thức một tí thì sẽ tiết kiệm được tiền bạc và thì giờ.

Quê Hương said...

Đáng lẽ phải làm chuyện này lâu rồi.

Lý Toét said...

Cũng khó ở chỗ phải tập hợp đủ một số người, mà mỗi người phải đồng thời có đủ những điều kiện sau:

1. Có xe hơi. Nên nhớ xe ở VN "đắt kép"
2. Nhà tương đối gần nhau
3. Cùng sở làm
4. Cùng sở thích
5. Không có mâu thuẫn gì lớn
6. Cùng muốn đi chung

Không chỉ khó trong điều kiện VN, mà ở mọi nơi trên thế giới.

Lý Toét said...

Thay đổi mấy cái xe ba gác mà còn mất bao nhiêu năm.
Có đứa con cưng cứ chăm bẵm cho nó mãi. Lại bắt những đứa con ghẻ phục vụ.

Nhưng tớ tin rằng đề án này thực hiện sẽ có lắm điều hay. Anh Bảo hiểm có cơ hội đây.

Quê Hương said...

1. Đi chung xe hai bánh cũng được mà.
3. Cùng sở làm thì chủ hãng hay chính phủ phụ giúp tiền xăng, giảm thuế nếu đi chung, cách này rất hiệu quả ở Hoa Kỳ.

Quê Hương said...

Vinashin nên làm chuyện này để lấy kinh nghiệm đóng tàu và phát triển nghề biển.

Lý Toét said...

Hãy tìm lấy đây là một cơ hội.

Lý Toét said...

He he, Quê Hương vui tính thật đấy

Ở VN, thuế thu được từ bán xăng cho xe gắn máy là một nguồn thu quan trọng cho ngân sách. Tớ đã tính ra thuế từ xăng chiếm 10% GDP, tức 1/3 ngân sách quốc gia.

Với mỗi người, chi phí chạy xe gắn máy quá thấp so với lợi ích từ việc đi xe chung - 2 người - cộng với những thiệt hại về tự do do đi chung xe. Nhưng với xe hơi 4-5 chỗ trở lên thì lợi ích này lại đáng kể.

Meo Luoi said...

Người thân của Mèo có thực hiện việc đi chung xe bốn bánh với đồng nghiệp ở cơ quan. Đường xa (25km một chiều) mà cơ quan chưa có hỗ trợ phương tiện đi đón, mấy người đi chung. Tuy nhiên, để việc đi chung vui vẻ, bằng mặt bằng lòng, thì phải tính các chi phí sau:
1. Xăng: cái này dễ tính nhất, chia đều
2. Tiền gửi xe tháng, VD ở Hà Nội là 1 triệu đồng/tháng (cho khu vực xa trung tâm). Tiền này ai chịu, chủ xe hay mọi người đi cùng
3. Phí bảo trì, bảo dưỡng và mua bảo hiểm xe: cho một năm
4. Phí khấu hao.
5. Phí mãi lộ công an (nếu phải có). Tất nhiên, người lái xe sẽ cố gắng đi an toàn đúng luật, nhưng đôi khi sơ suất. Mà nếu đổ hết lên đầu người lái xe (Chủ xe) thì những người đi chung nhàn quá, sướng quá.

Hiện tại, thì những người đi chung không có ý thức về các khoản 2-3-4-5. Mà chỉ đồng ý và muốn đóng khoản 1. Mèo rất bực mình và muốn giải tán việc đi chung này. Nhưng ngặt nỗi là nếu đi một mình thì chi phí 1 cũng khá cao. Nhìn chung, ở VN, khá là nhiều người 'khôn' và việc nể nang nhau cũng khiến các việc chung đi, chung làm trở nên rách việc và bực mình.

Lý Toét said...

Vậy nên mới cần điều kiện (1) của tớ: Mọi thành viên ai cũng có xe hơi, để thay phiên nhau chạy, hoặc góp tiền mua xe chung. Nhưng góp chung mua xe thì đã là công ty rồi, cần phải có điều lệ.

Trường hợp của Mèo Ú có thể share những khoản này:
1. Một phần bảo hiểm, một phần tiền gửi xe
2. Lái luân phiên
3. Tiền xăng

Mình biết tính thì cũng đừng để chủ xe chịu thiệt.

Lý Toét said...

Dân Việt Nam được xếp hạng hạnh phúc thứ nhì thế giới trong khi Người Việt thuộc nhóm nhẹ cân nhất thế giới (vnexpress.net). Có thể mảnh mai được xem là tiêu chuẩn hạnh phúc thì hãy xem Bữa ăn trưa 6 công nhân chỉ mấy lát cá và tô canh đầy nước (cũng từ vnexpress.net)

Hẳn những người này thờ ơ với "Tái cơ cấu" hay "Công ty mua bán nợ", họ chỉ mong có việc làm và chủ nhà đừng tăng giá cho thuê phòng ở.

Hoang Anh Tuc said...

Một vài vớn đề xác định tính khả thi của dự án nầy:
-Vnxin đóng tàu cá zống như dùng dao mổ trâu giết gà. Với chất lượng tàm tạm thì 1 tổ hợp nhỏ cũng có khả năng đóng tàu cá.
-Khi đội tàu được nâng cấp chỉ cần khoảng 15k thay cho 24k số tàu ban đầu do hiệu năng tàu.
- Có phải chủ tàu nào cũng chịu đầu tư nâng cấp khi cân đối chi phí ban đầu, bảo dưỡng, sửa chữa khi tàu đưa vào khai thác.
- Ngư trường có đủ lớn để đánh bắt cho hiệu quả kinh tế (nước mẹ đang quy hoạch lại biển đông)
- Nếu việc đóng tàu cá thực sự hiệu quả thì nhiều quả đấm thép khác đã đầu tư zồi chứ không đợi Vnxin, tư nhân càng nhanh nhậy với những dự án quy mô nhỏ như zậy.
- ...

Lý Toét said...

Không gì là không thể,
Dân chài ngoài nghề đánh cá không có kế nào khác để sinh nhai, chỉ cần bao vây cần câu cơm của họ. Cho nên đảng và nhà nước cần chỉ đạo tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:

1. Ngưng gia hạn đăng kiểm những tàu cá hiện có. Hết hạn đang kiểm, những tàu gỗ trở thành vô giá trị. Chỉ cho đăng kiểm những tàu nào do vinashin đóng
2. Bảo lãnh ngân hàng cho ngư dân khá giả vay vốn mua tàu. Cho phép ngân hàng thu nợ ngay tại cảng cá

Quê Hương said...

Bác Bee:
- Bác đánh giá Vinashin quá cao.
- Khi sản phẩm tốt thì tự người ta sẽ nâng cấp.
- Vinashin muốn ăn quả lớn nhưng không biết khả năng của mình đó là lý do thua lỗ.

Bác Lý:
- Tôi đồng ý là hãy cho ngư dân có cơ hội để họ phát triển tài năng bám biển sẵn có.

Hoang Anh Tuc said...

Bác QH: Đóng tàu của Vnxin thực chất là xuất khẩu lao động zá rẻ tại chỗ. Nếu đóng tàu cá mà không có trợ giá thì công nhân Vnxin sẽ bỏ đi gia nhập nghiệp đoàn seôm của bác Lý hết!

Lý Toét said...

Tham luận tốt, hãy phát triển thêm

Vnxin sẽ tiếp tục cần vốn từ ngân hàng. Cái mới ở đây là, người vay là ngư dân chứ không phải vi-n-xin. Giải cứu vi-n-xin nhưng đá quả bóng sang ngân hàng và người gánh chịu cuối cùng là ngư dân.

ASV said...

Trước đây vi na xin tự vay vốn, tự đóng tàu, bán không được thì tự dùng. Nay ngư dân vay vốn, vi na xin chỉ gia công đóng giúp ngư dân kiếm lời. Lỗ, nếu có là việc của ngư dân.

Lý Toét said...

Vi-n-xin không bao giờ đóng tàu mà lỗ cả. Họ lập ra 200 công ty con kinh doanh đủ các ngành nghề từ tài chính chứng khoán BĐS đến lắp ráp ô tô xe máy. Những danh mục đầu tư này đã phất lên trong giai đoạn 2006-2007, đến nỗi họ luôn luôn phải dùng thủ thuật dấu lãi.

Nay, họ có hợp đồng lớn. 120 tỷ đồng đợt này là làm thử để nhân rộng quy mô 1000 lần. Đây là một cơ hội mà những ai có khả năng không nên bỏ qua.

Quê Hương said...

Ngư dân Việt mình rất tài giỏi, bằng chứng là họ rất thành công tại Hoa Kỳ.
Đương nhiên người mua là ngư dân phải cân nhắc kỹ lưỡng, mắc mỏ không có nghĩa là không có lợi.

Lý Toét said...

Đúng rồi, ngư dân New Orlean bị thất thu do tràn dầu ở Vịnh Mễ còn được nhận hợp đồng đi vớt dầu. Còn ngư dân Đồng Nai quê nhà bị ô nhiễm sông Thị Vải thì chỉ có nước bỏ nghề đi mần ruộng.

LNVT said...

Nếu cái nhóm research này mà làm khảo sát ở CHDCND Triều Tiên thì có lẽ người Triều Tiên mới là hạnh phúc nhất thế giới.

Cô Cấn said...

Tốn dầu và tiền bảo trì lắm bác ơi!
Về quê bác Trường Chinh mà đặt,Đầy

TranThai said...

Dear bác Lý,
Vào thời điểm nầy ngân hàng và vinashin đều có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chính trị nên
- NH cho ngư dân vay với lãi suất ưu đãi
- Hỗ trợ đầu ra
Ngư dân sẽ đổi vỏ tàu => công nhân vinashin có công ăn việc làm, các doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị có thêm hợp đồng
Vấn đề là ở nước ta cũng có nhiều doanh nghiệp có khả năng đóng tàu cùng kích cỡ, độc quyền lại sinh ra rách chuyện

TranThai said...

Dear bác Lý,
Cháu cũng từng nghĩ đến hình thức thuê xe trạm, tuy nhiên để thực hiện điều nầy thì ta cần có một hệ thống trạm xe có mặt khắp nơi mà không dễ dàng kêu gọi các cá nhân lẻ tẻ góp vốn vô. Hoặc chỉ trong phạm vi 1 địa phương/ tp để phục vụ khách vãng lai, du lịch là chính. Và ở VN, có thể người ta thuê xe không phải để đi lại, mà họ đem đến tiệm để "luộc" thì hỡi ôi! Bởi vậy, các ngân hàng không dám đứng ra bảo lãnh là thế.

@Mèo:Nếu đi 1 mình hay chở thêm 4 người thì Mèo vẫn phải trả tiền bảo hiểm và tiền gửi xe giống nhau, đây là tính sở hữu xe Mèo không thể bắt người khác chia sẽ như chính họ sở hữu. Tuy nhiên,Mèo chở thêm 4 người có thể tiền xăng, hao mòn động cơ tăng 5-10% nhưng Mèo sẽ giảm được ít nhất 70% tiền xăng nếu đi 1 mình .

Nên mọi chi phí mèo tính cao hơn giá xăng+ tiền gửi xe chia đều một chút (dĩ nhiên phải hợp lý) , các thành viên tự thương lượng, thuận mua vừa bán. Không thể tính toán điểm 2,3,4,5 hay hôm nay anh đi xe tôi, ngày mai tôi đi xe anh (đi Mercedes khác với đi KIA, dẫu biết đi xe gì cũng sẽ đến nơi )... không khéo lại trở về những mâu thuẫn kinh điển của HTX trước đây

Lý Toét said...

Trần Thái,

Theo tớ thành lập một doanh nghiệp kiểu đó không khó, ăn thua là điều lệ và cần một đại gia có máu mặt cầm đầu. Hãy xem cách tiếp thị thương hiệu của Con đường Việt Nam thì biết. Ở ta một trong những nguyên nhân làm chi phí xe cộ cao là do xe chỉ đi 1 chiều.

Khách thuê xe không cần tiền mặt, chỉ cần cà thẻ tín dụng. Những người có thẻ tín dụng chắc chắn vật bảo đảm nhiều hơn một anh tài xế taxi.

Còn chuyện share xe hơi là việc rất khó, ngay cả ở Mỹ vì người ta không muốn mất tự do. Cho nên muốn share để tiết kiệm cần điều kiện (1) của tớ.

Lý Toét said...

Thế cho nên để giành hợp đồng tuyệt đối cho vi-n-xin cần:

- Không gia hạn đăng kiểm
- Chỉ cấp đăng kiểm cho tàu do vi-n-xin đóng

Nhà nước đã không cứu thì thôi, đã cứu thì phải cứu cho chót.
Những doanh nghiệp đóng tàu khác làm thầu phụ cho vi-n-xin. Thế mới đúng chủ trương lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, đúng tinh thần định hướng XHCN. Tập đoàn NN phải trở thành "quả đấm thép" đập vào mặt nền kinh tế.

Anonymous said...

"Xin chào, mình là CEO của một công ty Hồng Ngọc chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cây tre Việt nam. Rất vui được làm quen với bạn, mong một ngày nào đó sản phầm Tre Việt do công ty mình cung cấp sẽ phục vụ cho nhu cầu của bạn. Chỉ cần các bạn nghé qua 1 lần thăm www.santre.vn là đã quan tâm đến môi trường sinh thái Việt nam, bảo vệ lòng hồ thủy điện sông Đà, thủy điện Sơn La và giúp đỡ cuộc sống của những người dân nghèo. Rất mong các bạn đến thăm Website : www.santre.vn để biết các sản phẩm từ tre Việt. Xin lỗi nếu làm phiền bạn "
Xin bác Lý cho biết cách quảng cáo loạn xạ thế này qua Facebook có hiệu quả không ? Chứ thực lòng em muốn quảng cáo trên VTV, trên HTV, H1, H2... không thì xe Bus cũng được, thế nhưng chỗ nào cũng đắt quá đành làm liều vậy ?

Anonymous said...

Xin chào, mình là CEO của một công ty Hồng Ngọc chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cây tre Việt nam. Rất vui được làm quen với bạn, mong một ngày nào đó sản phầm Tre Việt do công ty mình cung cấp sẽ phục vụ cho nhu cầu của bạn. Chỉ cần các bạn nghé qua 1 lần thăm www.santre.vn là đã quan tâm đến môi trường sinh thái Việt nam, bảo vệ lòng hồ thủy điện sông Đà, thủy điện Sơn La và giúp đỡ cuộc sống của những người dân nghèo. Rất mong các bạn đến thăm Website : www.santre.vn để biết các sản phẩm từ tre Việt. Xin lỗi nếu làm phiền bạn "
Xin bác Lý cho biết cách quảng cáo loạn xạ thế này qua Facebook có hiệu quả không ? Chứ thực lòng em muốn quảng cáo trên VTV, trên HTV, H1, H2... không thì xe Bus cũng được, thế nhưng chỗ nào cũng đắt quá đành làm liều vậy ?
Reply

selyone said...

Bạn Cty Thái Bình vô duyên vừa thôi, quảng cáo thì có nhiều cách chứ Spam thế này rất vớ vẩn, nhàm chán.

Quê Hương said...

Bác Selyone:
Tôi có nhắc TB rồi.
Sản phẩm tốt chưa chắc đã bán được nếu không biết cách quảng bá sản phẩm của mình.

Meo Luoi said...

Sao Selyone lại nói người ta thế. Bạn Thái Bình đang đặt câu hỏi mà? Các còm khác bạn ý cũng nêu lên vấn đề doanh nghiệp của bạn đó, có kèm quảng cáo miễn phí (bệnh nghề nghiệp mà) giống bạn xem ti vi đó. Phần nào có ích thì bạn đọc, phần nào không có thì bạn bỏ qua. Còn nếu chỉ quảng cáo không, không có thông tin, chắc bác Lý đã nhắc nhở và bỏ đi rồi.

King Filter said...

Dear Thái Bình,

Khi quảng cáo đừng đưa vấn đề chung chung như vậy, mọi người không đọc đâu.

Nếu quảng cáo trên facebook, trước hết phải kết bạn thật nhiều, sau đó quảng cáo từ từ.

Về nội dung quảng cáo, nên đưa hình ảnh sản phẩm, giới thiệu ngắn gọn, bắt mắt...
Hehe, ví dụ: Ghế tre bền đẹp, giá chỉ xx đồng, giao hàng tận nơi trong nội ô tp...

Quangvinh2030 said...

Dear bác Lý,
Em xin hỏi bác, em mới lấy một tiệm bông (kinh doanh hoa tươi ) trước đây hoạt động đã được 10 năm. Tình hình kinh doanh không phát triển mà cứ bình bình đủ ăn đủ sống lấy công làm lời.
Tình hình kinh doanh hiện nay chi tiết như sau:
- Tiền bán bông (doanh thu): 69,993,000đ
- Tiền mua hàng: 50,402,000đ
- Chi phí cố định: 19,973,000đ

Vấn đề em đang lo là, khi lò xo lạm phát bị bung lên (lạm phát phi mã) giá cả leo thang cực đại. Nhưng mặt hàng hoa tươi chưa chắc đã tăng giá theo giá thị trường được, dẫn đến giảm thu, hoặc không đủ chi. --> kinh doanh không có lãi.

Em xin hỏi bác em có nên tiếp tục kinh doanh hoa tươi hay không, hay ngừng kinh doanh để cắt lỗ trước khi lạm phát phi mã xảy ra?
Cảm ơn Bác.

Lý Toét said...

Quang Vinh,

Vừa mới sang sạp hoa tươi lại có ý định đóng cửa là sao. Trong kinh doanh người ta không sợ lạm phát, mà người ta sợ giảm phát.

Lạm phát nghĩa là mua hôm trước, hôm sau đã "thấy" có lời. Thí dụ: hôm trước mua 1 đồng, hôm sau phải mua 1.1 đồng. Còn giảm phát là có giảm giá cũng không bán được hàng vì kiệt quệ sức mua.

Kinh tế xuống là cơ hội để ta tự chỉnh đốn về quản trị, về phẩm chất dịch vụ cho khách hàng. Còn đã không cạnh tranh được thì khi kinh tế lên cũng thất bại.

Đề án kinh doanh bao giờ cũng phải chừa lối ra: Khi nào thì ta phải đóng cửa doanh nghiệp, thường đó là chỉ số doanh thu giảm tới một mức nào đó liên tục trong một đơn vị thời gian. Hay nói theo ngôn ngữ kinh tế gọi là không có tăng trưởng.

Chúc bạn may mắn.

Quangvinh2030 said...

Dear Bác Lý,

Cháu lo là khi sức mua giảm, hoa tươi không phải là mặt hàng thiết yếu cần thiết quá so với các mặt hàng khác nên khi đó tình hình kinh doanh sẽ gặp khó khăn.

Cảm ơn Bác đã cho Em ý kiến tư vấn. Em không còn lo nữa và biết mình phải làm gì sắp tới.

Khi nào Bác có nhu cầu về hoa tươi em xin được hậu tạ Bác.

Chúc Bác luôn luôn mạnh khỏe.

Lý Toét said...

Quang Vinh,

Như tớ đã nói ở trên, kinh tế khó khăn là thủ thách để rèn luyện kỹ năng quản trị và khả năng cạnh tranh. Qua được khủng hoảng thì doanh nghiệp của ta có khả năng vượt trội so với những doanh nghiệp mới.

Nhu cầu tiêu thụ hoa cho cá nhân có thể giảm nhưng cho lễ lạt thì không. Nói chung chưa đến mức chết đói để không tiêu thụ hoa nữa.

Người bán hoa khó 1 thì người trồng hoa khó 10.

Anonymous said...

Bác Lý ơi bác giúp cháu với !

Anonymous said...

Cháu dự định sắp tới mở của hàng giặt ướt, giặt sấy, giặt khô quần áo, chăn, ga..bác xem thị trường này có tiềm năng ko bác ? Bác giúp cháu bác nhé !

Củ Chuối Tây said...

Ở mù cang chải hay ở Sài gòn vậy Phong Vũ?

nên chăng có thông tin cụ thể thì mụ Toét mới kê cho đơn thuốc tốt được.

Anonymous said...

Dạ em dự định mở ở Hà Nội anh ah. Hiện nay ở địa bàn Cầu Giay đang phát triển khá mạnh dịch vụ này. Cụ thể 1 cửa hàng ban đầu mở ra khoảng 6 máy ( 3 máy giặt, 3 máy sấy ), có khoảng 2,3 giá để quần áo, chăn để trả cho khách khi giặt xong. Có 1 bộ máy tính cây để quản lý bán hàng và in hóa đơn, tiếp theo là nguyên vật liệu như nước giặt, nước xả, mắc áo, túi nilon đựng chăn và quần áo. giá mà 1 cửa hàng giặt là đang áp dụng mà em biết là 5000đ/kg cho giặt ướt, 10000đ/kg cho giặt sấy, 30000đ cho chăn 2kg.

Unknown said...

Chào Bác Lý,

Gần nhà em (Q11) trong 2 tháng trở lại đây mọc lên gần 20 quán cà phê sạch, từ đường lớn đến đường hẻm, từ chung cư tới mặt tiền...

Mô hình tham gia ngành cũng tương đối dễ, nên xuất hiện rất nhiều, nhưng em thấy có vẻ gì đó không ổn, Lượng khách hàng mỗi quán có vẻ lìu tìu

Bác có thể cho một số nhận định về loại hình này. liệu có thể phát triển ổn định trong thời kỳ này không?
[img]http://www.google.com.vn/imgres?biw=1366&bih=643&tbm=isch&tbnid=Uvy0jqRRcyUwBM:&imgrefurl=http://saigonamthuc.vn/pages/20130702/ca-phe-via-he-sai-gon-sap-bien-mat.aspx&docid=AA3NE80Y4hHjFM&imgurl=http://saigonamthuc.vn/Pictures20137/Tan_Nhan/cafe_sach_02.jpg&w=600&h=450&ei=ENHoUbeJEcqfkgX7OQ&zoom=1&ved=1t:3588,r:86,s:0,i:341&iact=rc&page=5&tbnh=175&tbnw=242&start=82&ndsp=22&tx=91&ty=111[/img]

Lý Toét said...

Phong Vũ,

Bạn kinh doanh có bài bản đấy. Yếu tố đầu vào khá nặng nề là chi phí thuê mặt bằng kinh doanh.

Khảo sát sơ bộ: bạn quan sát các tiệm giặt lân cận trước đã. Nếu lượng khách khả quan thì bạn tiến hành bước tiếp theo. Còn nếu thấy người ta ế quá thì phải thông cảm là kinh tế đang xuống, tạm ngưng ý tưởng mở tiệm.

Tính toán sản lượng tối thiểu tức là điều kiện tiếp tục kinh doanh, hỏi bạn Chuối.

Nghề này yêu cầu sạch sẽ từ hình thức. Sạch sẽ từ nền nhà, máy móc, quầy kệ và nhân viên.

Lý Toét said...

Xa Chiến,

Uống cafe là một văn hóa. Người ta đến quán vì cái không khí ở đó. Thất nghiệp người ta sẽ ống cafe nhiều.

Giá 12k/ly có vẻ rẻ, cafe mua mang về cũng có giá gần như thế.

Anonymous said...

Cháu cảm ơn bác Lý đã cho cháu những tư vấn bổ ích, cháu thấy mùa đông chính là mùa làm ăn của nghề giặt này. Nhưng khó khăn ban đầu chính là chi phí thuê cửa hàng, và tìm được một địa điểm phù hợp ko phải là dễ. Cháu dự tính thuê cửa hàng giá từ 5-6 triệu/ tháng, đặt cọc 6 tháng là 36 triệu. Chi phí cho ban đầu 4 máy giặt khoảng 30 triệu. Trang trí, làm baner cửa hàng, mua nguyên vật liệu khoảng 10 triệu. Tổng cộng chi phí dự định để mở cửa hàng khoảng 80 triệu. Mong bác Lý và anh Gio Chuôi giúp cháu những kinh nghiệm thực tiễn và những lời khuyên để cháu thực hiện được ý tưởng của mình !

Củ Chuối Tây said...

Chi phí cố định bâu gồm: tiền thuê nhà + tiền mua máy+ làm banner trang trí cửa hàng + tủ đựng đồ + máy tính = 72 +30 + 10 + 10 = 122 triệu.
Chi phí khác: giao dịch + nguyên vật liệu bột giặt, nước xả + điện + nước = 4 triệu/tháng (nên có dịch vụ lấy đồ và giao đồ tại nhà khách).

Tổng chi phí tính theo tháng là: 122/12 + 4 = 14 triệu/tháng
Tiền thuê nhân viên?????

Theo mụ Toét cần bổ sung thêm gì trong các món chi phí không?





Anonymous said...

Máy tính + nhân viên em tự túc được anh gió chuối ah. Trang trí + tủ đựng đồ nhờ được ông anh làm giúp lên chi phí giảm một nửa.
Thực tế em chứng kiến trong mùa hè chi phí điện + nước khoảng 2,5 triệu cho 6 máy hoạt động. Nước xả, nước giặt hết khoảng 1 triệu. Theo tính toán của em chi phí hoạt động cho 1 tháng gồm :
Tiền thuê cửa hàng + điện nước + nguyên vật liệu+ chi phí phát sinh = 6+2,5+1+1= khoảng 11 triệu/ tháng. Thực tế 1 cửa hàng vào mùa đông năm 2012 làm đỉnh cao được 120 triệu. Liên tục 3 tháng liền vào những tháng giáp tết. Em chỉ đặt mục tiêu ban đầu doanh thu 1 triệu/ ngày thôi a ah !

Lý Toét said...

Chi phí vật liệu giặt và điện nước khoảng 1000đ/kg.

Máy giặt trong trường hợp này phải là máy chuyên nghiệp, nên mua ở Metro, máy gia đình không chịu nổi cường độ làm việc liên tục. Dù sao cũng chỉ tính khấu hao 2 năm.
Căn cứ vào thời gian làm việc máy giặt/máy sấy để có cơ cấu thích hợp. Thí dụ máy giặt 1h/mẻ, máy sấy 30ph/mẻ thì số máy giặt gấp 2 lần số máy sấy.

Chi phí cố định: tiền thuê nhà, tiền lương, khấu hao các bạn tự tính,
Từ đó tính ra được doanh thu tối thiểu hay điểm hoà vốn. Có lẽ bạn đã tính ra được DT 1 triệu/ngày là điểm hoà vốn. Xác định điểm hoà vốn để làm gì. Nếu DT dưới mức ấy liên tục trong 1 tháng thì nên đóng cửa.
Trường hợp doanh thu có tính chu kỳ thì chi phí trong mùa thấp điểm có thể không tính khấu hao, bù khấu hao vào mùa cao điểm.

Chúc bạn thành công.

Unknown said...

Em học theo Bác Phong Vũ,nhờ tư vấn của Bác lý, nhưng em mở một quán cà phê sạch, tuy không phải là t thế mạnh của em, nhưng là kinh nghiệm em còn có chút chút gọi là;
1. Chi phí cố định/tháng:
- Lương NV (4 người):18.000.000
- Điện+nước+rác+thuế+ĐT+internet; 5.000.000
- Chi phí thuê Mặt Bằng (4x5m): 12.000.000đ
- Chi phí khấu hao/tháng ; 6.500.000
2. Biến phí: chiếm khoảng 40% Doanh thu
3. Doanh số:
- trung bình 15.000d/ly
- Ước tính bình quân 50KH/ngày
4. Một số chi phí khác: Km Khai trương,KM giảm giá... em không đưa vào.
5. Như vậy để hòa vốn em buộc phải bán 154 ly/ngày
Dưới mức điểm hòa vốn liên tục trong 3 tháng em nên đóng cửa nghỉ?
Bác Lý và mọi người thấy kế hoạch của em có khả thi không?

Lý Toét said...

Mọi cố gắng cần phải được hoan nghênh, một số điều cần lưu ý

Nếu bạn đang kinh doanh 1 ngành nghề tương tự, bây giờ muốn mở rộng sang lĩnh vực cafe thì không cần phải nói thêm. Nhưng nếu lần đầu bỏ vốn kinh doanh thì nên hùn hạp với nhiều người để chia sẻ vốn liếng; để chia sẻ công việc, tận dụng thế mạnh của từng người. Lợi nhuận chia ra có thể là ít nhưng khả năng thành công lại lớn hơn, và điều này rất quan trọng. Điều kiện phải thành công ngay khi khởi nghiệp. Nếu thất bại ngay từ đầu sẽ rất có hại cho sự nghiệp sau này, trở nên nhút nhát không dám đầu tư cái gì khi có cơ hội.

Về kế toán, viêkc phân loại định phí và biến phí rất quan trọng. Khi làm ăn tốt, lãi cao thì cần phải khấu hao nhiều. Còn khi doanh số đạt được thấp, làm cầm chừng thì phải bảo đảm doanh thu không được thấp hơn biến phí.

Nghe thiên hạ đồn giá thành một ly cafe sạch là 15k, nên thời buổi nhiễu nhương hay có sự nhầm lẫn giữa cafe sạch và cafe không sạch. Thực tế dân ta chưa có thói quen uống cafe sạch.