Mỗi khi có quyết định tăng giá xăng có hiệu lực, bao giờ báo chí cũng biết trước vài giờ và hiện tượng xảy ra là nhà nhà chạy ra trạm xăng tranh nhau mua xăng để đổ cho ... đầy bình. Thái độ của người vừa đổ đầy bình xăng có tổng dung tích 1 gallon là mãn nguyện, cảm hạnh phúc hơn nhiều lần so với người không có cơ hội đổ xăng vào lúc này.
Một quyết định, dù là cấp công ty tư nhân thôi cũng còn có yếu tố bí mật ở trỏng, tại sao một quyết định cấp bộ (do Bộ phó Nguyễn Tiến Thỏa ký) mà lại rò rỉ ra ngoài như thế. Nếu nói về yêu cầu lan tỏa của quyết định này đến đồng loạt các cây xăng trong cả nước cũng không đúng luôn. Đơn giản là lênh truyền cho các công ty đầu mối phân phối xăng dầu, tự nó sẽ truyền xuống các đại lý.
Giả sử bộ phải truyền tới từng trạm xăng đi nữa cũng không thể để lọt ra ngoài được. Trong cuộc Tổng Tiến công và Nổi dậy Tết Mậu Thân, thông tin được truyền xuống từng cấp cơ sở nhưng mà có bị lộ bí mật đâu. Vậy chỉ có giải thích duy nhất là Bộ cố ý để lọt thông tin trước giờ hiệu lực của quyết định. Nhưng Bộ cố ý làm chuyện đó để làm gì, câu trả lời chấp nhận được đó là "Để cho dân hạnh phúc" trong một chốc, một lát.
8 comments:
Kính gửi bác Lí!
Con có đọc blog của bác 1 thời gian, va con được học hỏi rất nhiều từ bác ạ, ở bác con thấy có tầm hiểu biết rất rộng, khả năng quan sát và vận dụng thật tốt.
Con có chút thắc mắc mong bác bớt chút thời gian giải thích giúp con với ạ.
Con muốn hỏi bác vì sao kinh tế Mĩ phá giá đồng đô liên tục mà không bị lạm phát, mất giá?? Các doanh nghiệp họ vẫn thảnh thơi.
Trong năm nay hoặc ngắn hạn có khi nào bất động sản ở ta vỡ hoặc có biến động bất ngờ không bác?
Con hỏi thế chứ con, gia đình con nghèo lắm, thu nhập bọt bèo chẳng biết bao giờ mới dám mơ 1 mảnh đất ở thành phố!
Tụi FED bên Mỹ nó làm như vậy không phải là phá giá đồng tiền. Uyển ngữ tiếng Anh nó dung chữ QE nghĩa là "gia tăng mức độ lưu hoạt có định lượng". Kinh tế Mỹ trì trệ nghĩa là đồng tiền kém xoay trở, lúc này tiền đô trở nên "ít đi" thành ra "đắt" hơn so với giá trị, nhà đầu tư khó vay.
Còn lạm phát là do "tiền thừa" nguyên do một là không đủ hàng hóa, hai là vòng quay đồng tiền quá nhanh. FED in thêm bạc làm cho tiền Mỹ "rẻ" đi thôi chứ không làm "thừa". Thực tế hàng hóa bển còn rẻ đi, trước đây xấp bánh tráng giá $1.49 nay còn $0.99
Cần phân biệt sự khác nhau giữa "tiền thừa" và "tiền rẻ". Tiền thừa thì tạo ra giá cả tăng, tiền rẻ chỉ thay đổi tỷ giá hối đoái chứ không làm thay đổi giá hàng hóa nội địa.
Bài này chắc bác viết tặng MÈO Ứ
Bác HẢI nghỉ viết rồi đọc ơ nơi mô?
Hehehe, cá tháng 4 thôi. Tớ mới vừa xong entry theo yêu cầu của Mèo ụ ở đây.
Kính gửi bác Lí !
Con là dân ngoại đạo về kinh tế nên con nghe bác giả thích mà vẫn thấy lùng nhùng quá ạ!
Theo hiểu biết nhỏ của con, con nghĩ thực chất việc "in tiền" của FED là gia tăng giá trị vốn cho các ngân hàng thương mại, nhưng trên thực tế thì lượng tiền mặt lưu thông vẫn như cũ. Nhưng nhờ có việc đó mà lại kích thích các ngân hàng, nhà đầu tư đem lượng tiền sang đầu tư tại các nước khác. Làm cho đồng tiền tại các nước này có nguy cơ bị tăng giá, gia tăng lạm phát. Còn bên trong nước Mĩ lượng tiền bị hụt đi dẫn đến khan hiếm làm cho hàng hóa giảm giá,... Con nghĩ vậy có chút nào đúng không vậy thưa bác ??
Con đọc ở đây http://www.dainamax.org/2011/02/tang-va-giam-muc-luu-hoat.html thì thấy ông Nghĩa cũng nói đến khái niệm "gia tăng mức độ lưu hoạt có định lượng" nhưng nó còn bao gồm cả việc in tiền, gia tăng hay cắt giảm lãi suất ngân hàng mà bác ??
Con mong bác giả thích thêm cho con hiểu với ạ!
Tớ sẽ viết 1 entry riêng về tiền tệ - lạm phát
Kính gửi bác Lí!
Con nóng lòng chờ mong entri mới của bác quá!
Post a Comment