Năm 2010 trong sóng gió của kinh tế thế giới, chính phủ VN đã vững vàng chèo chống con thuyền kinh tế VN vượt những bãi lầy hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng đạt tỷ lệ 8.5%. Trong các ngành kinh tế chủ đạo của đất nước, ngành ngân hàng đã thành công rực rỡ về thành tích lợi nhuận và cả về mục tiêu kinh tế - xã hội. Thế mà bọn tư bản thối nát lại chỉ ra rằng ngân hàng là khâu yếu nhất trong hệ thống kinh tế VN. Dưới đây là bài viết đăng trên Reuters.
Ngày 14 tháng 3 năm 2011 - Lạm phát tăng, nếu không được quản lý đúng cách, có thể làm cho các ngân hàng trượt dốc không phanh. Áp lực lạm phát gần đây kết hợp với nhiều năm tín dụng tăng trưởng nóng, chi phí đi vay cao đang đe dọa phẩm chất tín dụng ngành ngân hàng. Mặc dù các ngân hàng đã kháng cự được với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện đại, S&P cho rằng sự kết hợp cả 3 yếu tố trên có thể dẫn đến tổn thất tài sản nếu không được quản lý đúng mức. Báo cáo trước đây đã đề cập đến 3 ngân hàng Vietcombank BIDV và Techcombank có nguy cơ cao rủi ro mất mát tài sản.
Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đã làm tăng rủi ro của hệ thống. Chính phủ Việt Nam đã hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngân hàng còn 20% vào năm 2011. Theo chúng tôi (S&P) mục tiêu này còn quá cao, ước tính vào khoảng 120% GDP vào thời điểm 31 tháng 12 năm 2010 trong kết quả tăng trưởng tín dụng 28% năm 2010 so với mục tiêu 25% chính phủ đề ra. (Theo tính toán của chúng tôi, tín dụng thực sự của VN khiêm tốn là 180% gấp rưỡi so với "số đẹp" của S&P. Tổng tín dụng trong hệ thống là 3,680 ngàn tỷ đồng, riêng vốn để xây nhà mỗi năm cần 20 tỷ đô). VN trong những năm qua đã có nhiều năm tăng trưởng tín dụng cao đặc biệt là năm 2007 và 2009 bao gồm cả những khoản vay của khách hàng lớn sở hữu quốc doanh như Vinashin.
Lạm phát năm 2010 (thời điểm tháng Giêng 2011) là 12% so với 7.1% năm 2009 do chính sách nới lỏng tiền tệ nửa cuối năm 2010 để hỗ trợ tăng trưởng GDP cộng với giá hàng hóa trên thế giới tăng góp phần tăng lạm phát. Nếu lạm phát vẫn còn cao, tăng chi phí sẽ cản trở khả năng trả nợ của khách vay. Mặt khác các biện pháp quá hăng hái (siết chặt dự trữ) của chính phủ trong việc giải quyết lạm phát có tác động gây bất ổn và làm xói mòn lòng tin vào hệ thống ngân hàng, như trong năm 2008 lạm phát lên đến 28%.
Chi phí đi vay ở Việt Nam đã tăng mạnh. Đồng Việt Nam (VND) lãi suất cho vay đã tăng đến 18% cho một khoản vay 12 tháng so với 12% một năm trước đây (thực tế còn cao hơn 18%). Ngược lại, lãi suất cho vay bằng đô la lại chỉ ở mức 6%. Phân lời thấp này đã khiến nhiều doanh nghiệp vay bằng đô la. Như vậy khách hàng vay, đặc biệt là những người tạo ra doanh thu chủ yếu bằng tiền đồng, tăng rủi ro tỷ giá. Lạm phát cao ở Việt Nam trong những năm qua cũng đã làm suy yếu lòng tin vào tiền đồng. Kết quả là, dân chúng tìm nơi trú ẩn an toàn hơn ở vàng và đô la. Ngân hàng nhà nước phá giá tiền đồng 8,5% trong tháng 2 năm 2011 tiếp tục gây ra áp lực lạm phát nhiên liệu. (S&P hẳn khách sáo trong chuyện này, người dân phải móc thêm tiền đổ xăng còn chính phủ thêm lợi tức từ xuất khẩu dầu hỏa)
(phần còn lại chỉ là S&P lên mặt dạy đời về hoàn thiện quản lý)
4 comments:
Em thấy ngân hàng chưa thể sập được.Chỉ có lạm phát ngắn hạn thôi.Dân ta mỗi người gánh thêm 1 ít.Chủ yếu vẫn xem ti vi.Bác có thể cho chỉ dẫn cụ thể hơn không?
Đây là bài dịch đăng trên reuters với tiêu đề S&P: Vietnam's banking system faces turbulent conditions. Tụi tư bản thấy ngành ngân hàng của ta quá lời nên gato ấy mà, chấp làm chi.
Chào bác Quang.Em chỉ là thợ hồ thôi tên thật cua em đấy.Em chỉ muốn chứng minh là bình dân cũng hiểu câu chuyên của các bác.Em mới làm quen với máy tính.Em không biết ngoại ngữ.tinhvancha@gmaill.com
Post a Comment