Monday, December 14, 2009

Danh hiệu dành cho ai

Mấy ngày nay báo chí phấn khởi loan tin GS Ngô Bảo Châu là tác giả của công trình lọt vào top ten 10 khám phá khoa học lớn nhất do TIME bình chọn là:
1. Tổ tiên cổ nhất của loài người là Ardi
2. Bản đồ hoàn chỉnh đầu tiên về gen người
3. Liệu pháp gene chữa chứng mù màu
4. Robot tự nghiên cứu khoa học
5. Nuôi cá ngừ trên đất liền
6. Phát hiện nước trên Mặt Trăng
7. Giáo sư Ngô Bảo Châu (Việt Nam) chứng minh bổ đề toán học Langlands
8. Truyền thông lượng tử
9. “Hồi sinh” máy gia tốc hạt khổng lồ
10. Phát hiện hành tinh mới giống hệ mặt trời

10 khám phá trên nói chung thuộc về các chuyên ngành chuyên môn khác nhau. Giới ngoại đạo tuy không hiểu cụ thể, khó thẩm định được nhưng ít nhiều cũng biết những khám phá đó là gì và đem lại lợi ích gì. Tuy nhiên có 2 khám phá thú vị là cái được đánh số 5 và cái kia được đánh số 7. Khám phá về toán học được xem là ít người hiểu về nó. Còn khám phá về nuôi cá ngừ bình dân như một sáng kiến, khiêm tốn như chính cái tên của nó nhưng sẽ là một cách mạng trong chăn nuôi và được người Úc tìm ra.

2 khám phá trên có thể nói ở 2 thái cực khác nhau, một cái thì hẹp ở mọi mặt - số người hiểu, phạm vi áp dụng và nơi áp dụng; cái kia thì ngược lại - ai cũng hiểu, dễ thực hành, áp dụng được ở khắp nơi và ngay tại quê hương của tác giả.

Vấn đề đặt ra là tại sao người Việt lại làm những việc "hoành tráng" mà không phải là những việc đơn giản. Người Việt giỏi nhưng không có đất dụng võ hay người Việt chỉ có thể làm nhân công cho xứ khác. Thập niên '60 GS Nguyễn Xuân Vinh vẽ đường bay cho phi thuyền Appollo, người ta chỉ biết đến ông Vinh như là một người nhập cư vào nước Mỹ. Khác với người Nhật chỉ có sáng kiến mà chẳng có phát minh gì, nhưng họ nghiêm chỉnh mua lại các phát minh của thiên hạ và cung cấp hàng hóa và dịch vụ đến mọi ngóc ngách trên thế giới. Ngày nay nhãn hiệu hàng hóa Nhật là nhãn hiệu tin cậy trong khi nhãn hàng Việt bị coi rẻ bởi chính người Việt Nam.

5 comments:

BS Hồ Hải said...

Cái vấn đề đặt ra của LT khó thật. Có lẽ người Việt phú hợp với làm chuyện lý thuyết. Còn thực hiện lý thuyết đó ra cuộc sống thì không đủ kỹ năng?

Anonymous said...

Tư duy trừu tượng của ta kém lắm. Cụ thể, lịch sử mấy ngàn năm, ta chưa có ai xây dựng được 1 hệ tư tưởng, toàn dựa vào tư tưởng của tây, tàu để quản trị và phát triển xã hội.
Nên thi thoảng có 1 Ngô Bảo Châu là quý lắm các bác ạ.
Dân ta mạnh về tư duy thực hành, giỏi bắt chước. Cũng tốt chán. Các sáng chế, cải tiến hiệu quả khốn nỗi lại có nhiều ở tầng lớp ít bằng cấp (công nhân, nông dân...).Có thể do cơ chế, chính sách chưa chuẩn chăng.

Lý Toét said...

Dear Chu Nam Cuong,
Thành tích của Ngô Bảo Châu thì không thể phủ nhận được, Nhưng vấn đề là điều đó không đem lại lợi ích gì cho dân Việt cả ngoài sự tự mãn rằng "người Việt giỏi Toán". Sự tự hào này y chang như sự tự hào về "công nghiệp ô tô Việt Nam" trong khi chưa chế tạo hoàn chỉnh một chiếc xe đạp.

Trong bảng Top 10 này có khám phá của Úc rất khiêm nhường nhưng đem lại lợi ích thực sự cho hàng ngàn ngư dân Úc.

Củ Chuối Tây said...

Huy chương Feilds của GS Châu thật rạng danh cho "người Việt" với một vài điều kiện: sinh ra ở Việt Nam, học tập, nghiên cứu và thành công nhờ nước ngoài. Báo chí VN được Đảng định hướng đã nổ tung trời, tường thuật từng giây phút ở Ấn Độ giống như Chung kết AFF cup 2009. Và dân ta được thơm lây nhờ có GS Châu. Thật hài hước.

Lý Toét said...

Chúng ta không được hưởng gì từ danh hiệu của GS Châu ngoài cái danh hão.